• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử văn THPT quốc gia 2019 - Thạc Sỹ Nguyễn Thành Huân - Đề 10 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử văn THPT quốc gia 2019 - Thạc Sỹ Nguyễn Thành Huân - Đề 10 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 10 Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:...

Số báo danh:...

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

HOA HỒNG TẶNG MẸ

Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3. Mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.

- Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 đô la. Anh mỉm cười và nói với nó:

- Đến đây chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua cho cô bé và đặt một bó hồng gửi cho mẹ anh, Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời:

- Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói:

- Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.

(Dẫn theo Quà tặng cuộc sống) Câu 1: Phương thức biểu đạt của câu chuyện trên là gì?

Câu 2: Nội dung câu chuyện trên là gì?

Câu 3: Theo anh chị, hai nhân vật: em bé và anh thanh niên, ai là người con hiếu thảo? Tại sao anh thanh niên lại hủy điện hoa để cả đêm lái xe về trao tận tay mẹ bó hoa?

Câu 4: Thông điệp muốn mà văn bản muốn gửi lại cho chúng ta là gì? Đọc xong câu chuyện trên, anh chị nghĩ đến câu tục ngữ, ca dao nào? Hãy ghi lại câu tục ngữ hay ca dao đó?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nội dung được nêu ở phần Đọc hiểu: “Tình mẫu tử”.

Câu 2 (5,0 điểm):

Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở

(2)

Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ.

(Trích Sóng, Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, Việt Nam, 2019, trang 155) Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ trên. Từ đó liên hệ với khổ thơ cuối bài thơ Vội Vàng – Xuân Diệu để nhận xét về khát vọng sống và khát vọng tình yêu của hai nhà thơ.

--- HẾT ---

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: - Phương thức biểu đạt: Tự sự và biểu cảm

Câu 2: - Nội dung câu chuyện: Ngợi ca lòng hiếu thảo của cô bé mồ côi và bài học về cách ứng xử với các đấng sinh thành trong cuộc sống.

Câu 3:

- Trong câu chuyện trên, cả cô bé và anh thanh niên đều là những người con hiếu thảo.

- Vì cả hai người đều nhớ đến mẹ, đều biết cách thể hiện lòng cảm ơn đến mẹ. Tuy nhiên, hành động cảm ơn của hai người lại bộc lộ theo hai cách khác nhau. Mẹ cô bé đã mất, cô vẫn muốn tự tay đặt bó hoa hồng lên mộ mẹ. Anh thanh niên cũng muốn tặng mẹ hoa nhưng vì xa xôi nên muốn dùng dịch vụ gửi quà. Nhưng sau khi chứng kiến tình cảm của cô bé dành cho mẹ anh đã nhận ra được ý nghĩa thực sự của món quà.

- Người thanh niên hủy điện hoa vì anh được đánh thức bởi hành động cảm động của cô bé. Vì anh hiểu ra rằng, bó hoa kia không mang lại hạnh phúc và niềm vui bằng việc anh xuất hiện cùng với tình cảm chân thành của mình dành cho mẹ. Và điều mẹ cần ở anh là thấy anh mạnh khỏe, an toàn. Đó là món quà ý nghĩa nhất với mẹ.

Câu 4:

- Thông điệp mà văn bản muốn gửi lại cho chúng ta là: cần yêu thương trân trọng đấng sinh thành, nhất là người mẹ đã chịu nhiều vất vả, hi sinh. Trao và tặng là cần thiết nhưng trao và tặng như thế nào mới là ý nghĩa là điều mà không phải ai cũng làm được.

- Thí sinh có thể dẫn ra một trong những câu ca dao, tục ngữ sau:

Công cha như núi Thái Sơn

(3)

Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi Ngó không thấy mẹ bùi ngùi nhớ thương.

Mẹ già đầu bạc như tơ Lưng đau con đỡ mắt mờ con nuôi.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1:

A. Về kĩ năng

- Bài viết một văn bản nghị luận xã hội với độ dài đúng quy định.

- Bài viết có bố cục chặt chẽ; lập ý sáng tạo; vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận…; hành văn mạch lạc, trôi chảy, có cảm xúc; không mắc lỗi dùng từ, chính tả.

