• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 31 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 31 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ SỐ 31 BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề



I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Song song với một loạt những tiến bộ kỹ thuật trong cuộc sống thường nhật của bạn, kết nối mạng trong tương lai còn hứa hẹn một loạt tiến bộ đáng kinh ngạc về “chất lượng cuộc sống”: bạn sẽ sống khỏe mạnh hơn, an toàn hơn và tham gia nhiều hơn các hoạt động chính trị, xã hội…

Các thiết bị, màn hình và những máy móc khác nhau trong căn hộ tương lai của bạn không chỉ có giá trị tiện ích - chúng còn là nguồn cung cấp giải trí, bổ sung kiến thức trí tuệ và văn hóa thư, giãn vào những cơ hội để sẻ chia với những người khác. Tiến bộ chủ yếu trong tương lai là khả năng đặt dấu ấn cá nhân trong cuộc sống của bạn.

Bạn sẽ có thể tùy biến các thiết bị của mình - hay hầu hết các công nghệ xung quanh bạn cho phù hợp với nhu cầu của bạn, để môi trường quanh bạn thể hiện các sở thích riêng của bạn.

Mọi người có thể sắp xếp hình ảnh, ký ức của cuộc sống quá khứ của mình mà không phải phụ thuộc vào các cuốn album hình thật ngoài đời hay album áo trên mạng, mặc dù cả hai đều sẽ vẫn tồn tại. Kỹ thuật chụp hình và quay video trong tương lai sẽ cho phép bạn phóng bất cứ hình ảnh tĩnh hay động nào mà album đã chụp dưới hình thức ảnh ba chiều…

(Eric Schmidt – Jared Conhen, Sống sao trong thời đại số? NXB trẻ, 2018)

Câu 1. Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì?

Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 3. Theo tác giả đoạn trích: Các thiết bị, màn hình và những máy móc khác nhau trong căn hộ tương lai của bạn có các giá trị nào?

Câu 4. Anh (chị) có muốn được sống trong thế giới với những tiến bộ đáng kinh ngạc về chất lượng cuộc sống như tác giả của đoạn trích đề cập đến hay không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến: Chúng ta đang sống trong xã hội hiện đại. Vì vậy hãy sử dụng thông minh những thiết bị thông minh.

Câu 2. (5,0 điểm) Đọc đoạn văn dưới đây:

(2)

Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội.

Nhưng trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã được phơi ra mỏm đá, xòe như con bướm sặc sỡ. Hoa thuốc phiện nở trắng lại nở màu đỏ hau, đỏ thậm, rồi nở màu tím man mát. Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi. Mị nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.

Mày có con trai con gái rồi Mày đi làm nương

Ta không có con trai con gái Ta đi tìm người yêu

Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới.

Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm cái sân chơi chung ngày Tết. Trai gái, trẻ con ra sân chơi ấy tụ tập, đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy.

Cả nhà thống lí Pá Tra vừa ăn xong bữa cơm Tết cúng ma. Xung quanh chiêng đánh ầm ĩ, người ốp đồng vẫn còn nhảy lên xuống, run bần bật. Vừa hết bữa cơm lại tiếp ngay bữa rượu bên bếp lửa.

Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.

Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết.

Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.

Anh ném pao, em không bắt Em không yêu, quả pao rơi rồi…

(3)

Lúc ấy, A Sử vừa ở đâu về, lại đang sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm. Nó còn muốn rình bắt mấy người con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mị nói gì.

Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:

- Mày muốn đi chơi à?

Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai bàn tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.

Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.

Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này là lúc trai đang đến bên vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi.

Cả đêm ấy Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức.

Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu tỏa. Tiếng sáo. Tiếng chó sủa xa xa. Mị lúc mê, lúc tỉnh. Cho tới khi trời tang tảng rồi không biết sáng từ bao giờ.

(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Sách Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, trang 6 - 7 - 8) Có ý kiến cho rằng: Đoạn văn miêu tả sự hồi sinh của nhân vật Mị vào đêm tình mùa xuân là một đoạn đặc sắc kết tinh tài năng nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của nhà văn Tô Hoài trong đoạn trích Vợ Chồng A Phủ. Anh (chị) có đồng ý với ý kiến trên không? Căn cứ vào những hiểu biết về tác phẩm, hãy làm rõ chủ kiến của mình.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

(4)

Câu 1. - Văn bản đề cập đến sự tiến bộ đáng kinh ngạc về khoa học kỹ thuật và tiện ích của các thiết bị, màn hình và những máy móc khác nhau trong căn hộ tương lai của con người.

