• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi văn THPT quốc gia 2019 số 24 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi văn THPT quốc gia 2019 số 24 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM HỒ CHÍ MINH

ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019

CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 24 Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:...

Số báo danh:...

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Một điều dễ nhận diện là khi tâm trạng vui vẻ, chúng ta nhìn ai cũng thấy dễ chịu, gặp chuyện gì cũng dễ thứ tha. Chúng ta có thể mỉm cười trước những trò nghịch ngợm của lũ trẻ, đủ khoan thứ để nhẫn nại một lời nói khó nghe, những chuyện tưởng chừng khó chấp nhận, thì chúng ta cũng dễ dàng thỏa hiệp. Những lúc ấy, dường như cả thế giới đều trở nên hòa ái, mọi chuyện trôi qua một cách nhẹ nhàng. Vậy mà, chỉ cần một chút lo lắng dâng lên trong lòng, những muộn phiền về quá khứ, nỗi sợ hãi về tương lai sẽ lập tức khiến cho cái thế giới vốn đang đẹp đẽ nhường kia liền biến thành một chốn đầy những chuyện xấu xa, phiền phức. Khi ấy những tiếng hò hét cười đùa của lũ trẻ sẽ trở thành những âm thanh khó chịu, một lời nói không vừa ý dễ dàng khiến cho ta sân giận hoặc tổn thương, những chuyên nhỏ mà lúc bình thường không đáng bận tâm, bỗng trở thành một nỗi phiền não quá sức chịu đựng. Kỳ thực, không phải là thế giới có vấn đề, hay người khác quá sai quấy, mà vấn đề nằm chính ngay nơi tâm ta. Khi nhìn đời bằng cái tâm có vấn đề, mang đầy những cảm xúc và thành kiến tiêu cực, thì chúng ta thấy ai cũng thành sai quấy, đụng chuyện gì cũng hóa tổn thương. Chúng ta luôn có hai xu hướng: nhìn những thứ mình thích, những người mình thương với cặp mắt kính màu hồng, và ngược lại, nhìn những việc mình không muốn, những người mình không ưa bằng chiếc kính tiêu cực màu đen.

Do thói quen phóng đại mọi ưu điểm của những người mình thích, họ trở nên quá lung linh, quá tuyệt vời trong cảm nhận của chúng ta. Mỗi lời họ nói, mỗi việc họ làm đều khiến chúng ta xem là chân lý, ngay cả lúc họ sai, chúng ta cũng khó lòng nhìn nhận cho thông suốt. Hẳn nhiên, chính do cặp mắt kính màu hồng đã khiến cho cách nhìn của chúng ta hóa ra lệch lạc, chúng ta không thấy được mọi người đúng với bản chất chân thực như họ vốn là. Để rồi khi sự yêu thích bên trong mình giảm sút đi, thì hình tượng trong lòng cũng theo đó mà sụp đổ. Chúng ta nhìn ra ở đối phương ngày càng nhiều lỗi lầm và khuyết điểm, chúng ta trở nên hoang mang đau khổ, đến nỗi hoài nghi ngay cả chính bản thân mình. Điều tương tự cũng xảy ra đối với những người bị chúng ta coi thường, chỉ trích. Chúng ta xé to những sai lầm của họ, đi rêu rao những khuyết điểm mà chúng ta cho rằng thật khó chấp nhận làm sao. Rồi đến một lúc nào đó những người mà trong tâm trí ta vẫn xem như kẻ thù, lại sẵn sàng giúp đỡ và tử tế, thì liệu chúng ta có thể xem như không chút hổ thẹn với lương tâm? Hai thái cực nói trên, kể cả việc phóng đại những điều mình thích và phản ứng kịch liệt với điều mình không ưa, tựu chung đều là những cách nhìn thế giới còn chưa đúng đắn. Nên chăng, chúng ta hãy dùng cặp mắt sáng suốt của trí tuệ, dùng tâm thái thiện lương để nhìn nhận cuộc đời.

(tổng hợp từ internet) Câu 1: Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản.

Câu 2: Theo tác giả, vì sao “chúng ta không thấy được mọi người đúng với bản chất chân thực như họ

Trang 1

(2)

vốn là ”?

Câu 3: Anh (chị) hiểu như thế nào về nhận định: “Chúng ta nhìn ra ở đối phương ngày càng nhiều lỗi lầm và khuyết điểm, chúng ta trở nên hoang mang đau khổ, đến nỗi hoài nghi ngay cả chính bản thân mình”!

