• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử văn THPT quốc gia 2019 - Thạc Sỹ Nguyễn Thành Huân - Đề 12 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử văn THPT quốc gia 2019 - Thạc Sỹ Nguyễn Thành Huân - Đề 12 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ths. Nguyễn Thành Huân ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019

CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 12 Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:...

Số báo danh:...

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

(1) Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp:

cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người... Nhưng đó chỉ là những lời khô cứng, ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh. Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ đường khi hỏi... Ấy là chưa kể đến những chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình, người đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn... Những lúc đó, lời cảm ơn còn có ý nghĩa là đội ơn.

(2) Còn một từ nữa cũng thông dụng không kém ở các xứ sở văn minh là “Xin lỗi”. Ở những nơi công cộng, người ta hết sức tránh chen lấn, va chạm nhau. Nếu có ai đó vô ý khẽ chạm vào người khác, lập tức từ xin lỗi được bật ra hết sức tự nhiên. Từ xin lỗi còn được dùng cả khi không có lỗi. Xin lỗi khi xin phép nhường đường, xin lỗi nhờ ai đó bấm hộ một kiểu ảnh... Tóm lại, khi biết mình có thể làm phiền đến người khác dù rất nhỏ, người ta cũng đều xin lỗi. Hiển nhiên, xin lỗi còn được thốt ra trong những lúc người nói cảm thấy mình thực sự có lỗi. Từ xin lỗi ở đây đi kèm với một tâm trạng hối lỗi, mong được tha thứ hơn là một cử chỉ văn minh thông thường. Đôi khi, lời xin lỗi được nói ra đúng nơi, đúng lúc còn có thể xóa bỏ biết bao mặc cảm, thù hận, đau khổ... Người có lỗi mà không biết nhận lỗi là có lỗi lớn nhất. Xem ra sức mạnh của từ xin lỗi còn lớn hơn cảm ơn.

(3) Nếu toa thuốc cảm ơn có thể trị bệnh khiếm nhã, vô ơn, ích kỉ thì toa thuốc xin lỗi có thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác. Vì thế, hãy để cảm ơn và xin lỗi trở thành hai từ thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta.

(Theo http://tin.tuyensinh247.com/de-thi-thpt-quoc-gia-mon-van) Câu 1: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.

Câu 2: Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 3: Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “Toa thuốc xin lỗi có thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác?”.

Câu 4: Anh (chị) hãy nêu ít nhất 02 ý nghĩa của việc cảm ơn và xin lỗi theo quan điểm riêng của mình.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong đoạn trích phần Đọc hiểu: “Nếu toa thuốc cảm ơn có thể trị bệnh khiếm nhã, vô ơn, ích kỉ thì toa thuốc xin lỗi có thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác”.

(2)

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh (chị) diễn biến tâm lí và hành động của Mị trong đêm đông cởi trói cho A Phủ (Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, SGK Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) từ đó liên hệ với cảnh ngộ bị trói của Mị trong đêm tình mùa xuân và nhận xét về sự vận động số phận, tính cách của nhân vật và tư tưởng của nhà văn.

--- HẾT ---

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: - Ghi đúng câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: “Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người”.

Câu 2: - Trả lời đúng theo một trong các cách: Thao tác lập luận bình luận/ Thao tác bình luận/ Lập luận bình luận/ Bình luận.

Câu 3: - Tác giả cho rằng khi “toa thuốc xin lỗi có thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác”, bởi vì lời xin lỗi sẽ giúp ta sống thật với lòng, tâm hồn thanh thản, biết nhận ra khiếm khuyết, lỗi sai và sửa lỗi để hoàn thiện bản thân.

Câu 4:

- Nêu ít nhất 02 ý nghĩa của việc cảm ơn và xin lỗi theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho.

- Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1:

A. Về kĩ năng

- Biết viết một văn bản nghị luận xã hội với độ dài đúng quy định.

- Bài viết có bố cục chặt chẽ; lập ý sáng tạo; vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận...; hành văn mạch lạc, trôi chảy, có cảm xúc; không mắc lỗi dùng từ, chính tả.

