• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 29 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 29 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ SỐ 29 BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề



I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc bài thơ dưới đây và thực hiện theo yêu cầu:

Nấm mồ xanh

như một giọt lệ ngưng trên hình hài Tổ quốc

chúng tôi đến bên anh như lá xanh non cúi nhìn cội rễ một màu thạch thảo thanh tao.

Từ nơi nào mẹ đã tiễn anh đi?

mái rạ, bờ đê hàng cây, góc phố…

đê vẫn xanh và bờ cây còn gió…

Từ nơi nào…

mắt ướt chia li

bờ vai khép phượng hồng vào kỉ niệm đất nước ngày lửa đạn

các anh đi biếc cả rừng già Anh trở về với cỏ im lặng

mặt trời ngang qua dịu dàng nghiêng nắng mùa thu ngang qua khẽ khàng buông lá đất dâng lên khói sương lời ru…

Có một ước mơ trời xanh còn nhớ có một tình yêu mùa thu còn giữ

có một tuổi hai mươi đất nước ủ trong lòng.

(Theo http://dantri.com.vn/blog/Viết bên mộ liệt sĩ vô danh – Tuyết Nga) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

(2)

Câu 2. Xác định biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên? Và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 3. Từ đoạn thơ trên, anh (chị) có suy nghĩ gì khi thấy có những người làm giả hồ sơ thương binh, bệnh binh?

Câu 4. Anh (chị) hãy nêu ý nghĩa của bài thơ trên.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến:

Những gì tôi có, nay thuộc về người khác

Những gì tôi đã mua sắm, nay người khác hưởng dùng Những gì tôi đã cho đi, nay thuộc về tôi.

Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh chị về bài thơ Đàn ghi ta Của Lor-ca của Thanh Thảo.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. - Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là phương thức biểu cảm.

Câu 2. - Xác định biện pháp tu từ: biện pháp so sánh ẩn dụ: “Nấm mồ xanh như một giọt lệ ngưng trên hình hài Tổ quốc; chúng tôi đến bên anh như lá xanh non cúi nhìn cội rễ”.

- Tác dụng: khẳng định nỗi xúc động của tác giả khi nghĩ về mất mát đau thương, sự cống , sự hi sinh của các anh - những liệt sĩ vô danh. Xương máu của các anh đã vẽ nên hình hài đất nước. Đồng thời thể hiện tấm lòng biết ơn của thế hệ hôm nay với các liệt sĩ đã ngã xuống vì sự bình yên của Tổ quốc.

Câu 3. - Từ đoạn thơ, suy nghĩ gì khi thấy các có những người làm giả hồ sơ thương binh, bệnh binh. Thí sinh bày tỏ chân thành những suy nghĩ của mình về hiện tượng này:

+ Sự trục lợi của một số thành phần bất hảo.

+ Sự phẫn nộ, day dứt, xót xa.

+ Đi ngược lại truyền thống, đạo lí của dân tộc

=> Vì đó là hành động vô đạo đức, vi phạm pháp luật.

Câu 4. - Dòng đời xuôi ngược, người ta tìm những thứ đã đánh rơi, kiếm những gì đã lạc mất và cố mua cho được những thứ mình đang cần mà quên mất những giá trị mang lại cho con người hạnh phúc đích thực. Vì thế, con người ngày nay có vẻ như bơ vơ, lạc lõng giữa một xã hội đầy đủ tiện nghi do cứ mải mê đi tìm, đi kiếm và đi mua cho được những thứ nay còn mai mất.

(3)

- Tiền bạc sẽ không theo con người lúc chết, những tiện nghi sẽ nói lời vĩnh biệt lúc con người qua thế giới bên kia. Chỉ còn lại tình thương và sự trao ban mới sống mãi với thời gian.

