• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử văn THPT quốc gia 2019 số 5 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử văn THPT quốc gia 2019 số 5 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM HỒ CHÍ MINH

ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019

CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 05 Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:...

Số báo danh:...

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói “Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên… Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân… Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá”. Và rồi hạt mầm mọc lên.

Hạt mầm thứ 2 bảo: “Tôi sợ lắm. Nấy bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đén và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã”. Và rồi hạt mầm nằm im chờ đợi. Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ lấy ngay lập tức.

(Câu chuyện của hai hạt mầm, Thảo Nguyên) Câu 1: Chỉ ra hai biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2: Vì sao hạt mầm thứ hai lại “nằm im và chờ đợi”?

Câu 3: Hình ảnh “chú gà” ở cuối truyện có ý nghĩa gì?

Câu 4: Anh (chị) có đồng ý với quan điểm “nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã” của hạt mầm thứ hai hay không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):

Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoản 200 từ nêu suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến”Lòng dung cảm – chìa khóa của sự thành công trong cuộc sống”

Câu 2 (5,0 điểm):

Phân tích vẻ đẹp trữ tình thơ mộng của sông Đà trong đoạn trích tùy bút Người lai đò sông Đà của Nguyễn Tuân. Từ đó, liên hệ với bài thơ Tràng Giang của Huy Cận để làm rõ nét đặc sắc của hai tác giả trong cách cảm nhận về vẻ đẹp của non sông, đất nước.

--- HẾT ---

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

Trang 1

(2)

Hai biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên: Nhân hóa (hạt mầm thứ nhất nói, hạt mầm thứ hai bảo), điệp ngữ (tôi muốn).

Câu 2:

Hạt mầm thứ hai “nằm im và chờ đợi” vì hạt mầm này lo sợ:

 Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới sẽ gặp phải điều bất trắc ở nơi tối tăm.

 Khi chồi non mọc ra, đám côn trùng sữ kéo đến và nuốt ngay

 Nếu những bông hoa của hạt mầm có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch.

Câu 3:

 Hình ảnh “chú gà” ở cuối truyện có ý nghĩa tượng trưng cho quy luật đào thải của cuộc sống.

 Từ đó, câu chuyện nêu lên bài học: Nếu ta bằng lòng với cuộc sống đớn hèn, sợ hãi, sớm muộn ta cũng sẽ bị đào thải.

Câu 4:

Quan điểm trên hoàn toàn không chính xác, vì những nguyên nhân sau:

 Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, sẽ có những khó khăn, thử thách.

 Con người sẽ trưởng thành khi đối diện và vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

 Sự hèn nhát không giúp con người trưởng thành mà là kẻ thù hủy hoại cuộc sống chính bạn.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1:

Có thể nêu một số nội dung sau:

 Lòng dung cảm là cội rễ của mọi nguồn sức mạnh, giúp biến ước mơ thành hiện thực.

 Dung cảm hướng con người đến cách sống tốt, giàu yêu thương, có trách nhiệm với cộng đồng.

 Dũng cảm giúp con người vượt lên nghịch cảnh, khó khăn để chứng tỏ bản lĩnh cá nhân.

(Lưu ý: Học sinh viết thành đoạn văn) Câu 2:

Phân tích vẻ đẹp trữ tình thơ mộng của sông Đà trong đoạn trích tùy bút Người lái đò sông Đà.

Từ đó, liên hệ với bài thơ Tràng Giang để làm rõ nét đặc sắc của hai tác giả trong cách cảm nhận về vẻ đẹp của non sông, đất nước.

a. Vài nét về tác giả, tác phẩm

Nguyễn Tuân (1910 – 1987) là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suất đời đi tìm cái đẹp. Ông cũng là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo, đặc biệt thành công ở thể loại tùy bút. Tác phẩm này được in trong tập tùy bút Sông Đà, xuất bản đầu năm 1960, tất cả gồm 15 bài tùy bút. Đây à kết quả của nhiều dịp ông đến với Tây Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là kết quả của chuyến đi thực tế năm 1958.

b. Bàn luận về vấn đề

 Khi nhà văn bay tạt ngang qua sông Đà, từ trên cao nhìn xuống, con sông hiện lên như một mĩ nhân hiền dịu đầy xuân sắc với bao sắc màu biến đổi kỳ diệu: “mùa xuân dòng xanh ngọc bích”, “mùa thu nước sông Đà lừ lừ chin đỏ”. Con sông tươi đẹp, sinh động biết bao chứ không phải là con sông đen như “thực dân Pháp đã …gọi bằng một cái tên Tây láo lếu”.

