• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 18/09/2020 Tiết 5 Bài 4: NGUYÊN TỬ

I. M ục tiêu 1.

K iến thức Biết được:

- Các chất đều được tạo nên từ các nguyên tử.

- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử là các electron (e) mang điện tích âm.

- Hạt nhân gồm proton (p) mang điện tích dương và nơtron (n) không mang điện.

- Trong nguyên tử, số p bằng số e, điện tích của 1p bằng điện tích của 1e về giá trị tuyệt đối nhưng trái dấu, nên nguyên tử trung hoà về điện.

- Những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.

2.

Kỹ năng

- Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể (H, C, Cl, Na).

3. T hái độ và tình cảm

- Hình thành thế giới quan khoa học và tạo cho HS hứng thú học bộ môn.

4 . T ư duy:

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận logic

- Rèn khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu ý tưởng của người khác.

- Rèn các thao tác tư duy : so sánh, tương tự, khái quát hóa.

5. Phẩm chất năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học.

II. C huẩn bị 1. Giáo viên

- SGK, SGV, chuẩn KT – KN, máy chiếu.

(2)

- Chuẩn bị sẵn sơ đồ minh hoạ cấu tạo 3 nguyên tử: hidro, oxi, natri.

2. Học sinh

- Xem lại kiến thức Vật Lý lớp 7, bài 18, Mục: Sơ lược về cấu tạo nguyên tử.

III. Phương pháp , kỹ thuật

1. Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, vấn đáp, nghiên cứu, hợp tác nhóm, trực quan.

2. Kỹ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật chia nhóm.

IV. T iến trình giờ dạy 1. Ổn định tổ chức: (1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

8A 8B

2. Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra 3.

Tổ chức các hoạt đông dạy học 3.1: Khởi động (2’)

Ta đã biết mọi vật thể tự nhiên hay nhân tạo đều được tạo ra từ chất này hay chất khác. Vậy chất được tạo ra từ đâu? Câu hỏi đó đã được đặt ra từ cách đây mấy nghìn năm. Ngày nay, khoa học đã có câu trả lời rõ ràng và các em sẽ biết được trong bài này.

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tử là gì?

- Mục tiêu: HS nắm được khái niệm nguyên tử, cấu tạo của nguyên tử - Thời gian: 10’

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở, nghiên cứu

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật giao nhiệm vụ

(3)

Hoạt động của GV và học sinh Nội dung G: Hướng dẫn HS sử dụng thông tin

trong SGK và phần đọc thêm (Phần 1 trang 16).

+ Nguyên tử là gì? Kích thước như thế nào?

+ Có bao nhiêu nguyên tử? bao nhiêu chất?

+ Nhận xét mối quan hệ giữa chất, vật thể và nguyên tử được liên hệ từ Vật lý lớp 7?

H: Đọc và trả lời câu hỏi

G: Cho HS quan sát sơ đồ nguyên tử Heli và cho biết cấu tạo của nguyên tử?

HS: Quan sát và trả lời.

G: Lưu ý: vỏ không phải là vỏ bọc mà là khu vực bao quanh hạt nhân.

G: Thông báo khối lượng của electron vô cùng nhỏ: me = 9,1095.10-28g

1. Nguyên tử là gì?

- Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ trung hoà về điện.

- Cấu tạo nguyên tử:

+ Hạt nhân (+)

+ Lớp vỏ: Gồm một hay nhiều hạt electron.

Kí hiệu: e, điện tích âm (-)

Hoạt động 2. Hạt nhân nguyên tử là gì?

- Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo của hạt nhân - Thời gian: 16’

- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở, nghiên cứu, hoạt động nhóm, trực quan

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật chia nhóm

Hoạt động của GV và HS Nội dung

G: HS nghiên cứu thông tin SGK.

+ Hạt nhân nguyên tử tạo bởi những loại hạt nào?

2. Hạt nhân nguyên tử.

- Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron.

(4)

+ Cho biết kí hiệu, điện tích của các hạt?

H: Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi G: Cho: ZAX 816O 817O A: Nguyên tử khối = số khối

X: KHHH.

Z: số hiệu nguyên tử = số p + Nhận xét số p ở 2 nguyên tử trên?

H: 2 ng.tử trên số p = 8

G: Nguyên tử trên gọi là nguyên tử cùng loại.