Dù câu nói trên chỉ khắc trên bia mộ nhưng nó vẫn mang lại cho cuộc đời nhiều bài học đáng quý, đáng trân trọng và nó phản ánh được thực tế sống của con người. Dù ở bất cứ thời đại nào thì câu nói trên vẫn luôn đúng và là bài học để ta ý thức hơn về hành trình sống của kiếp nhân sinh.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) HS tham khảo nội dung dưới đây để viết đoạn văn:

1. Mở đoạn

- Thực tế của cuộc sống đã cho thấy: tiền tài, danh vọng, sắc dục, các tiện nghi là những nhu cầu làm thỏa mãn cho sở thích của con người trong một thời gian ngắn, chỉ có những gì ta đã trao tặng thì mới đáng quý và đáng trân trọng. Trong chiều hướng đó, trên bia mộ trong một nghĩa trang có khắc mấy dòng chữ sau đây:

Những gì tôi có, nay thuộc về người khác

Những gì tôi đã mua sắm, nay người khác hưởng dùng Những gì tôi đã cho đi, nay thuộc về tôi.

Vậy chúng ta hiểu câu nói này như thế nào? Đâu là thong điệp mà câu nói muốn hướng tới?

2. Thân đoạn a. Giải thích

- Những gì tôi có, những gì tôi đã mua sắm là những thứ đồ dung ta đang được sở hữu, do bởi sức lực ta làm ra, hay được thừa hưởng của người khác.

- Những gì tôi cho đi thể hiện sự quảng đại của bản than trong cách sử dụng của cải vật chất hay sự trao ban tình thương bằng tấm long vị tha, bao dung trước mọi hoàn cảnh trong cuộc sống.

=> Câu nói gợi lên trong ta sự bất lực của con người trước của cải vật chất trong cuộc đời.

Nói khác hơn, nêu lên tầm quan trọng của giá trị cuộc sống hiện tại bởi sự cho đi không tính toán chứ không bởi thái độ tích góp giữ riêng cho bản than.

b. Bàn luận và chứng minh

- Chưa bao giờ đồng tiền lại chi phối và quyến rũ con người như ngày nay, người ta có thể vì tiền mà bất chấp luân thường, đạo lí để làm sao cho có thật nhiều tiền.

(4)

- Với sự phát triển của khoa học một cách nhanh chóng như ngày nay thì những sản phẩm hôm nay được xem là hiện đại nhưng ngày mai bị xem là lỗi thời. Nói thế để chúng ta không nên cứ bám víu vào của cải là những thứ nay còn mai mất.

- Thử hỏi trong cuộc sống lúc nhắm mắt, buông tay có ai mang theo bên mình thứ gì mà cả đời đã bỏ tâm huyết để đi tìm. Lịch sử đã chứng minh điều này: một “Salomon dù vinh hoa tột bậc”, dù có trăm thê, ngàn thiếp thì lúc chết ông cũng không thể mang một ai theo bên mình. Một Tần Thủy Hoàng dù cho ngọc châu chất cao như núi cũng không thể mang được một chút bên mình lúc thần chết gõ cửa. Hay ông phú hộ mà Kinh Thánh đã nhắc tới, lúc còn sống ngày nào cũng yến tiệc linh đình, thưởng thức đủ các loại cao lương mĩ vị, vậy mà lúc qua khỏi cuộc đời ông them được một giọt nước từ Lazaro nghèo hèn cho thỏa cơn khát cũng không được. Nhưng quan niệm của con người ngày hôm nay thì khác, dù biết những gì mình mua thì người khác sẽ hưởng dung nhưng vẫn cứ thích sắm.

- Tuy nhiên, nói qua thì cũng phải nói lại, nếu biết những gì mình đang sở hữu, những gì mình đã mua mà không được sử dụng nhưng trong tâm nghĩ rằng mình không dùng thì dành cho thế hệ sau thì hành động này cũng đáng quý, điều này thể hiện sự quan tâm lo lắng cho người khác.

