• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi văn THPT quốc gia 2019 số 42 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi văn THPT quốc gia 2019 số 42 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM HỒ CHÍ MINH

ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019

CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 42 Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:...

Số báo danh:...

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tôi may mắn được đi nhiều nước châu Á. Ở Nhật, nhân viên phục vụ luôn cúi đầu và chào khách bằng

“Konichiwa ”, nghe rất hay, cách lịch sự chỉ có ở Nhật. Ở Lào, nhân viên chào khách bằng “Sabaidee”, dù khách người Lào 90 tuổi hay người Tây vừa sang hôm qua. Ở Thái, nơi trình độ tiếng Anh của dân rất cao, nhân viên chắp hai tay vào nhau chào khách bằng “Sawatdee-Kaa ” (hoặc “Sawatdee- Krap ” nếu nhân viên là người nam). Ở Trung Quốc thì “Ni'hao” ở Hàn Quốc thì “An nyeong ha say yo ”, ở Campuchia thì

“Choum-reap-sua ”, ở Mông Cổ thì “Sain-baina-uu ”...

Vậy tại sao ở Việt Nam cứ khách Tây đến là “Hêlô! Hêlô! ”, như các anh chị làm nghề phục vụ đang tham gia chương trình trao giải đặc biệt do Hội đồng Anh tài trợ. Tiếng Việt nghe rất thanh lịch và tình cảm - kể cả khi không hiểu nghĩa. Tại sao không dùng nó?

Tôi hỏi nhiều nhân viên phục vụ tại sao họ không chào khách Tây bằng tiếng Việt. Họ trả lời rằng họ muốn làm hài lòng khách tối đa, chào khách Tây bằng tiếng Tây sẽ khiến khách cảm thấy được quý. Họ lý giải một cách cặn kẽ, nhẹ nhàng và khiêm tốn. Họ nhầm.

(Tạm biệt Hello, Joe Rulle) Câu 1: Xác định hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2: Tác giả đã liệt kê các cách chào hỏi của nhiều nước châu Á trong đoạn văn đầu tiên với mục đích gì?

Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng các nhân viên người Việt đã “nhầm” khi chào “Hello” với khách Tây với mục đích “làm hài lòng khách tối đa, ... khiến khách cảm thấy được quý ” ?

Câu 4: Nhận xét về nhan đề “Tạm biệt Hello”.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):

Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về những tác hại của việc lạm dụng ngoại ngữ trong giao tiếp hằng ngày.

Câu 2 (5,0 điểm):

Phân tích vẻ đẹp biểu trưng của rừng xà nu trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Trung Thành. Liên hệ với chuyến tàu đêm trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam để thấy nét đặc sắc của hai tác giả trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật.

--- HẾT ---

Trang 1

(2)

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: Hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: Nghị luận, tự sự.

Câu 2: Mục đích tác giả đã liệt kê các cách chào hỏi của nhiều nước châu Á trong đoạn văn đầu tiên:

 Khẳng định mỗi quốc gia đều có cách chào hỏi riêng và người dân của họ đều ý thức trân trọng, gìn giữ tiếng mẹ đẻ.

 Khuyên chúng ta phải biết trân trọng tiếng Việt, tránh tình trạng lạm dụng ngoại ngữ trong giao tiếp hàng ngày.

Câu 3: Tác giả cho rằng các nhân viên người Việt đã “nhầm” khi chào “Hello” với khách Tây với mục đích

“làm hài lòng khách tối đa, ... khiến khách cảm thấy được quý”.

 Chỉ lời chào thì không thể làm khách hài lòng tối đa, cũng chưa thể biểu hiện được việc quí trọng khách hàng.

 Khách nước ngoài đến Việt Nam cũng muốn lưu lại một số câu giao tiếp đơn giản, tìm hiểu cách chào hỏi riêng của người địa phương để cảm thấy gần gũi hơn, hòa nhập tốt hơn.

Câu 4: Qua nhan đề “Tạm biệt Hello”, tác giả muốn khuyên mọi người:

 Đừng lạm dụng ngoại ngữ trong chào hỏi, giao tiếp hằng ngày mà hãy chào bằng tiếng Việt.

 Vì tiếng Việt rất giàu và đẹp nên hãy biết giữ gìn vẻ đẹp của nó, ngay từ những việc nhỏ nhất.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1: Có thể nêu một số nội dung sau:

 Gây khó hiểu cho người nghe, khiến cuộc giao tiếp không đạt hiệu quả, thể hiện sự bất lịch sự, thiếu tôn trọng người đối diện.

 Khiến khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ của người lạm dụng ngoại ngữ cũng dần mai một.

 Ảnh hưởng đến việc giữ gìn sự giàu đẹp, trong sáng của tiếng Việt.

