• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi văn THPT quốc gia 2019 số 41 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi văn THPT quốc gia 2019 số 41 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM HỒ CHÍ MINH

ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019

CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 41 Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:...

Số báo danh:...

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Có lẽ chưa bao giờ trên thế giới mà sự phá vỡ những nguyên tắc, trật tự, ngành nghề truyền thống lại mạnh mẽ như bây giờ; trong sự chuyển biến của cái gọi là “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”.

Bạn cứ thử ngẫm nghĩ xem? Uber, công ty taxi lớn nhất thế giới, không sở hữu chiếc taxi nào. Facebook, công ty truyền thông lớn nhất thế giới, không sản xuất bất kỳ nội dung nào. (...)

Báo cáo mới nhất của Diễn đàn kinh tế thế giới về thị trường lao động và việc làm tương lai công bố tháng 1-2017 cho thấy 10 ngành nghề hay chuyên môn cần thiết nhất hiện nay không hề tồn tại 5 hay 10 năm trước! Tương tự, 65% trẻ em đang bước vào cấp I sẽ làm việc trong những ngành nghề tương lai mà hiện tại chưa ai biết là gì. (...)

Làm gì cũng vậy, nếu không bắt đầu từ tương lai, nếu không khởi hành từ điểm đến, ta sẽ mãi mãi lặn lội ở phía sau. Còn nếu muốn nhìn cuộc đua từ phía trước, chìa khóa thần kỳ nhất của mỗi người có lẽ là sự đầu tư vào chính bản thân mình.

Jim Rohn, một tác giả và người truyền cảm hứng, từng nói: “Bạn nên tập trung phát triển bản thân mình hơn là phát triển công việc. Nếu bạn tập trung làm việc, bạn có thể đủ sống. Nếu bạn tập trung phát triển bản thân mình, bạn sẽ làm giàu.

Quanh đi quẩn lại, mọi sự tập trung và đầu tư đều hướng vào chính bản thân ta. Nêsu tôi hôm nay chẳng khác hôm qua, nếu tôi năm nay không mới hơn năm qua, tôi đang bị bỏ lại phía sau trong hành trình phát triển chung của toàn thế giới.

(Tôi của tương lai, Nguyễn Phi Vân) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2: Văn bản trên cho biết muốn thành công trong cuộc sống thì chúng ta cần phải làm gì?

Câu 3: Theo tác giả, vì sao ta cần phải “bắt đầu từ tương lai ”, “khởi hành từ điểm đến ”?

Câu 4: Anh (chị) có đồng ý với lời khuyên “Bạn nên tập trung phát triển bản thân mình hơn là phát triển công việc ” của tác giả Jim Rohn hay không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):

Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về những việc giới trẻ cần tập trung đầu tư cho bản thân để thích nghi với sự biến đổi của thị trường nghề nghiệp trong tương lai.

Câu 2 (5,0 điểm):

Phân tích đoạn kết của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. Từ đó liên hệ với đoạn Trang 1

(2)

kết truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao để nhận xét về đặc sắc trong cách viết của hai tác giả.

--- HẾT ---

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Chính luận.

Câu 2: Theo văn bản, muốn thành công trong cuộc sống thì chúng ta cần phải: chú ý đến mục đích cần hoàn thành trong cuộc sống (bắt đầu từ tương lai, khởi hành từ điểm đến) và cần chú ý vào việc hoàn thiện bản thân ở nhiều phương diện (phát triển chính bản thân mình).

Câu 3: Ta cần phải “bắt đầu từ tương lai ”, “khởi hành từ điểm đến” vì:

 Cuộc sống biến đổi không ngừng buộc con người phải thích nghi.

 Nếu chúng ta không tự phát triển bản thân, tự làm mới mình, ta sẽ bị bỏ lại trong xu hướng phát triển chung của nhân loại.

Câu 4: Ý kiến trên hoàn toàn xác đáng, vì những nguyên nhân sau:

 Công việc là nhất thời, có thể thay đổi, còn giá trị bản thân là bền vững, sẽ theo ta đến suốt cuộc đời.

Nếu tập trung phát triển bản thân, ta có thể thích nghi và làm tốt bất kì công việc nào.

 Trước sự biến động không ngừng của thế giới, phát triển bản thân, chứ không phải là công việc, là cách tốt nhất để ta thích nghi, hòa nhập và tìm kiếm thành công.

 Phát triển bản thân còn là quá trình hướng vào nội tâm để hiểu chính mình. Chính vì vậy phát triển bản thân còn là quá trình học hỏi để biết cách sống, để biết cách tìm thấy bình yên giữa một cuộc đời đầy biến động, có được sự cân bằng để tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1: Có thể nêu một số nội dung sau:

 Người trẻ cần chuẩn bị cho mình một nền tảng kiến thức vững vàng, nhất là kiến thức thuộc về lĩnh vực chuyên môn.