Câu 2. - Phương thức nghị luận

Câu 3. - Theo tác giả, các thiết bị, màn hình và những máy móc khác nhau trong căn hộ tương lai của bạn có giá trị về chất lượng cuộc sống.

+ Bạn sẽ sống khỏe mạnh hơn, an toàn hơn và tham gia nhiều hơn các hoạt động chính trị, xã hội…

+ Chúng con là nguồn cung cấp giải trí, bổ sung kiến thức trí tuệ và văn hóa, thư giãn và những cơ hội để sẻ chia với những người khác.

+ Bạn có khả năng đặt dấu ấn cá nhân trong cuộc sống của mình.

Câu 4. Thí sinh có thể trả lời “có” hoặc “không”, miễn là có sự lý giải hợp lý và thuyết phục.

- Nêu quan điểm rõ ràng.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) HS tham khảo nội dung dưới đây để viết đoạn văn:

1. Mở đoạn

- Khoa học công nghệ hiện nay ngày càng cho ra đời nhiều hơn những thiết bị thông minh phục vụ đắc lực cho cuộc sống của con người. Chưa bao giờ con người lại được sống giữa nhiều tiện nghi như vậy, tưởng như muốn gì là có, cần gì là được đáp ứng.

- Cuộc sống trở nên dễ chịu, dễ dàng. Chất lượng cuộc sống trở thành một cụm từ hay được nhắc đến như một “điều kiện cần” để đánh giá độ hạnh phúc, mức độ hưởng thụ của con người hiện đại.

2. Giải thích

- Chúng ta là tất cả mọi người đang sống và làm việc ở phạm vi lãnh thổ.

- Xã hội hiện đại là xã hội trải qua những hình thái từ thấp đến cao

- Từ thông minh trong cụm từ thiết bị thông minh muốn nói tới những tính năng đặc biệt, tiên tiến của các thiết bị mà con người tạo ra nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình.

3. Bàn luận và chứng minh

- Mọi vật dụng mà chúng ta cần đến đều được chế tạo hướng đến sự “thông minh”, có thể làm hộ con người được rất nhiều việc. Chúng ta có nhà thông minh, tấm lợp thông minh, vô vàn thiết bị điện và điện tử thông minh. Chiếc điện thoại quen thuộc cũng là điện thoại thông minh, ngoài các tính năng thông thường còn có những tính năng của một laptop, có thể dùng để thực hiện nhiều công việc, dù ta đang ở nơi nào…

(5)

- Sự thông minh của thiết bị thể hiện sự thông minh của con người trong hoạt động khám phá và sáng tạo. Chúng ta đang thực sự tạo ra một môi trường sống cố hữu, quen thuộc. Tuy nhiên, ở đây không phải không xuất hiện những vấn đề đáng suy nghĩ: là sản phẩm được chúng ta tạo ra, nhưng đến lượt mình, các thiết bị thông minh cũng đang nhào nặn lại chúng ta, bắt chúng ta phải thích ứng với nó, thậm chí lệ thuộc vào nó.

- Ta đã thấy nhiều người quá ỷ lại vào thiết bị, ít vận động, động não trong hoạt động thực tiễn. Cũng có quá nhiều bạn trẻ mắc chứng nghiện điện thoại, chỉ mải mê “giao tiếp” với điện thoại mà quên giao tiếp thực với cuộc đời xung quanh… Do những điều đó, con người tưởng có thể làm chủ được mọi thứ mà nhiều khi lại trở nên bị động, thụ động, yếu ớ,t dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết.

- Việc sử dụng thông minh những thiết bị thông minh, vì vậy, đang trở thành một đòi hỏi bức thiết đối với mỗi chúng ta.

4. Đánh giá và mở rộng

- Sự thông minh không có nghĩa là không sử dụng hay từ chối các tiện nghi, từ chối những tiện ích của đồ dùng.

- Trong thời đại ngày nay, tinh thần khắc kỉ khó có thể được đánh giá tích cực.Vậy vấn đề ở đây là phải xây dựng cho được thái độ chủ động trong việc sử dụng những phương tiện, tiện nghi làm việc. Chúng ta là ông chủ chứ không phải là nô lệ của những đồ dùng thiết bị do chúng ta tạo ra. Nhân cách, trí tuệ, cảm giác của chúng ta cần được xây dựng theo cả những cách cổ điển. Kho cảm giác của chúng ta về cuộc đời, ký ức của chúng ta về lịch sử không thể bị đồng hóa bởi bộ nhớ của thiết bị.