Câu 4: Anh (chị) có đồng tình với quan niệm “việc phóng đại những điều mình thích và phản ứng kịch liệt với điều mình không ưa, tựu chung đều là những cách nhìn thế giới còn chưa đúng đắn ” không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):

Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về ý nghĩa của việc “dùng cặp mắt sáng suốt của trí tuệ, dùng tâm thái thiện lương để nhìn nhận cuộc đời”.

Câu 2 (5,0 điểm):

Phân tích vẻ đẹp nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Từ đó liên hệ với hình tượng Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều, Nguyễn Du) để nhận xét về nét đặc sắc trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật của hai tác giả.

--- HẾT ---

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: Hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản: Bình luận, chứng minh.

Câu 2: Nguyên nhân:

 Do thói quen phóng đại mọi ưu điểm của những người ta thích, họ trở nên quá lung linh, quá tuyệt vời trong cảm nhận của chúng ta.

 Ngược lại, với những người ta ghét, chúng ta xé to những sai lầm của họ, đi rêu rao những khuyết điểm mà chúng ta cho rằng thật khó chấp nhận.

Câu 3: Ý nghĩa của nhận định:

 Thất vọng với người ta đã từng tin tưởng, đồng thời, ta cũng sinh ra việc hoài nghi khả năng nhìn nhận của bản thân mình, đau khổ bởi thất vọng với chính bản thân.

 Nhận định nhắc nhở chúng ta phải cẩn trọng trong cách nhìn nhận, đánh giá một con người.

Câu 4: Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn, vì những nguyên nhân sau:

 Chúng ta đã để cho cảm tính chi phối việc đánh giá sự vật, con người, thế giới, làm cái nhìn của chúng ta không còn khách quan, ta chỉ thấy cái ta muốn thấy, cố tình hoặc không thực sự nhìn thấy những góc độ còn lại.

 Cái nhìn thiên lệch đó sẽ đưa đối tượng xa rời bản chất thực của chúng.

 Cũng cái nhìn chưa đúng đắn đó sẽ khiến ta hoang mang, chán nản, thất vọng về chính bản thân mình.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1: Có thể nêu một số nội dung sau:

 Cặp mắt trí tuệ để phân biệt đúng/ sai, lẽ phải ở đời; đánh giá đúng đắn sự việc, con người, từ đó dễ dàng thành công, tránh bớt sai lầm.

 Tâm thái thiện lương để khách quan, bao dung, luôn nhìn thấy mặt tốt đẹp của cuộc đời, tránh xa những điều xấu xa tiêu cực.

Trang 2

(3)

 Đây là hai điều rất cần thiết đối với con người, góp phần hoàn thiện nhân cách, nhất là trong hoàn cảnh thật giả đan xen, tốt xấu lẫn lộn nhiều phức tạp.

(Lưu ý: Học sinh viết thành đoạn văn)

Câu 2: Phân tích vẻ đẹp nhân yật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu. Từ đó liên hệ với hình tượng Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng để nhận xét về nét đặc sắc trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật của hai tác giả.

a) Vài nét về tác giả, tác phẩm

Nguyễn Trung Thành, sinh năm 1932 tại Quảng Nam, là nhà văn gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên. Truyện ngắn này được Nguyễn Trung Thành viết vào mùa hè năm 1965 - thời kỳ Mĩ đổ quân ào ạt vào miền Nam nước ta. Truyện được đăng trên tạp chí Văn nghệ quân giải phóng miền Trung — Trung Bộ (1965), sau đó in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.

b) Vẻ đẹp nhân vật Tnú

 Gan góc, dũng cảm: Quyết tâm học chữ khi “cầm một hòn đá, tự đập vào đầu, chảy máu ròng ròng ”,

“xé rừng mà đi” liên lạc, “lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cỡi lên thác băng băng như một con cá kình ”).

 Sâu nặng nghĩa tình: Đầy xúc động lúc về làng nên để cho vòi nước của làng mình giội lên khắp người như ngày trước, “nhảy xô vào giữa bọn lính ” để che chở cho vợ con: “hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai ” lúc vợ con bị giặc tra tấn).

 Ý chí quật khởi mãnh liệt, tinh thần cách mạng cao: khi bị giặc đốt tay: “Một ngón tay Tnú bốc cháy.

