• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 24 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 24 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ SỐ 24 BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề



I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tôi càng đọc nhiều sách thì càng làm cho tôi gắn bó với thế giới, cuộc đời càng trở nên rực rỡ, có ý nghĩa đối với tôi. Tôi thấy rằng có những người sống khổ cực hơn, khó khăn hơn tôi, điều đó an ủi tôi phần nào, tuy vẫn không làm tôi thỏa hiệp với cái hiện thực ô nhục.

Tôi cũng thấy rằng có những người biết sống một cách vui thú và sung sướng mà không một người nào xung quanh tôi biết sống như thế. Và hầu như trong mỗi quyển sách đều có cái gì đáng lo ngại, như một tiếng chuông nhè nhẹ lôi cuốn tôi đi: đi tìm những cái chưa từng biết làm tôi xúc động tâm tình. Mọi người đều thay đổi thế này thế khác, mọi người đều không bằng lòng với cuộc sống, đều tìm kiếm một cái gì tốt đẹp hơn, và họ trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn. Sách làm cho khắp trái đất, khắp thế giới tràn ngập nỗi buồn nhớ cái tốt đẹp hơn, và mỗi cuốn sách dường như đều là tâm hồn được ghi tại trên giấy bằng những dấu hiệu và những từ, những dấu hiệu và những từ ấy lập tức trở nên sống động, hễ mắt tôi, trí tuệ tôi tiếp xúc với chúng.

Nhiều lần tôi khóc khi đọc sách: sách kể chuyện hay biết bao về con người, họ trở nên đáng yêu và gần gũi biết bao. Là một thằng bé bị công việc ngu độn làm cho kiệt lực, luôn luôn phải hứng lấy những lời chửi mắng đần độn, tôi trịnh trọng hứa với mình là lớn lên, tôi sẽ giúp đỡ mọi người, hết lòng phục vụ họ.

Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về việc cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc họp lí hơn và ngày càng ít để ý đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống.

Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để tiến gần tới con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy. Khi trong đầu chồng chất những điều đã đọc được, cảm thấy mình là cái bình tràn đầy một chất lỏng hồi sinh, tôi đến với những người lính hầu, những người thợ đào đất, kể cho họ nghe những chuyện khác nhau vừa kể vừa sắm vai các nhân vật. Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống.

(Theo https://www.google.com.vn/Tôi đã học tập như thế nào? - M. Goor-ki)

(2)

Câu 1. Xác định hai phương thức biểu đạt của văn bản trên.

Câu 2. Theo anh (chị), đoạn văn: Nhiều lần tôi khóc khi đọc sách... hết lòng phục vụ họ bàn luận về ý nghĩa gì của việc đọc sách?

Câu 3. Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:

Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để tiến gần tới con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy.

Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của việc đọc sách.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) vê ý kiến được nêu ở phần Đọc hiểu: Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống.

Câu 2. (5,0 điểm) Nhận định về bài thơ Việt Bắc, GS. Nguyễn Đăng Mạnh viết:

Sức hấp dẫn mạnh nhất của thơ Tố Hữu đối với công chúng đông đảo là tính dân tộc, tính truyền thống đậm đà và nhuần nhuyễn.

Anh (chị) hãy làm rõ nhận định đó qua đoạn thơ sau:

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB giáo dục Việt Nam, 2018, trang 111) HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1. – Hai phương thức biểu đạt của văn bản trên là: Nghị luận, biểu cảm.

Câu 2. – Đoạn văn: Nhiều lần tôi khóc khi đọc sách... hết lòng phục vụ họ bàn luận về ý nghĩa nhân đạo hóa con người của việc đọc sách. Đọc sách khiến tâm hồn con người được thanh lọc, biết hướng bản thân mình mình đến cái chân – thiện – mĩ.

(3)

Câu 3. – Biện pháp tu từ được sử dụng: so sánh: "mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ", ẩn dụ "con thú, con người", tương phản đối lập "con thú con người".

– Tác dụng:

+ Biện pháp so sánh là một cách nói hình tượng hóa về giá trị mà mỗi quyển sách mang đến cho con người. Mỗi quyển sách mang đến cho con người những kiến thức vô giá, đó chính là những nấc thang đưa con người đến dần với sự thành công và phát triển.

