• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử văn THPT quốc gia 2019 số 13 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử văn THPT quốc gia 2019 số 13 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM HỒ CHÍ MINH

ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019

CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 13 Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:...

Số báo danh:...

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Ai cũng thích sự an toàn, thích sự chắc chắn nhưng lại quên rằng thay đổi mới chính là an toàn. Ở trong môi trường tất cả mọi thứ đều thay đổi, bạn cũng thay đổi, ấy mới là thuận tự nhiên. Thuận theo tự nhiên thì an toàn hơn chống đối tự nhiên rất nhiều. Bởi vì sợ thay đổi nên mọi người sống một cuộc sống nhàm chán giống nhau hết ngày này qua tháng khác mà không biết rằng khả năng thay đổi chính là khả năng tuyệt vời nhất mà con người có được. Các loài vật phải thay đổi bản thân nó cho phù hợp với hoàn cảnh sống nhưng chỉ có con người mới có khả năng thay đổi hoàn cảnh sống để phù hợp với mình. [...]Hãy bắt đầu thay đổi từ những cái nhỏ rồi sang cái lớn, từ cái dễ rồi sang cái khó hơn. Dần dà bạn sẽ phát hiện ra mình đang tự tạo nên một phiên bản nâng cấp - đó là bước đầu tiên. Rồi từ một “chính mình” mới đó mà bạn có khả năng để tạo ra thay đổi cho xã hội bạn đang sống. Không gì là không thể.

Mọi thứ trên đời đều không ngừng thay đổi để tiến hóa. Chính bạn cũng đang tiến hóa mỗi ngày mà bạn không nhận ra. Chỉ cần có một tư duy khác đi, một suy nghĩ khác hơn về cuộc đời, về thế giới, về bản thân là bạn đã tiến hóa hơn ngày hôm qua rồi. Lịch sử đã chứng minh loài nào tiến hóa nhanh nhất sẽ làm chủ muôn loài, dân tộc nào tiến hóa nhanh nhất sẽ dẫn đầu các dân tộc khác và người nào tiến hóa nhanh hơn trong tư duy và óc sáng tạo cũng đều là người tạo nên sự thay đổi cho thế giới. Vậy mà bạn vẫn còn sợ hãi và tránh né khi nhắc đến thay đổi? Thật lạ lùng! Thay đổi chính là cách để chúng ta học hỏi những điều mới, chính là bước đầu tiên trong quá trình trải nghiệm cuộc đời, là khởi đầu để tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn.

(Sống như ngày mai sẽ chết, Phi Tuyết, Nxb Thế giới, tr.34–35, 2017) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2: Theo tác giả, sự thay đổi có những ý nghĩa gì cho bản thân và xã hội?

Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng “thay đổi mới chính là an toàn”?

Câu 4: Anh (chị) có nhận xét gì về nhan đề “Sống như ngày mai sẽ chết” của bài viết?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):

Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về những việc cần làm để tạo nên sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm):

Phân tích vẻ đẹp tài hoa trí dũng của người lái đò sông Đà trong đoạn trích tùy bút cùng tên của Nguyễn Tuân. Liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù để thấy quan điểm thẩm mĩ độc đáo của tác giả khi khắc họa nhân vật.

--- HẾT ---

Trang 1

(2)

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Chính luận.

Câu 2: (0,5 điểm)

Theo tác giả, sự thay đổi giúp chúng ta có thêm kiến thức, trải nghiệm mới mẻ cho bản thân và góp phần tạo nên một thế giới tốt đẹp nhờ sự đóng góp tích cực của mỗi cá nhân.

Câu 3: (1,0 điểm)

Tác giả cho rằng “thay đổi mới chính là an toàn” vì:

• Theo quy luật tự nhiên, tất cả mọi thứ đều sẽ thay đổi theo thời gian, thay đổi là cách để con người sống một cuộc đời thú vị và ý nghĩa hơn.

• Thay đổi giúp bạn tìm thấy động lực để phát triển và mở ra cơ hội để đạt được những thành tựu to lớn.