B. Về kiến thức

Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở đoạn

- Trong cuộc sống hối hả bộn bề với bao công việc lởi cảm ơn và xin lỗi – bài học về phép lịch sự đầu tiên của mỗi người dường như đang bị lãng quên. Tiếng cảm ơn, xin lỗi đang thưa dần.

- Từ khi bập bẹ biết nói, biết nhận thức chúng ta đã được cha mẹ, người lớn dạy nói lời cảm ơn khi nhận quà, xin lỗi khi làm hỏng đồ của người lớn. Lớn lên đến trường cô giáo dạy biết nói lời cảm ơn khi được sự giúp đỡ, xin lỗi khi mắc sai lầm. Và mỗi khi người nói hoặc người nhận lời cảm ơn , xin lỗi đều cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.

2. Giải thích

- “Cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó.

- “Xin lỗi” là nhận ra lỗi lầm của mình gây ra với người khác và thành thật nhận lỗi.

(3)

 Cảm ơn và xin lỗi là một trong các tiêu chí để đánh giá văn hóa của một con người bởi cảm ơn, xin lỗi là hành vi văn minh, lịch sự.

3. Phân tích và chứng minh

- Từ lâu, văn hóa ứng xử đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn và xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sử trong quan hệ xã hội.

- Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi lời cảm ơn được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn. Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

- Nói “cảm ơn” đồng nghĩa với việc bạn đã ý thức rất rõ về bản thân mình, biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình, dám dũng cảm nhận ra lỗi lầm của mình, biết quý trọng sự giúp đỡ của người khác.

4. Bàn bạc và mở rộng

- Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là biểu hiện của một lối sống có văn hóa và giàu ý thức tự trọng.

- Trong cuộc sống, để nói “cảm ơn” và “xin lỗi” hoàn toàn không phải là một việc quá khó khăn. Thế nhưng những từ ngữ rất đỗi gần gũi và bình dị ấy đã dần dần trở nên xa lạ với mỗi người chúng ta.

5. Bài học nhận thức và hành động

- Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là một tiêu chí đánh giá phẩm chất và vốn liếng văn hóa của mỗi cá nhân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn.

- Tất nhiên, cũng phải loại trừ những lời cảm ơn hay xin lỗi không thật lòng, để cho qua chuyện.

- Giữa bộn bề công việc chúng ta hãy dành một ít thời gian để nghĩ rằng có biết bao nhiêu điều cần thiết để ta nói lời cảm ơn, xin lỗi để mối quan hệ giữa con người với con người trở nên thân thiện, vị tha và tốt đẹp hơn.

Câu 2:

1. Mở bài

Văn chương, ấy là mẹ, là cha của tâm hồn con người; là khí trời, là cơm ăn, là nước uống, nghệ thuật cứ bình dị, lặng lẽ như dòng sông bồi đắp phù sa cho hồn người. Phải chăng điều này hoàn toàn đúng với tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài? Tám tháng – một khoảng thời gian không dài nhưng nó đủ để cho một người nghệ sĩ ươm ủ và dâng tặng cho đời một “đứa con tinh thần” vô giá.

2. Thân bài

2.1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Mỗi người yêu văn Tô Hoài từ trong tiềm thức của mình, nhắc đến ông trước Cách mạng tháng Tám, ta không thể không nhắc đến tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí. Sau Cách mạng, Tô Hoài để lại dấu ấn của mình trong lòng độc giả qua tập Truyện Tây Bắc với ba truyện tiêu biểu là: Vợ chồng A Phủ, Cứu đất cứu mường, Mường Giơn. Trong đó, Vợ chồng A Phủ là linh hồn của cả tập truyện. Những năm gần đây người ta lại xôn xao nhắc đến ông với tác phẩm Cát bụi chân ai và tiểu thuyết Ba người khác. Thế nhưng đến nay Vợ chồng A Phủ vẫn là mốc thách thức với chính nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm đạt giải Nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1954 – 1955 và đưa vào trong chương trình giảng dạy như là một trong những kiệt tác của Tô

(4)

Hoài.

Linh hồn của truyện Vợ chồng A Phủ là nhân vật Mị - biểu tượng của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám, được Tô Hoài xây dựng vô cùng chân thực, sống động. Toàn bộ bức chân dung ấy được Tô Hoài vẽ lên bằng ngòi bút giàu lòng nhân ái của một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy. Văn hào Nga Sê-khốp đã từng nói: “Một người nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. Tô Hoài là một nhà văn như vậy.

2.2 Khái quát trước khi phân tích

Mị là một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, hạnh phúc, bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê liệt, chỉ “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử trói đứng vào cột nhà.

A Phủ vì bất bình trước A Sử nên đã đánh nhau và bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà thống lí. Không may hổ vồ mất một con bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói đứng vào cọc đến gần chết. Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, hai người chạy trốn đến Phiềng Sa. Mị và A Phủ được giác ngộ, trở thành du kích.

Qua việc miêu tả cuộc đời, số phận của Mị và A Phủ, nhà văn đã làm sống lại quãng đời tăm tối, cơ cực của người dân miền núi dưới ách thống trị dã man của bọn chúa đất phong kiến, đồng thời khẳng định sức sống tiềm tàng, mãnh liệt không gì hủy diệt được của những kiếp nô lệ, khẳng định chỉ có sự vùng dậy của chính họ, được ánh sáng cách mạng soi đường sẽ dẫn tới cuộc đời tươi sáng.

2.3 Phân tích

Khi đọc Chí Phèo, người đọc đã chứng kiến một Chí Phèo từ người biến thành “con quỷ dữ làng Vũ Đại”, thế nhưng chỉ một bát cháo hành của thị Nở, một hòn than nhân tính nhỏ trong đống tro tàn Chí Phèo bỗng bốc cháy một khát vọng làm người lương thiện. Trong Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài cũng đã tìm được hòn than nhân tính ấy. Bởi thế, Mị cô gái hồn nhiên tươi trẻ với bao khát vọng đã bị áp chế bởi thế giới bạo tàn làm cho gục ngã và biến đổi chỉ còn là chiếc bóng đã hồi sinh.

Phát hiện của Tô Hoài là tìm thấy một sự thật nhân văn, đó là song tồn với cuộc sống đen tối còn có một cuộc sống khác tiềm ẩn trong Mị. Nhà văn đã đi sâu vào tận cùng cuộc sống nội tâm nhân vật, phát hiện khơi gợi nó và ông đã tìm thấy nơi ấy vẫn nén chứa một tiềm năng ham sống khát khao hạnh phúc.

Tuy nhiên khát vọng ấy thực tế vẫn bị đè bẹp, lằn dây trói cứa vào làn da thịt, làm Mị tỉnh lại, giấc mộng tan biến thay vào đó là ý nghĩ cay đắng Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa; và như vậy cuộc vùng dậy lần thứ nhất của Mị thất bại, sự quẫy đạp vươn dậy không đủ sức mạnh để thay đổi số phận.

Chỉ khi chứng kiến cảnh ngộ của A Phủ khi cận kề cái chết, Mị mới hồi tưởng và đồng cảm lại cảnh ngộ của mình trước đó. Đó là căn nguyên của lần vùng dậy thứ hai. Như vậy nó là hành trình có những căn nguyên sâu xa, hành động khởi phát từ bên trong rất tự nhiên rất bản năng con người. Tuy nhiên có thể Mị chưa ý thức được việc cắt dây trói cho A Phủ cũng là cách Mị tự cắt dây trói buộc bản thân vào cuộc đời nô lệ khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra. Đó đơn giản chỉ là hành động tự phát hé mở quá trình nhận thức và đi đến với cách mạng ở phần hai của câu chuyện.

a. Từ thương mình đến thương người

Đột biến lớn nhất làm thay đổi kiếp sống của Mị là đêm Mị quyết định cứu A Phủ. Khởi đầu là tâm trạng lạnh lùng thản nhiên của Mị khi nhìn A Phủ bị trói đứng Mị thản nhiên thổi lửa hơ tay. Nếu A Phủ là