- Cuộc sống ngày càng nghiêng về chiều hướng hưởng thụ, ai cũng cố gắng tranh thủ tích góp tiền bạc hay củng cố địa vị, để tôn vinh cái tôi của mình, để thấy mình có giá trị. Từ đó, không gian tự do của con người ngày càng bị thu hẹp, khái niệm về tình thương đã thành lỗi thời.

- Cuộc sống luôn cần sự cho đi. Vì lúc biết cho đi vì con người nhận được nhiều hơn những thứ mình đã cho đi. Vì thế sự cho đi sẽ không bao giờ trở nên vô ích, có thể ngay tại thời điểm cho đi ta chưa nhận ra được những ích lợi từ đó, nhưng với thời gian khi hạt giống của sự cho đi được gieo xuống cuộc đời thì nó sẽ trổ sinh trái ngon, quả tốt.

c. Bài học nhận thức và hành động

- Những tiện nghi nhằm phục vụ cho con người trong cuộc sống chỉ là nhu cầu cần chứ chưa đủ. Nghĩa là không thể phủ nhận những lợi ích mà chúng mang tới cho con người. Nhưng cũng không vì thế mà ta cứ mải mê đi tìm những thứ đó.

- Trong cuộc sống còn có những thứ quan trọng hơn như: tình thương, sự trao ban, đó là những phạm trù mang tới cho con người cảm giác hạnh phúc. Chính tình thương là quà tặng của cuộc sống, sự trao ban là nét đẹp trong cuộc đời mà ai cũng khát khao.

- Tình thương sẽ phát sinh năng lực sống cho con người, sự trao ban là động lực giúp đối tượng được lớn lên. Những tiện nghi có thể mua bằng tiền nhưng lại không tồn tại với thời gian. Còn tình thương không phải mua bằng bạc nhưng ở mãi với cuộc sống. Dù con người

(5)

có sống đầy đủ trong tiện nghi vật chất mà không có tình thương thì lúc bước qua bên kia cuộc đời cũng chẳng để lại gì cho cuộc sống.

3. Kết đoạn

- Qua câu nói trên, ta mới giật mình thấy trong cuộc sống sự cho đi đáng quý gấp ngàn lần những tiện nghi. Hơn nữa sự cho đi cũng không phải vất vả để đi tìm, nó luôn ẩn náu trong cuộc sống chỉ cần chúng ta mở rộng dung lượng trái tim thì chúng sẽ phát sinh.

- Do đó, sẽ không thiệt thòi Nnếu chúng ta biết mở rộng lòng mình ra trải tình thương trong cuộc sống, để lúc nhắm mắt, buông tay tình thương là lệ phí giúp đến bến bờ hạnh phúc.

Câu 2. (5,0 điểm) 1. Mở bài

- Tiếng đàn xưa đứt ngang dây Hai trăm năm ngày càng say lòng người

Trải bao gió dập sóng dồi Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha.

(Kính gửi cụ Nguyễn Du - Tố Hữu) Tiếng đàn của tấc lòng tri âm đã vọng vào trái tim của thi sĩ từ bao giờ? Để hôm nay Tố Hữu thổn thức khúc ca say lòng người. Và rồi trong làn gió du dương miên man trên thảo nguyên xanh rực ánh nắng âm thanh của tiếng Tây Ban Cầm kia đã lay gọi tâm hồn Thanh Thảo để ông viết về tiếng đàn bằng sự cảm nhận của nhà thơ nay về tiếng đàn xưa. Sự tồn tại của Lor-ca là sự tồn tại của tiếng ghi ta và ngược lại. Trong đó tiếng đàn như một thể sống song trùng với nhịp đập của trái tim Lor-ca. Đàn ghi ta, và những cung bậc mà nó ngân vang là tâm hồn Lor-ca, là một phần của con người ông là sự sống của chính ông. Thanh Thảo đã tự bộc lộ ý tưởng sáng tác của mình, cây đàn ghi ta và Lor-ca là hai hình tượng thơ xuyên thấm vào nhau. Trong mạch cảm hứng ấy, nhà thơ đã viết Đàn ghi ta Của Lor-ca.

