• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 - Tuần 2 sách cùng học để phát triển năng lực - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 - Tuần 2 sách cùng học để phát triển năng lực - Giáo dục tiếu học"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

GIÁO ÁN MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ 2 : Kết bạn không khó ( tiết 2)

Hoạt động theo chủ đề

I. Mục tiêu

1. Kiến thức : Giup hs :

+ HS hiểu rằng : Mỗi người có đặc điểm khác nhau nhưng hoàn toàn có thể có điểm chung và đều có thể trở thành bạn bè.

2. Kĩ năng :

+ HS đóng vai tốt các tiểu phẩm trong bài.

3. Thái độ :

+ HS mạnh dạn làm quen và tỏ ra than thiện với các bạn mới, phát triển kĩ năng giao tiếp.

+ HS yêu thích môn học.

II. Nhiệm vụ thực hiện mục tiêu 1. Không gian sư phạm:

+ Trong lớp học, bàn ghế kê theo dãy.

2. Phương tiện hoạt động:

+ GV: bài hát Chào người bạn mới đến,hình các con vật, thẻ từ THÂN THIỆN.

III. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động

- Gv giới thiệu : các con ạ, chúng mình vừa trải qua hơn 1 tuần học tâp, những ngày đầu nhiều

- HS nghe

(2)

bạn còn bỡ ngỡ, lạ lẫm, có bạn còn ngại trò chuyện với những bạn khác. Vậy các con muốn làm quen với các bạn trong lớp thì phải làm thế nào? Cô và các con cùng tham gia bài học hôm nay, đó là bài kết bạn không khó.

- Gv ghi đầu bảng lên bảng.

- Gv hỏi: Các con đã thuộc hết tên của nhau chưa?

- Gv tổ chức trò chơi : cô chỉ tay vào bất kì bạn nào, bạn đó phải quay đầu sang phải, chào và gọi tên bạn ngồi bên phải và bạn ngồi bên trái mình.

Yêu cầu phản ứng nhanh.

- Gv khen hs đã nhớ được tên các bạn.

2. Khám phá chủ đề

- Gv dẫn dắt : các con ạ, ai cũng muốn có thật nhiều bạn, nhưng ai cũng có những ngại ngần của mình, vì thế mà cả 2 bên đều phải mở lòng với nhau. Để mở long với bạn như thế nào, cô và các con cùng tìm hiểu câu chuyện * Câu chuyện về ngôi nhà trong khu rừng* nhé.

- Gv treo tranh và hỏi:

+ Tranh 1 vẽ những con vật gì?

+ Tranh 2 vẽ các con vật đang làm gì?

+ Tranh 3 vẽ các con vật đang ở đâu?

+ Tranh 4 có them nhân vật nào? Nhà của gấu có

- Hs trả lời

- Hs chơi trò chơi.

VD: HS1:chào bạn lan, chào bạn hà.

- Hs nghe

- Hs nghe.

- Vẽ gấu, gà trống, thỏ, nhím, chuột.

+vẽ các con vật đang trò truyện cùng nhau.

+ Vẽ các con vật đang ở trong nhà gấu.

+ Thêm voi, nhà gấu ko còn nữa.

(3)

còn nữa ko?

Bây giờ chúng mình cùng hóa thân vào những con vật trong câu chuyện* Câu chuyện về ngôi nhà trong khu rừng*.

- Gv cho hs phân vai câu chuyện:

- Gv mời 7 bạn lên thể hiện hình ảnh ngôi nhà và 1 hs làm nhân vật gấu xám ngồi trong nhà. 1hs là thỏ, 1 hs là nhím, 1 hs là gà trống, 1 hs là chuôt, 1 hs là mèo, 1hs là voi.

- Gv kể câu chuyện tương tác với hs, gv kể đến đâu, hs thực hiện đến đấy.

+ Ngày xưa, có 1 bác gấu xám sống trong 1 ngôi nhà gỗ rất xinh xắn trong rừng ( các hs được chỉ định đóng vai ngôi nhà đứng nắm tay nhau bao quanh gấu, gương mặt vui vẻ, phấn khởi). Một hôm, bác gấu đang uống trà với mật ong thì nghe tiếng gõ cửa ( gv kể đến đâu, hs diễn đến đó bằng động tác cơ thể).

