• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 21 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 21 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ SỐ 21 BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề



I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

ĐẠI BÀNG VÀ GÀ

Ngày xưa, có một ngọn núi lớn, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng. Trong tổ có bốn quả trứng lớn. Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại bàng lăn xuống và rơi vào một trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp quả trứng lớn ấy.

Một ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng buồn thay chú chim nhỏ được nuôi lớn như một con gà. Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà không hơn không kém. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì đó cao xa hơn. Cho đến một ngày, trong khi đang chơi đùa trong sân, đại bàng nhìn lên trời và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao giữa bầu trời.

"Ồ - đại bàng kêu lên - Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó".

Bầy gà cười ầm lên: "Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà không biết bay cao".

Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ.

Mỗi lần đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó điều không thể xảy ra. Đó là điều đại bàng cuối cùng đã tin là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà. Cuối cùng, sau một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết.

Trong cuộc sống cũng vậy: Nếu bạn tin rằng bạn là một người tầm thường, bạn sẽ sống một cuộc sống tầm thường vô vị, đúng như những gì mình đã tin. Vậy thì, nếu bạn đã từng mơ ước trở thành đại bàng, bạn hãy đeo đuổi ước mơ đó... và đừng sống như một con gà!

(Theo http://phamngocanh.com/blog/ga-dai-bang-bai-hoc-tu-cuoc-song) Câu 1.Đặc điểm nào phân biệt giữa những chú đại bàng và đàn gà trong câu chuyện?

Câu 2.Vì sao chú đại bàng quyết định không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà?

Câu 3. Theo anh (chị) niềm tin vào sức mạnh bản thân và ước mơ có mối quan hệ như thế nào?

Câu 4.. Suy nghĩ của anh (chị) về thông điệp: Bạn hãy đeo đuổi ước mơ đó... và đừng sống như một con gà!

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

(2)

Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu ở phần Đọc hiểu: Hãy đeo đuổi ước mơ.

Câu 2. (5,0 điểm) Nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là một thành công của tác giả trong việc xây dựng con người thức tỉnh. Hãy chứng minh nhận định trên.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1. – Đại bàng:

+ Loài vật biểu trưng cho sức mạnh.

+ Thuộc về trời xanh và những điều kì vĩ.

– Gà:

+ Con vật nhỏ bé, chấp nhận số phận.

+ Có ước mơ hoài bão bay cao.

+ Nhưng thiếu niềm tin vào bản thân.

Câu 2. – Do bản thân:

+ Tin nó chỉ là con gà không hơn.

+ Không tự tin vào sức mạnh bản thân.

– Do môi trường:

+ Không khuyến khích khơi dậy niềm tin.

+ Áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác.

Câu 3. – Thiếu niềm tin:

+ Không có sức mạnh để thực hiện khát vọng.

+ Yếu đuối trước những khó khăn thử thách.

+ Không thể vượt qua giới hạn bản thân.

– Quá tự tin:

+ Ảo tưởng vào sức mạnh của bản thân.

+ Đặt ra mục tiêu, kì vọng lớn hơn năng lực.

+ Không biết lượng sức trước thử thách.

Câu 4. – Nhận thức:

+ Mỗi người đều có khả năng tiềm ẩn bên trong.

+ Niềm tin mới phát huy năng lực thực sự.

+ Luôn tin vào lập trường của chính mình.

– Hành động:

+ Xác định được mình là ai, mình đến từ đâu.

+ Không ngừng theo đuổi đam mê, ước mơ.

(3)

+ Dũng cảm, vững vàng vượt qua dư luận đám đông.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)

HS tham khảo nội dung dưới đây để viết đoạn văn:

1. Mở đoạn

– Nếu bầu trời tượng trưng cho những ước mơ, những kế hoạch lớn và những cái nhìn bao quát nhưng toàn diện về bản thân, thì phải chăng những nỗi lo thường nhật đã kéo tầm mắt của ta xuống dưới mặt đất, để chìm trong một dòng người hối hả, để đối phó với những chướng ngại vật ngay trước mắt và rồi ta chẳng còn lúc nào để phóng tầm mắt lên thật xa trên bầu trời, để thấy những ước mơ của ta lớn đến chừng nào... Và thế là nhiều khi ta quên đi những điều thực sự quan trọng: đó chính là những ước mơ.

2. Giải thích

– Ước mơ – hoài bão là những xuất phát điểm quan trọng, đây là cơ sở đầu tiên để mỗi cá nhân, tổ chức và dân tộc cất cánh.