(Lưu ý: Học sinh viết thành đoạn văn)

Câu 2: Phân tích vẻ đẹp biểu trưng của rừng xà nu trong tác phẩm cùng tên. Liên hệ với chuyến tàu đêm trong truyện ngắn Hai đứa trẻ để thấy nét đặc sắc của hai tác giả trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuât.

a) Vài nét về tác giả, tác phẩm

Nguyễn Trung Thành, sinh năm 1932 tại Quảng Nam, là nhà văn gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên. Truyện ngắn này được Nguyễn Trung Thành viết vào mùa hè năm 1965. Đó là thời kỳ Mĩ đổ quân ào ạt vào miền Nam nước ta. Truyện được đăng trên tạp chí Văn nghệ quân giải phóng miền Trung - Trung Bộ (1965), sau đó in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.

b) Vẻ đẹp biểu trưng của rừng xà nu

 Cây xà nu với số lượng đông đảo: “Cả rừng xà nu hàng vạn cây”, “những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời ” như dân làng Xô Man lớp này đến lớp khác đứng lên diệt giặc.

 Cây xà nu chịu nhiều đau thương dưới bom đạn của kẻ thù, tương đồng với những tổn thất, mất mát, hi sinh của làng Xô trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

 Cây xà nu ham ánh sáng và khí trời tượng trưng cho người Strá bất khuất, kiên cường nói chung, Trang 2

(3)

những con người chân thật, phóng khoáng, yêu cuộc sống tự do, thanh bình, luôn hướng về Đảng, về cách mạng.

 Cây xà nu có sức sống bất diệt, kiên cường, không bom đạn nào giết nổi chúng. Rừng xà nu ấy là hình ảnh của dân làng Xô Man kiên cường chống giặc, bất chấp mọi hi sinh, một lòng đi theo Đảng, đi theo kháng chiến hết thế hệ này đến thế hệ khác.

c) Đánh giá

 Hình tượng cây xà nu là một biểu tượng nghệ thuật, tượng trưng cho số phận, phẩm chất, con đường đấu tranh của nhân dân Tây Nguyên. Đồng thời hình tượng này cũng đã giúp người đọc có những hiểu biết sâu sắc, niềm tự hào về con người Tây Nguyên, sự sống Tây Nguyên.

 Kết cấu vòng tròn nhiều ý nghĩa, các biện pháp tu từ được sử dụng phối hợp (nhân hóa, so sánh, trùng điệp, phóng đại, khoa trương) khiến cho cây xà nu hiện lên sinh động, giàu đường nét, màu sắc, góp phần tạo nên vẻ đẹp sử thi của tác phẩm.

d) Liên hệ so sánh

Giống:

 Đều là những hình tượng nghệ thuật đa nghĩa, giàu sức gợi.

 Được đặt trong mối tương quan với hình tượng khác để làm bật lên chủ đề của tác phẩm.

 Được khắc họa với bút pháp lãng mạn - hiện thực đan xen.

Khác:

RỪNG XÀ NU

 Gắn bó mật thiết, biểu trưng cho số phận và phẩm chất của dân làng Xô Man.

 Là một hình tượng đậm chất Tây Nguyên, được xây dựng với thủ pháp khoa trương, phóng đại, nghệ thuật nhân hóa ấn tượng.

 Gắn với kết cấu vòng tròn gợi mở sức sống mạnh mẽ và tinh thần lạc quan cách mạng.

CHUYẾN TÀU ĐÊM

 Là hình ảnh biểu trưng cho Hà Nội - kí ức đẹp tươi và tương lai tươi sáng hằng mơ ước.

 Đem đến cho nhân vật những cảm xúc mới lạ, những bước chuyển mạnh mẽ về nhận thức.

 Được xây dựng bằng thủ pháp tương phản đối lập, đặt trong mối tương quan với hình ảnh phố huyện.

Trang 3

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 3: Vì sao tác giả bài viết cho rằng “khi ta gặp một chốt chặn nào đó trong cuộc đời, tất cả mọi người đều cho rằng không thể làm được, không vượt

• Dựa vào cốt truyện dân gian, tác giả đã sáng tạo nên một nhân vật với hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, thể hiện được sự phát

• Hình tượng sóng gắn liền với niềm tin và những âu lo trong tình yêu : Sau những say đắm, đam mê, trải lòng theo nỗi nhớ, Xuân Quỳnh nhận ra một điều: tình

Từ đó, liên hệ với bài thơ Tràng Giang của Huy Cận để làm rõ nét đặc sắc của hai tác giả trong cách cảm nhận về vẻ đẹp của non sông,

Câu 3: Xác định tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn văn bản trên.. Câu 4: Anh (chị) rút ra thông điệp gì tự đoạn văn

Nguyên nhân đã khiến “tất cả mọi người đều kính trọng ông lão” trong khi trước đó “mọi người đều e dè và chẳng muốn dính líu”: Sau khi mắc lỗi lầm thời trẻ, ông

Tôi chỉ muốn nhắn nhủ những bạn trẻ đang bơ vơ trên con đường cuộc sống rằng, nếu bạn đang phải trải qua những ngày khốn khó, phải đương đầu với nghịch cảnh

Tâm lý đám đông chính là một trong những rào cản hàng đầu ngăn cản xã hội đi lên, bởi vì đã là cách tân thì phải có điểm khác với số đông.. Chưa nhà cải