• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ? Phương pháp giải: Học sinh đọc từ đoạn "Mình là Quách Tuấn Lương...&#34

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ? Phương pháp giải: Học sinh đọc từ đoạn "Mình là Quách Tuấn Lương...&#34"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường Tiểu học Tân Long A Đề ôn tập tuần 4 . Môn: Tiếng Việt Họ và tên: ...

Lớp: 4/....

Ngày phát đề: ...

Ngày nộp lại: ...

Tiết 1: Tập đọc Thư thăm bạn

Yêu cầu1: Học sinh đọc bài tập đọc Thư thăm bạn trang 25, sách Tiếng Việt lớp 4, tập 1.

Giải nghĩa từ:

Xả thân: Không tiếc thân mình vì việc nghĩa.

Quyên góp: Vận động mọi người góp tiền để làm việc nghĩa hay ích lợi chung.

Khắc phục: Vượt qua (khó khăn, trở ngại)

Yêu cầu 2: Dựa vào nội dung bài đọc trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ? Phương pháp giải:

Học sinh đọc từ đoạn "Mình là Quách Tuấn Lương..." đến "... chia buồn với bạn"

...

...

Câu 2. Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?

Phương pháp giải:

Học sinh đọc kĩ bức thư.

...

...

...

Câu 3. Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng?

Phương pháp giải:

Học sinh tìm trong bức thư những đoạn Lương khơi gợi trong lòng bạn niềm tự hào về người cha; khuyến khích bạn noi gương cha vượt qua nỗi đau, an ủi cho bạn yên lòng.

...

...

Câu 4. Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư?

Phương pháp giải:

Dòng mở đầu và dòng kết thư cung cấp thông tin gì?

...

...

...

...

...

(2)

Đáp án Câu 1. Lời giải chi tiết:

Đọc báo Thiếu niên Tiền Phong, Lương biết Hồng bất hạnh bị trận lũ cướp mất ba. Lương viết thư để chia buồn với Hồng.

Câu 2. Lời giải chi tiết:

Những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng

Hôm nay, đọc báo Thiếu niên Tiền Phong, mình rất xúc động được biết ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn. Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi.

Câu 3. Lời giải chi tiết:

Những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng:

- Khơi gợi trong lòng bạn niềm tự hào về người cha dũng cảm: Chắc là Hồng cũng tự hào về tấm gương dũng cảm của ba xả thân cứu người giữa dòng nước lũ.

- Khuyến khích bạn noi gương cha vượt qua nỗi đau: Mình tin rằng theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này.

- Làm cho bạn yên lòng: Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và có cả những người bạn mới như mình.

Câu 4.

"Hoà Bình, ngày 5 tháng 8 năm 2000 Bạn Hồng thân mến,"

"Chúc Hồng khoẻ. Mong nhận được thư bạn.

Bạn mới của Hồng Quách Tuấn Lương"

Câu 5. Lời giải chi tiết:

Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư

- Những dòng mở đầu bức thư cho biết rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư.

- Những dòng cuối bức thư ghi lời chúc, lời nhắn nhủ, cám ơn, hứa hẹn và kí tên, ghi họ và tên người viết thư.

(3)

Trường Tiểu học Tân Long A Đề ôn tập tuần 4 . Môn: Tiếng Việt Họ và tên: ...

Lớp: 4/....

Ngày phát đề: ...

Ngày nộp lại: ...

Tiết 3: tập đọc Người ăn xin

Yêu cầu: - Học sinh đọc bài tập đọc - Giải nghĩa từ

- Dựa vào nội dung bài đọc hoàn thành các câu hỏi sau.

Câu 1. Dáng vẻ của ông lão ăn xin được miêu tả như thế nào?

A. Đôi môi tái nhợt

B. Đôi mắt đỏ đọc và giàn giụa nước mắt C. Áo quần tả tơi thảm hại

D. Người ăn xin già lọm khọm

Câu 2. Khi gặp cậu bé, ông lão có hành động gì?

A. Chìa bàn tay sưng húp bẩn thỉu, rên rỉ cầu xin cứu giúp B. Nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm, nở nụ cười C. Cháu ơi, ông cho cháu có gì cho ông ăn với! Ông đói quá!

D. Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy cháu đã cho lão rồi

Câu 3. Khi ông lão chìa tay xin, cậu bé có hành động như thế nào?

A. Lục túi và quyết định tặng ông ổ bánh mì mình vừa mua.

B. Lục túi và cho ông số tiền xu trong túi

C. Xua tay và nói: "Cháu chẳng có gì để cho ông hết!"

D. Lục hết túi nọ túi kia nhưng chẳng có gì để cho ông lão.

Câu 4. Khi chẳng có gì để cho ông lão, cậu bé đã nói gì?

A. Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả

B. Ông à, cháu chỉ có số tiền xu ít ỏi này, cháu không thể cho ông được.

C. Ông ơi! Ông về nhà cháu đi, cháu sẽ chăm sóc ông.

D. Ông hãy theo cháu về nhà, cháu sẽ mời ông ăn cơm.

Câu 5. Những lời nói và hành động ân cần của cậu bé đã chứng tỏ điều gì?

A. Cậu bé rất thương ông lão ăn xin B. Cậu bé rất sợ ông lão ăn xin

C. Cậu bé không thích giúp đỡ ông lão ăn xin D. Cậu bé rất ghét ông lão ăn xin

Câu 6.