– Ai cũng có ước mơ. Có thể đó chỉ là những nhu cầu bình thường trong sinh hoạt hằng ngày. Nhưng cũng có thể đó là những khát khao hướng thượng những kế hoạch dài hơn cho chính bản thân mình.

3. Chứng minh và bàn luận

– Ước mơ sẽ chỉ là mơ ước nếu nó không đi kèm với những sự chuẩn bị cần thiết để thực hiện ước mơ đó. Sự chuẩn bị trong hành trình của mỗi giấc mơ có nhiều thành phần, nhưng thành phần quan trọng nhất hiện nay và trong tương lai phải kể đến tri thức với hai quá trình song hành và bổ sung cho nhau: tích luỹ tri thức và phát triển tri thức.

– Mỗi ước mơ, dù lớn lao hay giản dị, đều cần được tiếp lửa bằng nhiệt huyết, quyết tâm và nỗ lực không ngừng của tuổi trẻ. Tuổi trẻ là món quà vô giá mà tạo hoá ban tặng cho chúng ta trên con đường chinh phục ước mơ của mình. Tuổi trẻ tư bản thân nó đã là một tài sản, tự bản thân nó đã hàm chứa ánh sáng và hạnh phúc, khi bị dúi xuống bùn, cơ hội để nó vẫn toả sáng và thăng hoa sẽ lớn hơn so với khi bạn già đi.

– Ước mơ thuộc về tương lai mà người trẻ tuổi thì sống vì tương lai, vậy tại sao không sống và phấn đấu vì ước mơ của mình? Thành công bắt đầu từ suy nghĩ, "đeo đuổi ước mơ".

Chúng ta dám ước mơ, dám nghĩ khác và vượt khỏi những hạn hẹp của hoàn cảnh sống để thực hiện cho bằng được khát vọng của mình.

– Ước mơ cũng giống như những tên lửa đang chuẩn bị cất cánh, nhưng nếu không được châm ngòi bằng một niềm tin, ý chí và nỗ lực vượt khó thì mãi mãi nó chi nằm chỏng chơ trên mặt đất giống như chú đại bàng kia.

(4)

4. Bài học nhận thức và hành dộng

– Cuộc đời thật có quá nhiều ước mơ, cỏ những ước mơ đã trở thành sự thật và cả những ước mơ mãi mãi chỉ là mơ ước mà thôi. Nhưng chúng ta hãy cảm nhận những ước mơ trong chính con người mình và học cách để nuôi dưỡng nó.

– Không dễ để biến ước mơ thành hiện thực. Một ước mơ dù lớn hay nhỏ, phải được ấp ủ, nuôi dưỡng và hiện thực hóa là cả một quá trình với ý chí tự thân và những bước đi khoa học.

– Không thành công nào mà chưa từng trải qua thất bại, những bài học từ sai lầm đã qua sẽ tôi luyện cho ý chí thêm mạnh mẽ và vững vàng. Tiếp tục cất bước, tiếp tục đeo đuổi ước mơ và cố gắng thực hiện chúng – những điều chỉ có ước mơ mang lại được cho con người và tuổi trẻ.

– Phê phán những người tự ti, không tin vào bản thân...

5. Kết đoạn

– Cuộc đời của mỗi chúng ta là một câu chuyện, chính vì thế mà tại sao chúng ta lại không viết tất cả câu chuyện của chúng ta lên, để chia sẻ kinh nghiệm với nhau, cũng như để tạo cho các bạn trẻ chúng ta có những suy nghĩ theo chiều hướng tích cực hoặc lạc quan yêu đời hơn.

Để cho cuộc sống của mỗi chúng ta là một màu hồng.

– Liên hệ bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm) 1. Mở bài

– Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du) Lời than thở thống thiết của đại thi hào Nguyễn Du về số phận đau thương của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến ngày xưa thật là niềm xót xa, thương cảm cho số phận con người.

Nỗi đau ấy, đưa chúng ta liên tưởng đến tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà - văn Tô Hoài.

– Tô Hoài là một cây bút trưởng thành của văn đàn Việt Nam trong thời kì kháng chiến lân thời bình, nắm giữ kỉ lục về số lượng tác phẩm đã đóng góp cho nền văn học nước nhà. Trong đó, ta không thể bỏ qua đoạn trích Vợ chồng A Phủ – là một thành công của Tô Hoài trong việc xây dựng hình tượng con người thức tỉnh qua nhân vật Mị.

2. Thân bài

2.1. Khái quát chung

– Tô Hoài (1920 – 2014), là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều

(5)

vùng khác nhau trên đất nước ta, nhất là miền núi. Phong cách văn chương: hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động, vốn từ giàu có.

– Tác phẩm Vợ chồng A Phủ là kết quả của một chuyến đi tham gia chiến dịch Tây Bắc của tác giả, ra đời vào năm 1952. Đây là tác phẩm được nhà văn xây dựng bằng những chuyện mắt thấy tai nghe, chan chứa tình cảm sâu nặng của tác giả đối với đồng bào miền núi dưới ách áp bức, bóc lột của các thế lực thực dân, phong kiến.

– Truyện Vợ chồng A Phủ nằm trong tập Truyện Tây Bắc là thành công tốt đẹp đầu tiên của Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám. Tập truyện được tặng giải Nhất – giải thường của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Qua cuộc đời tủi nhục đau khổ của Mị và A Phủ hai nô lệ của thống lí Pá Tra ở Hồng Ngài, Tô Hoài đã phản ánh nỗi thống khổ của người Mèo trong chế độ cũ và sự vùng dậy của họ để giành lấy tự do, hạnh phúc, một lòng đi theo cách mạng và kháng chiến.

2.2. Khái niệm con người thức tỉnh

– Con người thức tỉnh là những con người từng nếm trải nhiều cay đắng, tủi nhục và đau khổ trải qua những năm dài bị áp bức bóc lột bị chà đạp, giày xéo mà trở thành con người gần như vô cảm vô hồn, sống trong trạng thái nhẫn nhục, cam chịu cho thân phận mình.

– Cuối cùng, con người thức tỉnh dần dần "hồi sinh", tự ý thức về quyền sống và quyền làm người của mình, phản kháng áp bức, bất công giành lấy tự do và hạnh phúc, xây dựng một cuộc sống có ý nghĩa.

=> Cùng với nhân vật A Phủ, ta thấy rõ nhân vật Mị là con người thức tỉnh giàu ý nghĩa nhân văn.

2.3. Chứng minh nhận định

a. Mị người con gái trẻ, đẹp nhưng cuộc đời Mị đầy bi kịch

– Mị xinh đẹp, thổi sáo hay, nhiều chàng trai Mèo mê ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.

Nhưng hạnh phúc tuổi xuân không đến với người con gái đáng thương này.

– Mẹ Mị mất sớm. Nhà nghèo, bố Mị đã già mà món nợ truyền kiếp tù khi bố mẹ Mị lấy nhau đến giờ vẫn chưa trả hết, mỗi năm phải đem nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô đã trở thành sợi dây oan nghiệt đối với Mị.

– Mị đã bị A Sử (con trai thống lí Pá Tra) "cướp được" đem về cúng trình ma. Bố Mị chi còn biết cất lời than trong nước mắt: Chao ôi! Thế là cha mẹ ăn bạc của nhà giàu từ kiếp trước, giờ người ta bắt bán con trừ nợ. Không thể làm thể nào khác được rồi.

b. Mị bi kịch cô con dâu gạt nợ

– Mị chịu kiếp con dâu gạt nợ đau khổ, tủi nhục vô cùng. Đêm nào Mị cũng khóc tự thương cho số phận mình, Mị phải chết, Mị phải tự tử bằng lá ngón hái được ở trong rừng:

(6)

+ Hình ảnh Mị: hai tròng mắt còn đỏ hoe, quỳ lạy, úp mặt xuống đất, nức nở, hình ảnh bố Mị "cùng khóc" cất lời than... đã cho thấy được bi kịch đầy nước mắt! Mị muốn ăn lá ngón tự tử và Mị không cam chịu kiếp nô lệ trong thân phận con dâu gạt nợ.

+ Mị muốn được sống trong một cuộc đời đáng sống, sống có ý nghĩa làm người. Sống trong nô lộ và tủi nhục thà tự tử còn hơn. Phản kháng ấy tuy tiêu cực, nhưng cho thấy Mị đã ý thức về nhân phẩm của mình. Ý thức về nhân phẩm, phủ định thực tại đen tối là biểu của con người thức tỉnh.

– Mị muốn chết mà không chết được. Mị chết nhưng nợ quan vẫn còn, bố Mị già yếu quá rồi. Ai có thể làm nương ngô giả nợ cho nhà thống lí! Mị chi còn khóc. Mị phải ném nắm lá ngón xuống đất. Mị không đành lòng chết. Mị chết thì bố Mị còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ nữa. Mị dành trở lại nhà thống lí. Mị cam chịu kiếp nô lệ con dâu gạt nợ vì thương bố.

Mị hiếu thảo và giàu hi sinh biết bao!

c. Quá trình thức tỉnh cùa con người thức tỉnh

– Những năm dài đen tối, những ngày tháng tủi nhục đắng cay đều đổ lên đầu Mị. Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.

