• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Sinh học 10 Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật | Giải bài tập Sinh học 10

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Sinh học 10 Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật | Giải bài tập Sinh học 10"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi ▼ trang 92 SGK Sinh học 10:

- Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày, khi mở nắp có mùi giống nhau không? Vì sao?

- Em hãy kể những thực phẩm được sản xuất bằng cách sử dụng vi sinh vật phân giải prôtein.

- Theo em thì trong làm tương và làm nước mắm, người ta có sử dụng cùng một loại vi sinh vật không? Đạm trong tương và nước mắm từ đâu ra?

Lời giải:

- Bình đựng nước thịt chủ yếu là prôtein, còn bình nước đường chủ yếu là cacbohiđrat, quá trình phân giải prôtein và cacbohiđrat khác nhau được thực hiện bởi các nhóm vi sinh vật khác nhau và tạo ra các sản phẩm khác nhau.

➔ Chính vì vậy, bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày, khi mở nắp sẽ có mùi khác nhau.

- Một số thực phẩm được sản xuất bằng cách sử dụng vi sinh vật phân giải prôtein:

mắm tôm, mắm cáy, nước tương…

- Trong quá trình làm nước tương và làm nước mắm không sử dụng cùng một loại vi sinh vật, vì nguyên liệu làm nước tương là đậu nành (prôtein thực vật), còn nước mắm là cá (prôtein động vật). Nguyên liệu sản xuất khác nhau nên phải dùng vi sinh vật khác nhau để tạo thành sản phẩm.

- Đạm trong tương từ đậu nành, còn nước mắm từ cá.

Câu hỏi ▼ trang 93 SGK Sinh học 10: Em hãy kể những thực phẩm đã sử dụng vi khuẩn lactic lên men.

Lời giải:

(2)

Một số thực phẩm sử dụng vi khuẩn lactic lên men: sữa chua, dưa muối, phô mai, kim chi, đậu nành lên men…

Bài tập cuối bài

Câu 1 trang 94 SGK Sinh học 10: Vi khuẩn lam tổng hợp prôtein của mình từ nguồn cacbon và ni tơ ở đâu? Kiểu dinh dưỡng của chúng là gì?

Lời giải:

- Kiểu dinh dưỡng của vi khuẩn lam là quang tự dưỡng.

- Nguồn cacbon lấy từ CO2 do quá trình quang tự dưỡng.

- Nguồn nitơ là nitrôgenaza cố định nitơ phân tử, diễn ra chủ yếu ở trong tế bào dị hình.

(3)

Câu 2 trang 94 SGK Sinh học 10: Điền sự sai khác của hai quá trình lên men vào bảng sau:

Đặc điểm Lên men lactic Lên men rượu

Loại vi sinh vật Sản phẩm Nhận biết Lời giải:

Đặc điểm Lên men lactic Lên men rượu

Loại vi sinh vật Vi khuẩn lactic đồng hình hoặc dị hình.

Nấm men rượu, một số nấm mốc và vi khuẩn.

Sản phẩm

- Lên me đồng hình: Axit lactic.

- Lên men dị hình: Axit lactic, CO2, êtanol và các axit hữu cơ khác (axit axêtic, axit

propionic…).

- Nấm men: Êtanol, CO2

- Nấm mốc và vi khuẩn:

Êtanol, CO2 và một số chất hữu cơ khác.

Nhận biết Có mùi chua Có mùi rượu

Câu 3 trang 94 SGK Sinh học 10: Tại sao khi để quả vải chín qua 3 – 4 ngày thì có mùi chua?

Trả lời:

(4)

Trong dịch của quả vải chín chứa rất nhiều đường. Nấm men ở bên ngoài vỏ có thể dễ dàng xâm nhập vào phần thịt quả. Nấm men chuyển hóa đường thành rượu êtilic, tuy nhiên do có sự xuất hiện của khí ôxi nên rượu êtilic bị chuyển hóa thành dấm (axit axetic) và vải có vị chua.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nước chiếm khoảng 70% khối lượng cơ thể và có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể sống như: là thành phần cấu tạo nên các tế bào và cơ thể, có khả năng hòa

TỔNG HỢP CÁC CHẤT VÀ TÍCH LŨY NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO Trả lời câu hỏi 1 mục “Dừng lại và suy ngẫm” trang 92 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Tổng

b) Giải thích vì sao ở bước nhuộm mẫu vật trong quy trình làm tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào lại cần phải đun nóng nhẹ ống nghiệm chứa rễ hành cùng

- Nước có vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể vì: Các phân tử nước liên kết với nhau bằng rất nhiều liên kết hydrogen

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 27 SGK Sinh học 10: Quan sát hình 5.4 và cho biết carbon có thể tạo nên loại liên kết và loại mạch gì trong các hợp chất.. Từ đó

- Nhiều loại vi sinh vật có khả năng phân giải ngoại bào các pôlisaccarit tạo thành đường đơn, sau đó các đường đơn này được vi sinh vật hấp thụ và phân giải tiếp

- Sự hình thành địa hình trên bề mặt Trái Đất chịu tác động của nội lực và ngoại lực.. - Các dạng địa hình trên Trái Đất đều chịu tác động đồng thời

Các bãi bồi dọc theo sông, suối có nguồn gốc ngoại sinh vì: Các bãi bồi hình thành do mưa lớn hoặc lũ từ trên thượng nguồn làm nước chảy lớn bào mòn, bóc mòn dọc hai