• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Tin học 6 Bài 3: Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán | Cánh diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Tin học 6 Bài 3: Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán | Cánh diều"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 3. Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán 1. Lựa chọn hành động tùy thuộc vào điều kiện

- Khi phải dựa trên điều kiện cụ thể nào đó để xác định bước thực hiện tiếp theo trong quá trình thực hiện thuật toán thì cần cấu trúc rẽ nhánh.

Ví dụ: Tuần này, một nhóm bạn lớp 6 hẹn sẽ chơi cùng nhau sau ba tiết học chiều thứ Năm như sau:

1) 16 giờ có mặt ở cửa phòng học lớp 6A.

2) Nếu trời mưa: chơi cờ vua trong phòng học lớp 6A.

3) Nếu trời không mưa: chơi đá bóng ở sân trường.

⇒ Khi thực hiện quy trình trên sẽ xảy ra chỉ một trong hai trường hợp bởi vì trong mô tả có hai dòng bắt đầu bằng từ “Nếu”.

2. Thể hiện cấu trúc rẽ nhánh

Để thực hiện đúng cấu trúc rẽ nhánh, cần nhận biết những thành phần sau:

- Điều kiện rẽ nhánh là gì?

- Các bước tiếp theo khi điều kiện được thỏa mãn, ngắn gọn là nhánh đúng.

- Các bước tiếp theo khi điều kiện không thỏa mãn, ngắn gọn là nhánh sai.

Quy ước sử dụng cặp từ khóa “Nếu – Trái lại” để hiện thị cấu trúc rẽ nhánh.

Hình 3.1: Mẫu cấu trúc rẽ nhánh Ví dụ:

Nếu trời mưa:

Chơi cờ vua trong lớp

(2)

Trái lại:

Chơi đá bóng ở sân trường Hết nhánh

- Cấu trúc rẽ nhánh kết thúc khi gặp “Hết nhánh”. Chú ý rằng “Trái lại” vừa đánh dấu hết nhánh đúng vừa bắt đầu cho nhánh sai, ta cần từ khóa “Hết nhánh” để kết thúc nhánh sai.

- Nếu nhánh sai trống rỗng (không cần làm gì) thì cấu trúc rẽ nhánh khuyết “Trái lại”.

- Trường hợp này được gọi là cấu trúc rẽ nhánh khuyết và dùng “Hết nhánh” để kết thúc nhánh đúng.

Hình 3.2: Sơ đồ mô tả rẽ nhánh cho ví dụ trên:

Hình 3.3: Mẫu cấu trúc rẽ nhánh dạng khuyết 3. Biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh

- Kiểm tra điều kiện phải cho ra kết quả là thỏa mãn hoặc không thỏa mãn, theo kiểu logic là “đúng” và “sai”.

(3)

- Điều kiện cần kiểm tra trong cấu trúc rẽ nhánh là biểu thức so sánh.

Ví dụ: (a+b) > 5 là biểu thức so sánh giá trị (a+b) với 5.

+ Nếu a = 1 và b = 2 thì kết quả so sánh cho giá trị là sai.

+ Nếu a = 3 và b = 4 thì kết quả so sánh cho giá trị là đúng.

+ …

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Cấu trúc lặp dùng để mô tả các bước của thuật toán được thực hiện lặp lại nhiều lần - Trong cấu trúc lặp, bao giờ cũng có bước kiểm tra điều kiện kết thúc quá trình

- Học sinh mô tả được thuật toán đơn giản có các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp bằng sơ đồ khối..

Thuật toán là một quy trình chặt chẽ gồm một số bước, có chỉ rõ trình tự thực hiện để giải quyết một bài toán cụ thể nào nào.... - Mô tả thuật toán phải cụ

Khi các bước được thực hiện theo đúng trình tự liệt kê trong mô tả thuật toán thì ta có cấu trúc tuần

Ngoài ra, qua thực hành lập trình, học phần cũng giúp sinh viên giải thích được vai trò và tầm quan trọng của cấu trúc dữ liệu và giải thuật trong việc xây dựng phần

Sau then hoặc else phải là 1 câu lệnh nhưng trong nhiều trường hợp cần nhiều câu lệnh để mô tả, ngôn ngữ lập trình pascal cho phép gộp 1 dãy câu lệnh

Với phương pháp hình thức (formal method), bài báo đưa ra các định nghĩa ban đầu về các diễn dịch trên cấu trúc mờ theo lý thuyết model (model theory) , nó

Muốn dùng biến X lưu giá trị nhỏ nhất trong các giá trị của hai biến A, B không thể dùng cấu trúc rẽ nhánh nào trong các cấu trúc