+ Nhan sắc, tuổi xuân của Mị bị tước đoạt, bị chà đạp. Mị bị bóc lột tàn nhẫn, phải làm quần quật quanh năm, Mị cúi mặt không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì đi giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế.

+ Mị cũng không còn tưởng đến việc ăn lá ngón tự tử nữa. Mị tưởng mình cũng là con trâu, cũng là con ngựa. Mị cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Mị cam chịu ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Gần như vô cảm vô hồn, lâu dần Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.

– Cảm thấy kiếp mình, thân phận mình như con trâu, con ngựa, có nghĩa là chén đắng cay của cuộc đời đã uống cạn chỉ còn sống trong tê liệt, nhẫn nhục và cam chịu.

– Con người thức tỉnh được hồi sinh không chỉ với ngoại cảnh mà còn từ tâm hồn mình, ý thức về cuộc đời mình. Mị đã thức tỉnh với những đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài:

+ Tết đến, mùa xuân làng Mèo làm cho hoa thuốc phiện "đỏ au" thêm rực rõ, những chiếc váy hoa phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ. Những cuộc vui chơi của trai gái, trẻ

(7)

con như đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy múa diễn ra náo nhiệt trên sân trước nhà. Và tiếng sáo tiếng khèn rủ bạn đi chơi làm cho Mị thiết tha bồi hồi.

+ Tiếng sáo lay gọi, thức tỉnh tâm hồn Mị. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Uống cho tan nỗi hận, uống cho vơi đi bao đau khổ chứa chất trong lòng! Say "lịm mặt", Mị sống về ngày trước. Mị nhớ lại thời con gái, Mị thổi sáo hay bao người mê. Tiếng sáo gọi bạn mùa xuân đã nhập vào hồn Mị, tai Mị văng vẳng tiêng sáo. Mị tự ý thức là Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị cảm thấy "phơi phới", trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước thời con gái.

– Mị được thức tỉnh về cảnh ngộ. Mị thấy vô lí, bất công đến tàn nhẫn đến cay đắng. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Mị với A Sử không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Thật là trớ trêu! Mị muốn ăn lá ngón cho chết. Mị ứa nước mắt. Tiếng sáo gọi bạn yêu đang lủng lơ bay ngoài đường.

– Mị đã phản kháng, đã hành động. Mị xắn mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng. Với tay lấy váy hoa, rút thêm cái áo, quấn lại tóc. Mị "sắp đi chơi":

+ Hành động Mị ngang nhiên diễn ra trước mắt thằng A Sử và thế là Mị đã bị thằng A Sử trói vào cột buồng bằng cả một thúng sợi đay, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đau nữa.

+ Trong bóng tối Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi, những đám chơi.

– Đêm nào Mị cũng thức dậy thổi lửa hơ tay. Mị và A Phủ "gặp nhau" tại nhà thống lí Pá Tra như một tiền định. Người con dâu gạt nợ. Người vì tội đánh con quan mà trở thành người

"vay hợ, ở nợ":

+ Qua ngọn lửa bập bùng, Mị lé mắt trông sang Mị xúc động nhìn thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm mắt đã xám đen lại của A Phủ. Mị nhớ lại đêm năm trước, A Sử cũng trói đúng Mị như thế Mị khẽ thốt lên lời than: Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Mị nguyền rủa cha con thống lí: Chúng nó thật độc ác.

+ Mị tự thương cảnh ngộ mình; thương A Phủ trên bờ vực thẳm, khi tử thần đã gõ cửa: Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Mị nghĩ về thân phận mình, tưởng như là cam chịu: Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi.

– Hành động của con người thức tỉnh là hành động tự phủ định, hành động tự giải thoát (J. P. Sartre):

(8)

+ Chạy trốn còn có thể sống, Mị nói liên tiếp hai câu như kêu cứu và đuổi chạy theo A Phủ: A Phủ cho tôi đi... Ở đây thì chết mất...' '

+ Mị và A Phủ dìu nhau cùng chạy trốn đến Phiềng Sa khu du kích. Phiềng Sa là chốn nương thân cho họ.

– Cách mạng và kháng chiến mới là đất hứa, đất thánh cho người thức tỉnh. Mị cắt dây trói A Phủ cũng là tự cắt dây trói để giải thoát mình. Như con chim sổ lồng, thoát khỏi bóng tối vươn tới ánh sáng, từ nô lệ tủi nhục mà giành được tự do, hạnh phúc, cùng với A Phủ nên vợ nên chồng, rồi trở thành chiến sĩ du kích.

