• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta | Giải bài tập Địa lí 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta | Giải bài tập Địa lí 12"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta

Câu hỏi trang 68 sgk Địa lí 12: Từ hình 16.1 (SGK), hãy nhận xét tỉ lệ gia tăng dân số qua giai đoạn.

Hình 16.1. Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm qua các giai đoạn.

Trả lời:

- Tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta khác nhau giữa các giai đoạn + Giai đoạn 1921- 1926: tốc độ gia tăng trung bình là 1,86%.

+ Giai đoạn 1926 - 1939: tốc độ gia tăng dân số thấp đặc biệt là giai đoạn 1926- 1931 trung bình là 0,69%.

+ Giai đoạn 1939 - 1943: tốc độ gia tăng trung bình cao là 3,06%.

+Giai đoạn 1943 - 1954: tốc độ gia dân số thấp nhất là 1943-1951 la 0,5%.

+ Giai đoạn 1954- 1976: tốc độ gia dân số cao trên 3%

+ Giai đoạn 1976-1989: tốc độ gia dân số có xu hướng giảm nhưng vẫn còn mức cao trên 2%

(2)

+ Giai đoạn 1989- 2005: tốc độ gia tăng dân số giảm,năm 2005: tốc độ gia tăng trung bình là 1,32%.

Như vậy tỉ lệ gia tăng qua các thời kì không ổn định:Thời kì chiến tranh chống Pháp có mức gia tăng thấp, thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc và chống Mĩ ở miền Nam gia tăng nhanh. Từ khi thống nhất đất nước đến nay, tốc độ gia tăng dân số giảm dần.

Câu hỏi trang 69 sgk Địa lí 12: Từ bảng 16.2, hãy so sánh và nhận xét về mật độ dân số giữa các vùng.

Hình 16.2. Bảng 16.2. Mật độ dân số ở một số vùng nước ta, năm 2005.

(3)

Trả lời:

Mật độ dân số khác nhau giữa các vùng:

- Vùng có mật độ dân số cao nhất là Đồng bằng sông Hồng (1225 người/km2) gấp gần 18 lần so vùng có mật độ dân số thấp nhất là Tây Bắc (69người/km2).

- Phân bố không dều giữa đồng bằng và miền núi:

+ Vùng tập trung đông: Đồng bằng sông Hồng (1225 người/km2) , Đông Nam Bộ(511 người/km2), Đồng bằng sông Cửu Long(429 người/km2)

+ Thưa thớt ở vùng đồi núi: Tây Bắc(69 người/km2), Tây Nguyên (89người/km2), Đông Bắc (148 người/km2)

+ Vùng có mật độ dân số cao nhất là Đồng bằng sông Hồng (1225 người/km2) gấp gần 18 lần so vùng có mật độ dân số thấp nhất là Tây Bắc (69người/km2).

- Phân bố dân cư không đều ngay trong nội bộ mỗi vùng đổng bẳng hoặc miền núi (Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số gấp 2,8 lần Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Bắc có mật độ gấp 2,1 lần Tây Bắc và gấp gần 1,7 lẩn Tây Nguyên).

Câu hỏi trang 71 sgk Địa lí 12: Từ bảng 16.3, hãy so sánh và cho nhận xét về tỉ trọng dân thành thị và nông thôn.

(4)

Hình 163. Bảng 16.3. Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn.

Trả lời:

- Nông thôn:

+ Tỉ trọng dân nông thôn lớn luôn chiếm trên 70% dân số cả nước.

+ Tỉ trọng dân số nông thôn đang có xu hướng giảm từ 80,5% năm 1990 xuống 73,1% năm 2005.

- Thành thị:

+ Thành thị có tỉ trọng dân thấp.

+ Tỉ trọng dân số thành thị đang có xu hướng tăng từ 19,5% năm 1990 lên 26,9%

năm 2005.

Câu hỏi trang 71 sgk Địa lí 12: Hãy nêu hậu quả của phân bố dân cư chưa hợp lí.

Trả lời:

(5)

Phân bố dân cư chưa hợp lý ảnh hưởng đến sử dụng lao động, khai thác tài nguyên - Vùng đồng bằng đất chật người đông gây sức ép đối với tài nguyên môi trường, vấn đề tạo việc làm; còn ở vùng miền núi diện tích rộng nhiều tài nguyên dân cư lại thưa gây ra tình trạng thiếu lao động nhất là lao động có trình độ chuyên môn.

- Gây tình trạng thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn.