2. Thân bài

2.1. Vài nét về tác giả và tác phẩm

- Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công sinh năm 1946, quê ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Thanh Thảo thuộc thế hệ nhà thơ trẻ, là gương mặt tiêu biểu của thơ ca thời kháng chiến chống Mĩ; cũng là cây bút luôn nỗ lực cách tân sau 1975, nổi bật là sự tìm kiếm những cách biểu đạt mới trong thơ. Nhiều bài thơ thể hiện một lối viết dấu suy tư, mãnh liệt, phóng túng và có màu sắc tượng trưng, siêu thực.

- Nhà thơ Thanh Thảo tri âm, đồng điệu, ngưỡng mộ tài năng nhà cách tân nghệ thuật Tây Ban Nha giàu nhiệt huyết ấy. Ông đã biết thơ Đàn ghi ta Của Lor-ca để tái hiện vẻ đẹp bi tráng của Lor-ca khi ra pháp trường và những cách tân nghệ thuật còn dang dở của Lor-ca.

(6)

Thi phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca rút trong tập Khối vuông ru-bích, xuất bản năm 1985, là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo.

- Dòng cảm xúc xót xa, tiếc nuối về một nhà thơ thiên tài được chảy trôi theo những suy tư đa chiều, vừa sâu sắc vừa mãnh liệt của một hồn thơ cùng nét độc đáo trong phong cách thể hiện đã tạo dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.

2.2 Khái quát hình tượng Lor-ca

Lor-ca tên đầy đủ là Phê-đê-ri-cô Gar-xia Lor-ca (1898 – 1936), một trong những tài năng sáng chói của văn học hiện đại Tây Ban Nha. Từ nhỏ, Lor-ca đã được coi là thần đồng với năng khiếu thiên bẩm trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật: thơ ca, hội họa, âm nhạc, sân khấu…

Sau khi tốt nghiệp đại học Luật ở Gra-na-đa, năm 1919, Lor-ca lên Ma-đrít (thủ đô Tây Ban Nha) tham gia vào đời sống nghệ thuật. Trước một Tây Ban Nha, dưới sự cai trị của chế độ độc tài Pri-nô đê Ri-vê-na, đã trở nên hết sức phản động về chính trị và đang trên đường già cỗi về nghệ thuật.

- Lor-ca vừa nồng nhiệt cổ vũ nhân dân đấu tranh với mọi thế lực áp chế, đòi quyền sống chính đáng cho con người, vừa khởi xướng và thúc đẩy mạnh mẽ những cách tân trong các lĩnh vực nghệ thuật. Sự có mặt của Lor-ca cùng nhiều tài năng khác lúc bấy giờ khiến cho đời sống tinh thần của Tây Ban Nha và cả một vùng rộng lớn khu vực Tây Âu trở nên sôi động.

Hoảng sợ trước ảnh hưởng xã hội to lớn của Lor-ca, năm 1936, chế độ phản động cực quyền thân phát xít đã bắt giam và bắn chết ông.

- Cái chết của Lor-ca đã làm dâng lên làn sóng phẫn nộ hết sức mạnh mẽ trên thế giới đối với bè lũ Phrăng-cô. Tên tuổi của Lor-ca từ đó trở thành một biểu tượng, là ngọn cờ tập hợp các nhà văn hóa Tây Ban Nha và thế giới chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ văn hóa dân tộc và văn minh nhân loại.

2.2. Cảm nhận bài thơ a. Câu đề từ

Khi tôi chết hãy chon tôi với cây đàn.

- Thanh Thảo đã lấy câu thơ được coi là di chúc của Lor-ca để đề từ cho bài thơ của mình.

Với Lor-ca, cây đàn là biểu tượng của nghệ thuật và cũng với ông, nghệ thuật là tình yêu, là lẽ sống. Như vậy Lor-ca không thể rời xa nghệ thuật ngay cả khi từ giã cõi đời. Tây Ban Nha là quê hương của cây đàn ghi ta và đàn ghi ta là biểu tượng cho đất nước Tây Ban Nha, vì thế câu đề từ còn biểu hiện tình yêu thiết tha của người nghệ sĩ Lor-ca với xứ sở quê hương.

