• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi văn THPT quốc gia 2019 số 40 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi văn THPT quốc gia 2019 số 40 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM HỒ CHÍ MINH

ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019

CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 40 Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:...

Số báo danh:...

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Đừng vắt kiệt những điều tốt đẹp trong tim

Cuộc đời cho dù nhiều vận may hay nhiều vận rủi, hết thảy rồi cũng thành quá khứ, cũng giống như mưa rơi ngoài cửa sổ, ướt đẫm, ẩm thấp, khô dần rồi biến mất. Những điều tốt đẹp thì giữ lại trong tim, những chuyện không vui thì vứt lại phía sau, không lưu luyến, không hận thù. Học được cách quên, hiểu được cách bỏ, cuộc sống vốn luôn tiến lên phía trước sau những cuộc chia tay. Nhẹ nhàng nói với chính mình, không sao cả, cuộc sống vốn là vậy, đời dài đằng đẵng, thản nhiên đối diện, mọi thứ rồi sẽ qua đi. Ánh dương luôn xuất hiện sau mỗi cơn mưa.

Nếu ta không chịu quên đi, Cuộc sống khó mà tiếp tục.

Mỗi người đều trải qua rất nhiều chuyện vui buồn, có hạnh phúc và có cả bất hạnh. Cuộc đời là một chuyến đi dài, ta không thể dự liệu được mình sẽ gặp phải điều gì, duy chỉ có cách làm cho trái tim ta thêm mạnh mẽ thì mới có thể chống chọi lại được với những phong ba bão táp và cám dỗ trong cuộc đời. Học được cách quên, mới biết cách buông bỏ. Chuyện trên đời dù là đẹp như ngọc lưu ly hay mưa rơi gió thổi thì cũng đều không thể coi là chuyện thường tình, tạm biệt quá khứ mới có thể bình yên trong hiện tại.

Đã từng sở hữu, đã từng mất đi, đã từng bàng hoàng, đã từng bất lực, dùng trí tuệ của lãng quên, khiến mình thêm phóng khoáng, lúc đó ta sẽ nhìn thấy nhiều phong cảnh còn đẹp hơn. Cáo biệt những khổ nạn và khó khăn mà ta đã trải qua, không cần phải khổ sở than phiền, cũng không cần phải thương cảm hoài niệm, nếu không chúng ta sẽ mãi mãi dừng lại ở ngày hôm qua.

Quên đi niềm vui khi hoa nở, quên đi nỗi buồn khi hoa tàn. Yên tĩnh, thoát tục.

(Mỉm cười dù cuộc đời là thế, Gyatso Rinpoche) Câu 1: Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2: Xác định hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích sau: “Cuộc đời cho dù nhiều vận may hay nhiều vận rủi, hết thảy rồi cũng thành quá khứ, cũng giống như mưa rơi ngoài cửa sổ, ướt đẫm, ẩm thấp, khô dần rồi biến mất”.

Câu 3: Theo tác giả, vì sao chúng ta cần học cách lãng quên?

Câu 4: Nhận xét về nhan đề “Đừng vắt kiệt những điều tốt đẹp trong tim”.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):

Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về ý nghĩa của việc “học

Trang 1

(2)

cách quên đi”.

Câu 2 (5,0 điểm):

Phân tích vẻ đẹp khung cảnh Tây Bắc trong đoạn trích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Liên hệ với khung cảnh phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam để so sánh về cách xây dựng bối cảnh của hai tác giả.

--- HẾT ---

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: Hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản: Bình luận, so sánh.

Câu 2: Hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích: Điệp từ, so sánh.

Câu 3: Chúng ta cần học cách lãng quên vì:

 Để chấp nhận quy luật ấy và tìm thấy sự thanh thản trong tâm hồn.

 Rèn luyện cho mình trái tim mạnh mẽ hơn để đối mặt với mọi nghịch cảnh.

 Nhận ra những vẻ đẹp bình dị trong hiện tại.

Câu 4: Nhận xét về nhan đề “Đừng vắt kiệt những điều tốt đẹp trong tim”

 Tác giả đã sử dụng từ ngữ độc đáo nhằm tạo ra một nhan đề gây ấn tượng với mục đích tạo sự chú ý, nhấn mạnh thông điệp muốn chuyển tải.

 Qua nhan đề, tác giả muốn gửi gắm thông điệp: đừng chỉ mãi ôm những điều đau khổ, không vui và đánh mất những điều tốt đẹp; hãy luôn chuẩn bị cho mình một tâm thế tích cực để đối diện với cuộc sống, có như vậy ta mới tìm được sự bình yên và niềm hạnh phúc đích thực

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1: Có thể nêu một số nội dung sau:

 Mở rộng lòng mình để nhìn nhận giá trị của hiện tại, biết trân quý cuộc sống để vươn tới cuộc sống có ý nghĩa, từ đó sẽ có được cuộc sống hạnh phúc, bình an.

 Cho người khác và bản thân ta một cơ hội để sửa chữa lỗi lầm và bước tiếp trong cuộc đời, từ đó khiến ta và mọi người thấu hiểu, yêu thương, gắn bó sẻ chia nhiều hơn.

 “Học cách quên đi” không có nghĩa là phủ định sạch trơn hay chối bỏ quá khứ, mà chỉ đơn giản đó là cách sống thuận theo quy luật của đời sống để sống hết mình cho hiện tại.

