• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
34
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 29

Ngày soạn: 1/4/2022

Ngày giảng: Thứ hai, ngày 4tháng 4năm 2022 Toán

MỘT SỐ DẠNG BÀI TOÁN ĐÃ HỌC I. MỤC TIÊU

- Nắm được cách giải một số dạng toán đã học như tìm số trung bình cộng, tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.Biết một số dạng toán đã học.

- Biết giải bài toán có liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.HS làm bài 1, bài 2.

- Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ

- GV: Bảng phụ, máy tính - HS: SGK, vở

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS tổ chức trò chơi "Bắn tên"

với nội dung là nêu một số dạng bài toán đã học.(Mỗi bạn nêu tên một dạng)

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi: Các dạng toán đã học là:

+ Tìm số trung bình cộng.

+ Tìm 2 số biết tổng và hiệu của 2 số đó.

+ Tìm 2 số biết tổng và tỉ số của 2 số đó.

+ Tìm 2 số biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.

+ Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

+ Bài toán về tỉ số phần trăm.

+ Bài toán về chuyển động đều.

+ Bài toán có nội dung hình học( chu vi, diện tích, thể tích).

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc đề.

- Bài toán này thuộc dạng toán nào?

- Yêu cầu HS tự làm bài . - GV nhận xét chữa bài

- Cả lớp theo dõi, chia sẻ yêu cầu - Tìm trung bình cộng của nhiều số.

- Cả lớp làm vở - 1 HS làm bảng lớp,

Bài giải:

Giờ thứ ba xe đạp đi được quãng đường là:

( 12 + 18 ) : 2 = 15 (km)

(2)

- Muốn tính tổng của nhiều số khi biết trung bình cộng ta làm thế nào?

Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc đề.

- Bài toán này thuộc dạng nào?

- Yêu cầu HS tự làm bài . - GV nhận xét chữa bài

Bài 3: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc bài, tìm cách giải sau đó làm bài và báo cáo GV.

- GV quan sát, giúp đỡ nếu thấy cần thiết.

Trung bình mỗi giờ xe đạp đi được là:

(12 + 18 + 15 ) : 3 = 15 (km) Đáp số: 15 km - Lấy trung bình cộng của chúng nhân với số số hạng.

- Cả lớp theo dõi

- Bài toàn thuộc dạng “ Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó ”.

- Cả lớp làm vở

- 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm Bài giải

Nửa chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:

120 : 2 = 60 (m)

Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là:

(60 + 10) : 2 = 35 (m)

Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là:

35 - 10 = 25 (m)

Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là:

35 x 25 = 875 (m2) Đáp số: 875 m2

- HS làm bài sau đó báo cáo giáo viên Cách 1:

1cm3 kim loại cân nặng là:

22,4 : 3,2 = 7(g) 4,5cm3 kim loại cân nặng là:

7 x 4,5 = 31,5(g) Đáp số: 31,5g Cách 2:

Khối kim loại 4,5cm3 cân nặng là:

22,4 : 3,2 x 4,5 = 31,5(g) Đáp số: 31,5g 3.Hoạt động ứng dụng:(3 phút)

- Cho HS vận dụng làm bài sau:

Một khối gỗ có thể tích 4,5dm3 cân nặng 5,4kg. Vậy một khối gỗ loại đó có thể tích 8,6dm3 cân nặng là:

A. 10,32kg B. 9,32kg C. 103,3kg D. 93,2kg

- HS nêu:

A. 10,32kg

- Về nhà luyện tập làm các dạng bài vừa ôn tập.

- HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

(3)

Tập làm văn

ÔN TẬP VỀ VĂN TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU

- Liệt kê được một số bài văn tả cảnh đã học trong học kì I; lập dàn ý vắn tắt cho 1 trong các bài văn đó.Biết phân tích trình tự miêu tả (theo thời gian) và chỉ ra được một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả (BT2).

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống II. CHUẨN BỊ

- GV: Bảng nhóm, máy tính - HS: SGK, vở

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho 2 HS thi đọc lại bài văn tả con vật.

- GV và học sinh nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng:Tiết học hôm nay sẽ giúp các em ôn tập về tả cảnh, củng cố kiến thức về văn tả cảnh: về cấu tạo của một bài văn; cách quan sát, chọn lọc chi tiết; sự thể hiện tình cảm, thái độ của người miêu tả đối với cảnh được tả.

- HS thi đọc - HS nhận xét - HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(28 phút) Bài tập 1: HĐ nhóm

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập : + Liệt kê những bài văn tả cảnh các em đã học trong các tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn từ tuần 1 đến tuần 11.

(GV giao cho 1/2 lớp liệt kê những bài văn, đoạn văn tả cảnh đã học từ tuần 1 đến tuần 5;

1/2 lớp còn lại – từ tuần 6 đến tuần 11)

- Yêu cầu 1 : làm việc theo nhóm + 2 nhóm làm bài trên bảng nhóm còn lại làm vào vở

+ Trình bày.

+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Tuần Các bài văn tả cảnh

1 - Quang cảnh làng mạc ngày mùa

- Hoàng hôn trên sông Hương.

- Nắng trưa

- Buổi sớm trên cánh đồng

2 - Rừng trưa

- Chiều tối

3 - Mưa rào

6 - Đoạn văn tả biển của Vũ Tú Nam

- Đoạn văn tả con kênh của Đoàn Giỏi

7 - Vịnh Hạ Long

(4)

8 - Kì diệu rừng xanh

9 - Bầu trời mùa thu

- Đất Cà Mau + Lập dàn ý (vắn tắt) cho 1 trong các bài văn

đó.

- GV nhận xét.

Bài tập 2: HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc nội dung bài tập 2:

- GV yêu cầu HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi trong SGK phần cuối bài.

+ Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự nào?

+ Tìm những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế?

+ Hai câu cuối bài “Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!” thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với cảnh vật được miêu tả?

- HS làm việc cá nhân: Mỗi HS tự chọn, viết lại thật nhanh dàn ý của một trong các bài văn đã đọc.

- HS tiếp nối nhau trình bày miệng - 2 HS đọc nối tiếp.

- HS đọc và trả lời câu hỏi, có thể thảo luận theo nhóm đôi.

- Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian từ lúc trời hửng sáng đến lúc sáng rõ.

- Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương. Những vùng cây xanh bỗng oà tươi trong nắng sớm,…

- Hai câu cuối bài “Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!” thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của thành phố.

3.Hoạt động ứng dụng:(3 phút)

- Dặn HS chia sẻ cái hay, cái đẹp của bài văn tả cảnh với bạn.

- HS nghe và thực hiện - GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS đọc trước nội dung của tiết Ôn tập về tả cảnh, quan sát một cảnh theo đề bài đã nêu để lập được dàn ý cho bài văn.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Tập đọc ÚT VỊNH I. MỤC TIÊU

- Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.

- Cảm phục sự dũng cảm của các em nhỏ.

II. CHUẨN BỊ

- GV: + SGK, tranh minh hoạ trang 136

+ Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.( máy tính) - HS: SGK, vở

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

(5)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5 phút)

- Cho HS thi đọc bài thơ Bầm ơi và trả lời câu hỏi về nội dung bài:

- Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh ?

- Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh ?

- Nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi đọc

+ Người mẹ của anh chiến sĩ là một phụ nữ Việt Nam điển hình: chịu thương chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con…

+ Anh chiến sĩ là người con hiếu thảo, giàu tình yêu thương mẹ. / Anh chiến sĩ là người con rất yêu thương mẹ, yêu đất nước, đặt tình yêu mẹ bên tình yêu đất nước. / …

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập- Thực hành: (12phút) - Mời 1 HS

- HS chia đoạn.

- Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 1trong nhóm.

- Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 trong nhóm.

- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.

- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.

- Mời 1-2 HS đọc toàn bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng kể chậm rãi, thong thả (đoạn đầu), nhấn giọng các từ ngữ chềnh ềnh, tháo cả ốc, ném đá nói về các sự cố trên đường sắt; hồi hộp, dồn dập (đoạn cuối), đọc đúng tiếng la (Hoa, Lan, tàu hỏa đến !); nhấn giọng những từ ngữ thể hiện phản ứng nhanh, kịp thời, hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh (lao ra như tên bắn, la lớn, nhào tới).

- HS đọc - HS chia đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu đến còn ném đá lên tàu.

+ Đoạn 2: Tiếp cho đến hứa không chơi dại như vậy nữa.

+ Đoạn 3: Tiếp cho đến tàu hoả đến!

+ Đoạn 4: Phần còn lại - HS đọc trong nhóm - HS đọc trong nhóm

- HS đọc - HS theo dõi

(6)

3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)

- Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi và chia sẻ trước lớp:

+ Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?

+ Trường của Út Vịnh đã phát động phong trào gì? Nội dung của phong trào đó lầ gì?

+ Út Vịnh đã làm gì để thực hiện an toàn giữ gìn đường sắt?

+ Khi thấy còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy những gì?

+ Lúc đó Vịnh đã làm gì ?

+Bạn học tập được điều gì ở Út Vịnh ?

+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào ?

- HS thảo luận nhóm:

+ Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray, trẻ chăn trâu ném đá lên tàu.

+ Phong trào Em yêu đường sắt quê em.

HS cam kết không chơi trên đường tàu.

không ném đá lên tàu vàđường tàu, cung nhau bảo vệ những chuyến tàu qua…

+ Út Vịnh nhận thuyết phục Sơn - một bạn trai rất nghịch ngợm …thuyết phục mãi Sơn hiểu ra và hứa không chơi dại như thế nữa.

- Vịnh thấy Lan và Hoa đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.

- Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến…Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.

- Em học tập được ở Út Vịnh ý thức trách nhiệm, tôn trọng về quy định ATGT và tinh thần dũng cảm.

- Câu chuyện ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.

4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) - Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. Yêu cầu cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.

- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm

+ GV đọc mẫu

+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm - Nhận xét HS.

- 4 HS nối tiếp đọc toàn bài - Nêu ý kiến về giọng đọc.

- HS đọc diễn cảm đoạn: Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu… trước cái chết trong gang tấc.

- Theo dõi GV đọc mẫu

- 2 HS ngồi cùng bàn đọc cho nhau nghe.

- 3 HS thi đọc diễn cảm - HS nghe

(7)

5. Hoạt động ứng dụng: (3phút) - Địa phương em có đường tàu chạy qua không ? Em sẽ làm gì để giữ gìn an toàn đường sắt ?

- HS nêu

- GV nhận xét tiết học

- Về nhà luyện đọc diễn cảm bài - Chuẩn bị bài sau: Những cánh buồm

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Ngày soạn: 2/3/2022

Ngày giảng: Thứ 3, ngày 5 tháng 4năm 2022 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

- Nắm được cách giải một số dạng toán đã học.Biết giải một số bài toán có dạng đã học. HS làm bài 1, bài 2, bài 3.

- Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học - Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.

II. CHUẨN BỊ

- GV: SGK, bảng phụ , máy tính - HS : SGK, vở

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS hát

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài, chia sẻ yêu cầu của bài

+ Tứ giác ABCD gồm những hình nào ?

+ Bài thuộc dạng toán gì ? - Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét chốt lời giải đúng

- Cả lớp theo dõi, chia sẻ yêu cầu + Tứ giác ABCD gồm tứ giác ABED và tam giác BEC

+ Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó

- Cả lớp làm vở

- 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả Bài giải

Theo đề bài ta có sơ đồ

Diện tích tam giác BEC là :

(8)

Bài 2: HĐ cá nhân

- HS đọc yêu cầu của đề bài - Bài thuộc dạng toán gì ? - Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét chốt lời giải đúng

Bài 3: HĐ cá nhân

- HS đọc yêu cầu của đề bài - Bài thuộc dạng toán gì ? - Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét chốt lời giải đúng

Bài tập chờ

Bài 4: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc bài, tìm cách giải sau đó làm bài và chia sẻ trước lớp.

- GV quan sát, giúp đỡ nếu thấy cần thiết.