+ Biện pháp ẩn dụ và tương phản đối lập được sử dụng đã khẳng định giá trị của việc đọc sách. Đọc sách khiến con người có thêm nhiều hiểu biết, tri thức để dần hoàn thiện mình, loại bỏ những ham muốn bản năng (con thú) để đến gần hơn với nhũng điều kiện tốt đẹp, lương thiện của "con người".

Câu 4. Thí sinh biết cách viết đoạn văn theo đúng quy định về số câu. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần hướng đến những nội dung cụ thể như sau:

– Đọc sách giúp ta mở rộng thêm kiến thức, nâng cao hiểu biết trên nhiều lĩnh vực về cuộc sống và thế giới xung quanh, về đời sống văn hóa, tâm tư, tình cảm, khát vọng của con người.

– Đọc sách sẽ bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm lẽ sống cao đẹp, hoàn thiện nhân cách của con người.

– Đọc sách giúp rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là năng lực đọc – một trong những năng lực giúp con người thành công trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) HS tham khảo nội dung dưới đây để viết đoạn văn:

1. Mở đoạn

– Nếu ví tri thức nhân loại như đại dương mênh mông thì sự hiểu biết của chúng ta chỉ là hạt muối bỏ bể. Trên chuyến hành trình đi tìm biển kiến thức vô tận, con người đã dần lớn lên để từ một cá thể nhỏ bé mà tạo nên tiếng nói riêng, phong cách riêng. Sách chính là phương tiện đưa ta đến với nguồn kiến thức vô tận, mở ra một cánh cửa kì diệu.

– Chính vì vậy, khi nhận định về tầm quan trọng của sách, M, Goor–ki đã nói: Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống. Con người yêu sách, nuôi dưỡng "con đường sống" để khẳng định rằng mình tuy là một hạt muối nhỏ bé nhưng góp phần quan trọng trong việc hình thành nên đại dương bao la. '

2. Giải thích

– Sách là di huấn tinh thần của thế hệ người đi trước đối với thế hệ sau, lời khuyên của người già sắp từ giã cõi đời với người trẻ bước vào tương lai. Sách là sản phẩm tinh thần phi vật thể,

(4)

kho báu trí tuệ của nhân loại. Sách đã trường tồn với thời gian như một nhân vật quan trọng mãi không bao giờ khuất.

=> Vì vậy, chúng ta hãy yêu sách. Hãy bảo quản, trân trọng, nâng niu như một người bạn tri kỉ, phải phát huy giá trị mà sách mang đến cho con người. Bởi vì sách không đơn thuần chỉ là

"kho vô tận" mà còn là nơi kí thác những tâm sự riêng tư, thầm kín.

3. Bàn luận và chứng minh

– Sách cho ta kiến thức. Đó chính là những kĩ năng, kĩ xảo, những hiểu biết của con người trong cuộc sống, nơi lưu giữ tri thức toàn nhân loại được đúc kết qua hàng nghìn, hàng vạn năm trong mỗi lĩnh vực của cuộc sống.

– Sách là kết tinh trí tuệ con người, không chỉ tác động vào tri thức mà còn ăn sâu vào tinh thần, bồi dưỡng tâm hồn để ta biết cách sống đẹp, sống tốt và có ích. Đồng thời kết nối không gian, thời gian, kết nối trái tim, tấm lòng con người, là chiếc cầu nối đưa ta từ thực tại ngược dòng thời gian trở về quá khứ để chứng kiến những mốc son vàng lịch sử.

– Sách mở ra những câu chuyện, tác phẩm văn học thấm đẫm nhân văn để khiến ta khi đọc phải có những suy ngẫm chính chắn hơn về cuộc đời. Trong khi từng khắc của dòng thời gian bất tận trôi qua thì xã hội lại từng lúc một phát triển hơn. Từng bước đi lên vững chắc của xã hội chính là nhờ vào kho tàng kiến thức nhân loại đã đúc kết từ bao đời nay, mà sách chính là chiếc cầu tri thức đã nối giữa không gian này với không gian khác, giữa thời đại trước với thời đại sau.