- Hơn nữa, Lor-ca còn là một nhà cách tân nghệ thuật. Ông biết thi ca của mình một ngày nào đó có thể sẽ giữ những người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật, nên đã di chúc dặn họ hãy vượt qua thần tượng cũ - phải biết chôn nghệ thuật của ông để đi tới. Đạo đức của những

(7)

người sáng tạo là khi đã làm trong việc của mình, sáng tạo đã hết, thì phải biết lui vào quá khứ để những thế hệ sau mạnh dạn bước tới trên con đường của nghệ thuật và tự do. Đây là tư tưởng sâu sắc của Lor-ca và Thanh Thảo đã lấy câu thơ này làm đề từ, ngầm hướng người đọc hiểu thông điệp thực sự của bài thơ.

b. Lor-ca - hình ảnh người nghệ sĩ - chiến sĩ đơn độc

- Hiện lên trong đoạn đầu bài thơ là hình ảnh của Lor-ca, người nghệ sĩ đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của thế kỷ XX. Trong bối cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha thời ấy, Lor-ca với một tấm áo choàng đỏ gắt, như một võ sĩ trên đấu trường.

Màu đỏ gắt như một lời tuyên chiến, một sự thách đấu mạnh mẽ. Ấn tượng về những tiếng đàn bọt nước gợi lên sự tinh tế, mong manh của cái đẹp. Tiếng đàn thì êm ái, du dương, còn bọt nước thì dễ vỡ, mong manh… ta liên tưởng cái tài hoa và cuộc đời ngắn ngủi của Lor-ca.

Hình ảnh và màu sắc trong hai dòng thơ đầu mang tính chất tượng trưng, gợi liên tưởng đa chiều: đây là quả là sự tương phản giữa tiếng đàn một nước với áo choàng đỏ gắt. Lor-ca như một đấu sĩ cô độc trên đấu trường mà đối thủ chính là nền chính trị độc tài, tàn bạo và nền nghệ thuật già nua, bảo thủ của Tây Ban Nha. Quả là một cuộc đấu không cân sức.

- Câu thơ không có từ ngữ mà chỉ có âm thanh: li-la-li-la li-la. Câu thơ như chỉ để ghi lại tiếng đàn. Không cần từ ngữ bởi tự thân những tiếng ấy đã mô phỏng đúng một dáng điệu, một phong thái, một tâm hồn: li-la-li-la li-la… → vô tư, tự do, phóng khoáng…

- Hình ảnh Lor-ca: đi lang thang về miền đơn độc/ với vầng trăng chếnh chóang/ trên yên ngựa mỏi mòn. Buồn và cô đơn. Người và cảnh tương đồng: con người tình “lang thang”, không gian thì “đơn độc”, vầng trăng thì “chếnh choáng”, yên ngựa thì “mỏi mòn” → Nhà nghệ sĩ Lor-ca thật đơn độc suốt hành trình lí tưởng gian nan, soi bóng lẻ loi trên những con đường đầy hiểm nguy, trong khi chàng chỉ có cây đàn cùng tiếng hát hộ than.

c. Giây phút bi vẫn trong cuộc đời Lor-ca

- Những dòng thơ tiếp theo như vỡ òa. Từ “Tây Ban Nha”, “hát nghêu ngao” mang thanh bằng, thong thả thể hiện tinh thần phóng khoáng, tự do, yêu nghệ thuật của Lor-ca, qua điệu dân gian An-đa-lu-xi-a đến Tây Ban Nha “bỗng kinh hoàng” là một sự đổ vỡ ghê gớm. Từ hình ảnh “áo choàng đỏ gắt” của người đấu sĩ đến “áo choàng bê bết đỏ” là một đổi thay đột ngột bàng hoàng. Đất nước Tây Ban Nha của nhân dân Tây Ban Nha, của những dũng sĩ và nghệ sĩ đã bị thay thế bởi đất nước Tây Ban Nha phát xít của tên độc tài Phrăng-cô.