Cậu bé không có gì để cho ông lão nhưng ông lão lại nói: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi".

Em hiểu cậu bé đã cho ông lão điều gì?

A. Một chút bánh mì và thức ăn B. Sự thông cảm và kính trọng

C. Một lời xin lỗi mong ông đừng giận

(4)

D. Một chút tiền lẻ để mua áo ấm

Câu 7. Khi ông lão cảm ơn cậu bé, cậu bé nhận ra, mình đã nhận được điều gì từ ông lão ăn xin?

A. Cậu nhận được sự thương cảm từ ông lão ăn xin

B. Cậu nhận được lòng biết ơn, sự đồng cảm từ ông lão ăn xin C. Cậu nhận được một lời xin lỗi từ ông lão ăn xin

D. Cậu nhận được một bài học từ ông lão ăn xin

Câu 8. Ông lão nói: "Như vậy cháu đã cho lão rồi", câu nói cho thấy điều gì?

A. Ông lão cảm ơn vì cậu bé đã cho ông thứ gì đó

B. Ông lão đã thương cảm rằng cậu cũng không có gì cả C. Ông lão đã hiểu rằng cậu không có gì để cho lão D. Ông lão đã thấu hiểu tấm lòng chân thành của cậu Câu 9. Câu chuyện có ý nghĩa / nội dung gì?

A. Ca ngợi cậu bé chân thật, dốc lòng cứu giúp người khác B. Ca ngợi cậu bé có tấm lòng trong sáng, ngây thơ

C. Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân ái, biết thương xót người bất hạnh D. Ca ngợi ông lão ăn xin có tấm lòng nhân hậu

Câu 10. "Dáng vẻ già yếu, lưng còng, chậm chạp" được gọi là?

A. Lọm khọm B. Cắm cúi C. Lúi húi D. Già nua

Câu 11. "Nước mắt tràn ra nhiều, không kìm giữ được" thì gọi là?

A. Lộp bộp B. Giàn mướp C. Giàn giụa D. Lỏng tỏng

(5)

Đáp án tiết 2

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Đáp án D A D A A B B D C A C

(6)

Trường Tiểu học Tân Long A Đề ôn tập tuần 4 . Môn: Tiếng Việt Họ và tên: ...

Lớp: 4/....

Ngày phát đề: ...

Ngày nộp lại: ...

Tiết 3: chính tả Cháu nghe câu chuyện của bà

Yêu cầu:

a) Tìm hiểu nội dung bài

Câu 1. Bạn nhỏ thấy bà có điều gì khác mọi ngày?

Câu 2. Bài thơ nói lên điều gì?

b. Hướng dẫn viết từ khó (mỏi, bỗng, dẫn, lạc, gặp, rưng rung) c. Hướng dẫn cách trình bày

Cách trình bày bài thơ lục bát Dòng 6 chữ lùi vào một ô, dòng 8 chữ viết sát lề Giữa hai khổ thơ để cách một dòng

* Nghe - viết chính tả

Phụ huynh đọc chính tả cho học sinh viết vào vở.

Dùng viết chì soát lỗi.

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

(7)

Đáp án tiết 3 a) Tìm hiểu nội dung bài

Câu 1. Bạn nhỏ thấy bà có điều gì khác mọi ngày?

Bạn nhỏ thấy bà vừa đi vừa chống gậy Câu 2. Bài thơ nói lên điều gì?

Bài thơ nói lên tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đến mức không biết đường về nhà.

(8)

Trường Tiểu học Tân Long A Đề ôn tập tuần 4 . Môn: Tiếng Việt Họ và tên: ...

Lớp: 4/....

Ngày phát đề: ...

Ngày nộp lại: ...

Tiết 4: Luyện từ và câu I. NHẬN XÉT

1. Hai loại từ:

- Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn): nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là.

- Từ gồm nhiều tiếng (từ phức); giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.

2. Theo em:

- Tiếng dùng để cấu tạo từ: Có thể dùng một tiếng để tạo nên một từ. Đó là từ đơn. Cũng có thể phải dùng từ 2 tiếng trở lên để tạo nên một từ. Đó là từ phức.

- Từ được dùng để cấu tạo câu. Từ nào cũng có nghĩa.

II. GHI NHỚ

1. Tiếng cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn. Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức.

2. Từ nào cũng có nghĩa và dùng để tạo nên câu.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1. Dùng dấu gạch chéo( /) để phân tách các từ trong hai câu thơ sau:

Rất công bằng, rất thông minh Vừa độ lượng lại đa tình đa mang .

Viết lại các từ đơn, từ phức trong hai câu trên:

- Từ đơn:………..

- Từ phức: ………...

Câu 2. Tìm trong truyện Bình minh hay hoàng hôn? Và viết lại:

- Ba từ đơn: ……….

- Ba từ phức: ………...

(9)

Câu 3. Đặt cậu với một từ đơn hoặc với một từ phức vừa tìm được ở bài tập2

……….

Đáp án tiết 4: Luyện từ và câu Câu 1.

Rất/ công bằng, / rất / thông minh / Vừa / độ lượng / lại / đa tình / đa mang / Từ đơn: rất, vừa, lại.

Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang.

Câu 2.

- 3 từ đơn: đi, đứng, ngồi.

- 3 từ phức: anh hùng, dũng cảm, thông minh.

Câu 3.

- Sáng nay tôi đi học sớm.

- Nhân dân Việt Nam rất anh hùng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan