• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử văn THPT quốc gia 2019 số 19 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử văn THPT quốc gia 2019 số 19 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM HỒ CHÍ MINH

ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019

CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 19 Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:...

Số báo danh:...

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Câu hỏi hay nhất của nhân loại để không ngừng tiến bộ là câu hỏi “Tại sao?”. Nhưng thậm chí còn có câu hỏi hay hơn nữa, đó là câu hỏi “Tại sao không?”. Bởi, khi ta gặp một chốt chặn nào đó trong cuộc đời, tất cả mọi người đều cho rằng không thể làm được, không vượt qua được, không giải quyết được, nhưng khi ta dám dũng cảm đặt câu hỏi “Tại sao không?” và tìm cách bật nút chặn, thì hoàn toàn có khả năng ta sẽ khai mở được một nguồn năng lượng mới và chạm tới nấc thiên tài.

Người Do Thái ở Israel không những hỏi “Tại sao?” mà họ luôn hỏi “Tại sao không?”. Vì thế mà Israel là đất nước sáng tạo bậc nhất thế giới. Hầu như những cải tiến mang tính nhảy vọt trong công nghệ thế giới đều được nhân tài Israel khởi xướng. Tại Israel cũng hình thành một văn hóa quan hệ đặc biệt, đó là văn hóa tranh luận. Không có chuyện nhân viên sợ sếp, nhất nhất tuân thủ theo sếp. Nhân viên luôn luôn đặt câu hỏi “Tại sao?” trước bất kỳ một vấn đề gì sếp đưa ra để tìm cách cải tiến nó. Thậm chí câu hỏi này cũng không cần tránh, một nhân viên có thể hỏi thẳng: “Tại sao ông là sếp của tôi mà không phải tôi là sếp của ông?”.

Có một rào cản khá lớn khiến học sinh Việt Nam còn chưa tiến bộ bằng học sinh Mỹ, Singapore, hay Israel, đó là học sinh Việt ít dám hỏi “Tại sao?”. Điều này có yếu tố thói quen ảnh hưởng. Nhà trường ở ta thường giảng dạy theo kiểu thầy đọc, trò ghi, tạo nên thói quen thụ động tiếp thu kiến thức có sẵn, không động não để lật đi, lật lại vấn đề. Ít khi việc dạy được tiến hành theo phương pháp tranh luận, thầy giáo nêu vấn đề, hướng dẫn học sinh tìm lời giải đáp sau đó thấy kết luận và học sinh có quyền tiếp tục hỏi thêm đến khi thực sự nắm rõ nội dung mà thầy muốn truyền đạt. Ít khi đặt câu hỏi “Tại sao?” ngay cả ở nhà, ở trường, chỉ biết nghe theo nên dần dần học sinh ở ta hình thành thói quen thụ động, khó xây dựng được kỹ năng tư duy độc lập trong mọi tình huống, hoàn cảnh.

(Trích Khai nguồn năng lượng mới từ câu hỏi “Tại sao?” – Petrotimes) Câu 1: Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản.

Câu 2: Theo tác giả, vì sao học sinh Việt Nam chưa dám hỏi “Tại sao”?

Câu 3: Vì sao tác giả bài viết cho rằng “khi ta gặp một chốt chặn nào đó trong cuộc đời, tất cả mọi người đều cho rằng không thể làm được, không vượt qua được, không giải quyết được, nhưng khi ta dám dũng cảm đặt câu hỏi “Tại sao không?” và tìm cách bật nút chặn, thì hoàn toàn có khả năng ta sẽ khai mở được một nguồn năng lượng mới”?

Câu 4: Anh (chị) rút ra thông điệp gì từ văn bản trên?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):

Trang 1

(2)

Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về ý nghĩa của kỹ năng tư duy độc lập trong thời đại mới.

Câu 2 (5,0 điểm):

Phân tích chi tiết bức ảnh mà nhân vật Phùng đã chụp lại trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Từ đó liên hệ với chi tiết bức châm mà nhân vật Huấn Cao đã viết cho nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân để thấy nét đặc sắc của các nhà văn khi khắc họa chi tiết nghệ thuật.

