• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử văn THPT quốc gia 2019 số 10 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử văn THPT quốc gia 2019 số 10 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM HỒ CHÍ MINH

ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019

CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 10 Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:...

Số báo danh:...

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Sự khác nhau cơ bản giữa người thực hiện được tầm nhìn và kẻ chỉ đứng xa xa mơ về tầm nhìn là ranh giới mỏng manh giữa được và không được. Trong cuộc đời này, sẽ luôn luôn tồn tại những điều làm chúng ta bận tâm, lo lắng nhưng chẳng bao giờ ảnh hưởng được. Nếu Singapore chỉ tập trung vào cái “không thể ảnh hưởng” như thị trường nhỏ, dân số ít, không có nguồn tài nguyên khoáng sản, bạn có nghĩ là họ xây dựng được đất nước có mệnh danh là châu Âu giữa lòng châu Á? Thay vào đó, họ tập trung năng lượng tích cực vào những điều họ “có thể ảnh hưởng được”. Họ nâng cao kỹ năng, kiến thức, và năng lực của bản thân mình.

Hãy tập trung năng lượng tích cực vào những gì mình có thể làm được. Khi năng lượng tích cực này càng nhiều thì cái vòng tròn ảnh hưởng của bản thân mình sẽ ngày càng mở ra, mở ra. Đến một ngày nào đó bạn sẽ ngỡ ngàng vì mình có thể làm được nhiều thứ quá. Ngược lại, nếu cứ tập trung năng lượng xấu vào những lý do thoái thác, vòng tròn ảnh hưởng của bạn sẽ ngày càng co lại, co lại. Đừng ngạc nhiên nếu một sớm mai thức giấc, bạn bỗng thấy mình bất lực, thấy mình vô dụng, thấy mình vật vờ trôi trong cuộc đời này.

Vậy đó. Khó khăn thách thức trên đời không lúc nào là không tồn tại. Nhưng ai trong chúng ta cũng có quyền lựa chọn thái độ của bản thân mình. Tại một ngã rẽ nào đó của cuộc sống, ếch tôi đã chọn cho mình cách mở mang vòng tròn ảnh hưởng. Và năng lượng tích cực của nó vẫn cứ mở ra, mở ra..

(Quảy gánh băng đồng ra thế giới, Nguyễn Phi Vân, Nxb Trẻ, tr 35-36, 2016) Câu 1: Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2: Dựa vào văn bản, anh (chị) hãy cho biết cách mà người Singapore đã làm để thực hiện hóa tầm nhìn của mình.

Câu 3: Xác định tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện trong văn bản trên.

Câu 4: Anh (chị) có đồng ý với ý kiến của tác giả: “Khó khăn thách thức trên đời không lúc nào là không tồn tại. Nhưng ai trong chúng ta cũng có quyền lựa chọn thái độ của bản thân mình” không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):

Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về ý nghĩa của việc mở rộng

“vòng tròn ảnh hưởng” của bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm):

Phân tích vẻ đẹp nhân cách của nhân vật Trương Ba thể hiện qua đoạn đối thoại với nhân vật Đế Thích trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. Liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao để so sánh về cách xây dựng nhân vật của các tác giả.

Trang 1

(2)

--- HẾT ---

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

Thao tác lập luận chính được sử dụng: Bình luận.

Câu 2: (0,5 điểm)

Cách người Singapore đã làm để thực hiện hóa tầm nhìn của mình:

• Họ tập trung năng lượng tích cực vào những điều họ có thể ảnh hưởng được.

• Họ nâng cao kỹ năng, kiến thức, và năng lực của bản thân mình.

Câu 3: (1,0 điểm) Thái độ của tác giả:

• Khẳng định tầm quan trọng của việc tập trung năng lượng tích cực vào những gì mình có thể làm được.

• Phê phán những kẻ chỉ biết than vãn, thoái thác và không dám hành động, trải nghiệm, thử thách bản thân.

Câu 4: (1,0 điểm)

Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn, vì những nguyên nhân sau:

• Khó khăn thách thức là một phần tất yếu của cuộc sống mà ai cũng phải trải qua để có được thành công.

• Thái độ của bản thân sẽ định hình con người bạn và góp phần quyết định việc bạn sẽ thành công hay thất bại.

• Quyết định đương đầu cùng gian khó sẽ chứng tỏ được bản lĩnh cá nhân, khẳng định được sức mạnh nội tại của bản thân.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1: (2,0 điểm)

Có thể nêu một số nội dung sau:

• Có thêm cơ hội để học hỏi và trải nghiệm.

• Mở rộng tầm nhìn và các mối quan hệ xã hội.

• Góp phần hoàn thiện bản thân, hướng tới việc lan tỏa những giá trị tích cực, bền vững đến cộng đồng.

(Lưu ý: Học sinh viết thành đoạn văn) Câu 2: (5,0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp nhân cách của nhân vật Trương Ba thể hiện qua đoạn đối thoại với nhân vật Đế Thích. Liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện I cùng tên của Nam Cao để so sánh về cách xây dựng nhân vật của các tác giả.

a. Vài nét về tác giả, tác phẩm

Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) được coi là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại với hàng loạt những vở kịch gây chấn động dư luận. Tác phẩm là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của ông. Vở kịch sáng tác năm 1981, đến năm 1984 mới ra mắt công chúng. Đoạn trích nằm ở cảnh VII và màn kết của tác phẩm.

b. Bàn luận về vấn đề

Trang 2

(3)

• Hiểu thấu ý nghĩa của sự sống đích thực, luôn khát khao sống đúng với bản thân, không muốn sống nhờ, sống gửi: Trương Ba không chấp nhận cảnh sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”; ông muốn được sống theo đúng bản chất của mình: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” và thẳng thắn chỉ ra những sai lầm của Đế Thích. Theo Trương Ba thì sự sống chỉ có ý nghĩa khi chấm dứt tình trạng giả tạo, con người phải sống đúng với mình, có được sự hòa hợp toàn vẹn giữa linh hồn và thể xác.