B. Về kiến thức

Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở đoạn

- Trong cuộc sống nhộn nhịp, tất bật này có lúc ta vô tình lướt qua những điều tưởng chừng như nhỏ nhoi để rồi khi dừng lại tại một khoảng lặng ngắn và nghĩ lại…ta mới ngỡ ra rằng nó thật ý nghĩa. Đó dường như là sự vô tâm của con người khi mải mê hướng tới cái gì đó to lớn hơn mà quên rằng chính điều bé nhỏ ấy lại là một phần quan trọng để làm nên ý nghĩa tươi đẹp của cuộc sống.

- Và câu chuyện Hoa hồng tặng mẹ là câu chuyện cảm động về tình mẫu tử. Hơn thế nữa nó còn mang một ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.

2. Nêu khái quát câu chuyện

- Câu chuyện kể về hai người con mua hoa tặng mẹ. Nó không đơn thuần chỉ có vậy. Hai người con một lớn một nhỏ mua hoa trong hai hoàn cảnh khác nhau. “Anh dừng lại tiệm bán hoa để mua hoa tặng me.

Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km”. Hành động dừng lại và mua hoa tặng mẹ là một hành động rất đỗi bình thường của những đứa con – anh cũng vậy! “Nhưng khi bước ra khỏi xe anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vìa hè”, câu chuyện bắt đầu từ đây.

- Cô bé ấy không có đủ tiền để mua một bông hồng tặng mẹ. Chỉ vọn vẹn 75 xu trong túi trong khi bông hồng có giá hai đôla. Thế là không mua hoa tặng mẹ được, cô bé khóc nức nở. Và giúp cô bé mua bông hồng tặng mẹ, chở cô bé đến “nhà mẹ” cô ấy. Câu chuyện tưởng như rất đỗi bình thường ấy lại khiến cho người đọc và chàng trai trong câu chuyện hết sức bất ngờ khi nhà mẹ cô bé là “một phần mộ mới đắp”. Đó như là một điểm nhấn, một nốt lặng để ta phải dừng lại và suy nghĩ.

3. Phân tích, chứng minh, bàn luận

- Trong sự xô bồ, nhộn nhịp của cuộc sống đã cuốn đi cả sự quan tâm của con người. Cô bé thì đã mất mẹ nhưng bà vẫn nhận được bông hồng tươi thắm của đứa con gái bé bỏng. Còn anh – mẹ vẫn còn sống, vẫn còn trên đời này với anh và chỉ cách nơi anh sống khoảng 300km thôi. Một khoảng cách có vẻ như là xa nhưng thực ra nó lại rất gần. Đúng vậy, nó gần hơn khoảng cách từ thế giới bên này đến

(4)

thế giới bên kia. Vượt qua 300km là anh có thể về nhà gặp mẹ và ôm chầm lấy mẹ còn cô bé ấy lại phải trải qua một quãng đường đời mới có thể gặp được người mẹ yêu dấu, cô cũng không thể sà vào lòng mẹ và làm nũng mẹ được nữa…

- Dường như tình yêu ấm áp của cô bé đã đánh thức được chàng trai, đưa anh về với những giá trị thực tại. Và cũng vô tình đứa trẻ ấy để lại trong lòng người lớn những suy ngẫm sâu sắc hơn. Chợt nhận ra mình đã bỏ qua điều gì đó “tức thì anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hoa thật đẹp. Suốt đêm đó anh lái xe một mạch 300km về nhà mẹ anh và trao tận tay bó hoa cho bà”. Anh nhận ra rằng đến một ngày nào đó mẹ anh cũng sẽ rời xa anh để bước đi sang bên kia thế giới và lúc ấy anh có muốn tặng những bông hoa đẹp nhất thì cũng không thể nào trao đến tay mẹ được nữa. Lúc này đây mẹ anh cần gặp anh chứ không phải là bó hoa mà anh gửi về. Đúng, bây giờ thì anh đã hiểu ra dù mình đã trưởng thành rồi nhưng vẫn có những phút giây vô tâm…đối với mẹ - người đã sinh thành và nuôi dưỡng anh nên người.