--- HẾT ---

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

Hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản: So sánh, phân tích.

Câu 2: (0,5 điểm)

Học sinh Việt Nam chưa dám hỏi “Tại sao?” vì: Học sinh Việt Nam đã quen với việc học thụ động, thầy đọc trò ghi, ít đặt câu hỏi phản biện vấn đề.

Câu 3: (1,0 điểm) Nguyên nhân:

• Khi ta đặt câu hỏi tại sao không, ta đang đối diện với nguyên nhân của vấn đề, khi đó, ta sẽ phát huy tối đa năng lực bản thân để giải quyết nó.

• Khi gặp khó khăn, mỗi người cần biết dũng cảm đối diện khó khăn và nỗ lực khắc phục nó, trong gian khó luôn tiềm ẩn những phương án giải quyết, những cơ hội dành cho người có niềm tin và lòng lạc quan.

Câu 4: (1,0 điểm)

Thông điệp rút ra từ văn bản:

• Cần từ bỏ cách học thụ động một chiều, nên tích cực tiếp nhận và xử lý thông tin với tư duy phản biện nhằm tìm ra bản chất thực sự của vấn đề cũng như nắm chắc kiến thức hơn.

• Nên thúc đẩy văn hóa tranh luận trong mọi môi trường nhằm phát triển kĩ năng tư duy độc lập, tư duy phản biện, tăng hiệu quả của hoạt động theo nhóm, thúc đẩy từng cá nhân làm việc, đóng góp ý kiến.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1: (2,0 điểm)

Có thể nêu một số nội dung sau:

• Kĩ năng tư duy độc lập giúp phát huy hết nội lực bản thân, sáng tạo ra cái mới, không lặp lại người khác.

• Kĩ năng tư duy độc lập hình thành tư duy phản biện, giúp tìm ra bản chất của vấn đề.

• Kĩ năng tư duy độc lập rèn luyện nhân cách, bản lĩnh con người.

(Lưu ý: Học sinh viết thành đoạn văn) Câu 2: (5,0 điểm)

Phân tích chi tiết bức ảnh mà nhân vật Phùng đã chụp lại trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. Từ đó liên hệ với chi tiết bức châm mà nhân vật Huấn Cao đã viết cho nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù để thấy nét đặc sắc của các nhà văn khi khắc họa chi tiết nghệ thuật.

Trang 2

(3)

a. Vài nét về tác giả, tác phẩm

Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới với tất cả tâm huyết, tài năng cũng như khát vọng sáng tạo chân chính và bản lĩnh dũng cảm.

Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa được ông sáng tác năm 1983, in lần đầu trong tập Bến quê (1985), sau được in riêng thành tập Chiếc thuyền ngoài xa. Truyện ngắn này tiêu biểu cho xu hướng chung của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới: hướng nội, chú ý khai thác số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời thường.

b. Bàn luận về vấn đề

* Miêu tả:

• Sau nhiều lần chờ đợi, bỏ qua những khung cảnh khác, cuối cùng người nghệ sĩ đã chụp được một bức ảnh nghệ thuật tuyệt vời với hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa. Con thuyền ấy trong buổi bình minh hiện ra rất đẹp, ấn tượng như “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”. Theo Phùng thì “toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”.

• Sau này, mỗi lần nhìn kỹ vào tấm ảnh đen trắng, người nghệ sĩ vẫn thấy “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai” - đó là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời nhưng cũng là biểu tượng của nghệ thuật. Và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà đang bước ra khỏi tấm ảnh” – đó là hiện thân của sự lam lũ, khốn khó, là sự thật của cuộc đời.

* Ý nghĩa:

• Nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát ly cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời.