- Đất nước chìm trong bi thảm: áo choàng bê bết đỏ/ Lor-ca bị điệu về bãi bán… Sử dụng nhiều thanh trắc cùng nhịp thở dồn dập diễn tả cái chết đau thương và bất ngờ, không một dấu hiệu báo trước. Áo choàng bê bết đỏ là hình ảnh thực trong những trận đấu bò mà đôi khi người đấu sĩ bị thương đẫm máu hoặc đã chết. Hình ảnh này tượng trưng cho việc Lor-ca bị

(8)

xử bắn. Chế độ độc tài khoản sợ trước sức mạnh tinh thần phản kháng của Lor-ca nên đã vội vã giết chết người chiến sĩ của tự do, người nghệ sĩ của cái mới.

- Chàng nghệ sĩ - chiến sĩ đơn độc với mặt với cái chết. Lor-ca bị điệu ra bãi bắn như người mộng du, vì không ngờ cái chết đến với mình sớm như thế trong khi mọi dự định, mọi ý tưởng cho tương lai của đất nước, của nghệ thuật chỉ mới bắt đầu. Cùng với cái chết của Lor- ca, mọi thứ đẹp đẽ của Tây Ban Nha cũng sụp đổ: tiếng ghi ta nâu… máu chảy:

+ Những sự việc khốc liệt ấy tạo nên một cú sốc dây chuyền, được thể hiện qua thủ pháp tượng trưng, chuyển đổi cảm giác. Âm thanh tiếng đàn vỡ ra thành màu sắc: “màu lá xanh”;

thành hình khối: “tròn bọt nước”, thành chuyển động: “vỡ tan”, “ròng ròng”, “chảy”.

+ Phép hoán dụ cũng được vận dụng: tiếng ghi ta tượng trưng cho Lor-ca, màu nâu là màu của cây đàn tượng trưng cho nghệ thuật cũng là màu của đất như thể Lor-ca đã đem theo những dự định cách tân nghệ thuật về với đất mẹ. Hơn nữa, màu nâu còn tượng trưng cho màu nhung nhớ trong tình yêu. “Cô gái ấy” có thể chỉ An-na Ma-ri-a, người yêu của Lor-ca mà sau khi Lor-ca mất, Ma-ri-a mãi mãi không lấy chồng. Bầu trời cô gái ấy có thể hiểu là bầu trời tự do của Ma-ri-a và tình yêu của Lor-ca bao trùm bầu trời ấy. Tiếng ghi ta là xanh như hi vọng thiết tha vào thế hệ sau sẽ kế tục thực hiện hoài bão của Lor-ca. Tiếng ghi ta tròn bọt nước đã vỡ tan bàng hoàng, tức tưởi.

- Cuối cùng, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy thật đớn đau, bi thiết như những tiếng lòng của Lor-ca trong những phút giây bi phẫn nhất của cuộc đời: bọn người tàn bạo đã hủy diệt cái đẹp, vùi dập tài hoa và chôn lấp hoài bão, dự định tốt đẹp về tương lai của chàng.

d. Tiếng đàn bất tử của Lor-ca

- Khổ thơ thứ tư như một lời khẳng định dứt khoát một chân lý trường cửu: không ai chôn cất tiếng đàn… long lanh trong đáy giếng. Thể hiện nhiều ý nghĩa:

+ Có thể do ảnh hưởng của Lor-ca quá lớn nên thế hệ sau không ai có thể vượt qua được “cái bong” của nhà thơ. Cũng có thể đây là nỗi tiếc xót hành trình cách tân dang dở không chỉ đối với bản thân Lor-ca, mà còn với nền văn chương Tây Ban Nha. Bởi lẽ nhà cách tân Lor-ca đã chết, nghệ thuật thiếu vắng người dẫn đầu, nghệ thuật trở thành thứ “cỏ mọc hoang”.