- Dòng đời mãi êm đềm trôi theo thời gian, thấm thoắt con chợt nhận ra mình đã lớn…

+ Mới ngày nào, con còn được bú mớm, đút cơm, được nâng niu vỗ về và được ngủ say trên chiếc võng trưa, trong câu hát ru à ơi ngọt ngào của mẹ. Lời ru ấy, đã ở trong giấc ngủ con từ những ngày thơ bé, và mãi theo con cho đến tận bây giờ. Con biết rằng ngày đó, không chỉ riêng con, mà tất cả những đứa trẻ khác khi nghe lời ru ấy, đều chỉ biết tròn xoe đôi mắt ngây ngô, ngó nhìn vạn vật xung quanh, và đòi cho bằng được tất những gì chúng con muốn.

+ Lớn thêm một chút, đến tuổi cắp sách tới trường, dù cuộc sống có muôn vàn khó khăn, nhưng mẹ cha vẫn cố gắng lo cho con được bằng bạn bằng bè. Mẹ đã dậy sớm hơn khi vạn vật còn chìm trong màn đêm tĩnh mịch. Những gánh hàng trĩu nặng đã theo mẹ tới đường xa, để từ đó mẹ chở ước mơ con bằng đôi bàn tay thêm chai sạn, bằng đôi mắt mẹ ngày một mờ đi, bằng tấm lung gầy ngày thêm oằn nặng, bằng đôi chân run rẩy, nhưng vẫn vững vững bước, để dìu dắt bước con đi. Những miếng cơm lành, canh ngọt mẹ để nhường phần con, mẹ dành phần mình những đắng cay, chua chát. Mẹ thức trắng đêm, đôi mắt thâm quầng với nỗi lo lắng, xót xa khi con đau, con ốm. Tình thương của mẹ dạt dào, miệt mài, không biết chán mỏi…

+ Mẹ! Mẹ là một dòng suối tươi mát, là một thiên thần mà Thượng đế đã ban tặng cho những đứa con.

Tình mẹ bao la, rộng lớn như đại dương kia. Vậy mà lắm lúc ta không biết, để rồi đôi khi phải giật mình mà thốt lên rằng:

Trên trời cao xa thẳm Có nghe rõ lời tôi Từ trần gian cát bụi Tôi thấy tôi mất mẹ Như cả bầu trời

- Mất mẹ là nỗi đau, nỗi mất mát lớn lao nhất của con người. Mất mẹ là mất đi bầu trời yêu thương, mất đi những gì dịu ngọt hạnh phúc nhất. Có những con người vô trách nhiệm, thờ ơ với bậc sinh thành ra mình. Không một lần họ quan tâm xem bố mẹ họ hiện tại đang như thế nào, có khỏe không mà ngược lại họ lại luôn khiến cho bố mẹ lo lắng về mình. Vậy mà những người đó vẫn sống một cách vui vẻ, an nhàn mặc cho bố mẹ cực nhọc làm lụng.

- Thử hỏi trong cuộc sống đầy bộn bề lo toan này có nhiều không những tấm lòng hiếu thảo như anh thanh niên và cô bé kia không? Đừng nói đến việc tặng những bông hoa đẹp nhất cho mẹ mà ngay cả

(5)

chạy theo những điều xa xỉ vô ích. Họ đâu biết rằng cái điều mà họ cho là nhỏ nhặt ấy lại vô cùng quý giá và to lớn đối với người mẹ.

4. Bài học nhận thức và hành động

- Mẹ lớn lao, mẹ cao cả, mẹ là tất cả, là món quà vô giá mà ta nhận được.

- Mẹ không cần một điều gì lớn lao cả, chỉ cần con cái luôn được vui vẻ, hạnh phúc và sống với những giá trị đích thực của cuộc đời là đã đủ để làm mẹ vui rồi.

- Và xin một lần hãy dừng lại trước dòng đời xuôi ngược để tìm lại cho mình những khoảng yên tĩnh, những bài học sâu sắc về tình mẫu tử để ta có thể trở về bên tình yêu của mẹ mãi mãi. Nếu ai đã làm cho mẹ buồn, phải đau đớn thì xin hãy nhớ rằng:

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không.