+ Nguyên tử cùng loại là gì?

+ 2 nguyên tử dưới đây có được gọi là nguyên tử cùng loại không? vì sao?

1735Cl 1736Cl

H: Là nguyên tử cùng loại vì đều có số p

= 17.

G: Treo sơ đồ minh họa cấu tạo 3 nguyên tử H, O, Na. Nhận xét về số hạt p và e trong các nguyên tử?

H: Tổng p = tổng e

Vì: P điện tích ( +), e điện tích ( -) GV: thông báo khối của p, n:

+ mp = 1,6726. 10-28 g.

+ mn = 1,6748. 10-28 g.

G: So sánh khối lượng các hạt e, p, n?

Vì sao nói khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử?

H: Vì p và n có cùng khối lượng, còn e có khối lượng rất bé = 0,0005 lần KL của hạt proton.

G: Chốt kiến thức: Cho hs xem video Cấu tạo nguyên tử

+ Proton( p): Điện tích (+).

+ Nơtron (n): Không mang điện.

- Các nguyên tử có cùng số p trong hạt nhân được gọi là các nguyên tử cùng loại.

- Vì trong nguyên tử luôn trung hoà về điện:

Số p = số e

- KL nguyên tử ¿ KL hạt nhân

3.3: Hoạt động luyện tập

(5)

- Mục tiêu: Hs từ kiến thức đã học làm đước một số bài tập có trong bảng phụ - Thời gian: 10’

- Hình thức tổ chức: Nhóm

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở, nghiên cứu, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật giao nhiệm vụ

*Bảng phụ:

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và (1) về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi (2) mang (3)”

A. (1) trung hòa (2) hạt nhân (3) điện tích âm B. (1) trung hòa (2) một hay nhiều electron (3) không mang điện C. (1) không trung hòa (2) một hạt electron (3) điện tích dương D. (1) trung hòa (2) một hay nhiều electron (3) điện tích âm Câu 2: Chọn đán án đúng nhất

A. Số p=số e B. Hạt nhân tạo bởi proton và electron

C. Electron không chuyển động quanh hạt nhân D. Eletron sắp xếp thành từng lớp

Câu 3: Chọn đáp án sai

A. Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử B. Số p = số e

C. Hạt nhân tạo bởi proton và notron D. Oxi có số p khác số e

Câu 4: Đường kính của nguyên tử là

A. 10-9 cm B. 10-8 cm C. 10-9 m D. 10-8m Câu 5: Vì sao khối lương nguyên tử được coi bằng khối lượng hạt nhân. Chọn đáp án đúng

A. Do hạt nhân tạo bởi proton và notron B. Do số p = số e

C. Do proton và notron có cùng khối lượng còn electron có khối lượng rất bé D. Do notron không mang điện

(6)

Câu 6: Hạt nhân được cấu tạo bởi:

A. Notron và electron B. Proton va electron C. Proton và notron D. Electron Đáp án: 1D, 2A, 3D, 4B, 5C, 6C

3.4: Hoạt động vận dụng (2p)

Tìm hiểu số lượng các loại hạt trong nguyên tử hidro và nguyên tử oxi.

3.5: Hoạt động tìm tòi mở rộng(2p)

Tìm hiểu lớp electron ( hướng dẫn hs đọc thêm) và trả lời câu hỏi: Vì sao các nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau.

4. Hướng dẫn về nhà: (2p)

- Về nhà: làm BT: 1->3(SGK/15,16) - Chuẩn bị bài 5: Nguyên tố hóa học.

V. R út kinh nghiệm

………

………

………

………...

(7)

Ngày soạn: 18/09/2020 Tiết 6 Bài 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

I. M ục tiêu 1.

K iến thức HS biết được:

- Những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hoá học. Kí hiệu hoá học biểu diễn nguyên tố hoá học.

2.

K ĩ năng

- Đọc được tên một nguyên tố khi biết kí hiệu hoá học và ngược lại.

- Rèn luyện kĩ năng viết kí hiệu hoá học.

3. T hái độ và tình cảm

- Hình thành thế giới quan khoa học và tạo cho HS hứng thú học bộ môn.

4 . T ư duy:

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận logic - Rèn khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu ý tưởng của người khác

- Rèn các thao tác tư duy : so sánh, tương tự, khái quát hóa.