13,6 : ( 3- 2 ) x 2 = 27,2 (cm2) Diện tích hình tứ giác ABED là :

27,2 + 13,6 = 40,8 (cm2) Diện tích hình tứ giác ABCD là :

27,2 + 40,8 = 68 (cm2) Đáp số : 68 cm2 - 1 HS đọc

- Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó

- Cả lớp làm vở

- 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ Bài giải

Theo đề bài ta có sơ đồ

Lớp học đó có số học sinh nam là : 35 : ( 3 + 4 ) x 3 = 15 (em) Lớp học đó có số học sinh nữ là :

35 – 15 = 20 (em)

Số học sinh nữ hơn số học sinh nam là : 20 -15 = 5 (em)

Đáp số : 5 em - 1 HS đọc

- Bài toán về quan hệ tỉ lệ - Cả lớp làm vở

- 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả Bài giải

Ô tô đi 75 km tiêu thụ hết số lít xăng là:

12 : 100 x 75 = 9 (l) Đáp số: 9 lít - HS làm bài, chia sẻ kết quả.

Bài giải

Tỉ số phần trăm HS khá của trường Thắng Lợi là:

100% - 25% = 60%

Mà 60% học sinh khá là 120 học sinh.

Số học sinh khối lớp 5 của trường là:

120 : 60 x 100 = 200(học sinh) Số học sinh giỏi là:

200 : 100 x 25 = 50(học sinh) Số học sinh trung bình là:

200 : 100 x 15 = 30(học sinh) 3.Hoạt động ứng dụng:(3phút)

- Cho HS nêu lại cách giải bài toán Tìm - HS nêu

(9)

hai số khi biết Tổng(hiệu) và tỉ số của hai số đó.

- Về nhà tìm giải các bài toán dạng toán Tìm hai số khi biết Tổng(hiệu) và tỉ số của hai số đó.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Chính tả

BẦM ƠI (Nhớ - viết) I. MỤC TIÊU

- Nhớ- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức các câu thơ lục bát. HS làm được bài 2, bài 3.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Có ý viết đúng, viết đẹp.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Bảng nhóm để HS làm bài tập 2 , máy tính - HS: SGK, vở viết

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)

- Cho HS hát

- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên các huân chương, giải thưởng, danh hiệu, kỉ niệm chương.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS nêu

- HS ghi vở 2.Hoạt động chuẩn bị viết chính tả:(7 phút) - GV yêu cầu HS đọc 14 dòng đầu

trong bài Bầm ơi.

- Tình cảm của người mẹ và anh chiến sĩ như thế nào?

- Tìm tiếng khi viết dễ sai

- GV nhắc HS chú ý tập viết những từ em dễ viết sai.

- 1 HS đọc to. Cả lớp lắng nghe.

-Tình cảm của người mẹ và anh chiến sĩ thắm thiết, sâu nặng.

- lâm thâm, lội dưới bùn, mạ non, ngàn khe,…

- HS đọc thầm, tập viết các từ ngữ dễ viết sai.

3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)

- Yêu cầu học sinh viết bài - HS nhớ viết bài - HS soát lỗi chính tả.

4. HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút)

*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.

(10)

*Cách tiến hành:

- GV chấm 7-10 bài.

- Nhận xét bài viết của HS.

- Thu bài chấm - HS nghe 5. HĐ làm bài tập: (8 phút)

Bài tập 2: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu các nhóm làm vào bảng phụ và gắn lên bảng lớp.

- GV nhận xét chữa bài.

- Chốt: Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên các cơ quan đơn vị ?

- GV kết luận:

+ Tên cơ quan, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó – GV mở bảng phụ mời 1 HS đọc nội dung ghi nhớ trên.

+ Bộ phận thứ ba là các danh từ riêng (Bế Văn Đàn, Đoàn Kết, Đoàn Kết) viết hoa theo quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam - viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.

Bài tập 3: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét, chữa bài

- HS nêu yêu cầu.

- Các nhóm th o lu n v l m b i :ả ậ à à à Tên các cơ

quan, đơn vị

Bộ phận thứ nhất

Bộ phận thứ hai

Bộ phận thứ ba Trường

Tiểu học Bế Văn Đàn

Trường Tiểu học

Bế Văn Đàn Trường

Trung học Đoàn Kết

Trường Trung học cơ sở

Đoàn Kết Công ti

Dầu khí Biển Đông

Công ti Dầu khí

Biển Đông - Viết tên các cơ quan đơn vị sau cho đúng

- Cả lớp làm vở , 1 HS lên bảng làm sau đó chia sẻ kết quả

a) Nhà hát Tuổi trẻ

b) Nhà xuất bản Giáo dục c) Trường Mầm non Sao Mai 6. Hoạt động củng cố:(3phút)

- Cho HS viết lại tên cơ quan đơn vị cho đúng:

Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và đào tạo.

- HS viết:

+ Bộ Giao thông Vận tải + Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- GV nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài tiết sau.

- Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên các cơ quan, đơn vị để áp dụng vào thực tế.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

(11)

Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU(Dấu phẩy) I. MỤC TIÊU

- Nắm được tác dụng của dấu chấm, dấu phẩy.

- Sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy trong câu văn, đoạn văn (BT1).Viết được đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của HS trong giờ ra chơi và nêu được tác dụng của d ấu phẩy(BT2).

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Cẩn thận, yêu thích môn học

* CV 3799: Điều chỉnh bài tập 3 thành bài tập viết câu, viết đoạn sử dụng dấu phẩy thuyết minh ngắn về sách hoặc phim.

II. CHUẨN BỊ

- GV: SGK, Bảng phụ viết sẵn nội dung 2 bức thư. Máy tính - HS : SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi"Truyền điện": Yêu cầu HS tìm ví dụ nói về ba tác dụng của dấu phẩy.(Mỗi HS chỉ nêu 1 tác dụng) - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài tập 1: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài

+ Bức thư đầu là của ai?

+ Bức thư thứ hai là của ai?

- Yêu cầu HS làm bài - GV chốt lời giải đúng.

- Gọi 1 HS đọc lại mẩu chuyện vui sau khi đã hoàn thiện dấu chấm, dấu phẩy.

Bài tập 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài

- Có thể đặt dấu chấm hay dấu phẩy vào những chỗ nào ở hai bức thư trong mẩu chuyện sau

+ Bức thư đầu là của anh chàng đang tập viết văn.

+ Bức thư thứ hai là thư trả lời của Bớc- na Sô.

- HS làm bài vào nháp -1 HS lên bảng làm, chia sẻ

- Bức thư 1 “Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài cho và điền giúp tôi các dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì, gửi đến cho tôi. Chào ngài.”