- Con người ta chỉ biết tiếc nuối khi những gì đã đi qua, đã vượt ra khỏi tầm tay của mình. Câu chuyện này có ý nghĩa sâu sắc đối với tất cả mỗi chúng ta. Nó như đánh thức chúng ta, đưa ta trở về và giữ lấy những giá trị thực tại của cuộc sống. Mẹ sẽ sống mãi trong tâm hồn con. Sẽ mãi là như vậy. Bởi vậy mà trong bài Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa nhà thơ Nguyễn Duy đã viết những vần thơ xúc động về mẹ:

Ta đi trọn một kiếp người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

Câu 2:

1. Mở bài

Người yêu thơ mệnh danh chị là “người đàn bà yêu và làm thơ”, là “nữ hoàng của thi ca tình yêu”, là bông hoa cúc xanh, là một nhành cỏ may, là một người đàn bà với trái tim vào đất vẫn nồng say hát câu:

“Vẫn yêu anh cả khi chết đi rồi”, người đàn bà có đôi mắt đẹp như thất lạc ấy đã từ bỏ ánh đèn màu của sân khấu để bước hẳn sang lãnh địa của thi ca với một giọng thơ hồn hậu, lắng sâu, giàu trực cảm. Trên mảnh đất màu mỡ của thi ca, chị đã gieo ngót chục tập thơ. Như một bông “hoa dọc chiến hào”, giữa mưa bom bão đạn của những năm đánh Mĩ. Chị đã kể với chúng ta những truyền thuyết đẹp về tình yêu.

Chị là ai nếu không phải là thi sĩ Xuân Quỳnh – người đã đi qua cuộc đời và còn để lại bài thơ Sóng sống mãi trong trái tim độc giả. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua ba khổ thơ cuối thi phẩm.

2. Thân bài

2.1. Khái quát chung

Từ ngàn đời nay tình yêu luôn là điều bí ẩn, là đề tài vô tận của văn chương. Nhiều văn nhân thi sĩ đã mượn văn chương để lí giải tình yêu như chẳng ai cắt nghĩa trọng vẹn được hai mĩ từ ấy. Ta biết nhà thơ Xuân Diệu đã từng ví von: “Yêu là chết trong lòng một ít” (Yêu), Đỗ Trung Quân cũng từng thốt lên rằng:

Anh đã thấy một điều mong manh nhất Là tình yêu, là tình yêu ngát hương

(Hương tình yêu) và ta cũng không quên nhắc đến Sóng của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. Sóng chính là nơi gửi gắm những tâm tư sâu kín, những trạng thái phức tạp tinh vi của tâm hồn người thiếu nữ khi nói về tình yêu trẻ trung,

(6)

nồng nhiệt gắn với khát vọng hạnh phúc muôn thuở của con người.

Tình yêu là đề tài muôn thuở của thi ca Việt Nam. Đã có nhiều nhà thơ viết về đề tài này với những cảm xúc và phong cách nghệ thuật riêng của mình, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc. Xuân Diệu đã từng làm người đọc nhớ mãi khi đặt tất cả dấu ấn tình yêu mãnh liệt của mình với “biển”, còn Xuân Quỳnh – một nhà thơ nữ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đã thể hiện tình yêu của mình qua hình ảnh “sóng”, một sự tiếp nối và sáng tạo độc đáo trong định nghĩa về tình yêu. Lúc nhịp nhàng trầm lắng, khi sôi nổi ngân nga đầy mãnh liệt, “sóng” – dòng chảy xuyên suốt của bài thơ đã thể hiện tình cảm chân thành và sâu sắc của người phụ nữ đang yêu.

Năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền – (Thái Bình), khi đứng trước con sóng thực của biển, tâm hồn của người con gái rung động và xao xuyến con sóng lòng trào dâng, thế là con sóng tâm trạng khuấy động phút thăng hoa đã tới nàng Sóng ra đời. Sóng được in trong tập Hoa dọc chiến hào – 1968.

2.2. Phân tích

a. Sự lo âu về phai tàn, đổ vỡ trong tình yêu

Sóng với Xuân Quỳnh không chỉ là biểu tượng của khát vọng tình yêu mà còn là phương tiện để chị bộc lộ những suy tư về cuộc sống, tình cảm:

Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở.

Ba từ “ở ngoài kia” như cánh tay Xuân Quỳnh mềm mại đang chỉ tay về khơi xa nơi trăm ngàn con sóng ngày đêm không biết mỏi đang vượt qua giới hạn không gian thăm thẳm “muôn vời cách trở” để hướng vào bờ ôm ấp nỗi yêu thương. Cũng như “em” muốn được gần bên anh, được hòa nhịp vào trong tình yêu với anh. Những con sóng ở đại dương dù gió xô vão táp tới phương nào đi chăng nữa thì cuối cùng sóng vẫn trở về với bờ. Em cũng như sóng, cho dù gặp bao khó khăn em cũng sẽ vượt qua hết để đến với anh, bởi tình yêu anh đã cho em sức mạnh như ông bà xưa có câu:

Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo

Ngũ lực sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua.