– Không có cách giải trí nào rẻ hơn đọc sách, cũng không có sự thú vị nào bền lâu hơn đọc sách. Sách không chỉ giúp mở mang kiến thức mà còn đem đến nguồn hạnh phúc, sự thanh thản cho tâm hồn. Chính nhờ có sách mà đôi khi, con người ta khám phá ra sức mạnh của bản thân, tìm ra chân lí thiết thực cho con đường đời của chính mình, mở rộng thêm tầm hiểu biết về thế giới xung quanh...

– Nhưng có điều, không phải sách nào cũng có ích. Loại sách vô ích đầu độc ý nghĩ con người, xuyên tạc cuộc sống, làm chúng ta u mê, ngu muội thì hãy nên loại bỏ. Tuy đọc sách nhiều nhưng phải biết gạn lọc mới chính là thái độ đọc sách đúng đắn.

– Hãy yêu quý, lựa chọn những loại sách giúp ta mở rộng kiến thức, bồi dưỡng tâm hồn, giúp ta yêu cuộc sống, nó phải ca tụng sự nhân nghĩa, lòng bác ái – công bằng, vị tha thì mới chính là hành trang của con người trong cuộc chinh phục những đỉnh cao hy vọng.

4. Bài học nhận thức và hành động

– Không một ai bước đi trên con đường thành đạt mà không song hành cùng kiến thức.

Không có kiến thức, con người sẽ trở nên vô dụng, lạc hậu, thấp kém trong một xã hội hiện đại hóa như bây giờ.

(5)

– Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tăm tối nhất của cuộc đời. Vì vậy ta phải yêu sách. Phải chăm chỉ đọc sách mà thực sự hiểu nó, đam mê nó.

– Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống. Sách là kho báu trí tuệ. Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn, phát huy những giá trị của sách, ứng dụng sách vào đời sống để sách mãi là ngọn đèn soi sáng tâm hồn chúng ta trên bước đường đi tới tương lai.

Câu 2 (5,0 điểm) 1. Mở bài

– Pu-skin từng viết: Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút. Và nhà thơ Tố Hữu đã để tiếng lòng của mình cất lên, để linh hồn của tác phẩm Việt Bắc bay lên và ngân rung trong lòng độc giả, Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, đỉnh cao của thơ ca cách mạng Việt Nam. Một trong những yếu tố làm nên sức sống lâu bền trong thơ Tố Hữu chính là tính dân tộc.

– GS. Nguyễn Đăng Mạnh nhận định: Sức hấp dẫn mạnh nhất của thơ Tố Hữu đối với công chúng đông đảo là tính dân tộc, tính truyền thống đậm đà và nhuần nhuyễn. Ông đã kế tục truyền thống thơ ca dân tộc, đặc biệt là thơ ca dân gian và thơ cổ điển, thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật thể hiện. Với việc tìm hiểu tính dân tộc trong thơ Tố Hữu chúng ta sẽ thấy được nỗi lòng của con người Việt Nam, thấy được bản sắc, hơi thở, tinh thần của dân tộc Việt Nam.

– Để hiểu rõ hơn về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu chúng ta nên tìm hiểu bài thơ tiêu biểu của ông: Việt Bắc. Điều đó được thể hiện qua đoạn thơ sau:

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

2. Thân bài

(6)

2.1. Khái quát chung

– Tố Hữu là một trong những nhà thơ lớn của dân tộc. Ông là một tượng đài về thể thơ lục bát. Nhắc tới ông, người đọc liền nghĩ ngay tới Việt Bắc – một bản tình ca dạt dào cảm xúc để lại trong lòng người đọc một cảm xúc khó diễn tả được. Mỗi câu thơ như vẽ ra một khung cảnh rất đỗi bình dị của quê hương, đất nước, con người mà nơi ấy ân nghĩa, sự thủy chung như làm điểm nhấn nổi bật trên tất cả. Bài thơ Việt Bắc cũng thể hiện tính dân tộc sâu sắc.

– Việt Bắc được sáng tác vào tháng 10 – 1954, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa kết thúc thắng lợi, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc về lại Thủ đô Hà Nội. Tố Hữu cũng là một trong số những cán bộ kháng chiến từng sống gắn bó nhiều năm với Việt Bắc, nay từ biệt chiến khu để về xuôi. Bài thơ được viết trong buổi chia tay lưu luyến đó.

– Việt Bắc là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca mà cội nguồn sâu xa của nó là tình cảm quê hương đất nước, là truyền thống ân nghĩa, đạo lí thủy chung của dân tộc.