(5)

cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi. Tâm hôn vốn nhân hậu đã rơi vào vô cảm. Một lần trở dậy, khi “ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị hé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Chao ôi nước mắt! Cái giọt đau, giọt khổ ấy đã làm Mị “chợt nhớ lại”

việc Mị trói đứng năm trước, cũng nước mắt chảy như thế mà không lau được; Mị lại nhớ tới người đàn bà đã bị trói chết trong nhà này, và A Phủ chỉ đêm nay là chết thôi. Tết năm trước đã thế, lần này trí nhớ của Mị lại lóe lên một cách vô thức. Thoát ra khỏi vô cảm, Mị sống dậy bằng những hồi ức run rẩy nơi trái tim đầy thương tích của chính cô. Cảm giác thương thân làm tăng thêm xúc cảm thương người để rồi bật lên tiếng kêu: “Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết”. Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm trời trong cái thế giới nhà thống lí Pá Tra, Mị mới bật kêu được thành tiếng con người. Mị đã thực sự sống lại hoàn toàn, với ý nghĩa là con người đầy đủ nhân cách; và do vậy đến đây, lòng thương người đã trở thành sức mạnh lấn át nỗi thương thân.

Và như một phản ứng dây chuyền nó nối lại hai số phận. Mị không còn sống với ngọn lửa nữa. Lửa vạ đi mà cô không thổi. Mị chìm vào tưởng tượng. Mị nghĩ có thể chết thay cho A Phủ. Cô đã đứng lên trong một ý thức chấp nhận sự hi sinh về mình: “Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây”. Đó là đỉnh cao của đời Mị và cũng là nơi tập trung giá trị trang văn. Hành động của Mị, tuy không thể đoán trước, nhưng vẫn nằm trong sức sống nội tại nhân vật. Bởi, Mị từng nguyện làm rẫy, chịu khổ để trả nợ cho bố, đã toan chết để tìm sự giải thoát thì lẽ nào lại không dám chết để cứu một con người vô tội? Lòng nhân hậu trong Mị đã hồi sinh, và chính nó trở thành động lực giúp Mị chiến thắng nỗi sợ, thúc đẩy cô có hành động cứu người: Mị rút dao cắt dây cứu A Phủ.

b. Từ cứu người đến cứu mình

Hành động xong, nỗi sợ xuất hiện nhưng bản năng tự vệ tích cực đã kích thích hành động tiếp theo Mị chạy theo A Phủ, với lời giải thích ngắn gọn: “Ở đây thì chết mất”. Mị đã trở về là Mị tư cách là con người và trưởng thành về nhận thức, cô thấy rõ được bộ mặt của thế giới bạo tàn, kiên quyết từ bỏ nó. Hành dộng chạy trốn của Mị là hành động chạy theo khát vọng tự do mà bấy lâu bị nén chặt. Mị tự thoát ra khỏi bóng đêm để đến với ánh sáng; tự đập vỡ không gian oi ngạt cầm tù mở ra cuộc đời mới cho chính bản thân mình, mặc dù ở thời điểm này, hành động ấy vẫn là tự phát.

2.4 Liên hệ

Ý kiến trên đã khắc họa sâu sắc các khía cạnh tâm lí và hành động của Mị trong đêm mùa đông. Thực chất, quá trình Mị cắt dây trói và chạy theo A Phủ là một quá trình tự nhận thức: nhận thức thực tại xã hội tàn bạo, lạnh lùng. Mị cứu A Phủ, bởi cô thấy sự bất công, phi lí sắp giết chết một con người vô tội, và nhận thức

“người” cũng là để qua đó nhận thức, soi sáng “mình” cho nên, có thể nói, Mị cắt dây trói cứu A Phủ, cũng là Mị đã tự cắt dây trói buộc cô với nhà thống lí Pá Tra. Điều đó, hoàn toàn đúng với lí luận cũng như thực tiễn thời đại. Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ bắt nguồn từ khát vọng sống mãnh liệt từ đêm mùa xuân vốn có trong tâm lí và tính cách của Mị. Bao năm rồi, kể từ khi bị gả về nhà thống lí Pá Tra, làm vợ A Sử, Mị đều không đi chơi xuân, mặc dù những người đàn bà có chồng khác đi vẫn đi chơi. Mị muốn ra ngoài, không còn muốn yên phận sống trong căn phòng kín mít, chỉ có một lỗ cửa sổ nhỏ, hằng ngày nhìn ra không biết là sáng hay tối nữa. Cô bắt đầu sửa soạn, cô lấy chiếc váy hoa, cho thêm mỡ vào đèn để thắp sáng căn phòng tăm tối và quấn tóc. Đây là những hành động được coi là phản kháng của Mị, cô đã bắt đầu có những phản ứng với cuộc sống, đã hồi sinh cảm xúc. Nhưng ngay khi ngọn lửa sức sống đang bùng cháy mạnh mẽ thì lại bị dập tắt, con người tàn nhẫn ấy không ai khác chính là A Sử - con trai thống lí và cũng là chồng Mị. Hắn đột nhiên về nhà và thấy lạ khi thấy Mị sửa soạn đi chơi. Con người ấy đã trói Mị lại, độc ác hơn, hắn lấy tóc Mị quấn quanh