- Xúc cảm của chúng ta đòi hỏi được bộc lộ trực tiếp trước những đối tác, đối tượng cụ thể ngoài đời chứ không đơn thuần trước những đối tượng ảo trong thế giới ảo, dù sự phân định thật, ảo bây giờ rất tương đối do biên giới của chúng ta thường xê dịch không ngừng.

5. Bài học nhận thức và hành động

- Khó mà có được một chỉ dẫn cụ thể về vấn đề: thế nào là sử dụng thông minh những thiết bị thông minh? Thiết bị vốn hết sức đa dạng và những trường hợp sử dụng thiết bị cũng hết sức đa dạng.

- Mỗi người, tùy điều kiện và hoàn cảnh cụ thể phải tự rút ra cho mình những kinh nghiệm riêng, trên cơ sở nhận thức được rằng: phẩm chất thông minh nơi mỗi con người luôn gắn liền với khả năng làm chủ những công việc, những tình huống mà mình đối diện, làm chủ những thiết bị mà mình đang sử dụng nhằm đạt được kết quả tốt đẹp nào đó.

Câu 2. (5,0 điểm) 1. Mở bài

(6)

- Tô Hoài là một trong những văn nghệ sĩ đầu tiên rời Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp. Suốt chín năm, ông đi thực tế ở nhiều nơi, chung sống với đồng bào các dân tộc thiểu số như người Thái, người Mường ở chân núi, lưng chừng núi; người Dao, người Mông trên những đỉnh núi đá cao chót vót quanh năm mây phủ… Tây Bắc gắn bó máu thịt với Tô Hoài và đã trở thành quê hương thứ hai của ông bởi những kỉ niệm sâu sắc không thể nào quên, vốn sống phong phú về thiên nhiên và con người Tây Bắc là mạch nguồn cảm hứng vô tận giúp tác giả sáng tác được nhiều tác phẩm về đề tài miền núi mà Truyện Tây Bắc (1953) là tiêu biểu nhất. Trong tập truyện này, Tô Hoài phản ánh chân thực và sinh động đời sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp và bọn lang đạo; chúa đất tay sai; đồng thời phản ánh con đường đến với cách mạng, và kháng chiến của họ.

- Tập Truyện Tây Bắc gồm ba truyện: Mường Giơn, Cứu đất cứu mường và Vợ chồng A Phủ.

Trong đó truyện ngắn được đánh giá xuất sắc hơn cả là truyện Vợ chồng A Phủ. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn in trong tập Truyện Tây Bắc, được giải Nhất, giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955.

- Đoạn văn: Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội… Tiếng chó sủa xa xa. Mị lúc mê, lúc tỉnh. Cho tới khi trời tang tảng rồi không biết sáng từ bao giờ thuộc phần giữa của truyện. Qua đoạn văn trong tác phẩm có ý kiến cho rằng: Đoạn văn miêu tả sự hồi sinh của nhân vật Mị vào đêm tình mùa xuân là một đoạn đặc sắc kết tinh tài năng nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của nhà văn Tô Hoài trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ.

2. Thân bài

2.1. Giải thích ý kiến

- Đoạn văn miêu tả sự hồi sinh của nhân vật Mị vào đêm tình mùa xuân là một đoạn sắc đặc sắc kết tinh tài năng nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của nhà văn Tô Hoài trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.

- Tài năng nghệ thuật là tài năng sáng tạo riêng, độc đáo của người nghệ sĩ: từ cách chọn đề tài, xây dựng nhân vật, tình huống truyện, ngôn ngữ, giọng điệu, dùng từ đặt câu…

- Tư tưởng nhân đạo chính là tấm lòng yêu thương con người, nhà văn chân chính là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy (Sê-khốp), đồng cảm với những kiếp đời đau khổ bất hạnh, lên án Những thế lực phi nhân bản chà đạp lên quyền sống của con người, phát hiện, ngợi ca những vẻ đẹp nhân văn.

2.2 Phân tích và chứng minh

(7)

a. Mị là một cô con dâu gạt nợ sống ở nhà thống lí Pá Tra để trả món nợ truyền đời - truyền kiếp là hai mươi đồng bạc trắng mà bố mẹ Mị vay bố thống lí Pá Tra hồi cưới nhau

- Quãng đời của Mị ở Hồng Ngài thật sự là một chuỗi ngày đen tối nhất của một người đàn bà ở giữa chốn địa ngục trần gian.

