• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG TH&THCS VIỆT DÂN TỔ: KHXH

Họ và tên giáo viên:

Lê Thị Nga CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG

BÀI 12: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƠI EM SỐNG (Thời gian thực hiện 3 tiết) 32, 33, 34

I. Mục tiêu 1. Kiến thức:

- Tìm hiểu thực trạng môi trường tại các khu dân cư nơi em sinh sống và học tập qua quan sát, tranh ảnh, video…

- Thu thập được một số thông tin, bằng chứng cho thấy người dân địa phương có những tác động tích cực, tiêu cực đến môi trường sống.

- Xây dựng được nội dung và sử dụng cách trình bày phù hợp để tuyên truyền đến người dân địa phương các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường.

2. Năng lực:

a. Năng lực đặc thù

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để tìm hiểu về vấn đề môi trường ở tỉnh Quảng Ninh và Vân Đồn

- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học tập: Biết dùng máy ảnh, điện thoại quay và chụp ảnh lại những hoạt động của con người tác động đến môi trường và dùng phần mềm powerpoint làm thành bài trình chiếu.

b. Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện khác để trình bày và thảo luận về các hoạt động tích cực và tiêu cực đến môi trường sống khu dân cư

3. Phẩm chất:

- Yêu nước, trách nhiệm: Có ý thức tìm hiểu về vấn đề môi trường của tỉnh/

địa phương, từ đó thêm yêu và tự hào về quê hương, đất nước; thể hiện mong muốn học tập, rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia bảo vệ môi trường sống.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Giấy A1, bút dạ, bút màu, tranh ảnh, video về môi trường, hoạt động của con người tác động đến môi trường

- Máy tính, máy chiếu, tài liệu địa phương III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Khởi động (5’)

a. Mục tiêu: HS xác định được vấn đề cần giải quyết liên quan đến bài học (vấn đề ô nhiễm môi trường ở tỉnh Quảng Ninh nói chung và Vân Đồn nói riêng)

b. Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân

(2)

+ GV chiếu video về hiện tượng hs vô tư xả rác ra môi trường sau khi uống nước, ăn bánh kẹo xong

+ GV đặt câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về hành động của các bạn trong video trên?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS làm việc cá nhân, trao đổi với bạn để đưa ra ý kiến của mình và trả lời khảo sát của giáo viên.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận + Giáo viên hiển thị kết quả khảo sát - Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV đánh giá kết quả khảo sát cũng như nhận xét của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (35 phút)

2.1. Một số vấn đề môi trường ở khu dân cư của tỉnh Quảng Ninh (20 phút) a. Mục tiêu: Học sinh trình bày được một số vấn đề môi trường ở khu dân cư tỉnh Quảng Ninh và thị xã Đông Triều

b. Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Gv chiếu một số hình ảnh về vấn đề môi trường ở tỉnh Quảng Ninh nói chung, ở Vân Đồn nói riêng.

+ Y/c hs quan sát hình ảnh kết hợp đọc phần thông tin kênh chữ trong sgk (63)

+ Y/c hs hoạt động cá nhân

? Hãy chỉ ra nội dung của mỗi bức hình trên màn hình và nêu nhận xét chung của em về vấn đề đặt ra ở đây?

? Em hãy liệt kê các vấn đề môi trường ở Quảng Ninh nói chung và Vân Đồn nói riêng?

+ Y/c hs hoạt động nhóm (4-6 hs/nhóm)

GV yêu cầu HS thảo luận đưa ra các nguyên nhân gây ra vấn đề môi trường ở địa phương. Vẽ sơ đồ tư duy ra giấy A1.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS làm việc cá nhân, trao đổi với bạn để đưa ra ý kiến của mình và trả lời khảo sát của giáo viên.

+ HS thảo luận nhóm trên giấy A1

+ GV: quan sát, nhắc nhở hs về hiệu lệnh thời gian, trợ giúp các cá nhân/nhóm.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận + HS trả lời câu hỏi cá nhân

+ Đại diện nhóm lên thuyết trình sơ đồ tư duy nhóm đã thảo luận

(3)

+ Giáo viên đưa bảng kiểm, hs các nhóm dựa vào bảng kiểm hoặc Rubric (Phụ lục) của GV để chấm chéo sản phẩm nhóm của nhau ; Học sinh hoàn thiện phiếu học tập cá nhân.

BẢNG ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH Nhóm:………

Tiêu chí đánh giá

Điểm tối đa Điểm của

giáo viên

Điểm của nhóm khác Nội dung

Nội dung minh họa đa dạng 10 Trả lời nội dung bài học tốt 10

Liên hệ thực tế tốt 10

Điểm 30

Bố cục

Bố cục hợp lí, rõ ràng, dễ theo dõi 10 Nên, chữ, kích cỡ dễ nhìn 10 Đúng chính tả, diễn đạt tốt 5

Điểm 25

Nhóm thuyết trình

Phong cách thuyết trình tự tin, năng động, cuốn hút

10 Kết hợp tốt giữa thuyết trình và trình

chiếu

5 Nắm vững nội dung thuyết trình, trả lời câu hỏi chất vấn

10 Trình bày nội dung trọng tâm, rõ ràng, dễ hiểu

10

Điểm 35

Tính hiệu quả

Thu hút người nghe 5

Vấn đề được làm sáng tỏ 5

Điểm 10

Tổng điểm 100

XẾP LOẠI

Giỏi: 80-100 Trung bình: 50-64

Khá: 56-79 Yếu: dưới 50

- Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động của các nhóm và chốt kiến thức

NỘI DUNG HỌC TẬP

(Phiếu học tập của hs sau khi hoàn thiện)

Hoạt động 2.2: Một số hoạt động bảo vệ môi trường khu dân cư ở tỉnh Quảng Ninh (15 phút)

(4)

a. Mục tiêu: Hs nhận thức được những hoạt động tích cực diễn ra trên địa bàn tỉnh trong việc bảo vệ môi trường khu dân cư từ đó nâng cao ý thức tự giác bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống (hình ảnh minh họa cho các hoạt động bảo vệ môi trường)

b. Thực hiện nhiệm vụ

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS làm việc theo cá nhân, dựa vào TLĐP 6 trang 64 phần kênh chữ và kênh hình:

(1) Quảng Ninh đã làm gì để thực hiện mục tiêu “tăng trưởng xanh”?