• Người nghệ sĩ phải trung thực, dũng cảm nhìn thẳng và nhìn sâu sắc vào hiện thực để từ đó rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật và cuộc đời.

c. Đánh giá

• Chi tiết đã góp phần làm nên tình huống truyện có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống và bộc lộ được cái nhìn nhân đạo của tác giả (mâu thuẫn giữa nghệ thuật giản đơn và cuộc đời phức tạp, mâu thuẫn nằm ngay trong đời sống, thân phận và bản chất con người....).

• Chi tiết này đã nhấn mạnh thêm mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, khẳng định cái nhìn đa diện, nhiều chiều về đời sống, gợi mở những vấn đề mới cho sáng tạo nghệ thuật.

d. Liên hệ so sánh

* Giống:

• Đều là những hình tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa biểu trưng, thể hiện được sự trăn trở suy tư của người nghệ sĩ đối với số phận con người.

• Hình tượng được tái hiện bằng thủ pháp đối lập tương phản, đặt trong sự đối sánh với một đối tượng khác để làm nổi bật chủ đề tác phẩm.

* Khác:

BỨC ẢNH

• Hình tượng được đặt trong sự đối sánh với bị kịch gia đình hàng chài để làm nổi bật những thông điệp, những yêu cầu mà nhà văn đặt ra với người sáng tác.

• Hình tượng góp phần làm rõ vẻ đẹp riêng trong văn xuôi của Nguyễn Minh Châu – vẻ đẹp toát ra từ tình yêu tha thiết dành cho con người, luôn khát khao kiếm tìm, phát hiện, tôn vinh những vẻ đẹp còn tiềm ẩn của Trang 3

(4)

con người; vẻ đẹp của một cốt cách nghệ sĩ đôn hậu, mẫn cảm, điềm đạm chiêm nghiệm lẽ đời để rút ra những triết lý nhân sinh sâu sắc.

BỨC CHÂM

• Là một hình tượng lồng ghép vào tình tiết “cảnh cho chữ” của tác phẩm, góp phần làm rõ tính chất “xưa nay chưa từng có” của cảnh tượng này.

• Hình tượng được miêu tả theo lối tả thực, dù chỉ xuất hiện thoáng qua song vẫn góp phần nêu bật chủ đề của tác phẩm.

• Hình tượng được đặt trong sự đối sánh với khung cảnh buồng giam chật hẹp, dơ bẩn để làm sáng lên vẻ đẹp của thiên lượng trong con người.

Trang 4

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 2: Theo văn bản, muốn thành công trong cuộc sống thì chúng ta cần phải: chú ý đến mục đích cần hoàn thành trong cuộc sống (bắt đầu từ tương lai, khởi hành từ

 Điểm nhấn của khung cảnh - tiếng sáo gọi bạn: được miêu tả với nhiều cung bậc, nhiều sắc thái thẩm mĩ với những từ láy: “lấp ló, thiết tha, bổi hổi, văng

• Dựa vào cốt truyện dân gian, tác giả đã sáng tạo nên một nhân vật với hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, thể hiện được sự phát

• Hình tượng sóng gắn liền với niềm tin và những âu lo trong tình yêu : Sau những say đắm, đam mê, trải lòng theo nỗi nhớ, Xuân Quỳnh nhận ra một điều: tình

Từ đó, liên hệ với bài thơ Tràng Giang của Huy Cận để làm rõ nét đặc sắc của hai tác giả trong cách cảm nhận về vẻ đẹp của non sông,

Câu 3: Xác định tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn văn bản trên.. Câu 4: Anh (chị) rút ra thông điệp gì tự đoạn văn

Nguyên nhân đã khiến “tất cả mọi người đều kính trọng ông lão” trong khi trước đó “mọi người đều e dè và chẳng muốn dính líu”: Sau khi mắc lỗi lầm thời trẻ, ông

Tôi chỉ muốn nhắn nhủ những bạn trẻ đang bơ vơ trên con đường cuộc sống rằng, nếu bạn đang phải trải qua những ngày khốn khó, phải đương đầu với nghịch cảnh