(Ca dao) Khát vọng mãnh liệt, tình yêu chân thành sâu sắc nhưng trong trái tim trẻ kia vẫn ý thức được rằng đó là thứ mong manh khó giữ, có thể trơn tuột khỏi tay:

Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn Hôm nay yêu, mai có thể xa rồi.

(Nói cùng anh, Xuân Quỳnh) Trăn trở băn khoăn liệu tình yêu ấy có vượt qua được bể lớn của cuộc đời, liệu có thoát khỏi quy luật cuộc sống, những đổi thay không ai nói trước được. Cuộc đời dài đấy, năm tháng dẫu đi qua, mây vẫn bay, biển vẫn rộng, sóng vẫn vỗ vào bờ cát, nhưng rồi tất cả sẽ vào cõi xa xăm vô định. Tương lai hạnh phúc như đang còn ở phía trước. Và vì thế, ý thức về thời gian không làm nhà thơ lo âu mà chỉ làm tang thêm niềm tin tưởng:

Cuộc đời tuy dài thế

(7)

Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa.

Qua khổ thơ trên phần nào Xuân Quỳnh đã trao cho người đọc nhận thức rõ về những dự cảm và nỗi băn khoăn của chị. Những từ “tuy dài thế”, “vẫn đi qua”, “dẫu rộng” như chứa đựng ở trong nó ít nhiều nỗi âu lo. Tuy thế nhà thơ vẫn tin tưởng, tin tưởng ở tấm lòng nhân hậu và tình yêu chân thành của mình sẽ vượt qua tất cả như áng mây kia như năm tháng kia. Có thể nói Xuân Quỳnh yêu thương tha thiết, mãnh liệt nhưng cũng tỉnh táo nhận thức dự cảm những trắc trở, thử thách trong tình yêu; đồng thời cũng tin tưởng vào sức mạnh tình yêu sẽ giúp người phụ nữ vượt qua thử thách đến với bến bờ hạnh phúc.

Cho nên, sóng sẽ đến bờ, năm tháng sẽ đi qua thời gian dài đằng đẵng và đám mây nhỏ bé sẽ vượt qua biển rộng để bay về phía chân trời xa. Một loạt hình ảnh thơ ẩn dụ được bố trí thành một hệ thống tương phản, đối lập để nói lên dự cảm tỉnh táo, đúng đắn và niềm tin mãnh liệt của nhà thơ vào sức mạnh của tình yêu. Đời người là hạn hẹp, thời gian là vĩnh hằng, không gian vũ trụ thì vô cùng, vô tận… Còn con người, để đạt được sự vĩnh cửu hoàn thiện ấy chỉ có tình yêu, bởi chỉ có tình yêu là muôn đời trẻ trung, bất tử. Như sóng biển cồn cào không bao giờ ngưng nghỉ, nỗi khát vọng tình yêu mãi mãi bồi hồi trong lồng ngực tuổi thanh xuân. Xuân Quỳnh đã hơn một lần nói về điều này trong thơ của mình:

Thời gian như là gió Mùa đi theo tháng năm Tuổi theo mùa đi mãi Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại.

(Thơ tình cuối mùa thu) Xuân Quỳnh vừa thổ lộ trực tiếp, vừa mượn hình tượng sóng để nói và suy nghĩ về tình yêu. Những ý nghĩ này có vẻ tự do, tản mạn, nhưng từ trong chiều sâu của thi tứ vẫn còn sự vận động nhất quán. Bên cạnh đó Xuân Quỳnh thường đặt tình yêu giữa không gian bao la (biển khơi, đất trời, mây, gió…), và thời gian bất tận (mùa thu đi, kí ức, thời gian trắng, thời gian ơi sao không đổi sắc màu…) để đi đến tận cùng xứ sở, đến tận cùng đau đắng khổ đau của cuộc đời chị đã nếm trải. Cho nên, thật dễ hiểu cái khát vọng ngày càng dâng lên mãnh liệt khôn cùng trong trái tim người nữ thi sĩ của tình yêu và hạnh phúc đời thường.

b. Sự rạo rực, xôn xao khát khao đến khắc khoải

Cuộc đời tuy dài nhưng không phải vô cùng, như biển lớn mênh mông nhưng không phải vô tận.