Câu 4: (1,0 điểm)

Nhận xét về nhan đề “Sống như ngày mai sẽ chết” của bài viết:

• Cách sử dụng từ ngữ của tác giả khá táo bạo, gây được ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc nhằm nhấn mạnh thông điệp muốn chuyển tải.

• Qua nhan đề này, tác giả khẳng định cuộc đời con người vốn hữu hạn, ta không thể thay đổi số mệnh của mình nhưng có quyền quyết định cách sống và chất lượng sống bằng những thay đổi tích cực trong nhận thức và hành động. Tác giả cũng muốn đưa ra lời khuyên: hãy đam mê, nhiệt huyết, tận hưởng và tận hiến để mỗi phút giây trôi qua thật trọn vẹn và ý nghĩa, hãy mạnh dạn thay đổi để khám phá những giới hạn của bản thân, phá vỡ những rào cản đã cố hữu trong suy nghĩ và hành động.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1: (2,0 điểm)

Có thể nêu một số nội dung sau:

• Trân trọng và sử dụng thời gian một cách hợp lý, khoa học.

• Loại bỏ những thói quen xấu, ngừng lo lắng, phiền não hay phán xét.

• Sống chậm để cảm nhận đi vào chiều sâu, thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực, yêu thương và độ lượng hon.

(Lưu ý: Học sinh viết thành đoạn văn) Câu 2: (5,0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp tài hoa trí dũng của người lái đò sống và trong đoạn trích tùy bút cùng tên. Liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù để thấy quan điểm thẩm mĩ độc đáo của tác giả khi khắc họa nhân vật.

a. Vài nét về tác giả, tác phẩm

Nguyễn Tuân (1910 - 1987) là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông cũng là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo, đặc biệt thành công ở thể loại tùy bút. Tác phẩm này được in trong tập tùy bút Sông Đà, xuất bản lần đầu năm 1960, tất cả gồm 15 bài tùy bút. Đây là kết quả của nhiều dịp ông đến với Tây Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp; đặc biệt là kết quả của chuyến đi thực tế năm 1958.

Trang 2

(3)

b. Phân tích vẻ đẹp tài hoa trí dũng của người lái đò sông Đà: Thể hiện qua cuộc chiến đấu với ba vòng thạch trận trên sông:

• Đối diện với ở vòng vây thứ nhất, người lái đò vẫn hết sức bình tĩnh, hiên ngang như một tướng soái phóng thẳng thuyền vào kẻ thù. Trước những đòn thù tàn độc của đối phương ông đã “cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái”, “giữ mái chèo khỏi bị hất lên” và sẵn sàng đối mặt, chiến đấu và chiến thắng lũ giặc đá đông đảo, đầy chủ động, hiểm ác, ranh ma..

• Ở vòng vây thứ hai, người lái đò với đôi bàn tay linh hoạt, tài hoa của mình đã khéo léo điều khiển con thuyền “bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy”. Ông lái đò lúc “cưỡi lên thác”, lúc “nắm chặt được cái bờm sóng”, lúc thì “ghì cương lái”, lúc thì ông tránh mà “rảo bơi chèo lên”, lúc thì “đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến”. Cuối cùng, ông đã chiến thắng cái lũ đá lúc này đang “tiu nghỉu cái mặt xanh lè” vì thất vọng.

• Ở vòng vây thứ ba, ông lái đò cứ anh dũng phóng thẳng thuyền, chọc thủng vào cửa giữa đó. Người lái đò rất linh hoạt điều khiển “thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép”, qua bao nhiêu cửa, “thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước”.

c. Đánh giá

• Ông lái đò được miêu tả như một người lao động dũng cảm lại vừa như một nghệ sĩ tài hoa của sông nước, rất mực điệu nghệ trong công việc của mình với kinh nghiệm, sự ngoan cường, ý chí quyết tâm. Tất cả những điều đó đã khẳng định ông đúng là chất vàng mười của Tây Bắc.