5. Phẩm chất năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học.

*Giáo dục đạo đức: HS có trách nhiệm tuyên truyền cho gia đình, bạn bè, người thân biết một số nguyên tố hóa học trong tự nhiên thuộc loại nguyên tố phóng xạ gây tác động xấu đến môi trường nếu sử dụng không đúng cách.

II. C huẩn bị 1. Giáo viên:

- SGK, SGV, chuẩn KT – KN, máy chiếu.

2. Học sinh: Bảng nhóm.

III. P hương pháp , kỹ thuật:

(8)

1.Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm.

2. Kỹ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật chia nhóm.

IV. T iến trình giờ dạy 1. Ổn định tổ chức: (1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

8A 8B

2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 ’)

?1: Nguyên tử là gì ? Nguyên tử được cấu tạo bởi những loại hạt nào?

- TL: Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện.

Nguyên tử gồm: + Hạt nhân: Hạt p và hạt n.

+ Lớp vỏ: hạt e

?2: Cho biết tên, kí hiệu và điện tích của những hạt mang điện? Nguyên tử cùng loại là gì?

- TL: + Proton ( p): Điện tích (+) + Notron (n) : Không mang điện + Electron ( e) : Điện tích (-)

Các nguyên tử có cùng số p trong hạt nhân được gọi là các nguyên tử cùng loại.

3.

Tổ chức các hoạt động dạy học 3.1: Khởi động (2’)

Nước được tạo nên từ nguyên tử Hiđro và nguyên tử Oxi, để tạo nên 1 ml nước (1g nước) ta phải có khoảng 6 vạn tỉ tỉ nguyên tử Hiđro kết hợp với khoảng 3 vạn tỉ tỉ nguyên tử Oxi (Nếu đem số nguyên tử này trải đều trên mặt đất, thì số nguyên tử này sẽ trải kín toàn bộ trái đất của chúng ta - con số thật khổng lồ !).

Khi nói đến những lượng nguyên tử vô cùng lớn người ta nói nguyên tố hóa học (NTHH). Vậy NTHH là gì? Kí hiệu của chúng ra sao? Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu.

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1 : Tìm hiểu về nguyên tố hóa học

- Mục tiêu: HS nắm được định nghĩa NTHH là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân. Số p là đặc trưng cho nguyên tố hoá học.

- Thời gian: 12’

(9)

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở, nghiên cứu

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật giao nhiệm vụ

Hoạt động của GV và học sinh Ghi bảng - HS: Nghiên cứu thông tin SGK kết hợp kiến thức

đã học

+ Nhắc lại khái niệm nguyên tử cùng loại.

+ NTHH là gì?

+ Đại lượng nào đặc trưng cho NTHH?

=> Báo cáo.

- Thông báo: Nguyên tử vô cùng nhỏ. Còn trong thực tế đề cập đến những lượng nguyên tử vô cùng lớn người ta dùng đến NTHH.

Nhấn mạnh: Các nguyên tử thuộc cùng 1 NTHH có tính chất hoá học như nhau.

+ Có bao nhiêu NTHH?

- Hướng dẫn HS cách tra bảng một số NTHH ở SGK.

=> Liên hệ GD đạo đức (3’)

+ Trong hơn 100 NTHH có rất nhiều NTHH có lợi cho cuộc sống chúng ta, cô trò ta sẽ tìm hiểu lần lượt trong các tiết học tiếp theo. Bên cạnh đó, các NTHH đều có hạn chế nhất định nếu mỗi chúng ta không biết sử dụng đúng cách, đặc biệt là các nguyên tố phóng xạ.

+ Các em sẽ làm gì để người thân, cộng đồng sử dụng các NTHH đúng cách?

- Học tốt, có hiểu biết về các NTHH, từ đó có trách nhiệm tuyên truyền cho cộng đồng sử dụng đúng cách các NTHH.

I. Nguyên tố hóa học là gì?

1. Định nghĩa - NTHH là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân.

- Số p là số đặc trưng cho NTHH.

