• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử văn THPT quốc gia 2019 số 11 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử văn THPT quốc gia 2019 số 11 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM HỒ CHÍ MINH

ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019

CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 11 Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:...

Số báo danh:...

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Muốn trở thành người giá trị, đầu tiên hãy làm cho mọi lời nói của bạn trở nên giá trị. Nếu bạn hứa sẽ dạy đứa em học thêm toán, hãy làm điều đó. Nếu bạn hứa với ba mẹ sẽ đi chơi về đúng giờ, hãy về đúng giờ.

Nếu bạn hứa sẽ gặp ai đó, đừng quên mất họ. Khi bạn tự hứa sẽ không nói dối, không hút thuốc nữa... hãy cố gắng bằng mọi cách để thực hiện nó. Bạn sẽ không thể sống thoải mái khi tâm khảm tự đánh giá mình là một người thất hứa, một người không giữ lời, một người yếu đuối và vô trách nhiệm.

Không nhất thiết phải có từ “tôi hứa” thì mới là lời hứa. Một câu nói, một câu khẳng định, lời đề nghị trong câu chuyện thông thường đều có thể xem như lời hứa. Việc thất hứa ảnh hưởng tới cách người khác nhìn nhận và đánh giá về bạn. Hãy thử hứa gì đó và quên nó đi một vài lần, lời nói của bạn sẽ chẳng còn tý giá trị nào với ai cả. Nhưng, nếu như bạn có thể giữ đúng lời hứa, lời nói của mình, tôi dám chắc mọi lời nói của bạn về sau đều có trọng lượng và đáng giá. Giữ được lời hứa với mọi người, bạn sẽ có lòng tin và đạt được nhiều thứ khác nữa. [...]

Giữ lời hứa, chính là tạo dựng danh dự cho bản thân, thể hiện bạn là người tự trọng và có tinh thần trách nhiệm. Nuốt lời hay thất hứa, cũng giống như kẻ nói dối, kẻ ba hoa hay thùng rỗng kêu to vậy. Chẳng ai đánh giá cao những người đó. Vậy nên, để khiến bản thân giá trị, hãy làm cho lời nói của bạn có giá trị như chính con người bạn.

(Sống như ngày mai sẽ chết, Phi Tuyết, Nxb Thế giới, tr.86-88, 2017) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Văn bản đã chỉ ra việc thất hứa có tác hại như thế nào?

Câu 3: Xác định nội dung của văn bản.

Câu 4: Anh (chị) có đồng ý với ý kiến: “Giữ lời hứa, chính là tạo dựng danh dự cho bản thân, thể hiện bạn là người tự trọng và có tinh thần trách nhiệm” không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):

Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm):

Phân tích đoạn thơ sau:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Trang 1

(2)

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiểu thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ.

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu, anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”

(Tây Tiến, Quang Dũng) Liên hệ với đoạn trích sau để so sánh về cách xây dựng hình tượng người lính:

“Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ.

Hoa mai đánh bằng rơm con cúi cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống dục đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào liều mình như chăng có.”

(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu) --- HẾT ---

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận.

Câu 2: (0,5 điểm)

Việc thất hứa có tác hại như sau:

• Khiến chúng ta không thể sống thoải mái với lương tâm của mình.

• Lời nói của chúng ta sẽ chẳng còn chút giá trị nào với ai cả, mất lòng tin và nhiều thứ khác nữa trong mối quan hệ với mọi người.

• Thể hiện bản thân là người thiếu tự trọng và không có tinh thần trách nhiệm.

Câu 3: (1,0 điểm) Nội dung của văn bản:

• Với những lí lẽ cụ thể, xác đáng, văn bản thể hiện quan điểm đúng đắn của tác giả về sức mạnh của lời hứa trong việc xây dựng giá trị và niềm tin của mỗi con người.

• Qua đó, tác giả cũng khẳng định mỗi cá nhân cần coi trọng việc giữ lời hứa với mọi người, rèn luyện thói quen dám chịu trách nhiệm với những hành động của mình.

Câu 4: (1,0 điểm)

Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn, vì những nguyên nhân sau:

• Khi nói được làm được, lời nói của ta sẽ có trọng lượng và đáng giá, sẽ nhận được sự tin tưởng của những người xung quanh.

• Thực hiện lời hứa là cách chúng ta tôn trọng chính mình và tôn trọng người khác.

• Đây cũng là việc giúp chúng ta cam kết, đảm bảo danh dự và uy tín của cá nhân.

Trang 2

(3)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1: (2,0 điểm)

Có thể nêu một số nội dung sau:

• Niềm tin giúp ta xác định giá trị, năng lực của bản thân.

• Niềm tin là động lực giúp ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống, có thêm sức mạnh để bảo vệ, đấu tranh cho công lý, lẽ phải.

• Niềm tin giúp ta sống lạc quan, yêu thương và bao dung hon.