2.2. Giải thích

– Tính dân tộc thể hiện ở mọi yếu tố từ nội dung đến hình thức của sáng tác văn học. Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu trước hết được xem xét toàn diện từ sự mô tả cuộc sống và đấu tranh độc đáo của dân tộc ta, sự phác họa con người Việt Nam với truyền thống đạo đức, đặc điểm tâm lí và tái hiện phong cảnh đất nước. Bằng ngôn ngữ nghệ thuật thể thơ và nhạc điệu mang đậm màu sắc dân tộc.

– Về nội dung, dễ dàng nhận thấy trước hết là tính dân tộc biểu hiện trong sự phản ánh màu sắc dân tộc của thiên nhiên, của đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Nội dung căn bản của tính dân tộc là ở tinh thần dân tộc, tính cách dân tộc và cái nhìn dân tộc đối với cuộc đời.

– Về hình thức, tính dân tộc biểu hiện ở chỗ: mỗi nền văn học dân tộc có hệ thống thể loại truyền thống, có các phương tiện miêu tả, biếu hiện riêng, nhất là có ngôn ngữ dân tộc thể hiện bản sắc riêng trong tư duy và tâm hồn của dân tộc mình.

2.3. Làm rõ nhận định qua đoạn thơ

a. Cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ là nỗi nhớ về Việt Bắc Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

– Tác giả sử dụng điệp ngữ hai lần "ta về". Cùng một thời điểm chia tay nhưng ở trên là hỏi người, ở dưới là giãi bày lòng mình. Cặp từ "ta", "mình" được xưng hô như cách đối đáp giao duyên của trai gái trong ca dao, dân ca khiến cho cuộc chia tay của người cán bộ và Việt Bắc thành cuộc "giã bạn" của lứa đôi. "Ta" là người cán bộ kháng chiến, "mình" là nhân dân Việt

(7)

Bắc đang lưu luyến chia tay. Câu hỏi tu từ "mình có nhớ ta" thể hiện sự lưu luyến của người đi, kẻ ở.

– "Nhớ hoa" lá nhớ thiên nhiên Việt Bắc thơ mộng làm đắm say lòng người. "Nhớ người" là nhớ người dân Việt Bắc từng cưu mang, gắn bó, đồng cam cộng khổ với cán bộ cách mạng.

b. Bức tranh mùa đông

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

– Hoa chuối rừng đỏ như son nổi bật trên nền xanh bạt ngàn của lá. Sự tương phản của hai màu "xanh", "đỏ" làm cho núi rừng bớt hoang vu, lạnh lẽo mà trở nên ấm áp hơn. Hoa chuối là bông hoa có thật chứ không mông mênh chóng tàn như những loài hoa khác.

– Vượt qua mùa đông lạnh giá, con người lên nương, lên rừng. Nghệ thuật đảo ngữ "nắng ánh" (động từ) là các luồng sáng của nắng chói lên bởi sự phản quang của lưỡi dao rừng thắt trên lưng người dân khi họ đi khai thác lâm, thổ sản, Đó là cái đẹp rất đời thường, rất giản dị của người lao động.

c. Bức tranh mùa xuân

Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

– Hoa mơ tinh khôi, thanh khiết phủ trắng cả cánh rừng, gợi cảm giác choáng ngợp trước cảnh thơ mộng. Âm điệu mạnh mẽ của hai chữ "trắng rừng" bộc lộ cảm giác ngỡ ngàng, hạnh phúc cùa con người. Một bài thơ khác, Tố Hữu cũng viết rất hay về mùa xuân của núi rùng Việt Bắc:

Ôi sáng xuân nay, xuân bốn mốt Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về im lặng con chim hót Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ.

(Xuân 41)

– Hình ảnh người lao động chuốt từng sợi giang rất nhịp nhàng, khoan thai. Động từ "chuốt"

là làm cho thật nhẵn sợi giang để đan nón. Hai từ "chuốt" và "từng" gợi tả đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chịu thương chịu khó của người đan nón. Họ làm ra sản phẩm để phục vụ cho lao động và còn để tặng cán bộ kháng chiến.

d. Bức tranh mùa hạ

Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình

(8)

– Câu thơ sáu chữ xôn xao cả màu sắc lẫn âm thanh. Khi tiếng ve râm ran, cả một rừng phách như hối hả, nhanh chóng thay màu, cùng đồng loạt "đổ vàng". Hai động từ "kêu" và "đổ" thế hiện không khí rạo rực rất đặc trưng của mùa hạ. Đổ vàng là ngả vàng hàng loạt hoặc là cây trút lá vàng. Hai câu thơ gợi nhắc ý thơ của Xuân Diệu:

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá Thu đến nơi nơi động tiếng huyền.