(2) Hoàn thành vào vở ghi về những hoạt động của địa phương (thôn, xã…) để thực hiện mục tiêu của tỉnh đề ra

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Hs nghiên cứu tài liệu hoàn thành yêu cầu của GV + GV: quan sát và trợ giúp hs.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ Hs trao đổi chéo sản phẩm và bổ sung cho nhau

+ GV chọn ngẫu nhiên sản phẩm của 1 hs (sau khi đã được bạn góp ý), chụp ảnh và chiếu lên bảng để nhận xét, bổ sung cho bài học sinh.

+ Hs đối chiếu , hoàn thiện sản phẩm (nội dung ghi bài) - Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

NỘI DUNG HỌC TẬP

1. Phong trào của tỉnh: xây dựng tỉnh xanh, sạch, đẹp và vệ sinh môi trường ở các địa phương trong tỉnh

2. Các hoạt động ở đị phương: trồng cây xanh hai bên đường, ngày chủ nhật xanh; cắt tỉa cây cảnh hàng tháng, dọn vệ sinh đường sá, thu gom rác thải và phân loại rác thải……..

TIẾT 2

Hoạt động 2.3: Thu thập và phân loại thông tin, bằng chứng cho thấy người dân địa phương có những tác động tích cực hoặc tiêu cực đến môi trường (20 phút)

a. Mục tiêu: Hs biết sự dụng các thiết bị như máy ảnh, điện thoại để quay hoặc chụp ảnh về những hoạt động của con người ở địa phương có tác động đến môi trường

b. Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu làm việc theo nhóm thôn dung điện thoại máy ảnh để quay, chụp lại những hoạt động của thôn mình

(5)

về các hoạt động của con người tác động đến môi trường và phân loại các hoạt động đó.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Hs làm việc theo nhóm (đã chuẩn bị ở nhà) - Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ Đại diện các nhóm lên trình bày nội dung đã chuẩn bị (chia sẻ bằng hình thức chiếu video, bài viết, tranh ảnh minh họa, vẽ tranh…và phân loại thành hoạt động tích cực và hoạt động tiêu cực)

+ GV mời các hs khác nhận xét, bổ sung

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

NỘI DUNG HỌC TẬP

- Hoạt độngt tích cực: Quét dọn đường làng ngõ xóm, cắt tỉa cây xanh, thu gom rác thải, phân loại rác….

- Hoạt động tiêu cực: vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định, vứt xác động vật xuống sông, kênh mương gây mùi hôi thối, phân động vật thải trực tiếp ra môi trường mà không có bể bioga…

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (10 phút) Mục 4 TLĐP 6 trang 67

a. Mục tiêu: luyện tập, củng cố kiến thức về các biện pháp bảo vệ môi trường nơi các em sinh sống

b. Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ GV chia lớp theo 6 nhóm, chiếu yêu cầu trên màn hình: Đề xuất ý tưởng, chủ đề và vật liệu để thiết kế poster

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm tập trung thiết kế poster - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Các nhóm triển lãm sản phẩm của mình

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (15 phút)

Bài tập mục 5: Em là tuyên truyền viên bảo vệ môi trường a. Mục tiêu: luyện tập, củng cố kỹ năng trình bày làm tuyên truyền viên b. Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào những kiến thức đã tìm hiểu và nêu cách mình sẽ làm để tuyên truyền cho gia đình, bạn bè cùng nhau bảo vệ môi trường.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Học sinh làm việc cá nhân

(6)

+ GV hỗ trợ trong thời gian hs làm việc - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV gọi ngẫu nhiên 1 hs lên bảng tuyên truyền cho các bạn trước lớp + GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt kiến thức có liên quan.

IV. Hướng dẫn về nhà

- Học bài, nắm chắc nội dung bài học - Hoàn thiện bài viết

- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đa được tìm hiểu để chuản bị cho kiểm tra cuối kỳ

(7)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án dạy học chủ đề tích hợp kiến thức các môn học: Hóa học, Địa lí, Vật lí, Tin học, Mỹ Thuật, Giáo dục công dân, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua bài:

Khám phá trang 135 Công nghệ 10: Việc vứt vỏ chai, bao bì của các loại thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi và đốt các loại chất thải trồng trọt ảnh hưởng như thế nào đến

Khám phá trang 138 Công nghệ 10: Theo em, những loại chất thải trồng trọt nào có thể sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh.. Quá trình sản xuất

Tôi sẽ rất buồn nếu không được khoe sắc cùng các bạn.... Các bạn học sinh đang tưới nước bắt sâu

+ Tuy nhiên, do quản lý thiếu đồng bộ, công nghệ khai thác lạc hậu, nhất là việc khai thác, sử dụng nhiều nhóm tài nguyên chưa hợp lý… đang là những nguyên nhân dẫn

Trong đỏ, các con đường lổng ghép thông qua các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông và tích hợp trong giáo dục nghề phổ thông ở trung tâm kỹ thuật tồng họp

Kiến thức: Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh.. Kĩ năng: Qua câu chuyện, HS có ý thức bảo

+ Những hành động và sự việc vi phạm Luật Bảo vệ môi trường và cách khắc phục1. Hành động làm suy thoái môi