Xuân Quỳnh rất nhạy cảm với sự trôi trảy của thời gian, ý thức về thời gian gắn với nỗi âu lo, dù vậy, nhân vật trữ tình trong thơ đã có cách ứng xử tích cực: âu lo nhưng không mấy thất vọng, mà chỉ khao khát nắm lấy hạnh phúc trong hiện tại, sống hết mình, mãnh liệt với tình yêu để vượt qua và chiến thắng sự hữu hạn của thời gian và đời người. Khát vọng sống hết mình với tình yêu được Xuân Quỳnh diễn tả một cách giản dị. Thi sĩ ước muốn:

Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ

(8)

Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ.

Cuộc đời là biển lớn tình yêu, kết tinh vị mặn ân tình, được tạo nên và hòa lẫn cùng “trăm con sóng nhỏ”. Trong đại dương bao la, vô tận kia để được tồn tại mãi, sống mãi và yêu mãi. Tình yêu bùng lên thành khát vọng. Khát vọng sôi sục mà vẫn khiêm nhường, đầy nữ tính. Người con gái mong muốn hòa mình vào bể đời rộng lớn, bứt mình ra khỏi những lo toan tính toán, để ngập chìm trong bể lớn tình yêu.

Trong quan niệm của nhà thơ, số phận cá nhân không thể tách khỏi cộng đồng. Sóng không phải là biểu tượng của một “cái tôi” ngạo nghễ và cô đơn như thơ lãng mạn. Khát vọng lớn nhưng trong cách nói Xuân Quỳnh lại rất khiêm nhường: “trăm con sóng nhỏ” như là sự tổng hòa những vẻ đẹp khác nhau để tạo thành biển lớn Nhà thơ đã thể hiện một khát vọng mãnh liệt muốn làm “trăm con sóng” để hòa mình vào đại dương bao la, hòa mình vào biển lớn tình yêu để một đời vỗ muôn điệu yêu thương: “Có gì đẹp trên đời hơn thế/ Người với người, sống để yêu nhau” (Một khúc ca xuân, Tố Hữu)… Phải chăng đó là khát vọng muốn bất tử hóa tình yêu của nữ sĩ Xuân Quỳnh? Vâng! Đó không chỉ tinh thần của con người thời đại chống Mĩ mà còn là âm vang của một tấm lòng luôn tha thiết với sự sống, với tình yêu. Phải có một tình yêu chân thành, sâu sắc và mãnh liệt đủ đầy. Cuộc đời còn tình yêu thì cuộc đời còn tươi đẹp và đáng sống và sống trong tình yêu là một niềm hạnh phúc. Xuân Quỳnh mong ước được sống mãi trong tình yêu, bất tử với tình yêu.

2.3. Liên hệ và bàn luận

Hai đoạn thơ đều bộc lộ cảm xúc mãnh liệt, những suy ngẫm trước cuộc đời. Đây là hai đọan thơ có sự kết hợp giữa cảm xúc – triết lí. Hình tượng sóng là một ẩn dụ độc đáo, khiến lời thơ vừa thực, vừa lãng mạn. Thể thơ năm chữ, ngắt nhịp linh họa tạo âm hưởng thơ dạt dào, vừa gợi âm hưởng của sóng, vừa diễn tả tinh thế khát vọng tình yêu nồng nàn. Kết cấu song hành giữa hình tượng sóng và em tạo thành chiều sâu nhận thức và nét độc đáo của bài thơ.

Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ viết về tình yêu rất nhiều và hay, điều làm nên sức sống mãnh liệt của thơ Xuân Quỳnh có lẽ là tính chân thực và niềm đam mê gửi gắm trong những lời thơ giản dị mà vô cùng sâu lắng. “Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật” (Biêlinxki) thơ Xuân Quỳnh rất ít triết lí mà thường nghiêng về duy cảm. Nó được viết bằng cảm xúc chân thật của một người mẹ, người vợ với bao lo toan chuyện cơm áo gạo tiền thời chiến tranh, là cảm xúc cụ thể của một người phụ nữ làm thơ tình yêu khi đã trải qua nhiều ngọt ngào, cay đắng của tình yêu nên những lời thơ ấy giản dị mà vẫn xúc động lòng người. Nhà thơ từng viết:

Bàn tay em ngón chẳng thon dài Vệt chai cũ đường gân xanh vất vả Em đánh chắc, chơi thuyền từ thuở nhỏ Hái rau dền, rau rệu nấu canh

…Lấy thời gian em viết những dòng thơ Để thấy được chúng mình không cách trở Bàn tay em, gia tài bé nhỏ

Em trao anh cùng với cuộc đời.

(Bàn tay em) Thơ Xuân Quỳnh giản dị nhưng không bao giờ cũ vì nó cũng có triết lí, thứ triết lí của thi ca thứ triết

(9)

mất một cách rất giản dị mà lại đi vào lòng người.

Trong Vội vàng, thi sĩ đã thức nhọn giác quan để “sống toàn tâm, toàn ý, sống toàn hồn” mày “say, thâu, hôn, cắn” cho kì hết những hương nồng của tuổi trẻ?

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Ba chữ “Ta muốn ôm” như phơi bày ra hết sự ham hố và cuồng nhiệt của Xuân Diệu với cuộc sống trần thế. Nếu như mở đầu bài thơ, nhà thơ xưng tôi với ước muốn táo bạo “tắt nắng, buộc gió”, thì ở đoạn cuối này cái tôi đó đã hòa vào cái ta chung để tận hưởng hết những hương sắc của cuộc đời.

Ngay sau đó là câu thơ thể hiện sự tươi non của cả cuộc sống mới bắt đầu mơn mởn. Từ láy “mơn mởn” được nhà thơ dùng rất gợi cảm và giày ý nghĩa. Nó cho ta thấy các sự vật, cây cối đang ở độ non mướt, tươi tốt, đầy sức sống khiến cho thi nhân tràn lên khao khát.

Điệp ngữ “ta muốn” được lặp đi lặp lại như một nhịp điệu hối hả, như hơi thở gấp gáp của thi sĩ.

Chứng tỏ Xuân Diệu đang nồng nhiệt đến rối rít, cuống quýt như muốn cùng một lúc giang tay ôm hết cả vũ trụ cả cuộc đời, mùa xuân vào lòng mình. Đồng thời nó còn nói lên được cái ham muốn khát thêm đến hăm hở, cuồng nhiệt của nhà thơ. Mỗi một lần khao khất “ta muốn” là một lần kết hợp với một động từ chỉ trạng thái yêu thương mỗi lúc một mạnh mẽ, nồng nàn hơn “ôm – sự sống, riết – mây đưa, gió lượn, say – cánh bướm, tình yêu, thâu – cái hôn nhiều”, để cuối cùng là một tiếng kêu của sự cuồng nhiệt, đắm say, thể hiện niềm yêu đời, khát sống chưa từng có trong thơ ca Việt Nam: “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

Thi sĩ muốn ôm hết vào lòng mình mây đưa và gió lượn, muốn say đắm với cành bướm tình yêu, muốn gom hết vào lồng ngực trẻ trung ấy một cái hôn nhiều. Muốn thu hết vào hồn nhựa sống dạt dào “và non nước và cây và cọ rạng”. Để rồi nhà thơ như con ong bay đi hút nhụy đời cho đến say “chếnh choáng”

hút cho đã đầy ánh sáng, cho “no nê thanh sắc của thời tươi” mới lảo đảo bay đi.

Không chỉ nằm ở phong cách thơ (Xuân Diệu sôi nổi, mãnh liệt đầy nam tính, Xuân Quỳnh thủ thỉ, tâm tình đầy nữ tính) mà còn trong cách ứng xử của mỗi nhà thơ: trước sự chảy trôi của thời gian.