(Thơ duyên) – Hình ảnh người lao động: cô gái đi hái măng, khơi dậy trong ta những rưng động ngọt ngào, sâu lắng. Đọc câu thơ, ta nghe như có tiếng nhạc ngân nga bởi nghệ thuật gieo vần lưng (gái, hái) và điệp phụ âm đầu "m" (măng, một, mình). Cô gái say sưa lao động trong một không gian vui tươi, trong trẻo. Sự hiện diện của cô gái càng tăng thêm nét duyên dáng, trẻ trung cho bức tranh mùa hạ.

e. Bức tranh mùa thu

Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

– Ánh trăng vàng êm dịu trải dài lên cảnh vật, gợi không khí thanh bình, yên ả. Từ "hòa bình"

vừa khẳng định cuộc sống êm đềm, vừa nói đến sự thanh tĩnh của rừng khuya. Đêm trăng thu huyền ảo nơi núi rừng Việt Bắc thấp thoáng ước mơ thầm kính về cuộc sống thanh bình êm ả.

– Trên cái nền gợi cảm ấy văng vẳng tiếng hát ân tình thủy chung của ai đó nghe thật bâng khuâng, xao xuyến. Tiếng hát ấy chính là tấm lòng của người Việt Bắc, dù nghèo khó nhưng suốt đời thủy chung với cách mạng.

g. Nhận xét chung

– Cũng trong đoạn thơ, ta bắt gặp những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với cuộc sống lao động và chiến đấu của nhân dân. Đó là hình ảnh "hoa mơ", "hoa chuối", "rừng xanh", "đèo",

"trăng rọi hòa bình"... hết sức nồng ấm và luôn ăn sâu trong tâm khảm của người Việt.

– Mỗi câu lục bát làm thành một bức tranh trong bộ tứ bình. Mỗi bức tranh có vẻ đẹp riêng hòa kết bên nhau tạo vẻ đẹp chung. Đó là sự hài hòa giữa âm thanh, màu sắc... Tiếng ve của mùa hè, tiếng hát của đêm thu, màu xanh của rừng già, sắc đỏ của hoa chuối, trắng tinh khôi của rừng mơ, vàng ửng của hoa phách... Trên cái nền thiên nhiên ấy, hình ảnh con người hiện lên thật bình dị, thơ mộng trong công việc lao động hàng ngày.

2.4. Bình luận ý kiến

– Nhận định của tác giả Nguyễn Đăng Mạnh hoàn toàn xác đáng. Trước hết qua đoạn thơ, trên phương diện nội dung ta thấy, phong cảnh thiên nhiên đất nước mang bản sắc Việt Nam.

Thiên nhiên không chi có vẻ đẹp tự tại, không chỉ hé mở cho những tâm hồn riêng lẻ mà gắn

(9)

liền với quê hương đất nước với đời sống lao động và chiến đấu, với sinh hoạt với những vui buồn của mỗi người Việt Nam. Bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc được xem là một trong những bức họa đẹp nhất của núi rừng con người Việt Bắc.

– Trên phương diện hình thức nghệ thuật, tính dân tộc trong nghệ thuật của thơ Tố Hữu được thể hiện trong cách sử dụng ngôn ngữ, nhạc điệu, hình ảnh, thể thơ đậm đà tính dân tộc.

Lối cấu tứ, kết cấu giàu sắc thái ca dao, thể thơ dân tộc được vận dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo. Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học. Tính dân tộc trong ngôn ngữ được thể hiện một cách đặc sắc trong đoạn thơ bức tranh tứ bình. Nhà thơ đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo cặp đại từ nhân xưng "mình", "ta" của ca dao xưa. Ở đầu đoạn thơ, cặp đại từ

"mình", "ta" được sử dụng một cách sinh động, linh hoạt mang nhiều sắc thái ngữ nghĩa.

