• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử văn THPT quốc gia 2019 số 1 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử văn THPT quốc gia 2019 số 1 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM HỒ CHÍ MINH

ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019

CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 1 Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:...

Số báo danh:...

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Trong một nhóm người, số đông sẽ tạo áp lực buộc số ít phải hành động theo số đông, hoặc là số ít sẽ bị khai trừ. Tâm lý này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nguyên nhân số một là là tâm lý đám đông. Khi không thay đổi được số ít, số đông có thể sẽ dùng những biện pháp tiêu cực để loại bỏ số ít ra khỏi cộng đồng, dẫn tới những hậu quả thương tâm. Trong hàng ngàn năm lịch sử, không ít người đã có những kết cục bi thảm chỉ vì những tư tưởng cách tân. Nếu bạn suy nghĩ và hành động khác mọi người, mọi người sẽ nhìn bạn như một kẻ lập dị. Lobachevsky khi phát minh ra môn hình học mang tên mình (còn gọi là hình học phi Eculid) đã bị cho là một kẻ điên cho đến mãi một thế kỷ sau. Tâm lý đám đông chính là một trong những rào cản hàng đầu ngăn cản xã hội đi lên, bởi vì đã là cách tân thì phải có điểm khác với số đông. Chưa nhà cải cách nào, tư tưởng mới nào, không vấp phải sự phản đối từ một đám đông cuồng nộ.

Một trào lưu vi phạm đạo đức (thậm chí là cả pháp luật) đang lan nhanh trên các trang mạng xã hội là tung thông tin cá nhân, hình ảnh của những người “bị ghét” để đám đông “bày tỏ cảm xúc”. Đây là hành động của những người thiếu ý thức cộng đồng, kém nhận thức xã hội. Nhưng chúng ta có tư duy, vì thế hãy có đầu óc nhận biết khi nào cần nói gì, làm gì, để chống lại những suy nghĩ bản năng. Đừng để bị cuốn theo những đám đông cuồng nộ và ngu dốt.

(tổng hợp từ internet) Câu 1: Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn bản trên.

Câu 2: Theo tác giả bài viết, thế nào là một đám đông “cuồng nộ và ngu dốt”?

Câu 3: Nêu nội dung của văn bản trên.

Câu 4: Anh (chị) có đồng ý với quan điểm: “Tâm lý đám đông chính là một trong những rào cản hàng đầu ngăn cản xã hội đi lên” hay không?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):

Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về những biện pháp để không

“bị cuốn theo những đám đông cuồng nộ và ngu dốt”.

Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích vẻ đẹp sinh động, ấn tượng của núi rừng Việt Bắc được thể hiện qua đoạn thơ sau:

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Trang 1

(2)

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình.

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”

Hãy liên hệ so sánh cách miêu tả khung cảnh của Tố Hữu trong đoạn thơ trên với khổ thơ sau:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”

(Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử) --- HẾT ---

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

Hai thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn bản trên: Bình luận, chứng minh.

Câu 2: (0,5 điểm)

Theo tác giả bài viết, một đám đông “cuồng nộ và ngu dốt” là:

• Đám đông này phản đối, đàn áp, thậm chí gây ra hậu quả thương tâm cho những cá nhân có quan điểm cách tân, những tư tưởng tiến bộ có tác dụng thúc đẩy xã hội đi lên.

• Đám đông này tận dụng các trang mạng xã hội để tạo dư luận không tốt về những cá nhân mâu thuẫn với kẻ đăng tải thông tin mà không biết rằng đó là một hành động vi phạm đạo đức (thậm chí là cả pháp luật).

Câu 3: (1,0 điểm)

Nội dung của văn bản trên:

• Qua những dẫn chứng cụ thể, sinh động, tác giả văn bản đã trình bày quan điểm về tác hại khôn lường của tâm lí đám đông đối với cá nhân và xã hội.

• Thông qua văn bản, tác giả cũng đã bày tỏ thái độ lên án, phê phán nặng nề thứ “tâm lí đám đông” đang tận dụng các trang mạng xã hội để để tạo dư luận không tốt, ngăn cản những quan điểm cách tân, tiến bộ. Người viết cũng đã cảnh tỉnh mọi người tránh bị cuốn theo những đám đông cuồng nộ và ngu dốt vì nhiều khả năng việc làm của đám đông ấy là những hành động vi phạm đạo đức (thậm chí là cả pháp luật).