(6)

Hình 16.4. Phân bố dân cư nước ta.

(7)

Câu 1trang 72 sgk Địa lí 12: Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.

Trả lời:

- Đặc điểm dân số nước ta:

+Việt Nam là nước đông dân, nhiều thành phần dân tộc.

+ Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dấn số trẻ.

+ Phân bố dân cư chưa hợp lí.

-> Đánh giá:

- Thuận lợi:

+ Nguồn lao động dồi dào, nguồn bổ sung lớn thuận lợi cho phát triển kinh tế thu hút đầu tư.

+ Cơ cấu dân số trẻ dễ tiếp thu trình độ khoa học kĩ thuật, lao động nhanh nhạy với thị trường,…

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn;

+ Đa dạng về bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc, thu hút du lịch,…

- Khó khăn:

+Tạo ra sức ép đến sự phát triển kinh tế xã hội,

+Thu nhập bình quân đầu người thấp, khó nâng cao chất lượng cuôc sống.

+ Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động.

+ Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc.

+ Sức ép đến tài nguyên môi trường.

+ Phân bố dân cư chưa hợp lý ảnh hưởng đến vấn đề sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.

(8)

Hình 16.5. Cơ cấu dân số trẻ là một trong những đặc điểm của dân số nước ta.

Câu 2 trang 72 sgk Địa lí 12: Tại sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng? Nêu ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

Hình 16.6. Số dân và tỉ lệ gia tăng dân số nước ta qua các năm

(9)

Tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dâ số vẫn tiếp tục tăng bởi vì: Nước ta có quy mô dân số lớn lại dân số trẻ chiếm tỉ trọng cao. Chính vì vậy, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao. Do đó, dù tỉ lệ gia tăng dân số trong những năm qua có giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng.

- Ví dụ: Với quy mô dân số là 65 triệu người với tỉ lệ gia tăng dân số là 1,5% thì trung bình mỗi năm, nước ta sẽ có thêm 975 triệu người. Nhưng với quy mô dân số hiện nay là 85 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số là 1,3% thì trung bình mỗi năm nước ta sẽ có thêm 1, 1 triệu người.

Câu 3 trang 72 sgk Địa lí 12: Vì sao phải thực hiện phân bố dân cư cho hợp lí?

Nêu một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua.

Trả lời:

-Phải thực hiên phân bố dân cư cho hợp lí vì:

+ Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí giữa đồng bằng và miền núi, giữa thành thị và nông thôn;

+ Phân bố dân cư chưa hợp lý ảnh hưởng đến sử dụng lao động, khai thác tài nguyên.

- Một số phương hướng và biện phát dân số đã thực hiện trong thời gian qua:

+Thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, các chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

+ Xây dựng chính sách chuyên cư phù hợp với phân bố dân cư và lao động giữa các vùng.

+ Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu thành thị và nông thôn.

+ Đẩy mạnh xuát khẩu lao động, nâng cao trình độ lao động.

+ Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du miền núi. Phát triển công nghiệp ở nông thôn.

(10)

Hình 16.7. Thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, các chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI, PHƯƠNG THỨC KHAI THÁC TỰ NHIÊN BỀN VỮNG Ở BẮC MỸ.. 1. Đặc điểm dân cư, xã hội a) Vấn đề nhập cư và

Trả lời câu hỏi trang 148 SGK Địa Lí 7: Dựa vào thông tin mục 2, hãy phân tích phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ thông qua việc sử dụng

Biện pháp bảo vệ và phát triển rừng bền vững ở châu Âu - Tất cả các quốc gia ở châu Âu đều thực hiện luật bảo vệ rừng. EU đã chi 82 tỉ Ơ-rô để trồng mới và phục hồi các

- Nguyên nhân: các thành phố lớn ở châu Á thường tập trung ở vùng ven biển, đồng bằng châu thổ vì ở đây có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống như đất đai

- Xu hướng: Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng -> Quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao.. - Nguyên nhân của

- Dân cư phân bố không đồng đều, những vùng có nhiều đô thị và quy mô đô thị lớn là những vùng đông dân và mật độ dân số cao.. - Diện tích và sự phát triển kinh tế -

b) Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ. - Nhà máy nhiệt điện Uông Bí. - Cảng xuất khầu

Các thành phố lớn trên thế giới Câu hỏi trang 184 sgk Địa Lí 6: Do dân số phát triển quá nhanh, để phục vụ cho cuộc sống của mình, con người đã không