Cách xưng hô "mình", "ta" trong lời đối đáp vốn là cách xưng hô của những đôi bạn tình trong ca dao tình yêu.

– Việt Bắc được viết theo thể thơ lục bát với lối kết cấu như lời đối đáp của một đôi trai gái lúc xa nhau. Lục bát là thể thơ dân tộc, nó ăn sâu bắt rễ trong nhân dân mang cốt cách thuần túy Việt Nam. Tố Hữu đã vận dụng điêu luyện sáng tạo thế thơ lục bát, mang âm điệu dịu dàng duyên dáng của ca dao dân ca. Tiếng hát, tiếng ngâm, lời ru đã chắp cánh cho thơ Tố Hữu bay đến mọi miền của đất nước. Thể thơ lục bát với những ưu thế của nó đã giúp tác giả chuyển tải được những tình cảm thiết tha của cả người đi và kẻ ở trong buổi tiễn biệt.

– Tính dân tộc trong đoạn thơ còn thể hiện ở nhạc điệu, cách gieo vần. Âm điệu thơ cùa Tố Hữu có đặc trưng riêng đó là sự ngọt ngào, tha thiết. Nó mượt mà, uyển chuyển, đằm thắm như lời ru của mẹ bằng lối đối đáp ân tình. Tố Hữu rất tài tình trong việc phối hợp các âm thanh, từ ngữ, tiết tấu, vần điệu của ngôn ngữ tiếng Việt để tạo nên một ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, chứa đựng cảm xúc dân tộc.

3. Kết bài

– Với những nét chấm phá đơn sơ giản dị, vừa cổ điển vừa hiện đại, đoạn thơ trên của Tố Hữu đã làm nổi bật được bức tranh cảnh và người qua bốn mùa của chiến khu Việt Bắc, Cảnh và người hòa hợp với nhau tô điểm cho nhau, làm cho bức tranh trở nên gần gũi thân quen, sống động và có hồn hơn. Tất cả đã tan chảy thành nỗi nhớ nhung quyến luyến thiết tha trong tâm hồn người cán bộ về xuôi.

– Mới mẻ nhưng cũng rất truyền thống. Với kết cấu cổ điển, thể thơ lục bát, đoạn thơ là khúc hát ân tình, ân nghĩa, lời thơ gần gũi, đi vào lòng người muôn thế hệ, trở thành điệu hồn chung của dân tộc. Có thế nói, đây là một trong những đoạn thơ đặc sắc nhất, tài hoa nhất thấm đẫm tinh thần dân tộc trong bài Việt Bắc. Nó góp phần làm cho bài thơ xứng đáng là viên ngọc sáng long lanh trong kho tàng văn học hiện đại Việt Nam.

(10)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hình ảnh ấy đưa chúng ta liên tưởng truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, truyện đã để lại trong lòng người đọc, một hình ảnh khó quên đó là nhân vật

– Bài thơ cũng là bản tình ca đã khắc họa hết thảy mọi cung bậc tình cảm của tác giả hay nói đúng hơn là giữa kẻ ở – người đi, giữa nhân dân đồng bào Việt Bắc

– Miêu tả, kế chuyện về một dòng sông, một vùng đất thuộc miền Tây của Tổ quốc, Nguyễn Tuân đã thể hiện sự hiểu biết sâu rộng, một tình yêu tha thiết bao la

– Qua nhân vật Mị, ta thấy Tô Hoài là một nhà văn tài năng khi đưa cuộc đời Mị sang trang mới, bắt đầu một ngày mới tươi đẹp sau "giấc ngủ mê" dài

Từ những lời tự hát tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Sở dĩ bài thơ đi cùng năm tháng là bởi: Sóng đã thể hiện được một tình

Với giá trị hiện thực, với thành công trong việc xây dựng nhân vật để thể hiện tư tưởng nội dung tác phẩm như đã phân tích ở trên thì truyện ngắn Vợ chồng A

– Bốn câu thơ trên là hình ảnh không khí đêm lễ hội tưng bừng hòa hợp với ánh sáng lung linh và tâm hồn trẻ trung, yêu đời của các chiến sĩ Tây Tiến thì

Điều cần nhấn mạnh là, trong bối cảnh mới của sự mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế như hiện nay, nhân dân Việt Nam không chỉ bảo vệ độc lập, tự chủ trên