- Tuy là mang tiếng con dâu của vua xứ mèo mà lại phải làm việc quần quật như con trâu, con ngựa. Sống vô cảm vô hồn, không có ý thức về thời gian, tuổi trẻ, tình yêu, cam chịu, nhẫn nhục.

- Tưởng đâu đấy sẽ là một dấu chấm hết cho cuộc đời của người đàn bà Mèo ấy, nhưng đằng sau cái đống tro tàn của lòng Mị, vẫn còn thấp thoáng đâu đó những tia lửa nhỏ của khát vọng sống. Và chỉ cần một cơn gió tác động, vào sẽ bùng lên thành lửa ngọn - ngọn lửa của sự khát khao mãnh liệt được sống - chứ không chấp nhận tồn tại với thân phận nô lệ như vậy.

b. Mị - sự trỗi dậy của lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc

- Những yếu tố tác động đến sự hồi sinh của Mị: Những chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ, hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại đổi ra màu đỏ hau, đỏ thậm rồi sang màu tím man mát. Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà cũng có những tác động nhất định đến tâm lý của Mị.

- Rượu là chất xúc tác trực tiếp để tâm hồn yêu đời, khát vọng sống của Mị trỗi dậy. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Mị vừa như uống cho hả giận, vừa như uống hận, nuốt hận.

Hơi men đã đưa tâm hồn Mị theo tiếng sáo.

=> Trong đoạn diễn tả tâm trạng hồi sinh của Mị, tiếng sáo có một vai trò đặc biệt quan trọng. Tô hoài đã miêu tả tiếng sáo như một dụng ý nghệ thuật để lay tỉnh tâm hồn Mị. Tiếng sáo là biểu tượng của khát vọng tình yêu tự do, đã theo sát diễn biến tâm trạng Mị, là ngọn gió thổi bùng lên đống lửa tưởng đã nguội tắt. Thoạt tiên, tiếng sáo còn “lấp ló”, “lửng lơ”

đầu núi, ngoài đường. Sau đó, tiếng sáo đã thâm nhập vào thế giới nội tâm của Mị và cuối cùng tiếng sáo trở thành lời mời gọi tha thiết để rồi tâm hồn Mị bay theo tiếng sáo.

c. Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân

- Dấu hiệu đầu tiên của việc sống lại đó là Mị nhớ lại quá khứ, nhớ về hạnh phúc ngắn ngủi trong cuộc đời tuổi trẻ của mình và niềm ham sống trở lại Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.

- Phản ứng đầu tiên của mị là: Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay. Mị đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình. Những giọt nước mắt tưởng đã cạn kiệt vì đau khổ đã lại có thể lăn dài.

(8)

- Từ những sôi sục trong tâm tư đã dẫn Mị tới hành động lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Mị muốn thắp lên ánh sáng cho căn phòng bấy lâu chỉ là bóng tối. Mị muốn thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình.

- Hành động này để tới hành động tiếp: Mị quấn tóc lại, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. Mị quên hẳn sự có mặt của A Sử, quên hẳn mình đang bị trói, tiếng sáo vẫn dìu dặt và tâm hồn Mị đang đi theo những cuộc chơi, những đám chơi.

=> Tô hoài đã được sự hồi sinh của Mị vào tình huống bi kịch: khát vọng mãnh liệt - hiện thực phũ phàng khiến cho sức sống của Mị càng thêm phần dữ dội. Qua những chi tiết này, nhà văn muốn phát biểu một tư tưởng: sức sống của con người cho dù bị giẫm đạp, bị trói chặt vẫn không thể chết mà luôn luôn âm ỉ, chỉ gặp dịp là bùng lên.

d. Thành công của nhà văn chính là cái khó hà nội tâm nhân vật chủ yếu bằng tâm trạng - Chỉ bằng một sự khai thác tinh tế nơi sự thay đổi cảnh sắc mùa xuân đất trời, mùa xuân nơi bản làng, người đọc như thế được nó đã tác động như thế nào đến tâm hồn nguội lạnh của người đàn bà kia.

- Cả trong đêm ấy, hành động của Mị được tác giả miêu tả rất ít, ngắn gọn, nhưng nó đã thật sự gây hứng thú cho người đọc khi dõi theo từng cử chỉ, từng kí ức, từng việc làm của Mị trong đêm mùa xuân ấy.