(Lưu ý: Học sinh viết thành đoạn văn)

Câu 2: Phân tích vẻ đẹp khung cảnh Tây Bắc trong đoạn trích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Liên hệ với khung cảnh phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ để so sánh về cách xây dựng bối cảnh của các tác giả.

a) Vài nét về tác giả, tác phẩm

Tô Hoài là một nhà văn lớn của dân tộc. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước. Truyện ngắn này được sáng tác năm 1952 trích trong tập Truyện Tây Bắc. Đó là kết quả chuyến đi dài tám tháng cùng bộ đội tham gia chiến dịch giải phóng Tây Bắc của tác giả. Từ đó ông đã phản ánh chân thực và đầy xúc động cuộc sống bị áp bức và quá trình vùng lên đấu tranh của nhân dân nơi đây thông qua số phận của những con người tiêu biểu như Mị, A Phủ.

Trang 2

(3)

b) Vẻ đẹp khung cảnh Tây Bắc

Khung cảnh mùa xuân tươi đẹp: được khắc họa thơ mộng, đầy màu sắc, gợi tả, gợi cảm; đặc biệt là cảnh mùa xuân về trên núi cao. Mùa xuân ấy gió vẫn lạnh, “gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng”. Nhưng không khí chuẩn bị Tết vẫn nhộn nhịp vì “ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào ” Phụ nữ trong bản đã chuẩn bị “...những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ” cho ngày Tết và “đám trẻ con đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà”.

Ngày Tết, trai gái "tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy", còn trong nhà thì "chiêng đánh ầm ĩ", mọi người quây quần trong bữa cơm Tết cúng ma và dùng rượu được đun nóng trên bếp.

Điểm nhấn của khung cảnh - tiếng sáo gọi bạn: được miêu tả với nhiều cung bậc, nhiều sắc thái thẩm mĩ với những từ láy: “lấp ló, thiết tha, bổi hổi, văng vẳng, lửng lơ, rập rờn”. Dẫu bị trói nhưng Mị vẫn còn đang sống trong tâm trạng thiết tha bồi hồi, vẫn còn thấy “hơi rượu còn nồng nàn ”, vẫn còn nghe tiếng sáo, vẫn hướng theo “những cuộc chơi, những đám chơi ”, rồi khi “vùng bước đi. Nhưng chân tay đau không cựa được ” và “Mị không nghe tiếng sáo nữa”; chính lúc ấy Mị trở về với thực tại đắng cay. Có thể nói, tiếng sáo gọi bạn trong đã khơi gợi lại quá khứ tươi đẹp, đồng thời đánh thức niềm khao khát sống, khao khát yêu đương trong tâm hồn tưởng đã nguội lạnh của Mị. Đây cũng là chi tiết đặc tả nét đẹp văn hóa tinh thần của người dân Tây Bắc.

Tác động đến nhân vật: Tô Hoài đã miêu tả hình ảnh một mùa xuân đơn giản nhưng nhiều ý nghĩa - nó được khắc họa đối lập gay gắt với quãng đời trước đây của Mị. Khung cảnh thiên nhiên này đã có những tác động quan trọng đến sự thức tỉnh của nhân vật.

c) Đánh giá

 Hình thành nên một không gian nghệ thuật rất riêng, làm nền cho việc nổi bật vẻ đẹp của con người.

 Góp phần làm nên màu sắc địa phương cũng như giá trị nghệ thuật đặc sắc cho tác phẩm.

d) Liên hệ so sánh

Giống:

 Được tái hiện với hai nét tương phản, đối lập.

 Vẻ đẹp của khung cảnh góp phần tô đậm chất thơ cho tác phẩm.

 Ít nhiều tác động đến tâm trạng, hành động của nhân vật.

Khác:

VỌ CHỒNG A PHỦ

 Được tái hiện trong sự tương phản, đối lập: nét văn hóa tươi đẹp và những hủ tục nặng nề.

 Góp phần làm rõ màu sắc địa phương của tác phẩm.

 Được miêu tả gắn với những bước ngoặt số phận của nhân vật.

HAI ĐỨA TRẺ

 Được tái hiện với hai nét tương phản: thơ mộng trữ tình và tiêu điều xơ xác.

 Nét tiêu cực của khung cảnh được khắc họa trong sự đối lập với chuyến tàu đêm để khơi gợi khát Trang 3

(4)

khao cho nhân vật.

 Được miêu tả tuyến tính gắn với sự biến chuyển tâm lí của nhân vât.

Trang 4

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 2: Các mốc thời gian tác giả nêu trong văn bản gắn với sự suy giảm nhanh chóng số lượng cá thể của những loài động vật hoang dã đang trên đà tuyệt chủng.. Câu

Câu 2: Theo văn bản, muốn thành công trong cuộc sống thì chúng ta cần phải: chú ý đến mục đích cần hoàn thành trong cuộc sống (bắt đầu từ tương lai, khởi hành từ

• Dựa vào cốt truyện dân gian, tác giả đã sáng tạo nên một nhân vật với hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, thể hiện được sự phát

Từ đó, liên hệ với bài thơ Tràng Giang của Huy Cận để làm rõ nét đặc sắc của hai tác giả trong cách cảm nhận về vẻ đẹp của non sông,

Câu 3: Xác định tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn văn bản trên.. Câu 4: Anh (chị) rút ra thông điệp gì tự đoạn văn

Tôi chỉ muốn nhắn nhủ những bạn trẻ đang bơ vơ trên con đường cuộc sống rằng, nếu bạn đang phải trải qua những ngày khốn khó, phải đương đầu với nghịch cảnh

* Tính chất trữ tình chính trị được thể hiện trong đoạn thơ: thể hiện qua niềm tự hào về sức mạnh của toàn dân gắn với sự trưởng thành nhanh chóng của

• Với những lí lẽ cụ thể, xác đáng, văn bản thể hiện quan điểm đúng đắn của tác giả về sức mạnh của lời hứa trong việc xây dựng giá trị và niềm tin của mỗi con