Câu 4: (1,0 điểm)

Ý kiến trên hoàn toàn xác đáng, vì những nguyên nhân sau:

• “Tâm lí đám đông” vốn coi trọng sự tương đồng, có tính ổn định cao, thậm chí bảo thủ, cứng nhắc nên sẵn sàng phản đối những điều mới lạ, khác biệt, dù rằng những tư tưởng, quan điểm ấy rất tiến bộ, có thể đưa xã hội đi lên.

• Ngày nay, khi lợi thế của các trang mạng xã hội đang được tận dụng tối đa, “tâm lí đám đông” ấy sẽ còn lôi Trang 2

(3)

kéo thêm được rất nhiều cá nhân thiếu hiểu biết, a dua nhằm ngăn cản những quan điểm cách tân, giá trị của thiểu số có năng lực, có nhận thức đúng đắn.

• Vì lo sợ sự khống chế, đàn áp hoặc bị loại bỏ bằng những biện pháp tiêu cực, những cá nhân có sự khác biệt, có tư duy tích cực, đổi mới sẽ không dám trình bày quan điểm cá nhân, không dám thể hiện chính kiến để rồi dần dần chấp nhận xuôi chiều theo đám đông ngu dốt và cuồng nộ.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1: (2,0 điểm)

Có thể nêu một số nội dung sau:

• Cần hiểu rõ những tác hại đối với cá nhân và xã hội mà đám đông ấy gây ra.

• Mỗi cá nhân phải lên tiếng và động viên người khác phê phán, chống lại cũng như ngăn chặn những hành động quá khích của đám đông tiêu cực ấy.

• Chúng ta cần thể hiện chính kiến trong mọi việc, tránh thái độ xuôi chiều, thỏa hiệp.

(Lưu ý: Học sinh viết thành đoạn văn).

Câu 2: (5,0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp sinh động, ấn tượng của núi rừng Việt Bắc được thể hiện qua đoạn thơ. Liên hệ so sánh với khổ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

a. Vài nét về tác giả, tác phẩm

Tố Hữu (1920 – 2002) được đánh giá là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng Việt Nam hiện đại. Thơ của Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị, mang đậm tính dân tộc, chất truyền thống. Hoàn thành vào tháng 10/1954, bài thơ đã được lấy làm tên chung cho cả tập thơ Việt Bắc (1947 – 1954). Tác phẩm là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một sáng tác xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Đoạn trích được học là đoạn mở đầu phần một của thi phẩm này.

b. Bàn luận về vấn đề

* Lí giải: Vẻ đẹp sinh động, ấn tượng của núi rừng Việt Bắc được thể hiện qua:

• Bốn mùa được tái hiện đầy đủ với những tín hiệu, những nét đặc trưng.

• Hình ảnh thiên nhiên hiện lên trong đoạn thơ tràn đầy sức sống, rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu.

• Hình ảnh con người với vẻ đẹp khỏe khoắn, tinh tế xuất hiện đan cài trong khung cảnh bốn mùa càng làm tăng nét sinh động của thiên nhiên.

* Vẻ đẹp bốn mùa:

• Mùa đông: Màu đỏ ấm áp, có sức lan tỏa của hoa chuối giữa bạt ngàn xanh núi rừng. Sự lấp lánh của ánh dao phản chiếu sắc nắng khiến cảnh vật vốn tĩnh lặng, thậm chí tịch mịch bỗng sinh động với vẻ đẹp khoẻ khoắn, mạnh mẽ của con người lao động.

• Mùa xuân: Màu trắng tinh khiết của hoa mơ trở thành sắc màu chủ đạo của khu rừng mùa xuân nên thơ, hòa với màu trắng của sợi giang trên tay người đan nón tạo nền cho con người hiện lên với vẻ đẹp giản dị mà tinh tế.

• Mùa hè: Màu vàng của rừng phách hòa cùng tiếng ve xao động Hình ảnh con người “hái măng một mình”

là vẻ đẹp trong sự thầm lặng và cần mẫn với công việc.

• Mùa thu: Ánh sáng trăng dịu nhẹ, huyền ảo, gợi không khí thanh bình, yên ả. Và kết lại cũng chính là hình ảnh con người thể hiện qua tiếng hát ngọt ngào dưới ánh trăng thanh mang theo bao mơ ước tốt lành, tươi

Trang 3

(4)

đẹp và tình cảm thiết tha ân tình, son sắt gắn bó với cách mạng.

c. Đánh giá

• Có thể nói bên cạnh những bức tranh hùng tráng, đậm chất sử thi thì Việt Bắc được bao bọc bởi thiên nhiên, hiện lên đầy sức sống trong vẻ đẹp đời thường gần gũi, thân thiết. Đó là một sự kết hợp hài hòa tuyệt vời giữa cảm xúc và nghệ thuật, giữa hình ảnh và âm thanh, màu sắc và ánh sáng.

• Đoạn thơ được cấu trúc cân đối, hài hòa; cảnh và người được thể hiện trong đoạn thơ đều đẹp, đều đáng yêu. Nếu không thật sự gắn bó sâu sắc, không có tình yêu và nỗi nhớ Việt Bắc nồng nàn, tha thiết thì nhà thơ Tô Hữu không thể nào xây dựng được bức tranh quê hương cách mạng với vẻ đẹp tuyệt diệu và ấm áp tình người đến như vậy.

d. Liên hệ so sánh

* Giống:

• Cảnh được tái hiện từ kí ức nên chắt lọc được những gì ấn tượng nhất, đẹp nhất.

• Khung cảnh hiện lên đầy sức sống, sự xuất hiện của con người càng làm tăng vẻ gợi cảm, sinh động cho cảnh vật.

• Giọng thơ ngọt ngào, tha thiết, hình ảnh thơ đẹp.

* Khác:

VIỆT BẮC

• Tập trung làm rõ vẻ đẹp của bốn mùa Việt Bắc, mỗi mùa một nét đẹp riêng, hài hòa đường nét, âm thanh, sắc màu, ánh sáng.

• Gợi ý sâu xa về con đường cách mạng, thể hiện nét đặc trưng của hồn thơ Tố Hữu

• Cái tôi trữ tình mang tính đại diện cho chiến sĩ về xuôi, cho cách mạng.

• Điệp từ “nhớ” khắc sâu thêm kỉ niệm, hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn.

ĐÂY THÔN VĨ DẠ

• Tập trung làm rõ vẻ đẹp thanh tân của khu vườn thôn Vĩ với “nắng mới lên”, “vườn mướt xanh”.

• Cái tôi trữ tình mang tính cá thể, bộc lộ khát khao gắn bó, giao cảm với cuộc đời của thi nhân.

• Hình ảnh thơ tươi sáng, đa nghĩa...

Trang 4

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 2: Phân tích vẻ đẹp biểu trưng của rừng xà nu trong tác phẩm cùng tên. Liên hệ với chuyến tàu đêm trong truyện ngắn Hai đứa trẻ để thấy nét đặc sắc của

Câu 2: Theo văn bản, muốn thành công trong cuộc sống thì chúng ta cần phải: chú ý đến mục đích cần hoàn thành trong cuộc sống (bắt đầu từ tương lai, khởi hành từ

 Điểm nhấn của khung cảnh - tiếng sáo gọi bạn: được miêu tả với nhiều cung bậc, nhiều sắc thái thẩm mĩ với những từ láy: “lấp ló, thiết tha, bổi hổi, văng

Câu 3: Vì sao tác giả bài viết cho rằng “khi ta gặp một chốt chặn nào đó trong cuộc đời, tất cả mọi người đều cho rằng không thể làm được, không vượt

• Dựa vào cốt truyện dân gian, tác giả đã sáng tạo nên một nhân vật với hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, thể hiện được sự phát

• Hình tượng sóng gắn liền với niềm tin và những âu lo trong tình yêu : Sau những say đắm, đam mê, trải lòng theo nỗi nhớ, Xuân Quỳnh nhận ra một điều: tình

Từ đó, liên hệ với bài thơ Tràng Giang của Huy Cận để làm rõ nét đặc sắc của hai tác giả trong cách cảm nhận về vẻ đẹp của non sông,

Câu 3: Xác định tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn văn bản trên.. Câu 4: Anh (chị) rút ra thông điệp gì tự đoạn văn