Nhân hậu, vị tha, giàu lòng tự trọng: Cái chết của cu Tị đã mở ra một lối thoát cho bao nhiêu bế tắc.

Nhưng Trương Ba nhận ra sẽ có “bao nhiêu sự rắc rối” đang chờ; cũng như thật vô lí khi “một ông già gần sáu mươi” được sống còn thằng bé “chưa bắt đầu cuộc đời, còn đang tuổi ăn, tuổi lớn, chạy nhảy vô tư” lại phải chết. Ông cũng hình dung ra trước tương lai “bơ vơ lạc lõng, hoặc sẽ trở nên thảm hại đáng ghét” của mình nếu chấp nhận đề nghị của Đế Thích. Và cuối cùng, ông đã từ chối quyền được tái sinh một lần nữa, nhường quyền sống cho cu Tị.

c. Đánh giá

• Qua nhân vật, nhà văn cũng đã chuyển tải nhiều thông điệp nhân sinh quan trọng, có ý nghĩa.

• Dựa vào cốt truyện dân gian, tác giả đã sáng tạo nên một nhân vật với hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, thể hiện được sự phát triển tình huống kịch; ngôn ngữ nhân vật sinh động, gắn với tình cảnh, tâm trạng cụ thể; có giọng điệu biến hóa, lôi cuốn, đặc biệt có những lời thoại vừa hướng ngoại lại vừa mang tính chất hướng nội.

d. So sánh

* Giống:

• Đều là những người lao động vướng phải bị kịch tha hóa và hệ quả của bi kịch này là nỗi đau bị xa lánh/

ruồng bỏ.

• Nguyên nhân bi kịch một phần do yếu tố chủ quan tác động, dẫn đến kết cục không như ý.

• Dù trải qua nhiều thử thách nhưng luôn khao khát quay trở về với bản chất lương thiện.

• Tính cách được khắc họa qua những đoạn đối thoại và độc thoại nội tâm sâu sắc.

* Khác:

NHÂN VẬT TRƯƠNG BA

• Vướng phải bị kịch sống nhờ “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.

• Nguyên nhân bị kịch phần lớn do sự tắc trách, vội vàng của quan thiên đình.

• Sự tha hóa khiến nhân vật đối diện với nỗi đau bị người thân xa lánh.

• Kết cục số phận gợi mở chiều hướng tích cực, đem lại ý nghĩa sâu sắc về nhân sinh.

• Là nhân vật kịch, được sáng tạo từ cốt truyện dân gian.

NHÂN VẬT CHÍ PHÈO

• Bên cạnh bị kịch tha hóa là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, bi kịch này kéo dài dai dẳng cả cuộc đời, bị nhiều đối tượng ruồng bỏ.

• Nguyên nhân bị kịch phần lớn do không gian làng Vũ Đại với 2 nét đặc trưng (bị áp bức bóc lột tàn tệ và ám ảnh nặng nề bởi định kiến).

• Kết cục cuộc đời theo chiều hướng tiêu cực, gợi mở sự bế tắc trong số phận người nông dân.

• Là nhân vật điển hình xuất sắc.

Trang 3

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 2: Theo văn bản, muốn thành công trong cuộc sống thì chúng ta cần phải: chú ý đến mục đích cần hoàn thành trong cuộc sống (bắt đầu từ tương lai, khởi hành từ

 Điểm nhấn của khung cảnh - tiếng sáo gọi bạn: được miêu tả với nhiều cung bậc, nhiều sắc thái thẩm mĩ với những từ láy: “lấp ló, thiết tha, bổi hổi, văng

Câu 3: Vì sao tác giả bài viết cho rằng “khi ta gặp một chốt chặn nào đó trong cuộc đời, tất cả mọi người đều cho rằng không thể làm được, không vượt

• Hình tượng sóng gắn liền với niềm tin và những âu lo trong tình yêu : Sau những say đắm, đam mê, trải lòng theo nỗi nhớ, Xuân Quỳnh nhận ra một điều: tình

Từ đó, liên hệ với bài thơ Tràng Giang của Huy Cận để làm rõ nét đặc sắc của hai tác giả trong cách cảm nhận về vẻ đẹp của non sông,

Câu 3: Xác định tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn văn bản trên.. Câu 4: Anh (chị) rút ra thông điệp gì tự đoạn văn

Nguyên nhân đã khiến “tất cả mọi người đều kính trọng ông lão” trong khi trước đó “mọi người đều e dè và chẳng muốn dính líu”: Sau khi mắc lỗi lầm thời trẻ, ông

Tôi chỉ muốn nhắn nhủ những bạn trẻ đang bơ vơ trên con đường cuộc sống rằng, nếu bạn đang phải trải qua những ngày khốn khó, phải đương đầu với nghịch cảnh