2.4. Nhận xét và đánh giá chung

– Cách kết thúc của tác phẩm, chúng ta có thể thấy được, bởi Tô Hoài sáng tác thiên truyện này sau Cách mạng tháng Tám. Trước đó không lâu, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên Hồng... đã không thể tìm được một con đường tốt đẹp cho nhân vật của mình. Còn Mị, và nhiều nhân vật khác trong các tác phẩm văn học cách mạng, đã tìm ra con đường giải phóng thật sự, biết cách "cởi trói" cho mình trong quá trình đến với cách mạng.

– Mị là nhân vật thức tỉnh có sức mạnh phản kháng và sức sống tiềm tàng. Nhân vật Mị đã góp phần thể hiện giá trị nhân văn của truyện Vợ chồng A Phủ. Tô Hoài đã thật sự thành công trong việc xây dụng con người thức tỉnh qua nhân vật Mị khi đưa ra được lối thoát cho cuộc đời Mị, tô đậm khát vọng sống mãnh liệt của người đàn bà vốn dĩ đã "chết" đi trong giấc ngủ của số phận cay đắng.

– Tô Hoài đã có được một tác phẩm thật ý nghĩa, góp phần vào viện bảo tàng con người Việt Nam tiến lên dưới lá cờ vẻ vang của Đảng. Mị là nhân vật thành công bậc nhất trong văn xuôi cách mạng đương đại Việt Nam. Điều này chỉ có thể đạt được khi tác phẩm "chín" về nghệ thuật và đúng trên tầm cao tư tưởng.

3. Kết bài

– Qua nhân vật Mị, ta thấy Tô Hoài là một nhà văn tài năng khi đưa cuộc đời Mị sang trang mới, bắt đầu một ngày mới tươi đẹp sau "giấc ngủ mê" dài tưởng chừng không bao giờ thức giấc, bằng những tình huống truyện đặc sắc cũng như cách dàn dựng những chuyển biến tinh tế trong tâm hồn Mị. Tạo ra một áng văn mang đẫm chất tố cáo, lên án giai cấp tàn bạo thống trị miền núi và cũng xót thương cho hàng trăm con người nô lệ, bị trị như Mị.

– Vốn sống, sự hiểu biết tinh tế và đặc biệt tình yêu con người đã tạo cho ngòi bút của Tô Hoài rất vững vàng khi lí giải những đột biến về sự thức tỉnh trong nhân vật Mị. Qua đó, nhà văn đã đặt ra những vấn đề nhân sinh sâu sắc: chế độ phong kiến là chế độ trói buộc, giam hãm sức sống con người nhưng sức sống con người dù bị giẫm đạp, đè nén đến đâu cũng không bị mất đi. Điều ấy càng khiến ta thêm tin, thêm yêu mến con người. Và ta càng thấm

(9)

thía về cái giá của tự do. Cái mùi vị của tự do là cái vị ngọt ngào và có mùi tanh nồng như Hê-minh-uê đã nói.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Với những báo cáo về tình trạng bạo lực ở các trường học, nhiều người dân tự hỏi: "Bọn trẻ có vấn đề gì?" Câu trả lời, theo một số nhà phân tích, nằm

Hình ảnh ấy đưa chúng ta liên tưởng truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, truyện đã để lại trong lòng người đọc, một hình ảnh khó quên đó là nhân vật

Với giá trị hiện thực, với thành công trong việc xây dựng nhân vật để thể hiện tư tưởng nội dung tác phẩm như đã phân tích ở trên thì truyện ngắn Vợ chồng A

– Tác phẩm Tràng giang cho đến tận bây giờ vẫn là một đỉnh cao nghệ thuật mà khó ai có thể vươn tới, bởi sự khéo léo và tinh tế của tác giả trong việc

+ Hình ảnh đoàn binh không mọc tóc không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng mà nét vẽ này xuất phát từ một hiện thực trong cuộc sống của người lính Tây Tiến:

Đoàn tàu không làm thay đổi cuộc sống nơi phố huyện nhưng sự xuất hiện của nó đủ để lại niềm khao khát cho những con người nơi đây chừng ấy người trong bóng tối

Giải thích - Hình tượng tiếng sáo - hình tượng nghệ thuật thể hiện sự khám phá độc đáo của nhà văn Tô Hoài: Trước hết tiếng sáo là một chi tiết hết sức đặc sắc,

- Ý kiến hoàn toàn chính xác và thuyết phục: Mị là con người thức tỉnh, thức tỉnh từ nhận thức đến hành động, và điều đó mang lại cho Mị một cuộc đời mới, có ý