• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Bài 4: Vẽ tranh

ĐỀ TÀI TRANH PHONG CẢNH (Tiết 1 vẽ hình – Tiết 2 Vẽ màu) Tiết PPCT :13 ,14

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS hiểu được tranh phong cảnh là thể loại tranh diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên thông qua cảm thụ và sáng tạo của người vẽ.

2. Về năng lực 2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị bài học đọc trước bài học, tìm kiếm thông tin trên các nguồn như sách, báo, internet, chuẩn bị đồ dùng học tập, một số hình ảnh về chủ đề thiên nhiên.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận, nêu ý kiến phản biện trong học tập, thực hành và chia sẻ phân tích đánh giá.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng đồ dùng học tập, các kiến thức đã học trong bài thực hành sáng tạo.

2.2. Năng lực đặc thù

- Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Nhận biết được các loại hình nghệ thuật, nhận thức được vẻ đẹp của việc ứng dụng nghệ thuật vào cuộc sống.

- Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Có khả năng vận dụng kiến thức đã học sáng tạo, ứng dụng tạo ra sản phẩm thực hành được khơi gợi từ các nét đẹp tình yêu quê hương đất nước,ứng dụng giá trị nhân văn cao trong bài học.

- Năng lực phân tích, đánh giá: Phân tích, trao đổi về giá trị thẩm mĩ tác phẩm của bản thân hay của các bạn khác.

2.3. Năng lực đặc thù khác.

- Năng lực ngôn ngữ: Khả năng đọc hiểu các kiến thức trong SGK, các tài liệu liên quan tới bài học; vận dụng kỹ năng nói để trao đổi, chia sẻ, nhận xét, đánh giá thẩm mĩ.

- Năng lực tin học: Khả năng sử dụng các phương tiện CNTT để tìm hiểu bài học, tìm hiểu mở rộng kiến thức, chuẩn bị bài học sau.

3. Về phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trách nhiệm, yêu nước, nhân ái cho HS cụ thể:

- Chăm chỉ: chuẩn bị đồ dùng học tập, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm baaro vệ thiên nhiên. Thêm yêu mến cảnh đẹp của quê hương đất nước.

- Yêu nước: Tự hào với những giá trị di sản thiên nhiên.

(2)

- Nhân ái: Yêu cái đẹp, yêu và bảo vệ thiên nhiên..

3. Nội dung tích hợp:

4. GDHSKH (nếu có): - Chú ý phát triển khả năng tư duy và cảm nhận cái đẹp cho học sinh khuyết tật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên

- Phương tiện: Tranh phong cảnh của hoạ sĩ , học sinh đã vẽ.

Hình minh hoạ các bước vẽ tranh.

Một số bài vẽ của hs về đề tài này.

2. Học sinh:

- HS chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập: Bút chì, tẩy, màu tự chọn, vở mĩ thuạt.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan

Luyện tập, gợi mở, dạy học khám phá, liên hệ thực tiễn cuộc sống

- Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, cá nhân, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật công não, KT giao nhiệm vụ.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Hoạt động khởi động

a, Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b, Nội dung: GV giới thiệu bài mới c, Sản phẩm: HS lắng nghe GV giới thiệu d, Tổ chức thực hiện:

Giới thiệu bài:

Chúng ta đã được tìm hiểu về các phương pháp để vẽ tranh đề tài ở lớp 6. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau vận dụng để vẽ một bức tranh về đề tài phong cảnh.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: (8')Hướng dẫn tìm và chọn nội dung đề tài a, Mục tiêu: giúp học sinh tìm và chọn nội dung đề tài phù hợp

b, Nội dung: quan sát, trực quan, vấn đáp gợi mở, luyện tập. Giao nhiệm vụ , KT hỏi- đáp, KT công não, KT mảnh ghép

c, Sản phẩm: HS nêu đề tài mình đã chọn được d, Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Thế nào là tranh phong cảnh?

- GV gợi ý cho HS quan sát 1 số tác phẩm về phong cảnh và tranh sinh hoạt , lao động ....để hs so sánh.

? Tranh phong cảnh khác gì so với tranh sinh hoạt, lao động?

? Thông thường trong tranh phong cảnh chúng ta thường thấy có những gì?

I. Tìm và chọn nội dung đề tài

- Tranh phong cảnh là tranh thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên bằng cảm xúc và tài năng của người vẽ.

- Tranh phong cảnh thì cảnh là chính. Còn tranh sinh hoạt, lao động thì người mới là trọng tâm.

- Đó là những hình ảnh thực tế trong thiên nhiên : cây cối, trời mây, sóng nước, núi, biển ...

- Có thể chỉ là một góc cảnh nhỏ như : góc sân , con đường nhỏ, cánh đồng...

(3)

? Tranh phong cảnh có mấy dạng?

? Em có nhận xét gì về hình ảnh trong tranh phong cảnh?

? Em thấy màu sắc trong những bức tranh phong cảnh như thế nào?

- Cho HS quan sát một số tranh của HS các năm trước và hướng dẫn HS cách sử dụng màu trong khi vẽ tranh.

- GV kết hợp xem một số bài vẽ do các em hs lớp trước vẽ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo thảo luận

HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét Bước 4: Kết luận nhận định

Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức

- Tranh phong cảnh có 2 dạng:

+Vẽ chủ yếu về phong cảnh thiên nhiên . + Vẽ cảnh thiên nhiên, kết hợp với hình ảnh của con người trong đó.