(6)

cột, không cho Mị cử động. Nhưng dù bị trói, hơi rượu vẫn nồng nàn trong Mị, chi phối lí trí cô. Cô nghe thấy tiếng sáo, tiếng sáo gọi bạn tình của ai kia mà như gọi lòng cô, bất giác cô bước đi, cô muốn đi theo tiếng sáo tình yêu ấy, đó mới chính là cuộc sống đáng lẽ cô được hưởng. Nhưng dây trói cứa vào da thịt, nỗi đau thể xác làm cô bừng tỉnh. Cô đành lòng phải trở lại với hiện thực đắng cay, rằng thân phận mình không bằng con ngựa nhà thống lí.

Sự hồi sinh sức sống của Mị trải qua cả một quá trình diễn biến từ những cảm xúc hồi tưởng về quá khứ đến hành động phản kháng muốn đi chơi và cuối cùng nhận thức ra một điều quan trọng. Lúc trước, Mị đã coi mình là con trâu, con ngựa nhà thống lí mà đã là con trâu, con ngựa thì không có suy nghĩ, chúng chỉ biết ăn và làm việc mà thôi nhưng lúc này Mị đã hiểu ra, trong ngôi nhà này, đến cả con trâu, con ngựa mình cũng không bằng. Sự hồi sinh sức sống này do nguyên nhân khách quan là tiếng sáo và men rượu nồng nó chưa đủ sức mạnh để tạo nên những hành động mạnh mẽ để tự giải thoát mình, chính vì thế sau đó, Mị lại trở lại cuộc sống như cũ.

Trong đêm đông trước khi cởi trói cho A Phủ, Mị đã có những liên tưởng từ số phận của mình đến số phận của A Phủ. Nhưng không chỉ dừng lại ở sự đồng cảm, thương mình và thương người, lần đầu tiên Mị ý thức được tội ác của cha con nhà thống lí, lần đầu tiên thấy bất công cho người cho mình. Nếu trước đó khi Mị muốn giải thoát. Mị tìm tới lá ngón hay là khi Mị muốn chết, lá ngón lại hiện về? “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Càng nhớ càng buồn, càng buồn càng khổ. Thà chết đi cho xong chứ nhớ lại làm chi khi mình bất khả kháng! Còn bây giờ để cứu mình Mị đã vùng bước đi, gọi với theo A Phủ để tự giải thoát bản thân. Hành động cứu A Phủ là hành động táo bạo có ý nghĩa quyết định đời Mị và mở ra cuộc sống mới. Ở đó, Mị và A Phủ thành vợ thành chồng, cùng đội du kích đánh giặc bảo vệ bản làng ở miền đất mới Phiềng Sa. Hành động ấy khẳng định cuộc sống vốn tiềm tàng và phong phú, những đau khổ và khát vọng tự do đều tồn tại trong Mị từ trước, vấn đề đặt ra là cái gì khơi gợi cho sự tích cực trỗi dậy chiến thắng. Hành động giải phóng (cứu A Phủ và cứu mình) là hành động tự phát, và nó trở thành phát triển tự giác ở đoạn sau của tác phẩm. Nhưng Tô Hoài đã tạo ra được cái khác biệt giữa nhân vật Mị với các nhân vật: Thúy Kiều (Truyện Kiều, Nguyễn Du) hay Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ)... ở chỗ bông hoa xứ Mèo không tìm đến một thế giới ảo tưởng, hoặc một vòng vây đen tối bi kịch mới, mà là khát vọng vùng lên tìm một con đường sống với sự đổi thay và tự do triệt để.