Trang 2

(3)

 Lần sau, khi đi xuyên rừng đến, Nguyễn Tuân ấn tượng với cái màu loang loáng của mặt nước và ông bất chợt phát hiện trong cái lấp lánh ấy “sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Dường thi”. Bờ bãi sông Đà rập rờn bay ao chuồn chuồn bươm bướm. Nhà văn vui sướng đắm say khi hội ngộ cùng con sông; nỗi niềm ấu được ông ví von như niềm vui khi thấy “cái nắng giòn tan sau kì mưa dầm”, “như nối lại chiêm bao đứt quãng” thân thương, gần gũi trong cảm giác “đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân”

 Một lần nữa khi thuyền trôi ven bờ, tác giả đã phát hiện được thêm bao nhiêu vẻ đẹp gợi cảm của con sông: sự tĩnh lặng nhẹ nhàng với bao vẻ đẹp sinh động: đó là “nương ngô nhú lên mấy lá ngôn non đầu mùa”, là “cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp”, là “một đàn hươu cái đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm”. Cảnh thiên nhiên cứ mở rộng dần bằng vẻ đẹp vừa hiện thực vừa biến ảo của nó với cái nhìn đắm mình trong mơ mộng của nhà văn.

c. Đánh giá:

Nhà văn đã tô đậm vẻ đẹp của con sông với những so sánh, ví von, liên tưởng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị; từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao; câu văn đa dạng, giàu hình ảnh và sức gợi cảm cao; câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả gân guốc, khi thì chậm rãi trữ tình.

d. Liên hệ so sánh

Giống:

 Khắc họa ấn tượng vẻ đẹp của những dòng sông thân thuộc của quê hương.

 Bộc lộ tình cảm yêu mến, tha thiết đối với thiên nhiên, với đất nước.

 Vẻ đẹp của dòng sông được miêu tả bằng những hình ảnh phong phú, đa dạng cùng sự phát huy tối đa giá trị các biện pháp tu từ.

Khác:

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

 Tái hiện vẻ đẹp con sông Đà với haia nét đặc trưng: thơ mộng trữ tình và hung bạo dữ dằn.

 Lượng thông tin cung cấp về dòng sông khá chi tiết, cụ thể do đặc trưng của thể loại tùy bút.

 Thể hiện sự say đắm, choáng ngợp, bị thu hút hoàn toàn bởi vẻ hấp dẫn kì thú của thiên nhiên.

 Con sông Đà được tái hiện bằng những dòng văn có ngôn từ độc đáo, phối hợp kiến thức đa ngành của một cây bút tài hoa, uyên bác.

TRÀNG GIANG

 Gợi ra hình ảnh con sông Hồng với những đặc điểm sau: mênh mang hơn với những con song dối đầu lên nahu và rong ruổi theo nhau tận chân trời; gợi cảm giác về sự chia lìa, trơ trọi, lạc lõng, ãi bờ quạnh hiu, vắng vẻ, dù sự vật rất đa dạng và phong phú nhưng không khí đìu hiu, cô liêu, xa vắng, hoang vu bao trùm.

 Nổi bật trong bài thơ là nỗi buồn nhiều cung bậc, cộng hưởng nhiều nguyên nhân của cais tôi trữ tình cô đơn, nhiều suy tư.

Trang 3

(4)

 Vẻ đẹp của dòng sông được thể hiện bằng nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm; góp phần tạo nên vẻ đẹp cổ điện và hiện đại của bài thơ.

Trang 4

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 2: Tác giả cho rằng ngày nay con người không trở nên vô cảm, mà chỉ dễ hoài nghi hơn vì ai cũng có lòng trắc ẩn nhưng đôi khi lòng trắc ẩn lại cho ta

Câu 2: Phân tích vẻ đẹp biểu trưng của rừng xà nu trong tác phẩm cùng tên. Liên hệ với chuyến tàu đêm trong truyện ngắn Hai đứa trẻ để thấy nét đặc sắc của

Câu 2: Theo văn bản, muốn thành công trong cuộc sống thì chúng ta cần phải: chú ý đến mục đích cần hoàn thành trong cuộc sống (bắt đầu từ tương lai, khởi hành từ

 Điểm nhấn của khung cảnh - tiếng sáo gọi bạn: được miêu tả với nhiều cung bậc, nhiều sắc thái thẩm mĩ với những từ láy: “lấp ló, thiết tha, bổi hổi, văng

Câu 3: Vì sao tác giả bài viết cho rằng “khi ta gặp một chốt chặn nào đó trong cuộc đời, tất cả mọi người đều cho rằng không thể làm được, không vượt

• Dựa vào cốt truyện dân gian, tác giả đã sáng tạo nên một nhân vật với hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, thể hiện được sự phát

• Hình tượng sóng gắn liền với niềm tin và những âu lo trong tình yêu : Sau những say đắm, đam mê, trải lòng theo nỗi nhớ, Xuân Quỳnh nhận ra một điều: tình

Câu 3: Xác định tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn văn bản trên.. Câu 4: Anh (chị) rút ra thông điệp gì tự đoạn văn