• Nhà văn đã tô đậm vẻ đẹp của nhân vật với những so sánh, ví von, liên tưởng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị;

từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao; câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả gân guốc, khi thì chậm rãi trữ tình.

d. Liên hệ so sánh

* Giống:

• Nhà văn tiếp cận con người trên phương diện tài hoa nghệ sĩ nên các nhân vật đều là những nghệ sĩ trong lĩnh vực hoạt động của mình. Đặc biệt, ông cũng đặt nhân vật trong tình huống đầy thử thách để họ bộc lộ rõ phẩm chất.

• Các nhân vật đều góp phần thể hiện những khả năng tuyệt vời của tác giả (sự quan sát tinh tường, trí tưởng tượng phong phú và tư duy liên tưởng so sánh bất ngờ) cũng như vốn kiến thức uyên bác về cả nghệ thuật lẫn cuộc đời và tình cảm man mác mà sâu nặng, đằm thắm và giàu sức sống, đầy tươi trẻ dành cho Tổ quốc.

• Vẻ đẹp của nhân vật được tô đậm vẻ đẹp với hệ thống từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.

* Khác:

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

• Ông lái đò được miêu tả như một người lao động dũng cảm lại vừa như một nghệ sĩ tài hoa của sông nước, rất mực điệu nghệ trong công việc của mình.

• Hơn thế, ông còn là một chiến sĩ thầm lặng, vô danh trong cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên dữ dội.

Họ đã chiến thắng trong cuộc chiến không cân sức với thiên nhiên nhờ kinh nghiệm giàu có, sự ngoan cường, ý chí quyết tâm - những phẩm chất cao quý của con người mới. Ông cũng chính là chất vàng mười của Tây Bắc mà tác giả dày công tìm kiếm.

• Cuộc chiến ngoan cường của ông với thiên nhiên được tái hiện bằng các câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu

Trang 3

(4)

nhịp điệu.

HUẤN CAO

• Nhân vật là một người anh hùng thất thế, nay bị kết án tử nhưng có khí phách hiên ngang, không khuất phục trước uy quyền; cũng là người nghệ sĩ rất tài hoa và có thiện lương trong sáng, có nhân cách cao đẹp.

• Được xây dựng từ nguyên mẫu, vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật được phát triển trong tình huống truyện độc đáo, đặc sắc (cuộc gặp gỡ và mối quan hệ éo le, trớ trêu với viên quản ngục) và không khí cổ xưa đặc trưng:

được khắc họa rõ nét bằng thủ pháp đối lập, tương phản cùng ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh.

Trang 4

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 2: Theo văn bản, muốn thành công trong cuộc sống thì chúng ta cần phải: chú ý đến mục đích cần hoàn thành trong cuộc sống (bắt đầu từ tương lai, khởi hành từ

 Điểm nhấn của khung cảnh - tiếng sáo gọi bạn: được miêu tả với nhiều cung bậc, nhiều sắc thái thẩm mĩ với những từ láy: “lấp ló, thiết tha, bổi hổi, văng

Câu 3: Vì sao tác giả bài viết cho rằng “khi ta gặp một chốt chặn nào đó trong cuộc đời, tất cả mọi người đều cho rằng không thể làm được, không vượt

• Dựa vào cốt truyện dân gian, tác giả đã sáng tạo nên một nhân vật với hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, thể hiện được sự phát

• Hình tượng sóng gắn liền với niềm tin và những âu lo trong tình yêu : Sau những say đắm, đam mê, trải lòng theo nỗi nhớ, Xuân Quỳnh nhận ra một điều: tình

Từ đó, liên hệ với bài thơ Tràng Giang của Huy Cận để làm rõ nét đặc sắc của hai tác giả trong cách cảm nhận về vẻ đẹp của non sông,

Câu 3: Xác định tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn văn bản trên.. Câu 4: Anh (chị) rút ra thông điệp gì tự đoạn văn

Nguyên nhân đã khiến “tất cả mọi người đều kính trọng ông lão” trong khi trước đó “mọi người đều e dè và chẳng muốn dính líu”: Sau khi mắc lỗi lầm thời trẻ, ông