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập

- 2 HS viết đoạn văn của mình trên

(12)

- Trình bày kết quả

- GV chốt lại ý kiến đúng, khen ngợi những HS làm bài tốt.

bảng nhóm, cả lớp viết vào vở

- Đại diện 1 số em trình bày đoạn văn của mình, nêu tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn văn .

3.Hoạt động ứng dụng:3 phút)

- Một vài HS nhắc lại tác dụng của dấu phẩy.

- HS nhắc lại - Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh BT2,

viết lại vào vở.

- HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Kĩ thuật

LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN ( Tiết 2 ) - Biết lắp mô hình tự chọn. Lắp được mô hình đã chọn.

-Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

- Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật

- HS : Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật, SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS hát

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- HS chuẩn bị đồ dùng - HS nghe

- HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

* Hoạt động 1: HS thực hành lắp xe ben

a) Chọn chi tiết

- GV yêu cầu HS thảo luận chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.

- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.

b) Lắp từng bộ phận

- GV gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp xe ben.

- HS thảo luận chọn và xếp chi tiết theo yêu cầu.

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.

- HS quan sát hình và đọc nội dung trong SGK.

- HS lắng nghe.

(13)

- GV yêu cầu HS phải quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.

- Trong quá trình HS thực hành lắp từng bộ phận, GV lưu ý HS một số điểm sau:

+ Khi lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H.2 – SGK), cần phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh thẳng 3 lỗ, thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài.

+ Khi lắp hình 3 (SGK), cần chú ý thứ tự lắp các chi tiết.

+ Khi lắp hệ thống trục bánh xe sau, cần lắp đủ số vòng hãm cho mỗi trục.

- GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm HS lắp sai và còn lúng túng.

c) Lắp ráp xe ben (H.1 – SGK)

- GV cho HS lắp ráp xe ben theo các bước trong SGK. Chú ý bước lắp ca bin phải thực hiện theo các bước GV đã hướng dẫn.

- GV nhắc HS sau khi lắp xong, cần kiểm tra sự nâng lên, hạ xuống của thùng xe.

* Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một số em.

- GV nêu lại những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK).

- GV cử nhóm 3 – 4 HS dựa vào tiêu chuẩn đã nêu để đánh giá sản phẩm của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.

- GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp

- HS tiến hành lắp.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và ghi nhớ cách tháo và xếp các chi tiết.

- HS lắng nghe.

- HS đánh giá sản phẩm.

- HS tháo các chi tiết và xếp vào hộp.

3.Hoạt động ứng dụng:(3 phút)

- GV nhắc HS về nhà thực hành lắp xe ben cho tốt.

- HS nghe và thực hiện - GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh

thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép xe ben.

- Dặn HS chuẩn bị vật liệu cho tiết sau:

Lắp ghép mô hình tự chọn .

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

(14)

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Ngày soạn:3/42022

Ngày giảng: Thứ 4, ngày 6 tháng 4năm 2022 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

HS nắm được cách giải bài toán về chuyển động đều. Biết giải bài toán về chuyển động đều. HS làm bài 1, bài 2.

- Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học - Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.

II. CHUẨN BỊ

- GV: SGK, bảng phụ…

- HS : SGK, bảng con, vở...

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với nội dung là nêu cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc đề bài

- Hướng dẫn HS phân tích đề

- Yêu cầu HS nêu lại cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

- Yêu cầu HS làm bài, chia sẻ - GV nhận xét chữa bài

- Cả lớp theo dõi - HS tiếp nối nêu - Cả lớp làm vở

- 3 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm Tóm tắt:

a. s = 120km

t = 2giờ 30 phút v =?

b. v = 15km/giờ t = nửa giờ s =?

c. v = 5km/giờ s = 6km t = ?

Bài giải

a. Đổi 2giờ 30 phút= 2,5 giờ

(15)

Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc đề bài

- Hướng dẫn HS phân tích đề

+ Để tính được thời gian xe máy đi hết quãng đường AB ta phải biết gì?

- Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài

Bài 3: HĐ cá nhân - Cho HS đọc đề bài

- HS tự phân tích đề và làm bài

- GV quan sát, hướng dẫn nếu cần thiết - GVKL

Vận tốc của ô tô là:

120 : 2,5 = 48 (km/giờ)

b. Quãng đường từ nhà Bình đến bến xe ô tô là:

15 x 0,5 = 7,5 (km)

c. Thời gian người đó cần để đi là;

6 : 5 = 1,2( giờ)

Đáp số: 48 km/giờ;

7,5 km 1,2 giờ - Cả lớp theo dõi

- Biết vận tốc của xe máy - Cả lớp làm vở

- 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả Bài giải:

Vận tốc của ô tô là:

90: 1,5 = 60 ( km/giờ) Vận tốc của xe máy là:

60:2= 30 ( km/giờ)

Thời gian xe máy đi từ A đến B là:

90: 30 = 3 (giờ) Ô tô đến B trước xe máy:

3- 1,5 = 1,5 ( giờ ) Đáp số: 1,5 giờ

- HS đọc đề - HS phân tích đề

- HS làm bài, báo cáo kết quả với giáo viên

Giải

Tổng vận tốc của hai xe là:

180 : 2 = 90(km/giờ) Vận tốc ô tô đi từ B là:

90 : (2 + 3) x 3 = 54(km/giờ) Vận tốc ô tô đi từ A là:

90 - 54 = 36(km/giờ) Đáp số: 54 km/giờ

36km/giờ 3.Hoạt động ứng dụng:3 phút)

- Nhắc lại cách tính vận tốc, thời gian, quãng đường.

- HS nêu - Về nhà tìm thêm các bài tập tương tự

để làm thêm.

- HS nghe và thực hiện

(16)

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Lịch sử

XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH I. MỤC TIÊU

- Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô. Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước: cung cấp điện, ngăn lũ,…

Nêu được tinh thần lao động khẩn trương, dũng cảm, trên công trường.

- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.

- Giáo dục tinh thần hữu nghị, hợp tác giữa nước ta và bạn bè quốc tế.

II. CHUẨN BỊ

- GV: SGK, bảng phụ, ảnh tư liệu, Bản đồ hành chính Việt Nam. Máy tính - HS : SGK, vở...

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện"

nêu : Quốc hội khoá VI có những quyết định trọng đại gì ?(Mỗi bạn nêu 1 ý) - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi vở

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) Hoạt động 1: Yêu cầu cần thiết xây

dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

- Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sau khi thống nhất đất nước là gì?

- Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng vào năm nào? Trong thời gian bao lâu?

- Ai là người cộng tác với chúng ta xây dựng nhà máy này?

- Chỉ vị trí nhà máy trên bản đồ.

Hoạt động 2: Tinh thần lao động khẩn trương, dũng cảm, trên công trường.

- Cho biết trên công trường xây dựng

- Học sinh thảo luận, đọc SGK, chia sẻ trước lớp

- Cách mạng Việt Nam sau khi thống nhất đất nước có nhiệm vụ xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

- Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình chính thức khởi công xây dựng vào ngày 6/11/1979 tại tỉnh Hòa Bình và sau 15 năm lao động vất vả nhà máy được hoàn thành.

- Chính phủ Liên Xô là người cộng tác, giúp đỡ chúng ta. Xây dựng nhà máy này.

- Học sinh lên chỉ.

- HS thảo luận nhóm, chia sẻ trước lớp - Trên công trường xây dựng nhà máy

(17)

nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình công nhân Việt Nam và các chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào?

Hoạt động 3: Đóng góp của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

- Việc làm hồ, đắp đập, ngăn nước sông Đà để xây dựng nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có tác động như thế nào vào chống lũ lụt?

- Điện đã góp phần vào sản xuất và đời sống của nhân dân như thế nào?

- GV KL:

Thuỷ điện Hoà Bình công nhân Việt Nam và các chuyên gia Liên Xô họ làm việc cần mẫn, kể cả vào ban đêm.

Hơn 3 vạn người và hàng vạn xe cơ giới làm việc hối hả. Dù khó khăn thiếu thốn và có cả hi sinh nhưng …

Ngày 4/4/1994, Tổ máy số 8, tổ máy cuối cùng đã hoà vào lưới điện quốc gia.

- HĐ nhóm, báo cáo trước lớp

- Việc làm hồ, đắp đập, ngăn nước sông Đà để xây dựng nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có tác động góp phần tích cực vào việc chống lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ.

- Cung cấp điện từ Bắc vào Nam. Từ núi rừng đến Đồng bằng, nông thôn đến thành phố. Phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân ta.

3.Hoạt động ứng dụng:(3 phút)

- Nêu ý nghĩa của việc xây dựng thành công nhà máy thủy điện Hòa Bình ?

- HS nêu:Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là công trình tiêu biểu đầu tiên, thể hiện thành quả của công cuộc xây dựng CNXH.

- Về nhà tìm hiểu thêm về các nhà máy thủy điện khác trên đất nước ta.

- HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Kể chuyện NHÀ VÔ ĐỊCH I. MỤC TIÊU

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện bằng lời người kể và bước đầu kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời nhân vật Tôm Chíp. Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Tôn trọng bạn bè.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Tranh minh hoạ chuyện trong SGK.

- HS : thuộc câu chuyện

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

(18)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)

- Cho HS hát

- GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS ghe - HS ghi vở 2. HĐ nghe kể (10 phút)

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ - GV kể lần 1, yêu cầu HS nghe và ghi lại tên các nhân vật trong truyện.

- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa.

+ Nêu nội dung chính của mỗi tranh?

* Kể trong nhóm

- GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4, 5 HS).

* Thi kể trước lớp - Gọi HS thi kể nối tiếp - Gọi HS kể toàn bộ truyện.

+ Chi tiết nào của chuyện khiến em thích nhất. Giải thích vì sao em thích ? + Nêu nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp

- HS quan sát tranh

- Các nhân vật: Hà, Hưng Tồ, Dũng Béo, Tuấn Sứt, Tôm Chíp.

- HS lần lượt nêu nội dung từng tranh.

Tranh 2 : Các bạn đang thi nhảy xa . Tranh 2 : Tôm Chíp rụt rè , bối rối khi đứng vào vị trí.

Tranh 3 : Tôm chíp lao đến rất nhanh để cứu em bé sắp rơi xuống nước .

Tranh 4 : Các bạn thán phục gọi Tôm chíp là “nhà vô địch”.

- Làm việc nhóm.

- Mỗi HS trong nhóm kể từng đoạn chuyện, tiếp nối nhau kể hết chuyện dựa theo lời kể của thầy (cô) và tranh minh hoạ.

- Một vài HS nhận vai mình là Tôm Chíp, kể toàn bộ câu chuyện. HS trong nhóm giúp bạn sửa lỗi.

- 2 nhóm HS mỗi nhóm 4 em thi kể. Mỗi HS kể nội dung một tranh.

- 2 HS kể. Lớp theo dõi nhận xét.

- Tình huống bất ngờ sảy ra khiến Tôm Chíp mất đi tính rụt rè thường ngày, phản ứng rất nhanh, thông minh …

3. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (15 phút)

- Nêu ý nghĩa câu chuyện? - Khen ngợi Tôm Chíp dũng cảm, quên mình cứu người bị nạn; trong tình huống

(19)

nguy hiểm đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý.

5. Hoạt động ứng dụng:(3 phút)

- GV chốt lại ý nghĩa của câu chuyện - HS nghe - GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân; đọc trước đề bài và gợi ý của tiết KC đã nghe, đã đọc tuần 33 để tìm được câu chuyện nói về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em; hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Tập đọc

NHỮNG CÁNH BUỒM I. MỤC TIÊU

- Hiểu nội dung,ý nghĩa: Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt giọng đúng nhịp thơ. Học thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ

- GV: + Tranh minh học bài đọc trong SGK. Máy tính

+ Bảng phụ chép đoạn thơ “Cha ơi…Để con đi”.

- HS: SGK, vở

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5 phút)

- Cho HS tổ chức trò chơi "Chiếc hộp bí mật" với nội trả lời câu hỏi:

- Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt ?

- Em học tập được ở Út Vịnh điều gì ?

- HS chơi trò chơi

- Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em; nhận việc thuyết phục Sơn - một bạn thường chạy trên đường tàu thả diều; đã thuyết phục được Sơn không thả diều trên đường tàu.