Xuân Diệu thể hiện “cái tôi” ham sống, muốn tận hưởng cuộc đời mãnh liệt. Như một tuyên ngôn của lòng mình, nhà thơ tự xác định một thái độ sống gấp, tận hưởng vì cảm nhận cái hữu hạn của cuộc đời (Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm); ý thức chiếm lĩnh, tận hưởng cuộc sống ở mức độ cao nhất (chếnh choáng, đã đầy, no nê) những gì tươi đẹp nhất (mùi thơm, ánh sáng, thời tươi). Còn Xuân Quỳnh lại thể hiện ước mong được tan hòa cái tôi nhỏ bé – con sóng cá hể, thành cái ta chung rộng lớn – “trăm con sóng” giữa biển cả mênh mông. Những câu thơ có tính chất tự nhủ mình gợi cách sống, tình yêu mãnh

(10)

liệt, hết mình: mong muốn được tan hòa vào tình yêu lớn lao của cuộc đời. Đó là cách để tình yêu trở thành bất tử.

Tác giả Xuân Diệu sử dụng các yếu tố nghệ thuật như điệp từ, điệp cấu trúc câu, động từ mạnh… góp phần thể hiện cái hối hả, gấp gáp, cuống quýt của tâm trạng, khiến nhịp điệu đoạn thơ sôi nổi, cuồng nhiệt.

Bài thơ Sóng sử dụng thể thơ năm chữ với hình tượng “sóng” vừa ẩn dụ vừa giàu tính thẩm mĩ khiến đoạn thơ sâu sắc, giàu nữ tính.

Là một tình cảm nhân bản, các cảm xúc tình yêu: âu lo, nỗi nhớ, khát khao, say mê, thường mang tính phổ quát, nhưng do tâm tính, kinh nghiệm sống và vốn văn hóa, mỗi nhà thơ sẽ có cách thể hiện khác nhau. Cái riêng của Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng liên quan đến cái nhìn nữ tính của nhà thơ: giàu trực cảm và ưa bộc bạch, nữ tính nhưng vẫn chủ động, tự tin của người phụ nữ hiện đại, nên nhân vật trữ tình trong thơ nồng nàn mà ý nhị, sôi nổi mà đằm thắm.

3. Kết bài

Mỗi người cầm bút đều có một nỗi niềm riêng. Xuân Quỳnh mượn thể thơ năm chữ để dồn nén khát vọng chân thành trong tình yêu. Xuân Diệu sử dụng thể thơ tự do để thể hiện lòng ham sống, khát vọng sống hết mình của tuổi trẻ. Mỗi nghệ sĩ có một cách thể hiện riêng, đem đến một khát vọng sống và khát vọng tình yêu với sắc thái riêng. Tất cả đều là những tình cảm cao đẹp, nhân văn của lòng người. Qua đó người đọc cảm nhận được trái tim yêu của Sóng và người phụ nữ rất nồng nàn say đắm, mãnh liệt đồng thời cũng thấy được khát vọng sống đến cuồng nhiệt của tuổi trẻ qua những vần thơ rất mới của thi sĩ Xuân Diệu.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 2: Đề bài yêu cầu nêu ý nghĩa của ba câu hỏi ở ba khổ thơ của bài Đây thôn Vĩ Dạ. Vì thế, HS cần đặt các câu hỏi vào ngữ cảnh của nó để phân tích, nắm được

Họ sẽ là những doanh nhân và chuyên gia thuộc mọi lĩnh vực, nối tiếp thế hệ đàn anh tiếp tục gánh vác trách nhiệm phát triển đất nước.. Sinh

+ Đến với đoạn trích thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ, cảm hứng khắc họa bức tranh thiên nhiên và con người lại được khơi nguồn từ tình yêu đôi lứa và khát vọng

Qua việc miêu tả cuộc đời, số phận của Mị và A Phủ, nhà văn đã làm sống lại quãng đời tăm tối, cơ cực của người dân miền núi dưới ách thống trị dã man của

Tác phẩm để lại dư âm trong lòng người đọc không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên núi rừng Tây Bắc với đêm tình mùa xuân của tuổi trẻ dập dìu tiếng sáo mà còn làm

- Tôi nghĩ rằng, sự yêu mến cuộc sống của chúng ta, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức môi trường, người dân Việt bằng việc làm của mình, sẽ đem

Câu 4: HS bày tỏ sự đồng tình hoặc phản đối (hoặc kết hợp cả hai) với quan điểm của nhân vật "bà cô": Thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không

Tô Hoài rất khéo léo đưa những tập tục của người Mông vào trong tác phẩm, từ đám cưới của cha mẹ Mị đến đám cưới của Mị, tục bắt vợ, tục cúng trình ma,... A Sử