(Lưu ý: Học sinh viết thành đoạn văn) Câu 2: (5,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ trong bài Tây Tiến. Liên hệ với đoạn trích trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để so sánh về cách xây dựng hình tượng người lính.

a. Vài nét về tác giả, tác phẩm

Quang Dũng (1921 - 1988) là một người tài hoa. Thơ ông vừa hồn nhiên, vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn. Rời xa đơn vị cũ cuối năm 1948, ở Phù Lưu Chanh (Hà Đông cũ), Quang Dũng nhớ lại những kỉ niệm về đoàn quân Tây Tiến nên viết lên bài thơ này. Bài thơ lúc đầu có tên là Nhớ Tây Tiến, in trong tập Mây đầu ô (1986).

b. Phân tích đoạn thơ

• Chân dung: Các chi tiết tả thực: “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá” đã khắc họa được diện mạo rất độc đáo, đồng thời phản ánh lại hiện thực một cách khá thi vị những cảnh gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật nơi chiến trường miền Tây. Đối lập với vẻ ngoài ốm yếu, xanh xao đó là sức mạnh tinh thần ghê gớm - “dữ oai hùm” - đầy mạnh mẽ, dũng mãnh.

• Tâm hồn hào hoa, lãng mạn, kiêu hùng: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới” đã tô đậm khí thế, quyết tâm, mơ về Hà Nội với những giấc mơ hào hoa và lãng mạn như một động lực tiếp thêm sức mạnh cho họ trên đường hành quân gian lao, giúp họ có thể trụ vững trong hiện tại khốc liệt.

• Lí tưởng cao đẹp: Cách nói giảm nhẹ: “anh về đất” khiến ta có cảm giác sự hi sinh thầm lặng mà cao cả, cái chết nhẹ nhàng, thanh thản mà gây xúc động lớn lao trong lòng người, làm lay động cả thiên nhiên:

“sống Mã gầm lên khúc độc hành”.

c. Đánh giá

• Người chiến sĩ Tây Tiến hào hoa, anh dũng, kiêu hùng một thời đã gây nên một ấn tượng sâu sắc cũng như một mối xúc động lớn lao trong tác giả và người đọc. Dẫu hình tượng ấy có những hi sinh, mất mát nhưng vượt lên tất cả vẫn là một khí phách hiên ngang, một khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp đáng trân trọng.

• Đoạn thơ tập trung vào khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến với cảm xúc bi tráng, bút pháp lãng mạn nhưng không thoát li hiện thực.

d. Liên hệ so sánh

* Giống:

• Khắc họa ấn tượng, đầy xúc động hình ảnh người chiến sĩ dù còn nhiều gian khó, thiếu thốn nhưng vẫn nêu cao ý chí chiến đấu, lí tưởng quên mình vì nước.

• Giọng điệu mang đậm âm hưởng anh hùng ca, sắc thái bi tráng với hình tượng trung tâm được lí tưởng hóa.

Trang 3

(4)

* Khác:

TÂY TIẾN

• Người lính buổi đầu kháng chiến chống Pháp có xuất thân từ học sinh sinh viên, được khắc họa với 3 nét tiêu biểu, mang vẻ đẹp hào hoa lãng mạn rất riêng.

• Hình ảnh vừa chân thực vừa mang tính ước lệ; biện pháp nói giảm nói tránh làm vợi bớt những đau thương mất mát; giọng thơ linh hoạt phù hợp với từng nội dung thể hiện; thể thơ thất ngôn và hệ thống từ Hán Việt được sử dụng làm tăng thêm tính trang trọng cho hình tượng trung tâm.

VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC

• Người nghĩa sĩ nông dân trong buổi đầu Pháp xâm lược, chủ yếu tô đậm tinh thần chiến đấu mạnh mẽ trong khung cảnh đêm công đồn hùng tráng.

• Hình ảnh chân thực, sống động; giọng điệu gấp gáp, nhanh chóng phù hợp với khí thế chiến trận; biện pháp liệt kê và thủ pháp tương phản đối lập phát huy tối đa giá trị trong việc khắc họa hình tượng trung tâm.

Trang 4

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 2: Theo văn bản, muốn thành công trong cuộc sống thì chúng ta cần phải: chú ý đến mục đích cần hoàn thành trong cuộc sống (bắt đầu từ tương lai, khởi hành từ

 Điểm nhấn của khung cảnh - tiếng sáo gọi bạn: được miêu tả với nhiều cung bậc, nhiều sắc thái thẩm mĩ với những từ láy: “lấp ló, thiết tha, bổi hổi, văng

Câu 3: Vì sao tác giả bài viết cho rằng “khi ta gặp một chốt chặn nào đó trong cuộc đời, tất cả mọi người đều cho rằng không thể làm được, không vượt

• Dựa vào cốt truyện dân gian, tác giả đã sáng tạo nên một nhân vật với hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, thể hiện được sự phát

• Hình tượng sóng gắn liền với niềm tin và những âu lo trong tình yêu : Sau những say đắm, đam mê, trải lòng theo nỗi nhớ, Xuân Quỳnh nhận ra một điều: tình

Từ đó, liên hệ với bài thơ Tràng Giang của Huy Cận để làm rõ nét đặc sắc của hai tác giả trong cách cảm nhận về vẻ đẹp của non sông,

Câu 3: Xác định tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn văn bản trên.. Câu 4: Anh (chị) rút ra thông điệp gì tự đoạn văn

Nguyên nhân đã khiến “tất cả mọi người đều kính trọng ông lão” trong khi trước đó “mọi người đều e dè và chẳng muốn dính líu”: Sau khi mắc lỗi lầm thời trẻ, ông