Hoạt động 2: Kí hiệu hóa học

- Mục tiêu: HS biết biểu diễn nguyên tố hóa học bằng kí hiệu hóa học - Thời gian: 10’

(10)

- Hình thức tổ chức: nhóm

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở, nghiên cứu, hoạt động nhóm

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật chia nhóm

- Sử dụng bảng 1 SGK/42, làm BT sau ra bảng nhóm:

Ng. tử Số p Số e Tên

ng.tố KHHH

Ng. tử 1 1 1 Hiđro H

Ng. tử 2 12 12 Magie Mg

Ng. tử 3 19 19 Kali K

Ng. tử 4 20 20 Canxi Ca

Ng. tử 5 26 26 Sắt Fe

+ Nhận xét về kí hiệu hóa học của mỗi nguyên tố?

Thông báo : KHHH được thống nhất trên toàn thế giới.

*Bài Tập: Viết kí hiệu của một số NTHH sau:

sắt, bạc, kẽm, magie, natri, bari.

- Đưa kết quả các nhóm lên bảng nhận xét bổ sung.

*Lưu ý:

- HS cách viết chính xác chữ cái đầu viết bằng chữ in hoa. Chữ cái thứ 2 viết bằng chữ thường và viết nhỏ hơn chữ cái đầu.

- Mỗi kí hiệu của nguyên tố còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố đó.

VD: H : chỉ 1 ng.tử hiđro 2H : chỉ 2 ng.tử hiđro

2. Kí hiệu hóa học

- KHHH mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng 1 hay 2 chữ cái (chữ cái đầu viết ở dạng chữ in hoa).

VD: Canxi: Ca Clo : Cl Oxi : O

3.3: Hoạt động luyện tập (5p)

Bài tập: Nguyên tử của nguyên tố X có 16 p trong hạt nhân. Em hãy xem bảng 1 sgk/42 và trả lời các câu hỏi:

a. Tên và kí hiệu của X?

(11)

b. Số e trong nguyên tử của nguyên tố X?

*Đáp án

a. X là lưu huỳnh. Kí hiệu S.

b. Nguyên tử S có 16e.

3.4: Hoạt động vận dụng (5p)

Xem bảng 1 sgk/42 em hãy hoàn chỉnh cho bảng dưới đây:

STT Tên nguyên tố

Kí hiệu HH

Số p Số e Số n Tổng số hạt trong nguyên tử

1 Flo 9 10 28

2 19 58

3 12 12 36

HS: Các nhóm thảo luận ghi kết quả vào phiếu học tập. (T/gian 5 phút)

GV: Sau 5p, yêu cầu các nhóm trao đổi chéo kết quả sau đó nhận xét bổ sung.

GV: Chấm điểm thi đua.

*Đáp án:

STT Tên nguyên tố

Kí hiệu HH

Số p Số e Số n Tổng số hạt trong nguyên tử

1 Flo F 9 9 10 28

2 Kali K 19 19 20 58

3 Magie Mg 12 12 12 36

3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (2p)

*Học thuộc KHHH ( bảng SGK 42) 4. Hướng dẫn về nh à ( 2 p)

- Làm BT 1-> 3 (SGK- 20), 5.2, 5.4 (SBT/6, 7) V.

RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Do đó, nghiên cứu này nhằm xây dựng một phương pháp chẩn đoán mới, sử dụng các thuật toán của Machine Learning để xây dựng các mô hình dự đoán tình trạng kỹ thuật của động cơ

- Lật mặt phải của vải lên trên. Vạch dấu đường thẳng cách đường gấp của nẹp 15mm.. ĐÍNH KHUY HAI LỖ.. 2. Đính khuy vào các điểm vạch

Bài tập 4 trang 35 Vở bài tập Lịch sử 8: Tại sao nói: sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học là một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng

- Từ nửa sau thế kỉ XVIII sản xuất máy móc được sử dụng đầu tiên ở Anh, sau đó lan ra các nước Âu-Mĩ, tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp:.. + Kỹ thuật

Câu 3 trang 55 SGK Lịch sử 8: Bằng những kiến thức đã học, giới thiệu vài nét về một tác giả hay tác phẩm văn học tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII - XIX.. Cuộc

Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái và được thực hiện theo quy tắc lùi một mũi, tiến 3 mũi trên

Vì lí do này mà việc áp dụng dạy học dựa trên vấn đề vào môn học Kĩ thuật điện sẽ là một cách tiếp cận mới, đạt hiệu quả cho sinh viên trong quá trình học

Nhận biết được các bộ phận cơ bản; các biểu tượng thể hiện trạng thái và chức năng hoạt động của điện thoại2. GD tính cẩn thận, ý thức giữ gìn điện thoại của