+ Cũng có thể hiểu rằng dù giết chết nhà nghệ sĩ Lor-ca một cách hèn hạ, chế độ độc tài phát xít vẫn không thể tiêu diệt được tinh thần tư tưởng của Lor-ca, mà trái lại tinh thần, tư tưởng ấy mạnh mẽ vô cùng, như cỏ mọc hoang, phát triển mãi mãi. Nhịp điệu chậm rãi, đều đặn, chắc chắn. Chân lí tự nhiên: người ta có thể hôn một con người, nhưng không ai chôn cất tiếng đàn, tiếng đàn và tâm hồn Lor-ca sống mãi. Những điều so sánh với tiếng đàn cũng chính là chân lí tự nhiên của sự sống: cỏ hoang cứ mọc mãi, xanh mãi không ngừng, vầng trăng soi vào đáy giếng long lanh như giọt nước mắt…

(9)

+ Sử dụng phép so sánh mang khuynh hướng tượng trưng hóa, theo lối chuyển nghĩa: vầng trăng trong đáy giếng như giọt nước mắt khổng lồ hoặc giọt nước mắt sáng trong như vầng trăng bất tử. Tất cả đều biểu hiện một nỗi tiếc thương vô hạn của Thanh Thảo đối với Lor-ca, thần tượng của ông.

=> Như vậy, tiếng đàn của nhà nghệ sĩ như đã lan tỏa chiều ngang như cỏ mọc hoang, xuống tận chiều sâu thăm thẳm của đáy giếng và vươn lên cao với vầng trăng… mà đi vào cõi trường tồn, bất diệt.

- Khẳng định tiếng đàn Lor-ca bất diệt, Thanh Thảo như nhìn thấy Lor-ca: đường chỉ tay đã dứt… trên chiếc ghi ta màu bạc:

+ Hình ảnh tưởng tượng mới lạ về hình ảnh người nghệ sĩ bơi qua dòng sông số mệnh về với cõi vĩnh hằng, mặc dù trong lòng chàng vẫn còn day dứt về hành trình cách tân dang dở.

+ Hình ảnh thể hiện niềm tin vào sự bất tử của Lor-ca. Lor-ca vẫn sống mãi trong tâm trí người đời, sống cho đến tận hôm nay, như một con người đã đi vào huyền thoại.

- Lor-ca đã vượt lên trên sức mạnh của cái chết để trường tồn: chàng ném là bùa cô gái Di- gan… vào lặng yên bất chợt:

+ Lá bùa của cô gái Di-gan làm nghề bói toán tặng cho chàng để chàng tránh mọi hiểm nguy, thoát khỏi cái chết → ném lá bùa vào xoáy nước: Lor-ca đã vượt lên nỗi sợ hãi cái chết thường tình…

+ Ném trái tim mình vào lặng im → khi Lor-ca ném trái tim mình là đã thực sự giải thoát:

người nghệ sĩ đi vào chốn vĩnh hằng mà không mang theo một tiếng tăm, một chút công danh nào và đó cũng chính là phẩm chất cao quý con người Lor-ca.

+ Hình ảnh cuối cùng của Lor-ca vừa như một nghệ sĩ, vừa như một thành nhân.

- Bài thơ kết thúc bằng âm điệu ghi ta: li-la-li-la li-la. Mãi mãi tiếng đàn ghi ta vẫn còn, cái tốt đẹp của cuộc đời có thể khuất lấp chứ không mất đi, Lor-ca bất tử. Đây còn là hình ảnh những đóa hoa li-la tím (Tử Đinh Hương) của người đời tưởng niệm Lor-ca, cũng có thể hiểu là muôn đóa hoa của sự sống đang nảy nở từ cái chết đau thương của người nghệ sĩ, thể hiện sức sống bất diệt của những giá trị chân chính trên cõi đời này.