- Gv ra hiệu, cả lớp cùng nói: cốc, cốc, cốc.

+ Gấu: Ai gọi đó?

+ Hs đội mũ thỏ: Tôi là thỏ.

+ Gấu: Nếu là thỏ, cho xem tai.

+ Thỏ: Vẫy vẫy tai.

+ Gấu: vui vẻ, xin mời vào.

+ Thỏ chui vào nhà, đứng trong vòng tay các bạn.

- Hs thực hiện tương tự với các con vật tiếp theo:

- Hs nhận vai

- Hs nghe và thực hiện

(4)

VD: nếu là nhím, cho xem kim, nếu là chuột cho xem đuôi, nếu là gà trống cho xem mào,… cho đến khi nếu là voi, cho xem vòi.

- Khi voi bước vào, than hình khổng lồ của voi làm mái nhà, hàng rào bật tung… Ngôi nhà gỗ bị sụp đổ.

* Câu hỏi thảo luận : Các bạn nhỏ trong ngôi nhà ấy sẽ nói gì?

- Gv dẫn chuyện: và thế là các bạn nhỏ trong rừng tỏa đi tìm vật liệu để xây dựng lại ngôi nhà to hơn. Voi thì kéo gỗ, nhím đi nhặt lá và khâu lá bằng kim của mình để làm rèm, thỏ nhặt đá sỏi, mỗi người 1 việc. cuối cùng ngôi nhà lớn đã thành.

- Gv đề nghị cả lớp đứng dậy nắm tay nhau thành 1 ngôi nhà lớn, các bạn ở bên trong nhảy múa theo 1 bài hát vui nhộn * Chào người bạn mới đến*.

- Gv kết luận: mỗi loài vật hay mỗi con người đều có nét độc đáo, đáng yêu. Khi chúng ta mạnh dạn thể hiện nét đáng yêu của mình, chia sẻ những gì mình biết, cởi mở, vui vẻ với mọi người, đó chính là sự thân thiện với mọi người.

- Gv đưa ra thẻ tư THÂN THIỆN.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề.

+ HĐ: làm thế nào để kết bạn?

- HS 1: mắng voi, khó chịu với voi.

- HS2: cùng nhau xây lại ngôi nhà gỗ to hơn để đủ cho tất cả.

- Hs thực hiện.

- HS nghe.

(5)

- Bản chất: HS biết cách thể hiện sự thân thiện và tìm thấy sự than thiện ở người bạn mới.

- Gv yêu cầu làm việc theo cặp đôi 2 phút cùng chào nhau, giới thiệu và trò chuyện để tìm ra những điều giống và khác nhau.

- VD: sở thích, món ăn yêu thích, màu sắc yêu thích…

- GV gọi 1 số cặp lên hỏi đáp.

- Vậy, để tạo sự thân thiện với bạn khác thì chúng ta cần làm gì?

- Gv kết luận: Khi trò chuyện với bạn mới hãy chủ động chào và tự giới thiệu mình. Ngoài ra việc quan sát, tìm hiểu những gì giống và khác nhau cùng tạo ra sự thân thiện.

4. Cam kết hành động.

- Qua bài học hôm nay các con thấy kết bạn có khó không?

- GV đọc 1 bài thơ Bạn mới

Bạn mới đến trường Hãy còn nhút nhát Em dạy bạn hát Rủ bạn cùng chơi Cô thấy cô cười Cô khen đoàn kết.

- VD: hs1: chào bạn, mình là An Hs2 : chào bạn, mình là Vân.

Hs 1: Sở thích của bạn là gì?

Hs 2: mình thích múa hát.

- hs thực hiện theo cặp.

- chủ động chào và tự giới thiệu mình.

- hs nghe.

- Hs trả lời : không

(6)

- Gv cho hs thi đọc thơ theo tổ. Gv đọc 1 câu, hs đọc câu tiếp theo.

- Muốn kết bạn với bạn mới chúng ta phải làm gì?

- Gv yêu cầu HS về nhà kể cho bố mẹ, ông bà nghe về người bạn ngồi cạnh mình.

- Từ mai, các con hãy kết bạn với những bạn trong lớp mình để tìm những điểm giống và khác nhau về bạn mình nhé.

- HS thi đọc theo tổ

- Phải chủ động chào và giới thiệu mình, tạo sự thân thiện.