- Em học được ở Vịnh ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn

(20)

- GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

giao thông, tinh thần dũng cảm cứu các em nhỏ. / Vịnh còn nhỏ nhưng đã có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt ở địa phương, dũng cảm, nhanh trí cứu sống em nhỏ. /

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập – Thực hành: (12phút)

- Gọi HS M3,4 đọc bài.

- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- GV đọc diễn cảm bài thơ - giọng chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tình cảm của người cha với con; chú ý đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm (rực rỡ, lênh khênh, chắc nịch, chảy đầy vai, trầm ngâm,…); lời của con: ngây thơ, hồn nhiên; lời cha: ấm áp, dịu dàng.

- Cả lớp theo dõi

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài + 5 HS nối tiếp đọc từng khổ thơ lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó.

+ 5 HS nối tiếp đọc từng khổ thơ lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ.

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS đọc toàn bài - HS theo dõi.

3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)

- Cho HS thảo luận theo các câu hỏi:

+ Những câu thơ nào tả cảnh biển đẹp?

+ Những câu thơ nào tả hình dáng, hoạt động của hai cha con trên bãi biển?

+ Hãy tưởng tượng và tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ.

+ Hãy thuật lại cuộc trò chuyện của hai cha con?

+ Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì?

- HS thảo luận và báo cáo kết quả

+ Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh; cát càng mịn, biển càng trong.

+ Bóng cha dài lênh khênh Bóng con tròn chắc nịch

+ Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi…

- HS nêu

- HS nối tiếp nhau thuật lại

+ Con ước mơ được nhìn thấy nhà cửa, cây cối, con người ở nơi tận xa xôi ấy…

(21)

+ Ước mơ của con gợi cho cha nhớ điều gì ?

+ Nêu nội dung chính của bài?

- GV KL:

+ Gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình.

+ Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con.

4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) - Mời HS 5 nối tiếp đọc bài thơ.

- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi khổ thơ.

- Cho HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 2, 3 trong nhóm 2.

- Thi đọc diễn cảm.

- Cho HS luyện đọc thuộc lòng, sau đó thi đọc

- Cả lớp và GV nhận xét.

- HS đọc.

- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi khổ thơ.

- HS luyện đọc diễn cảm.

- HS thi đọc diễn cảm - HS thi đọc.

5. Hoạt động ứng dụng: (3phút) - Cho HS nêu lại ý nghĩa của bài thơ - Chia sẻ với mọi người ý nghĩa của bài thơ.

- HS nêu

- Về nhà tiếp tục học thuộc làng bài thơ và đọc cho mọi người cùng nghe.

- HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Ngày soạn:4/ 4/2022

Ngày giảng: Thứ năm, ngày 7tháng 4 năm 2022 Toán

ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ I. MỤC TIÊU

- Biết đọc số liệu trên biểu đồ, bổ sung tư liệu trong một bảng thống kê số liệu.HS làm bài 1, bài 2a, bài 3.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

-Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Các biểu đồ, bảng số liệu như trong SGK. Máy tính - HS: SGK, vở

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với các câu hỏi sau:

+ Nêu tên các dạng biểu đồ đã học?

- HS chơi trò chơi

+ Biểu đồ dạng tranh; dạng hình cột, dạng hình quạt.

(22)

+ Biểu đồ dùng để làm gì ? - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

+ Biểu diễn tương quan về số lượng giữa các đối tượng hiện thực nào đó.

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài 1: HĐ cặp đôi

- GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ trong SGK và hỏi nhau:

+ Biểu đồ có dạng hình gì ? Cho ta biết điều gì ?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi : đọc biểu đồ

- Trình bày kết quả - GV nhận xét chữa bài

Bài tập 2a: HĐ cá nhân - HS nêu yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân - GV nhận xét chữa bài

Bài tập 3: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài - Tại sao em chọn ý C - Đây là dạng biểu đồ nào ?

- HS quan sát

+ Biểu đồ hình cột; cho biết số cây xanh do từng thành viên trong nhóm cây xanh trồng ở vườn trường.

- HS thảo luận, đưa ra kết quả : a) Có 5 học sinh trồng cây.

+ Lan trồng được 3 cây.

+ Hòa trồng được 2 cây.

+ Liên trồng được 5 cây.

+ Mai trồng được 8 cây.

+ Lan trồng được 4 cây.

b) Hòa trồng được ít cây nhất: 2 cây.

c) Mai trồng được nhiều cây nhất: 8 cây.

d) Liên và Mai trồng được nhiều cây hơn bạn Dũng.

e) Lan, Hòa, Dũng trồng được ít cây hơn bạn Liên.

- Cả lớp theo dõi - HS tự giải,

-1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ - Đáp án: a) 16

- HS nêu

- HS làm việc cá nhân - Nêu đáp án chọn. C

- HS giải thích đáp án chọn.

- Biểu đồ hình quạt thường để biểu diễn quan hệ số lượng theo các tỉ số phần trăm.

3.Hoạt động ứng dụng:(3phút)

- Những loại biểu đồ nào được dùng phổ biến ?

- Biểu đồ dạng hình cột và biểu đồ dạng hình quạt.

- Vận dụng vẽ biểu đồ dạng hình cột và hình quạt trong thực tế cuộc sống.

- HS nghe và thực hiện.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

(23)

...

...

...

Tập làm văn

TRẢ BÀI VĂN TẢ CON VẬT I. MỤC TIÊU

- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật (về bố cục, cách quan sát và chọn lọc chi tiết); nhận biết và sửa được lỗi trong bài. Viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn .

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Cẩn thận, tỉ mỉ, nghiêm túc.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Bảng phụ ghi các lỗi phổ biến trong bài làm của HS, máy tính - HS: SGK, vở

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS hát

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS chuẩn bị 2. Hoạt động trả bài văn:(28 phút)

*Nhận xét chung bài làm của HS:

- Gọi HS đọc lại đề bài - Nhận xét chung

Ưu điểm:

GV đánh giá về các mặt:

+ Hiểu và viết đúng yêu cầu của đề bài thế nào.

+ Bố cục bài văn.

+ Diễn đạt câu, ý.

+ Sự sáng tạo trong cách dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả hình dáng, hoạt động, nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của con vật.