Tuy nhiên, cách kết thúc của tác phẩm, chúng ta có thể thấy được, bởi Tô Hoài sáng tác thiên truyện này sau Cách mạng tháng Tám. Trước đó không lâu, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên Hồng... đã không thể tìm được một con đường tốt đẹp cho nhân vật của mình. Còn Mị, và nhiều nhân vật khác trong các tác phẩm văn học cách mạng, đã tìm ra con đường giải phóng thật sự, biết cách cởi trói cho mình trong quá trình đến với cách mạng. Tô Hoài đã có được một tác phẩm thật ý nghĩa, góp phần vào viện bảo tàng con người Việt Nam tiến dưới lá cờ vẻ vang của Đảng. Mị là nhân vật thành công bậc nhất trong văn xuôi Cách mạng đương đại Việt Nam. Điều này chỉ có thể đạt được khi tác phẩm “chín” về nghệ thuật và đứng trên tầm cao tư tưởng.

Nhân vật trung tâm Mị được xây dựng thành công và là hình ảnh văn học đặc sắc.

Trang viết về Mị ở phần đầu truyện đầy ấn tượng, trong đó có những đoạn viết thăng hoa. Tài năng độc đáo của Tô Hoài là xây dựng lên những nghịch cảnh diễn biến tinh vi trong con người Mị. Một cô gái xinh đẹp nhưng gánh chịu số phận đa đoan, một nội tâm đầy mâu thuẫn. Các tình tiết viết về Mị hầu hết là đối thoại nội tâm, hay nói cách khác Mị hiện lên trong truyện bằng những tình tiết thoát ra từ miêu tả nội tâm.

Những cuộc đối thoại nội tâm đã dẫn đến kết cục bất ngờ nhưng hoàn toàn hợp lí và lôgic.

3. Kết bài

(7)

Rõ ràng Vợ chồng A Phủ mãi mãi là hành trang để chúng ta bước vào cuộc sống. Mỗi một tác phẩm văn học chân chính là một lời đề nghị về cách sống, có khả năng nhân đạo hóa con người. Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm như vậy. Nó là một minh chứng cho lời nhận định của nhà văn Nguyễn Khải: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những gian khổ, hi sinh. Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới. Điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

– Qua nhân vật Mị, ta thấy Tô Hoài là một nhà văn tài năng khi đưa cuộc đời Mị sang trang mới, bắt đầu một ngày mới tươi đẹp sau "giấc ngủ mê" dài

Câu 1: Bài viết đề cập đến 05 cách nghe trong giao tiếp: phớt lờ, chẳng chú ý nghe gì cả; giả như có nghe, ầm ừ cho qua chuyện; nghe có chọn lọc, nghe từng

 Phép điệp cấu trúc câu (Có bao giờ chúng ta yêu thế gian này như yêu ngôi nhà có bếp lửa ấm áp của mình không? Có bao giờ chúng ta yêu nhân loại như yêu

Câu 2: Đề bài yêu cầu nêu ý nghĩa của ba câu hỏi ở ba khổ thơ của bài Đây thôn Vĩ Dạ. Vì thế, HS cần đặt các câu hỏi vào ngữ cảnh của nó để phân tích, nắm được

- Ý kiến hoàn toàn chính xác và thuyết phục: Mị là con người thức tỉnh, thức tỉnh từ nhận thức đến hành động, và điều đó mang lại cho Mị một cuộc đời mới, có ý

- Bài thơ Tây Tiến chính là đứa con tinh thần tráng kiện, hào hoa của cuộc đời thi sĩ, thi phẩm ra đời trong một nỗi nhớ cụ thể: Nhớ về đồng đội, những miền đất

 Bị hiểu lầm và kết tội: Vì mượn tay Lê Tương Dực để thực hiện khát vọng nghệ thuật của mình nên Vũ Như Tô bị đánh đồng với kẻ xa hoa tàn ác, với tên hôn quân

Câu 38: Ở nước ta, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc hạ thấp hơn miền Nam chủ yếu do A.. địa hình chủ yếu là đồi núi có cả núi