• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài thi:

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ " Bài thi: "

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 - LẦN 2 TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Bài thi:

NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

(Đề thi gồm 01 trang)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Xin bạn bình tâm

Tôi chẳng bao giờ là nhà thơ tên tuổi cả Danh hiệu đó xin nhường cho người khác Tôi chỉ mong mình tự do

Để được là mình

Viết điều mình mong ước Giữa cái thời sống là đeo đuổi

Danh hiệu, bạc tiền, ghế cao, nhà rộng Tôi chọn tự do

Thi sĩ

Tự do trước hết là chính mình Không chiều lụy mình

Ngỏng cổ nghe lời khen tặng Với tôi

Sự ân thưởng một câu nói vui bạn bè Chiếc lá xanh bên đường

Chân mây chiều rạng rỡ Tự do là tất cả

Những ràng buộc trong sạch Giữa con người và con người Con người cùng ngoại vật Không ngã giá

Thật bình dị

Tự do làm tâm hồn ta lớn lên Trong chiều kích vũ trụ

(Tự do - Nguyễn Khoa Điềm, Tạp chí Sông Hương, số 292, tháng 6/2013) Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Được viết bằng thể thơ gì? (0,5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ nổi bật nhất mà tác giả sử dụng trong văn bản. (0,5 điểm)

Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về hai câu thơ: Tự do làm tâm hồn ta lớn lên/ Trong chiều kích vũ trụ? (1,0 điểm) Câu 4. Căn cứ vào nội dung văn bản, anh/chị hãy giải thích nhan đề Tự do theo quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm. (1,0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến được nêu ra trong văn bản ở phần Đọc hiểu: Tự do trước hết là chính mình.

Câu 2 (5,0 điểm)

Anh/chị hãy phân tích cuộc chiến đấu giữa ông lái đò với con Sông Đà hung bạo trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân để làm rõ chất vàng của thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền núi sông hùng vĩ và thơ mộng (Ngữ văn 12, Tập một, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.185).

---Hết---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Xác định đúng vấn đề nghị luận: vẻ đẹp trữ tình của sông Đà qua đoạn trích; những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân.. Triển khai hợp

Từ phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày nhận thức của anh/ chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với đất nước.. Có vách đá thành

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận hình tượng Sông Đà trong đoạn trích, bình luận ngắn gọn nét độc đáo trong cách miêu tả sông Đà nói riêng, thiên nhiên

Trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà”, Nguyễn Tuân đã có một phát hiện về công việc của những người làm nghề lái đò trên sông Đà như sau: “Làm cái nghề

+ Vẻ đẹp trí dũng: ++ Ông lái giao chiến với sóng thác dữ dội như một viên dũng tướng luôn bình tĩnh đối đầu với bao nguy hiểm: “ông lái đò cố nén vết thương… hai chân vẫn kẹp chặt

Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà (còn gọi là địa máng sông Đà). Ngoài sông Đà là sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm

• Ông lái đò được miêu tả như một người lao động dũng cảm lại vừa như một nghệ sĩ tài hoa của sông nước, rất mực điệu nghệ trong công việc của mình với

Ngoại hình của người lái đò chỉ được Nguyễn Tuân phác họa bằng những nét hết sức ngắn gọn “Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại