• Không có kết quả nào được tìm thấy

kinh tế biển đóng góp ngày càng lớn trong tổng GDP của cả nước

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "kinh tế biển đóng góp ngày càng lớn trong tổng GDP của cả nước"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM HỌC 2017-2018

MÔN: ĐỊA LÍ 12

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề Mã đề thi 656 Họ và tên học sinh:... Số báo danh: ...

Câu 1: Kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta vì A. biển giàu tài nguyên khoáng sản, hải sản.

B. kinh tế biển đóng góp ngày càng lớn trong tổng GDP của cả nước.

C. biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải, du lịch.

D. vùng biển nước ta rộng, đường bờ biển dài.

Câu 2: Căn cứ vào bảng số liệu trang 4 - 5 của Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết thành phố trực thuộc trung ương nào có dân số lớn nhất nước ta?

A. Hải Phòng. B. TP. Hồ Chí Minh. C. Đà Nẵng. D. Hà Nội.

Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho Đồng bằng sông Cửu Long chịu ngập lụt là

A. mưa lớn kết hợp với triều cường. B. địa hình đồng bằng thấp và có nhiều đê sông, đê biển.

C. có hệ thống kênh rạch chằng chịt. D. mật độ xây dựng cao.

Câu 4: Sự hình thành cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp của Bắc Trung Bộ góp phần tạo thế kinh tế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian là do

A. mỗi tỉnh trong vùng đi từ đông sang tây đều có biển, đồng bằng, gò đồi và núi.

B. nhằm khai thác các thế mạnh về lâm nghiệp của mỗi tỉnh.

C. phát huy thế mạnh vùng gò đồi của tất cả các tỉnh.

D. tỉnh nào cũng có khả năng phát triển kinh tế biển.

Câu 5: Cho bảng số liệu:

Diện tích, sản lượng lương thực có hạt của nước ta giai đoạn 2000 - 2010

Năm 2000 2005 2007 2009 2010

Diện tích (nghìn ha) 8396,5 8381,8 8303,5 8526,4 8615,1

Sản lượng (nghìn tấn) 34538,9 39621,6 40247,4 43323,4 44632,2 Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về diện tích, sản lượng lương thực có hạt của nước ta giai đoạn 2000 - 2010?

A. Diện tích tăng gần 1,3 lần. B. Diện tích tăng nhanh hơn sản lượng.

C. Sản lượng tăng gần 1,03 lần. D. Sản lượng tăng nhanh hơn diện tích.

Câu 6: Nền nông nghiệp hàng hóa có đặc trưng là

A. quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm.B. năng suất cây trồng và năng suất lao động thấp.

C. phần lớn sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ. D. sử dụng nhiều sức người và công cụ thủ công.

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về sản lượng khai thác dầu thô và than sạch của cả nước từ năm 2000 đến năm 2007?

A. Sản lượng dầu có xu hướng giảm. B. Sản lượng dầu và than tăng liên tục qua các năm.

C. Sản lượng than có tốc độ tăng liên tục. D. Sản lượng than có tốc độ tăng nhanh hơn dầu.

Câu 8: Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở miền đồi núi là

A. tạo thành nhiều phụ lưu. B. hệ số bào mòn nhỏ.

C. tổng lượng bùn cát lớn. D. dòng chảy mạnh.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng từ trên 40% - 60% so với diện tích toàn tỉnh?

A. Lai Châu. B. Tuyên Quang. C. Nghệ An. D. Kon Tum.

Câu 10: Thiếu lao động trong tương lai, làm gia tăng chi phí phúc lợi xã hội là hậu quả của

A. già hóa dân số. B. bùng nổ dân số.

C. mất cân bằng giới tính. D. dân cư phân bố không đều.

Câu 11: Hướng di chuyển chủ yếu trong phân bố dân cư Hoa Kì hiện nay là A. từ vùng núi cao phía Tây sang vùng Đông Bắc.

B. từ vùng Đông Bắc vào vùng đồng bằng trung tâm.

C. từ vùng Đông Bắc đến vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương.

D. từ vùng Đông Bắc xuống vùng Đông Nam.

Câu 12: Mục đích khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở vùng Đông Nam Bộ chủ yếu nhằm

Trang 1/4 - Mã đề thi 656

(2)

A. đẩy mạnh đầu tư vốn. B. nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ.

C. đẩy mạnh đầu tư công nghệ. D. tăng cường đầu tư lao động chuyên môn cao.

Câu 13: Vấn đề có ý nghĩa cấp bách trong việc phát nghề cá của Duyên hải Nam Trung Bộ là A. hạn chế nuôi trồng để bảo vệ môi trường ven biển.

B. khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

C. không khai thác ven bờ, chỉ đánh bắt xa bờ.

D. giảm việc khai thác để duy trì trữ lượng hải sản.

Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng?

A. Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu. B. TP. Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một.

C. Hà Nội, Hải Phòng. D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Câu 15: Vùng kinh tế trọng điểm không phải là vùng

A. hội tụ đầy đủ các thế mạnh. B. có tỉ trọng lớn trong GDP cả nước.

C. cố định về ranh giới theo thời gian. D. bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố.

Câu 16: Chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta là do có A. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú. B. cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến.

C. nguồn lao động có kĩ thuật cao. D. lịch sử lâu đời.

Câu 17: Biểu hiện nào sau đây thể hiện trình độ đô thị hóa ở nước ta hiện nay còn thấp?

A. Tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng. B. Chức năng đô thị đa dạng.

C. Cơ sở hạ tầng đô thị còn lạc hậu. D. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.

Câu 18: Khí hậu châu Phi có đặc điểm nổi bật là

A. khô và nóng. B. nóng và ẩm. C. nóng ẩm theo mùa. D. lạnh và khô.

Câu 19: Phần lãnh thổ phía Đông của Liên Bang Nga có mức độ tập trung công nghiệp thấp chủ yếu là do A. cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn. B. vị trí nằm ở khu vực châu Á.

C. nghèo tài nguyên khoáng sản. D. tập trung ít dân cư.

Câu 20: Cho biểu đồ:

Tình hình sản xuất lúa của nước ta, giai đoạn 2005 - 2013

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tình hình sản xuất lúa của nước ta, giai đoạn 2005 - 2013?

A. Tổng diện tích lúa giảm. B. Năng suất lúa ngày càng giảm.

C. Diện tích lúa mùa có xu hướng tăng. D. Sản lượng lúa tăng liên tục.

Câu 21: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của trung tâm kinh tế Hà Nội và trung tâm kinh tế TP. Hồ Chí Minh?

A. Tỉ trọng công nghiệp - xây dựng của Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh.

B. Quy mô GDP của Hà Nội lớn hơn TP. Hồ Chí Minh.

C. Tỉ trọng nông, lâm, thủy sản của Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh.

D. Tỉ trọng dịch vụ của Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh.

Trang 2/4 - Mã đề thi 656

(3)

Câu 22: Vùng biển tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở là vùng

A. nội thủy. B. tiếp giáp lãnh hải. C. đặc quyền về kinh tế. D. lãnh hải.

Câu 23: Cho bảng số liệu:

Dân số thành thị và dân số nông thôn của nước ta, giai đoạn 2005 - 2015 (Đơn vị: nghìn người)

Năm 2005 2007 2009 2011 2013 2015

Thành thị 22332 23746 25585 27719 28875 31132

Nông thôn 60060 60472 60440 60141 60885 60582

Để so sánh dân số thành thị và dân số nông thôn của nước ta giai đoạn 2005 - 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Kết hợp. B. Cột ghép. C. Đường. D. Miền.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng với sự phân bố dân cư nước ta?

A. Trung du, miền núi nhiều tài nguyên nhưng dân cư ít.

B. Đồng bằng có tài nguyên hạn chế nhưng dân cư đông.

C. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa các vùng.

D. Mật độ dân cư miền núi cao hơn mật độ dân cư trung bình cả nước.

Câu 25: Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh chè lớn thứ hai cả nước vì vùng này có A. nguồn nước dồi dào. B. các cao nguyên trên 1000 mét khí hậu mát mẻ.

C. khí hậu cận xích đạo. D. các vùng đất đỏ badan với những mặt bằng rộng lớn.

Câu 26: Ý nào sau đây không đúng về hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu?

A. Suy giảm của các nguồn tài nguyên không có khả năng phục hồi.

B. Thiên tai ngày càng nhiều và khó lường.

C. Nước biển dâng gây chìm ngập các vùng thấp, trũng ven biển.

D. Băng ở 2 cực và các vùng núi cao tan chảy.

Câu 27: Mục đích lớn nhất của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Đông Nam Á là A. phá thế độc canh cây lúa.

B. phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn trong khu vực.

C. phục vụ xuất khẩu để thu ngoại tệ.

D. giải quyết việc làm cho nhân dân vùng trung du, miền núi.

Câu 28: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích lúa cao nhất?

A. Kiên Giang. B. Đồng Tháp. C. An Giang. D. Long An.

Câu 29: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, hãy cho biết dân tộc Tày, Thái phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Tây Nguyên. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Bắc Trung Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 30: Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho Trung du và miền núi Bắc Bộ có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế là

A. chính sách Nhà nước phát triển miền núi. B. giao lưu thuận lợi với các vùng khác.

C. nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm. D. nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.

Câu 31: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy xác định vùng khí hậu nào dưới đây không chịu tác động của gió Tây khô nóng?

A. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ. B. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ.

C. Vùng khí hậu Tây Bắc Bộ. D. Vùng khí hậu Tây Nguyên.

Câu 32: Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do A. đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế.

B. tài nguyên thiên nhiên của vùng không thật phong phú.

C. cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng chưa hợp lí và chậm chuyển dịch.

D. sức ép dân số đối với kinh tế - xã hội và môi trường.

Câu 33: Nhận xét không đúng về sự đối lập của tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc là A. miền Tây là thượng nguồn của các sông lớn chảy về phía đông.

B. miền Đông chủ yếu là đồng bằng còn miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên.

C. miền Tây khí hậu lục địa, ít mưa còn miền Đông khí hậu gió mùa, mưa nhiều.

Trang 3/4 - Mã đề thi 656

(4)

D. miền Đông giàu khoáng sản, miền Tây khoáng sản nghèo nàn.

Câu 34: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Lạng Sơn. B. Hà Giang. C. Điện Biên. D. Thanh Hóa.

Câu 35: Cho bảng số liệu:

Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước, năm 2014

(Đơn vị: %)

Nhóm nước Khu vực kinh tế

Khu vực I Khu vực II Khu vực III

Phát triển 1,6 22,3 76,1

Đang phát triển 19,8 35,2 45,0

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước năm 2014?

A. Nhóm nước đang phát triển có tỉ trọng khu vực II lớn nhất trong cơ cấu GDP.

B. Nhóm nước phát triển có tỉ trọng khu vực II cao hơn nhóm nước đang phát triển.

C. Nhóm nước phát triển có tỉ trọng khu vực I lớn nhất trong cơ cấu GDP.

D. Nhóm nước đang phát triển có tỉ trọng khu vực III thấp hơn nhóm nước phát triển.

Câu 36: Trong những năm gần đây, ngành nào sau đây có sức cạnh tranh và ngày càng trở thành thế mạnh của các nước trong khu vực Đông Nam Á?

A. Công nghiệp khai thác than và khoáng sản kim loại.

B. Công nghiệp dệt may, giày da.

C. Công nghiệp chế biến như: lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.

D. Các ngành tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu.

Câu 37: Khu vực Đông Nam Á là cầu nối giữa hai lục địa nào?

A. Lục địa Á và lục địa Âu. B. Lục địa Á - Âu và lục địa Bắc Mĩ.

C. Lục địa Á - Âu và lục địa Phi. D. Lục địa Á - Âu và lục địa Ôxtrâylia.

Câu 38: Cho biểu đồ về GDP phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kì năm 1990 và 2010

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Tổng GDP phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kì năm 1990 và năm 2010.

B. Tốc độ tăng trưởng GDP của Hoa Kì năm 1990 và năm 2010.

C. Quy mô, cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kì năm 1990 và năm 2010.

D. Quy mô, cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kì năm 1990 và 2010.

Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết ý nào sau đây thể hiện thứ tự các vườn quốc gia theo chiều Nam - Bắc?

A. Bù Gia Mập, Kon Ka Kinh, Hoàng Liên, Vũ Quang.

B. Tràm Chim, Chư Mom Ray, Bến En, Ba Bể.

C. Cát Bà, Pù Mát, Yok Đôn, Cát Tiên.

D. Cát Tiên, Bạch Mã, Xuân Thủy, Núi Chúa.

Câu 40: Từ những năm 1980, Nhật Bản phải điều chỉnh lại chiến lược phát triển kinh tế vì

A. cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới. B. Nhật Bản không còn được sự giúp đỡ của Hoa Kì.

C. cơ cấu kinh tế hai tầng không còn hiệu quả. D. sự vươn lên cạnh tranh của NICs châu Á.

--- HẾT ---

Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Trang 4/4 - Mã đề thi 656

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 13: Ý nào sau đây không chính xác về nguyên nhân Đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân nhất nước ta.. Có lịch sử khai thác lãnh thổ

Câu 23: Ý nào sau đây không phải là khó khăn đối với việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.. Hiện tượng rét

Câu 57: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất ở Đồng bằng

Câu 52: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết trong các tỉnh sau đây, tỉnh nào có tổng diện tích trồng cây công nghiệp lớn nhất?. Câu 53: Căn cứ vào Atlat

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây có quy mô GDP lớn nhất Đồng bằng sông Cửu LongA. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam

Câu 25.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.. A.Thủ

Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của trung tâm kinh tế Hà Nội và trung

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có giá trị sản xuất thủy sản đạt tỉ lệ trên 50% trong tổng giá trị sản xuất nông - lâm