• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vật lý 6 HK1 năm học 2019-2020

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vật lý 6 HK1 năm học 2019-2020"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020 Môn:Vật lý 6

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm). Chọn phương án trả lời cho mỗi câu hỏi sau:

Câu 1. Một bình chia độ đặt thẳng đứng chứa 80cm3 nước. Thả một hòn sỏi vào bình, thấy nước dâng lên đến 100cm3, đồng thời có 50cm3 nước chảy ra ngoài. Thể tích của hòn sỏi là:

A. 50cm3 B. 210cm3 C.70cm3 D. 30cm3 Câu 2. Khi thả một vật nặng thì vật nặng không rơi theo phương ?

A. Trùng với phương dây dọi. B. Song song với phương dây dọi.

C. Song song với phương nằm ngang. D. Vuông góc với phương nằm ngang Câu 3. Mặt phẳng nghiêng càng dốc thì lực kéo để nâng vật lên cao sẽ:

A. Càng tăng. B. Càng giảm. C. Có lúc tăng, có lúc giảm. D. Không thay đổi.

Câu 4. Có thể dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích vật nào dưới đây ?

A. Một hòn đá. B. Một lượng cát. C. Một cái kim. D. 5 viên phấn.

Câu 5. Một vật có trọng lượng là 5N thì có khối lượng là:

A. 50kg. B. 500g. C. 5kg. D. 0,3kg.

Câu 6. Cho 0,8kg sữa bột có thể tích 2 lít. Trọng lượng riêng của sữa bột là:

A. 400000N/m3 B. 4000N/m3 C. 0,4kg/m3. D. 400kg/m3. Câu 7. Một vật có khối lượng không đổi nếu thể tích của vật đó tăng thì:

A. Khối lượng riêng của vật tăng. C. Khối lượng riêng của vật giảm.

B. Khối lượng riêng của vật không đổi. D. Trọng lượng riêng của vật tăng.

Câu 8. Nếu một thanh nhôm nặng 20kg và một thanh sắt nặng 10kg thì:

A. Trọng lượng riêng của thanh nhôm lớn hơn trọng lượng riêng của thanh sắt.

B. Trọng lượng của thanh nhôm nhỏ hơn trọng lượng của thanh sắt.

C. Khối lượng riêng của thanh nhôm nhỏ hơn khối lượng riêng của thanh sắt.

D. Trọng lượng của thanh nhôm lớn hơn trọng lượng của thanh sắt.

Câu 9. Vật a có khối lượng là 50kg, khối lượng của vật b bằng 1/5 khối lượng của vật a.

Trọng lượng của vật b là:

A. 50N B. 10N C. 100N D. 250N

Câu 10. Kéo một vật trên mặt phẳng nghiêng, người ta phải dùng một lực F1. Nếu giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng thì phải dùng lực F2 kéo vật như thế nào với lực F1?

A. F2 = F1 B. F2< F1 C. F2> F1 D. F2 = 2F1. PHẦN II: TỰ LUẬN (7,5 điểm).

Bài 1 (2,5 điểm). Một bình chia độ có mực nước ở ngang vạch 50 cm3. Thả 10 hòn bi giống nhau vào bình, mực nước trong bình dâng lên 55cm 3. Tính thể tích của một viên bi.

Bài 2 (3,5 điểm). Một khối sắt và một khối đá có cùng khối lượng là 3,9 tấn.

a) Hỏi thể tích khối nào lớn hơn ? Cho biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3, khối lượng riêng của đá là 2600 kg/ m3.

b) Nếu khối sắt và khối đá đó có cùng thể tích là 1m3 thì khối lượng của chúng là bao nhiêu ? Bài 3 (1,5 điểm). Treo một quả cân nặng 100g vào đầu một lò xo đang được treo thẳng đứng, lò xo dãn ra một đoạn 5cm. Nếu gắn thêm quả cân 50g vào thì lò xo dãn ra một đoạn bằng bao nhiêu ?

--- Hết ---

Họ và tên học sinh:………...……...…………Số báo danh: …………

(2)

HƯỚNG DẪN CHẤM VẬT LÝ 6 – HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,5điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đáp án

C C A A B B C D C B

Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm

II. TỰ LUẬN (7,5 điểm) Bài 1(2,5 điểm)

Tóm tắt đầu bài

Thể tích của 10 viên bi là:

V = 55 – 50 = 5cm3

Thể tích của mỗi viên bi là:

V1 = V/10 = 5/10 = 0,5 cm3

Vậy thể tích của mỗi viên bi là: V1 = 0,5 cm3

0,5 đ 1 đ 0,5 đ 0,5 đ

Bài 2(3,5 điểm)

Tóm tắt đầu bài, đổi đơn vị 0,5 đ

a)

Áp dụng công thức V=m/D Thể tích khối sắt là:

V1 = m1/D1 = 3900/7800 = 0,5 m3 Thể tích khối đá là:

V2 = m2/D2 = 3900/2600 = 1,5 m3 ta thấy V2> V1

Vậy khối đá có thể tích lớn hơn khối sắt

0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ

b)

Áp dụng công thức: m = D.V Khối lượng của khối sắt là:

m’1 = D1.V’1 = 7800.1 = 7800 kg Khối lượng của khối sắt là:

m’2 = D2.V’2 = 2600.1 = 2600 kg

Vậy khối lượng của khối sắt và khối đá có cùng thể tích 1m3 là:

m’1 = 7800 kg m’2 = 2600 kg

0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ

Bài 3(1,5 điểm)

Tóm tắt đầu bài, đổi đơn vị 0,5 đ

Khi treo quả nặng vào thì lò xo bắt đầu biến dạng, lực đàn hồi có độ lớn bằng trọng lượng quả nặng (Khi lò xo còn chịu được) . Độ dãn của lò xo luôn tỷ lệ với độ lớn của lực đàn hồi.

Nếu khi treo vật có khối lượng 100g độ dãn của lò xo là 5cm thì khi tăng thêm 50g lực đàn hồi sẽ tăng 1,5 lần và do đó độ dãn của lò xo cũng tăng 1,5 lần nên độ dãn của lò xo khi đó là:

L = 5.1,5 = 7,5 cm

0,5 đ 0,5 đ Học sinh làm bằng cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khi gv yêu cầu xếp: bắt đầu từ chữ m, em thứ nhất cầm chữ m, tiếp đó 2 em kia nhanh chóng tìm các chữ và dấu còn lại để ghép với m được công

Neáu hoøn ñaù to khoâng boû loït bình chia ñoä thì ngöôøi ta duøng theâm bình traøn vaø bình chöùa ñeå ño theå tích cuûa noù nhö ôû hình

Dạng II: Bài tập chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.. Hãy tính số mol của

Dưới tác dụng của

Vì khối lượng của vật không thay đổi còn thể tích của vật tăng.. Vì khối lượng của vật không thay đổi còn thể tích của

Câu 5: Thế nào gọi là lực? Lực tác dụng lên vật gây ra những kết quả gì? Nêu thí dụ? Thế nào gọi là hai lực cân bằng? Nêu thí dụ. Tính khối lượng riêng và trọng lượng

A. Mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật. Có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. Ta mở mắt hướng về phía vật. Vật được chiếu sáng. Góc tới là góc hợp bởi tia tới

khối lượng của vật tăng, thể tích của vật không đổi Câu 6: Trong thời gian khối nhôm đông đặc, nhiệt độ của nó:A. mới đầu tăng, sau