Hai ngón, ba ngón (...) Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc”. Đau đớn, “anh nghe lửa chảy trong lồng ngực, chảy ở bụng (...) Răng anh đã cắn nát môi anh rồi ” nhưng anh vẫn “không thèm kêu van”. Tiếng thét duy nhất của Tnú chính là hiệu lệnh thúc giục dân làng nổi dậy giết giặc. Khi đi bộ đội, trong một trận chiến, anh đã bóp chết tên chỉ huy đồn giặc bằng chính đôi tay thương tật của mình.

c) Đánh giá

 Tnú là một anh hùng vừa mang dấu ấn thời đại vừa gắn bó, tiêu biểu cho một tập thể anh hùng vừa mang dáng dấp sử thi huyền thoại vừa đậm chất Tây Nguyên.

 Tnú tiêu biểu cho sức mạnh, ý chí của cộng đồng dân tộc, cho số phận và hành động của con người Tây Nguyên, cho chủ nghĩa anh hùng của nhân dân miền Nam thời chống Mĩ.

d) Liên hệ so sánh

 Giống:

 Đây là những người anh hùng với phẩm chất đáng trân trọng.

 Nổi bật ở họ là ý chí quyết tâm mãnh liệt vượt lên những ràng buộc thông thường.

 Được tái hiện bằng bút pháp lí tưởng hóa với giọng điệu trang trọng.

 Khác:

NHÂN VẬT TNÚ

Trang 3

(4)

 Là một nhân vật của thời đại chống Mĩ, lại phảng phất hình bóng những anh hùng sử thi cổ đại.

 Tnú gắn liền với một biểu tượng về sức sống bất diệt của người Tây Nguyên - cây xà nu, và chi tiết đôi bàn tay được miêu tả như một biểu tượng độc đáo cho cuộc đời và số phận của nhân vật.

 Nhân vật được đặt trong không khí truyện được dựng lại như các cuộc kể khan truyền thống của các già làng thuở trước; được khắc họa với những hình ảnh, với ngôn ngữ mang đậm màu sắc Tây Nguyên.

NHÂN VẶT TỪ HẢI

 Nét nổi bật của nhân vật là chí khí phi thường thể hiện qua việc không hề đắm mình trong hạnh phúc chốn phòng khuê, quyết định dứt khoát, mạnh mẽ, hướng tới cuộc sống tự do, tung hoành như chim bằng cưỡi gió bay cao, bay xa ngoài muôn trùng dặm khơi.

 Đặc biệt hơn, nhân vật cũng đã thể hiện được thái độ tự tin mạnh mẽ bộc lộ qua lời ước hẹn với Kiều về ngày gặp lại tưng bừng khí thế với quân đông, thế mạnh trong bóng cờ bay cùng tiếng trống chiêng dậy đất.

 Bên cạnh bút pháp lí tưởng hóa, nhân vật còn được khắc họa bằng những hình ảnh ước lệ, đậm tính biểu trưng.

Trang 4

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

 Điểm nhấn của khung cảnh - tiếng sáo gọi bạn: được miêu tả với nhiều cung bậc, nhiều sắc thái thẩm mĩ với những từ láy: “lấp ló, thiết tha, bổi hổi, văng

Câu 3: Vì sao tác giả bài viết cho rằng “khi ta gặp một chốt chặn nào đó trong cuộc đời, tất cả mọi người đều cho rằng không thể làm được, không vượt

• Dựa vào cốt truyện dân gian, tác giả đã sáng tạo nên một nhân vật với hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, thể hiện được sự phát

• Hình tượng sóng gắn liền với niềm tin và những âu lo trong tình yêu : Sau những say đắm, đam mê, trải lòng theo nỗi nhớ, Xuân Quỳnh nhận ra một điều: tình

Từ đó, liên hệ với bài thơ Tràng Giang của Huy Cận để làm rõ nét đặc sắc của hai tác giả trong cách cảm nhận về vẻ đẹp của non sông,

Câu 3: Xác định tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn văn bản trên.. Câu 4: Anh (chị) rút ra thông điệp gì tự đoạn văn

Nguyên nhân đã khiến “tất cả mọi người đều kính trọng ông lão” trong khi trước đó “mọi người đều e dè và chẳng muốn dính líu”: Sau khi mắc lỗi lầm thời trẻ, ông

Tôi chỉ muốn nhắn nhủ những bạn trẻ đang bơ vơ trên con đường cuộc sống rằng, nếu bạn đang phải trải qua những ngày khốn khó, phải đương đầu với nghịch cảnh