- Hình ảnh thiên nhiên, cảnh vật làm trọng tâm, bao quát hết cả bức tranh.

- Màu sắc rất sinh động, đa dạng. Thể hiện được nhiều sắc thái của thiên nhiên, cảnh vật ở những thời điểm khác nhau.

Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh phong cảnh

a, Mục tiêu: giúp học sinh nắm được cách vẽ tranh phong cảnh

b, Nội dung: quan sát, vấn đáp gợi mở và luyện tập. Giao nhiệm vụ , KT hỏi-đáp, KT công não, KT mảnh ghép

c, Sản phẩm: HS nêu trình bày sản phẩm theo từng bước d, Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Thế nào là tranh phong cảnh?

HS trả lời

- GV gợi cho HS quan sát 1 số tác phẩm về phong cảnh và tranh sinh hoạt , lao động ....để hs so sánh.

- Tranh phong cảnh khác gì so với tranh sinh hoạt, lao động?

- Thông thường trong tranh phong cảnh chúng ta thường thấy có những gì?

- Tranh phong cảnh có mấy dạng?

- Em có nhận xét gì về hình ảnh trong tranh phong cảnh?

- GV nhắc lại kiến thức vẽ màu trong tranh đề tài. Gợi ý và phân tích trên tranh để HS thấy được việc dùng màu cần thiết phải có sự sắp xếp các mảng màu nằm cạnh nhau một cách hợp lý và tình cảm của tác giả đối với nội dung đề tài. Tránh lệ thuộc vào màu sắc của tự nhiên.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo thảo luận

HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét

II. Cách vẽ

+ Chọn và cắt cảnh( nếu vẽ ngoài trời), tìm vị trí có bố cục đẹp nhất để vẽ theo cảnh thực.

+ Phác cảnh đồng thời sắp xếp bố cục. Cần phác các mảng chính, phụ cân đối trong bố cục bức tranh.

(4)

Bước 4: Kết luận nhận định

Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức - GV kết hợp xem một số bài vẽ do các em hs lớp trước vẽ.

cảnh thực

+ Dựa vào các mảng chính phụ đã phác để phác hình. Chú ý tranh phong cảnh nên phong cảnh sẽ được diễn tả kĩ hơn.

+ Vẽ màu theo cảm hứng. Có thể dùng màu nước để điểm màu.

Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành

a, Mục tiêu: giúp học sinh thực hành vẽ tranh phong cảnh

b, Nội dung: thực hành vẽ tranh phong cảnh theo hướng dẫn GV.

c, Sản phẩm: HS nêu trình bày sản phẩm d, Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Yêu cầu: Vẽ một bức tranh phong cảnh theo ý thích

- GV gợi ý với tùy từng bài vẽ của HS và góp ý cho từng em về cách chọn cảnh, chọn màu, bố cục, vẽ hình.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo thảo luận

HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét Bước 4: Kết luận nhận định

Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức - Yêu cầu HS thu bài.

III. Thực hành

- HS vẽ bài trên vở vẽ và vẽ màu theo ý thích

.

3. Hoạt động luyện tập (3')

- GV chọn một số bài vẽ của HS đã hoàn thành, có ý tưởng và bố cục tương đối tốt và một số bài vẽ chưa được tốt, gợi ý HS nhận xét và tự đánh giá.

+ Nhận xét về hình ảnh . + Nhận xét về bố cục

+ Tự xếp loại bài của bạn theo cảm nhận của mình.

- GV kết luận và bổ sung .

- GV nhận xét những ưu, nhược điểm. Tuyên dương, khuyến khích bài vẽ tốt, đúng. Động viên bài vẽ chưa tốt.

4. Hoạt động vận dụng

? Em thấy màu sắc trong những bức tranh phong cảnh như thế nào?

- Màu sắc rất sinh động, đa dạng. Thể hiện được nhiều sắc thái của thiên nhiên, cảnh vật ở những thời điểm khác nhau.

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

- Vẽ tiếp bài nếu chưa hoàn thành hình vẽ trên lớp.

- Tiết sau tiếp tục vẽ màu

RÚT KINH NGHIỆM

...

(5)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tại vì Internet ngày càng được sử dụng rộng rãi, sự phát triển và phổ biến của internet giúp cho việc sử dụng thư điện tử, diễn đàn, mạng xã hội ngày càng được thực hiện

Rèn HS năng lực tự học ( có kế hoạch để soạn bài ; hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học, tìm hiểu thông tin

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vấn đề tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển

Sau khi nhập địa chỉ trang www.youtube.com, gõ từ khóa (ví dụ Sapa) vào ô tìm kiếm và nhấn Enter để tìm tất cả các video có liên quan đến

Bài viết nêu một số vấn đề liên quan tới những khó khăn của sinh viên Việt Nam khi du học được phát hiện trong nghiên cứu về giá trị tiên đoán của bộ đề thi tiếng Anh

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, sách tham khảo để vận dụng kiến thức giải được các bài tập vận dụng định luật ôm và công thức

+ Năng lực tự chủ và tự học: Biết sưu tầm, chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; chủ động thực hiện nhiệm vụ của bản thân, của nhóm.. + Năng lực giao tiếp và hợp

e)Với máy tìm kiếm, chúng ta không thể tìm kiếm thông tin dưới dạng tệp f)Từ khóa tìm kiếm rất quan trọng, lựa chọn đúng từ khóa sẽ cho kết quả tìm kiếm nhanh