2.3. Nhận xét và đánh giá

- Đàn ghi ta của Lor-ca là bài thơ đặc biệt, có sự hài hòa giữa nhạc và thơ, cấu trúc tự sự đan xen trữ tình, hình ảnh thơ tạo liên tưởng giàu cảm xúc. Phép so sánh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác mang màu sắc tượng trưng, sự thực càng làm bài thơ trở nên độc đáo, đầy ấn tượng. Qua bài thơ, Thanh Thảo không chỉ tạo dựng chân dung người nghệ sĩ - chiến sĩ Gar-xi-a Lor-ca một cách trung thực, mà còn khiến người đọc cảm nhận rõ vẻ đẹp tâm hồn, tính cách đậm chất Tây Ban Nha của Lor-ca.

(10)

- Tiếng đàn ấy, sức sống ấy vẫn ngân vang những tiếng “la-li li-la li-la” với hình ảnh một Lor-ca với chiếc ghi ta màu nâu vẫn rong ruổi trên hành trình dân tộc Tây Ban Nha, hát lên những bài ca đấu tranh cho tình yêu, cho sự sống. Phút gặp gỡ của nhà thơ Việt Nam Thanh Thảo với Lor-ca đã làm nên một bài thơ còn nóng hổi hơi thở cuộc sống hiện đại, ca ngợi người chiến sĩ trong đội ngũ đấu tranh mãi mãi vì tự do, quyết không cuối đầu trước các thế lực bạo tàn.

- Lấy cảm hứng từ những giây phút bi phẫn nhất của cuộc đời Lor-ca, bài thơ đã khắc họa số phận, tính cách và con người của người nghệ sĩ đại diện cho ngọn cờ tự do, đấu tranh vì sự đổi mới nghệ thuật của Tây Ban Nha trong những năm 30 thế kỷ trước.

3. Kết bài

- Là một nhà thơ xuất thân là một người lính từng vào sinh ra tử trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Thanh Thảo đã yêu mến, kính phục Lor-ca trong cả hai tư cách: nhà thơ và người chiến sĩ.

- Âm điệu bài thơ như những tiếng đàn, vừa bay bổng vừa đau thương, chuyển tải được tiếng đồng vọng của những tâm hồn nghệ sĩ - chiến sĩ.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hình ảnh ấy đưa chúng ta liên tưởng truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, truyện đã để lại trong lòng người đọc, một hình ảnh khó quên đó là nhân vật

– Bài thơ cũng là bản tình ca đã khắc họa hết thảy mọi cung bậc tình cảm của tác giả hay nói đúng hơn là giữa kẻ ở – người đi, giữa nhân dân đồng bào Việt Bắc

– Miêu tả, kế chuyện về một dòng sông, một vùng đất thuộc miền Tây của Tổ quốc, Nguyễn Tuân đã thể hiện sự hiểu biết sâu rộng, một tình yêu tha thiết bao la

– Qua nhân vật Mị, ta thấy Tô Hoài là một nhà văn tài năng khi đưa cuộc đời Mị sang trang mới, bắt đầu một ngày mới tươi đẹp sau "giấc ngủ mê" dài

Từ những lời tự hát tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Sở dĩ bài thơ đi cùng năm tháng là bởi: Sóng đã thể hiện được một tình

Với giá trị hiện thực, với thành công trong việc xây dựng nhân vật để thể hiện tư tưởng nội dung tác phẩm như đã phân tích ở trên thì truyện ngắn Vợ chồng A

– Bốn câu thơ trên là hình ảnh không khí đêm lễ hội tưng bừng hòa hợp với ánh sáng lung linh và tâm hồn trẻ trung, yêu đời của các chiến sĩ Tây Tiến thì

Điều cần nhấn mạnh là, trong bối cảnh mới của sự mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế như hiện nay, nhân dân Việt Nam không chỉ bảo vệ độc lập, tự chủ trên