- HS thực hiện.

- Hs thực hiện.

Tuần 2 : Sinh hoạt lớp Tiết 3

I. Mục tiêu

1. Kiến thức : Giúp hs :

+ Học sinh chia sẻ về người bạn của mình sau khi đã quan sát bạn một thời gian.

2. Kĩ năng :

+ HS chơi tốt các trò chơi.

3. Thái độ :

+ Tạo cảm xúc tích cực, vui vẻ giữa các thành viên trong lớp.

+ HS yêu thích môn học.

II. Nhiệm vụ thực hiện mục tiêu 1. Không gian sư phạm:

(7)

+ Trong lớp học, bàn ghế kê theo dãy.

2. Phương tiện hoạt động:

+ GV: Các tấm bìa màu sắc.

III. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động tổng kết tuần.

- GV thực hiện công tác tổng kết tuần và phổ biến những hoạt động của tuần sau.

2. Chia sẻ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước.

- GV cho HS ngồi theo tổ thành vòng tròn và kể cho nhau nghe những gì mình quan sát được về bạn ngồi cạnh, những gì mình thấy thú vị, bạn giống và khác mình ở điểm gì.

3. Hoạt động nhóm : Vòng tròn kết bạn - GV mời cả lớp ra ngoài sân trường xếp thành vòng tròn với từng cặp đôi đối mặt với nhau. Khi GV hô : Bước một bước, gặp bạn mới. HS bước sang phải để gặp một người bạn mới của mình.

+ Bạn tên là gì?

+ Em biết tên gì về bạn?

- GV kết luận: Chỉ cần thân thiện thì kết bạn sẽ không khó.

4. Tổng kết và vĩ thanh.

- HS nghe

- HS cùng phát hiện ra những thói quen chung, sở thích chung của những thành viên trong tổ.

Những bạn có chung sở thích có thể đổi chỗ ngồi cạnh nhau để trò chuyện.

- Hs thực hiện.

- HS nghe.

(8)

- GV đề nghị HS trong thời gian học, chơi, tiếp tục quan sát bạn mình để thấy nhiều điều thú vị nữa ở bạn.

- VD : Bạn thích màu gì? Bạn thích làm gì vào giờ ra chơi? Bạn yêu thích đồ dung học tập nào?

Bạn làm gì giỏi? Bạn hay lặp lại động tác gì, có thói quen gì,mình và bạn có gì giống và khác nhau….

- Gv lưu ý nhắc HS dung con mắt tích cực để nhìn bạn, tìm điểm thú vị, hay đẹp chứ không phải quan sát để tìm điểm xấu.

- Dùng vòng tay nhắc việc: HS vẽ biểu tượng con mắt lên vòng tay để nhớ nhiệm vụ quan sát bạn.

- HS thực hiện.

- HS thực hiện.

- HS thực hiện.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Bản chất: giáo viên giao cho mỗi đội một việc thực tế xung quanh đó học sinh có thể cảm giác cùng nhau lao động và thảo luận về các hình thức lao động mình có thể

-HS thấy được niềm vui rộn ràng khi làm việc nhà - Biết sử dụng dụng cụ gia đình một cách an

- Học sinh thấy được sự tham gia làm việc nhà theo sức của mình là cần thiết để có thể trở thành một chủ nhà đúng nghĩa.. - Học sinh tham gia tiểu phẩm Chủ nhà một cách

- HS hoạt động nhóm làm động tác thể hiện công việc mình đã làm, các thành viên khác theo dõi, đoán tên hoạt động.. đồ vật có trong

Tăng cường kỹ năng quan sát, nhạy cảm hơn với các tình huống trong cuộc sống: rèn luyện kỹ năng thích ứng với cuộc sống, kỹ năng ra quyết định.. Năng lực - phẩm chất:

- Hiểu được rằng lời nói có thể mang lại cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực cho người khác.. - Hiểu được rằng lời nói mang lại

- Biết và thực hiện được cách nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự và cảm nhận được ý nghĩa của lời nói lịch sự ấy2.

Kết luận: Có rất nhiều cách thư giãn xả giận, xả căng thẳng, để vượt qua cảm xúc tiêu cực giúp mình được dễ chịu và không làm tổn thương đến những người xung quanh..