 Mỗi công việc khác nhau sẽ cần những kĩ năng đặc thù riêng. Để thành công trong tương lai, việc trau dồi kĩ các kĩ năng là điều cần thiết.

 Trước sự biến đổi không ngừng về thị trường nghề nghiệp trong xã hội, mỗi người cần nghiêm túc lên một kế hoạch phát triển cho chính bản thân.

(Lưu ý: Học sinh viết thành đoạn văn)

Câu 2: Phân tích đoạn kết của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. Từ đó liên hệ với đoạn kết truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao để nhận xét về đặc sắc trong cách viết của hai tác giả.

a) Vài nét về tác giả, tác phẩm

Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) được xem là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại với hàng loạt những vở kịch gây chấn động dư luận. Tác phẩm là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của ông. Vở kịch sáng tác năm 1981, đến năm 1984 mới ra mắt công chúng.

Đoạn trích nằm ở cảnh VII và màn kết của tác phẩm.

b) Phân tích đoạn kết của vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt

Trang 2

(3)

 Khung cảnh hạnh phúc, sum vầy ấm áp: “cu Tị đang ôm chầm lấy mẹ, chị Lụa cuống quýt vuốt ve con

”, hai đứa trẻ ăn chung trái na.

 Trương Ba trở về “giữa màu xanh cây lá trong vườn”; ông nói với vợ: “Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà giẫy cỏ...Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu... Khi Trương Ba không còn sống trong tình trạng

“bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo ” nữa lại là lúc ông được sống trong sự gần gũi, trong tình thương yêu của người thân.

 Cái Gái gieo hạt na xuống và nói: “Cho nó mọc thành cây mới. Ông nội tớ bảo vậy. Những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi..”. Điều này thể hiện ý nghĩa: Những hành động, những lời nói tốt đẹp như của Trương Ba sẽ có tác dụng giáo dục lâu dài cho những thế hệ sau và những điều tốt lành ấy sẽ được tiếp nối, phát huy như một giá trị vĩnh hằng của đời sống.

c) Đánh giá

 Đoạn kết đã truyền đi thông điệp về sự chiến thắng của cái Thiện, cái Đẹp và của sự sống đích thực.

Từ đó gieo một niềm tin rằng những con người cao quí như ông vẫn có mặt đâu đó giữa cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

 Góp phần tạo nên chất thơ sâu lắng cho vở kịch: mang không khí ấm áp, toát lên niềm vui của sự đoàn tụ, tiếp nối; đem lại âm hưởng thanh thoát, lạc quan cho vở kịch.

d) Liên hệ so sánh

Giống:

 Đều là những kết thúc mở, khơi gợi nhiều ý nghĩa sâu sắc.

 Đóng vai trò hoàn kết số phận của nhân vật, tô đậm một phương diện nào đó của nhân vật.

 Gắn với những hình ảnh/ chi tiết giàu sức gợi.

Khác:

HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT

 Góp phần tô đậm ý nghĩa của nhân vật Trương Ba.

 Kết cục theo chiều hướng tích cực, đem lại chiều sâu triết lí nhân sinh cho tác phẩm.

 Là kết thúc sáng tạo của tác giả so với cốt truyện dân gian.

CHÍ PHÈO

 Góp phần tô đậm bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật.

 Kết cục theo chiều hướng tiêu cực, gợi mở sự bế tắc trong số phận người nông dân.

 Gắn với kết cấu vòng tròn độc đáo.

Trang 3

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 2: Tác giả cho rằng ngày nay con người không trở nên vô cảm, mà chỉ dễ hoài nghi hơn vì ai cũng có lòng trắc ẩn nhưng đôi khi lòng trắc ẩn lại cho ta

Câu 2: Phân tích vẻ đẹp biểu trưng của rừng xà nu trong tác phẩm cùng tên. Liên hệ với chuyến tàu đêm trong truyện ngắn Hai đứa trẻ để thấy nét đặc sắc của

 Điểm nhấn của khung cảnh - tiếng sáo gọi bạn: được miêu tả với nhiều cung bậc, nhiều sắc thái thẩm mĩ với những từ láy: “lấp ló, thiết tha, bổi hổi, văng

Câu 3: Vì sao tác giả bài viết cho rằng “khi ta gặp một chốt chặn nào đó trong cuộc đời, tất cả mọi người đều cho rằng không thể làm được, không vượt

• Dựa vào cốt truyện dân gian, tác giả đã sáng tạo nên một nhân vật với hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, thể hiện được sự phát

• Hình tượng sóng gắn liền với niềm tin và những âu lo trong tình yêu : Sau những say đắm, đam mê, trải lòng theo nỗi nhớ, Xuân Quỳnh nhận ra một điều: tình

Từ đó, liên hệ với bài thơ Tràng Giang của Huy Cận để làm rõ nét đặc sắc của hai tác giả trong cách cảm nhận về vẻ đẹp của non sông,

Câu 3: Xác định tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn văn bản trên.. Câu 4: Anh (chị) rút ra thông điệp gì tự đoạn văn