=> Nét đặc sắc trong xây dựng nhân vật của Tô Hoài trong truyện ngắn này là miêu tả diễn biến bên trong tâm hồn nhân vật, nhất là Mị. Những đoạn tả sự thức tỉnh của niềm khát vọng cuộc sống ở Mị trong một đêm xuân (đã phân tích ở trên), cảnh Mị suy nghĩ tới hành động cắt dây trói cho A Phủ là những thành công nổi bật của tác giả trong cách miêu tả “từ bên trong”

nhân vật. Tác giả diễn tả được những biến chuyển tinh tế trong nội tâm nhân vật của mình, tránh được cái nhìn giản đơn cũng như cách tô vẽ giả tạo khi viết về những con người miền núi.

2.3. Đánh giá và nhận xét

- Nghệ thuật truyện của Tô Hoài còn thành công ở chỗ tác giả đã nắm bắt, lựa chọn được nhiều chi tiết chân thực, sinh động mà có sức khái quát cao. Những chi tiết ấy lại thường đặt trong một hệ thống tương quan đối lập nên càng nổi rõ (cô Mị cúi mặt, lặng lẽ như một cái bóng giữa cảnh giàu có tấp nập của nhà Pá Tra; căn phòng âm u của Mị và khung cảnh mùa xuân tràn đầy sức sống và ánh sáng ở bên ngoài; tiếng sáo và tiếng chân ngựa đạp vào vách).

- Có thể nói, Tô Hoài đã đặt cả tấm lòng của mình vào nơi Mị nên mới có thể gây cho người đọc một sự đồng cảm sâu sắc đến vậy.

- Với sự trỗi dậy - dù chỉ trong khoảnh khắc - của khát khao sống, ta nhận ra rằng cô Mị lùi lũi như con rùa nuôi nơi xó cửa kia, đã không còn nữa; mà thay vào đó là một cô gái luôn âm

(9)

ỉ trong mình một ngọn lửa được sống - chứ không phải tồn tại như một cái xác không hồn như trước kia.

3. Kết bài

- Đoạn văn miêu tả sự hồi sinh của Mị đúng là kết tinh tài năng nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài. Đây là một đoạn mang đậm chất thơ: Phong cảnh và con người đẹp đẽ của Tây Bắc được ngòi bút của Tô Hoài viết lên với một sức rung động thơ. Chất thơ ấy toát lên từ nội dung tác phẩm: vấn đề khát vọng tự do, hạnh phúc của nhân dân lao động miền núi và con đường giải phóng của họ.

- Nó cũng toát lên từ sức sống mãnh liệt, từ vẻ đẹp bên trong tâm hồn của nhân vật. Chất thơ ấy cũng thấm đượm trong những bức tranh thiên nhiên giàu màu sắc tươi sáng và đường nét uyển chuyển và hùng vĩ của Tây Bắc, làm nền cho những cảnh sinh hoạt giàu chất trữ tình của con người.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

– Hãy yêu quý, lựa chọn những loại sách giúp ta mở rộng kiến thức, bồi dưỡng tâm hồn, giúp ta yêu cuộc sống, nó phải ca tụng sự nhân nghĩa, lòng bác ái – công

– Xin cảm ơn thi sĩ Tố Hữu và nữ sĩ Xuân Quỳnh đã dồn hết tâm tư tình cảm của mình để nhào nặn nên những tác phẩm văn học có giá trị, cho ta thấy được những

Hình ảnh ấy đưa chúng ta liên tưởng truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, truyện đã để lại trong lòng người đọc, một hình ảnh khó quên đó là nhân vật

– Bốn câu thơ trên là hình ảnh không khí đêm lễ hội tưng bừng hòa hợp với ánh sáng lung linh và tâm hồn trẻ trung, yêu đời của các chiến sĩ Tây Tiến thì

– Tây Tiến là dòng hồi ức vô cùng thương nhớ về những đồng đội của nhà thơ, những người đã từng sống, từng chiến đấu nhưng cũng có người đã hi sinh, những người đã

- Ý kiến hoàn toàn chính xác và thuyết phục: Mị là con người thức tỉnh, thức tỉnh từ nhận thức đến hành động, và điều đó mang lại cho Mị một cuộc đời mới, có ý

+ Đọc và suy ngẫm kỹ, ta đều thấy rằng vẻ đẹp của hai tâm hồn được thể hiện trong đoạn trích đều là những tâm hồn biết yêu hết mình, đều là những tâm hồn

Tâm lý đám đông chính là một trong những rào cản hàng đầu ngăn cản xã hội đi lên, bởi vì đã là cách tân thì phải có điểm khác với số đông.. Chưa nhà cải