• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tập làm văn: Viết thư lớp 4 trang 34 | Giải Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 chi tiết

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tập làm văn: Viết thư lớp 4 trang 34 | Giải Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 chi tiết"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tập làm văn: Viết thư A. Kiến thức cơ bản:

Một bức thư thường gồm những nội dung sau đây:

1, Phần đầu thư

- Địa điểm và thời gian viết thư - Lời thưa gửi

2. Phần chính

- Nêu mục đích, lí do viết thư

- Thăm hỏi tình hình của người nhận thư - Thông báo tình hình của người viết thư

- Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư 3. Phần cuối thư

- Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn - Chữ kí và tên hoặc họ, tên.

B. Soạn bài:

I. Nhận xét

Câu 1 (trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1):

Trả lời:

Người ta viết thư để thăm hỏi, thông báo tin tức cần thiết cho nhau, trao đổi ý kiến, chia vui, chia buồn hay bày tỏ tình cảm với nhau.

Câu 2 (trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1):

Trả lời:

Để thực hiện mục đích trên một bức thư cần có những nội dung sau đây:

+ Lí do và mục đích viết thư.

+ Thăm hỏi tình hình của người nhận thư.

+ Thông báo tình hình của người viết thư.

+ Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.

Câu 3 (trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1):

Trả lời:

Một bức thư thường mở đầu và kết thúc

(2)

+ Mở đầu: Ghi địa điểm, thời gian viết thư / lời xưng hô.

+ Cuối thư: Ghi lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn của người viết thư / chữ kí và tên hoặc họ tên của người viết thư.

II. Luyện tập

Câu hỏi (trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1):

Trả lời:

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 9 năm 2018.

Bạn Quỳnh thân mến!

Từ khi bạn chuyển trường đến nay, mình nhớ bạn lắm. Hôm nay rảnh, mình vội viết thư thăm bạn đây và sẽ kể cho bạn nghe chuyện của lớp và trường mình hiện nay.

Quỳnh ơi! Dạo này bạn thế nào rồi? Bạn có khỏe không? Việc học tập của bạn ra sao rồi? Bạn vẫn là “cây toán” của lớp chứ? Trường mới của bạn có đẹp không?

Các bạn trong lớp có đoàn kết và vui vẻ như lớp mình hồi năm ngoái không? Gia đình bạn vẫn đầm ấm và hạnh phúc như trước hả?

Bọn mình vẫn thường nhắc đến bạn và nhớ bạn lắm Quỳnh ạ! Bạn có nhớ cô Thủy dạy mình hồi lớp ba không? Cô vẫn thường hỏi thăm bạn đấy. Năm nay bọn mình học cô Linh. Cô cũng tận tâm và thương yêu học sinh như cô Thủy của mình vậy đó. Bọn mình đang thi đua đạt nhiều điểm mười để tặng thầy cô nhân ngày 20/11.

À, sắp tới trường mình tổ chức đêm hội trăng rằm, nếu rảnh bạn về trường dự nhé, có bạn tụi mình sẽ càng vui hơn.

Thôi mình dừng bút để học bài nhé! Chúc bạn và gia đình luôn dồi dào sức khỏe, bạn học ngày càng giỏi hơn.

Bạn của cậu Kí tên

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Và có lẽ, nhớ nhất trong tôi là những ngày cuối đời của ông, ngày ấy đã để lại trong lòng tôi một nỗi dằn vặt ray rứt không nguôi.. Hồi ấy, tôi

Giải thích vì sao đề bài đó thuộc loại văn kể chuyện. □ Lớp em vừa có một bạn theo gia đình chuyển đi xa. Em hãy viết thư thăm bạn và kể tình hình học tập của lớp cho

- Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc, có đầu có cuối, liên quan đến một số nhân vật. - Mỗi câu chuyện phải nói lên được một điều có ý nghĩa. - Sự việc 2: Hai mẹ

Tập làm văn: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện A. - Cánh: mỏng như cánh bướm non; ngắn chùn chùn; rất yếu, chưa quen mở. - Trang phục: mặc áo thâm

- Ông thử đoán xem bức tranh này vẽ cảnh bình minh hay cảnh hoàng hôn - Tất nhiên là tranh vẽ cảnh hoàng hôn?. - Vì sao ông lại khẳng định chính

Chỉ còn truyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc

Nhìn cảnh làng quê của bạn xơ xác, cây cối gãy đổ ngổn ngang, hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái tan hoang, mình và những người thân trong gia đình cùng ngồi xem tivi

- Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể một sự việc trong một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.. - Hết một đoạn văn cần