+ Hình thức trình bày bài văn.

- GV nêu tên những HS có bài làm tốt.

Nhược điểm:

+ GV nêu lỗi điển hình về ý, dùng từ, đặt câu, cách trình bày bài văn, lỗi chính tả.

+ Viết trên bảng phụ những lỗi phổ biến. Yêu cầu HS thảo luận tìm ra cách sửa chữa.

- Trả bài cho HS

- HS đọc đề bài.

- Lắng nghe.

- HS thảo luận tìm cách sửa lỗi.

- Xem lại bài của mình

(24)

* Hướng dẫn làm bài tập - Yêu cầu HS tự sửa bài.

- GV theo dõi giúp đỡ HS.

* Học tập những bài văn hay, những đoạn văn tốt.

- Gọi một số HS có bài văn hay đọc cho các bạn nghe.

*. Hướng dẫn viết lại một đoạn văn.

- Gợi ý HS cách viết.

- Yêu cầu HS làm bài

- Gọi HS đọc đoạn đã viết lại.

- GV nhận xét.

- HS trao đổi với bạn về nhận xét của GV, tự sửa lỗi trong bài của mình.

- HS nghe và tìm ra cách dùng từ, chọn ý, lối diễn đạt hay.

- HS viết lại đoạn văn khi:

+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.

+ Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý.

+ Đoạn văn dùng từ chưa hay…

- HS làm bài

- 3 – 5 HS đọc lại đoạn đã viết.

- HS nghe 3.Hoạt động ứng dụng:(3phút)

- Chia sẻ với bạn về bài viết của mình - HS nghe và thực hiện - GV yêu cầu những HS viết bài chưa

đạt về nhà viết lại cả bài văn, HS có bài viết tốt về nhà đọc cho mọi người trong gia đình cùng nghe.

- Cả lớp đọc trước nội dung tiết TLV tới.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Địa lí

ÔN TẬP CUỐI NĂM I. MỤC TIÊU

- Biết chỉ các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới.Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới.

- Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế (một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.

- Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Bản đồ Thế giới; máy tính - HS: SGK, vở

(25)

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS hát bài hát "Trái đất này là của chúng mình"

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)

* Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp - Gọi một số HS lên bảng chỉ : + Các châu lục, các đại dương + Nước Việt Nam

Trên bản đồ Thế giới hoặc quả Địa cầu - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ "Đối đáp nhanh’’ để giúp các em nhớ tên một số quốc gia đã học và biết chúng thuộc châu lục nào

- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày

* Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm - GV cho HS thảo luận nhóm bàn - GV kẻ sẵn bảng thống kê lên bảng - Trình bày kết quả

- GV nhận xét, đánh giá

- HS lên chỉ :

+ Các châu lục, các đại dương + Nước Việt Nam

- HS chơi trò chơi

- Các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng ở câu 2b

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

Các nhóm lên điền đúng các kiến thức vào bảng

- HS nghe 3.Hoạt động ứng dụng:(3phút)

- Cho HS giới thiệu về một đại danh nổi tiếng mà em biết.

- HS giới thiệu - Dặn HS về nhà tiếp tục tìm hiểu thêm

về các nước trên thế giới.

- HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Khoa học

TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT I. MỤC TIÊU

- Biết một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái.Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái.

- Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường.

* - Điều chỉnh theo CV 3799 : Lựa chọn nội dung, tình huống phù hợp với điều kiện thực tế tổ chức dạy học, hướng đến: Tìm tòi, thu thập thông tin và đưa ra

(26)

khuyến cáo về những nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm, xói mòn và suy thoái đất;

đề xuất, thực hiện những việc làm cụ thể giúp bảo vệ môi trường đất và vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện.

II. CHUẨN BỊ

- GV: SGK, bảng phụ, Thông tin và hình trang 136, 137 SGK. máy tính - HS : SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện"

với nội dung các câu hỏi như sau:

+ Nêu một số hành động phá rừng ? + Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì ? + Chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng ?

+ Rừng mang lại cho chúng ta những ích lợi gì ?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận

- GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn.

+ Hình 1, 2 cho biết con người sử dụng đất trồng vào việc gì ?

+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó ?

- Cho HS liên hệ thực tế

- GV kết luận: Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đất trồng ngày càng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, con người cần nhiều diện tích đất ở hơn. Ngoài ra, khoa học kĩ thuật phát triển, đời sống con người nâng cao cũng cần diện tích đất vào những việc khác như thành lập các khu vui chơi giải trí, phát triển công nghiệp, giao thông,…

Hoạt động 2 : Thảo luận

- Yêu cầu HS quan sát hình 3, 4 trang 137

+ Nêu tác hại của việc sử dụng phân

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình, quan sát hình 1, 2 trang 136 và trả lời câu hỏi

+ Để trồng trọt. Hiện nay, ….. sử dụng làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát…

+ Dân số ngày càng tăng, đô thị hóa ngày càng mở rộng nên nhu cầu về…

- HS liên hệ thực tế

- HS quan sát hình 3, 4 trang 137, thảo luận, chia sẻ

+ Làm cho môi trường đất trồng bị suy

(27)

bón hóa học, thuốc trừ sâu đối với môi trường đất ?

+ Nêu những tác hại của rác thải đối với môi trường đất ?

- GV nhận xét, kết luận: Có nhiều nguyên nhân làm cho đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái:

+ Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. Vì vậy, người ta phải tìm cách tăng năng suất cây trồng, trong đó có biện pháp bón phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,… Những việc làm đó khiến môi trường đất, nước bị ô nhiễm.

+ Dân số tăng, lượng rác thải tăng, việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.

thoái. Đất trồng bị ô nhiễm và không còn tơi xốp, màu mỡ như sử dụng phân….

+ Làm cho môi trường đất bị ô nhiễm, bị suy thoái.

3.Hoạt động ứng dụng:(3 phút)

- Em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường đất ?

- HS nêu - GV dặn HS sưu tầm một số tranh ảnh,

thông tin về tác động của con người đến môi trường đất và hậu quả của nó;

chuẩn bị trước bài “Tác động của con người đến môi trường không khí và nước ”.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Ngày soạn:5 / 4/2022

Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 8 tháng 4 năm 2022

Toán LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ; biết vận dụng để tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính. Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ;

biết vận dụng để tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính. HS làm bài 1, bài 2, bài 3.

- Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học - Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.

II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, bảng phụ - HS: SGK, vở

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

(28)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS tổ chức trò chơi "Rung chuông vàng" với các câu hỏi sau:

+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào ?

+ Muốn tìm số trừ ta làm thế nào ? + Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm thế nào ?

+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào ?

+ Muốn tìm số chia chưa biết ta làm thế nào ?

+ Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm thế nào ?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét chốt lời giải đúng

- Em hãy nêu cách tính giá trị biểu thức chỉ chứa phép cộng, phép trừ?

Bài 2: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu bài - Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét chốt lời giải đúng

- Chốt :Yêu cầu HS nêu cách tìm thành phần chưa biết trong trường a, b ?

- Cả lớp theo dõi

- Cả lớp làm bài vào vở,3 HS lên bảng làm, chia sẻ cách làm

a. 85793 – 36841 + 3826 = 48952 + 3826 = 52778

b.

84 29 30

100 100 100 55 30

100 100 85

100

c. 325,97 + 86,54 + 103,46 = 412,51 + 103,46 = 515,97

- Thực hiện từ trái qua phải

- HS đọc đề bài - Cả lớp làm vở

- 2 HS lên bảng làm bài, chia sẻ a) x + 3,5 = 4,72 + 2,28

x + 3,5 = 7 x = 7 - 3,5

(29)

Bài 3: HĐ cá nhân - HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét chốt lời giải đúng

Bài 4: HĐ cá nhân - Cho HS đọc đề bài

- HS tự phân tích đề và làm bài

- GV quan sát, hướng dẫn nếu cần thiết - GVKL

Bài 5 : HĐ cá nhân( HDVN) - Cho HS đọc yêu cầu

- Cho HS làm vào vở - GV nhận xét.

x = 3,5 b) x - 7,2 = 3,9 + 2,5 x - 7,2 = 6,4

x = 6,4 + 7,2 x = 13,6 - Cả lớp theo dõi - Cả lớp làm vở

- 1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ Bài giải

Độ dài đáy lớn của mảnh đất hình thang là:

150 x 35= 250 ( m)

Chiều cao mảnh đất hình thang là:

250 x 52 = 100 (m)

Diện tích mảnh đất hình thang là:

( 150 + 250 ) x 100 : 2 = 20 000 ( m2) 20 000m2 = 2ha

Đáp số: 20 000 m2 ; 2ha

- HS đọc đề bài

- HS phân tích đề và làm bài - Sau đó chia sẻ kết quả

Bài giải

Thời gian ô tô chở hàng đi trước ô tô du lịch là:

8 - 6 = 2(giờ)

Quãng đường ô tô chở hàng đi trong 2 giờ là:

45 x 2 = 90(km)

Sau mỗi giờ ô tô du lịch đến gần ô tô chở hàng là:

60 - 15 - 45(km)

Thời gian ô tô du lịch đi để đuổi kịp ô tô chở hàng là:

90 : 15 = 6(giờ)

Ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng lúc:

8 + 6 = 14 (giờ)

Đáp số: 14 giờ hay 2 giờ chiều - HS đọc yêu cầu.

- HS làm vở, báo cáo kết quả với GV.

(30)

4 x = 1

5 hay 4

x = 1 4

5 4 x

x ; tức là: 4

x = 4

20

Vậy: x = 20 (hai phân số bằng nhau lại có các tử số bằng nhau thì mẫu số cũng

bằng nhau).

3.Hoạt động ứng dụng:(3 phút) - Cho HS vận dụng làm bài tập sau:

a) x + 6,75 = 5,4 + 13,9 b) x – 35 = 49,4 -3,68

- HS làm bài

a) x + 6,75 = 5,4 + 13,9 x + 6,75 = 19,3

x = 19,3- 6,75 x = 12,55 b) x – 35 = 49,4 -3,68 x – 35 = 45,72 x = 45,72+ 35 x = 80,72 - Dặn HS về nhà ôn bài, tìm các bài

tập tương tự để làm thêm.

- HS nghe và thực hiện.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Luyện từ và câu

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu hai chấm) I. MỤC TIÊU

- Hiểu tác dụng của dấu hai chấm (BT1).Biết sử dụng đúng dấu hai chấm (BT2, BT3).

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Sử dụng dấu câu phù hợp

* CV 3799: Điều chỉnh bài tập 3 thành bài tập viết câu, viết đoạn sử dụng dấu hai chấm rèn luyện yếu tố biểu cảm trong văn miêu tả.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Bảng phụ viết nội dung ghi nhớ về dấu hai chấm - HS: SGK, vở

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- GV cho 2 HS đọc đoạn văn nói về các hoạt động trong giờ ra chơi và nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy được dùng - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS đọc

- HS nhận xét - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài tập 1: HĐ cá nhân

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tìm đặc điểm của nước sạch, nước bị ô nhiễm..

Ví dụ: ô nhiễm môi trường không khí sẽ gây ra những bệnh tật cho con người; suy thoái tài nguyên sinh vật sẽ dẫn đến con người bị thiếu lương thực, thực phẩm,…; khí hậu

Những việc làm trên gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của động vật, thực vật và con người.

- Nước sạch là nước trong suốt,không màu, không mùi, không vị,không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người.

Không khí bị ô nhiễm là không khí có chứa nhiều bụi, khói, mùi hôi thối của rác, gây ảnh hưởng đến người và động vật, thực vật.?. Khoâng khí oâ nhieãm coù chöùa

I.. Ñeå giaûi thích nguyeân nhaân cuûa söï vieäc hoaëc tình traïng neâu trong caâu , ta coù theå theâm vaøo caâu nhöõng traïng ngöõ chæ nguyeân nhaân .. 2.

Nước bị ô nhiễm là nước có một trong các dấu hiệu sau : Nước có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, có chứa các vi sinh vật gây bệnh hoặc chứa các chất hòa tan có hại cho

Kết quả khảo sát người dân sinh sống tại khu vực cho thấy, môi trường không khí, nước, đất tại nhiều khu vực xung quanh hai nhà máy bị ô nhiễm cao hơn các khu vực