• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi văn THPT quốc gia 2019 số 28 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi văn THPT quốc gia 2019 số 28 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM HỒ CHÍ MINH

ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019

CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 28 Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:...

Số báo danh:...

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Có một số bạn trẻ tự cho rằng mình có bằng đại học khá giỏi thì xã hội bắt buộc phải đối đãi tốt hơn những người khác, trả lương cao hơn, không được sai vặt, không được cho làm việc không đúng chuyên ngành. Nếu không đáp ứng được, họ sẵn sàng bỏ việc. Nhưng cuộc đời là một sân chơi khác! Bạn có thể có số điểm xuất sắc ở từng môn học nhưng bạn lại không hoàn thành công việc được giao, bạn đối xử thiếu chuẩn mực với đồng nghiệp, bạn không đem lại thành tích gì cho công ty trong khoảng thời gian dài mặc dù bạn có kỹ năng ngoại ngữ khá tốt, đầy đủ các kỹ năng mềm. Bạn nhất nhất đòi một mức lương cao nhưng lại không tự hoàn thiện mình, không nâng cao chuyên môn, không học hỏi đồng nghiệp? Bạn đứng thứ mấy trong lớp không quan trọng, nhưng phải thể hiện được đẳng cấp khi bước chân ra xã hội”, Bill Gates từng nói vậy.

Thương hiệu cá nhân bắt đầu từ việc bạn phải hoàn thành công việc chuyên môn thật tốt, phải trở thành một nhân viên “cứng” để người quản lý an tâm giao việc cho bạn. Trở thành một nhân viên trụ cột, khó ai có thể thay thế, một người uy tín và chuyên nghiệp. Đó là một nhân viên có giá trị.

Bạn nên đón nhận tất cả những cơ hội đến với mình, dù nó không lương, nhưng bắt buộc công việc đó phải đem lại lợi ích cho mục tiêu cao hơn mà bạn đang hướng đến. Khẳng định vị trí cá nhân, tạo dựng uy tín trong công việc được chúng minh bằng thành quả công việc. Đừng để người quản lý phải hồi hộp mỗi khi công việc về tay bạn. Đón nhận thành quả nhưng cũng dám chịu trách nhiệm khi có sự cố để đưa ra những giải pháp tốt hơn. Một nhân viên có giá trị là một nhân viên biết đặt lợi ích công ty trên lợi ích cá nhân. Và một khi đã là một nhân viên có giá trị, thì ở bất cứ môi trường nào bạn cũng có thể tồn tại được. Lúc này mức lương không còn là vấn đề bạn quan tâm.

(Trước khi nghĩ đến lương, hãy là một nhân viên giá trị, dẫn theo tuoitre.vn, ngày 22.4.2017) Câu 1: Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản.

Câu 2: Theo tác giả, thế nào là một nhân viên “có giá trị”?

Câu 3: Anh (chị) hiểu như thế nào về nhận định: “Bạn đứng thứ mấy trong lớp không quan trọng, nhưng phải thể hiện được đẳng cấp khi bước chân ra xã hội”?

Câu 4: Anh (chị) có đồng ý với quan điểm “đón nhận tất cả những cơ hội đến với mình, dù nó không lương, nhưng bắt buộc công việc đó phải đem lại lợi ích cho mục tiêu cao hơn mà bạn đang hướng đến”

hay không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):

Trang 1

(2)

Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về những việc cần chuẩn bị để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong tương lai.

Câu 2 (5,0 điểm):

Phân tích đoạn thơ sau:

“Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng Những ai đã khuất

Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại Dặn dò con cháu chuyện mai sau Hằng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.”

(Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm)

Từ đó liên hệ với đoạn trích sau để thấy nét đặc sắc của mỗi tác giả trong cách cảm nhận về đất nước:

“Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nên độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên môi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau.

Song hào kiệt thời nào cũng có.”

(Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi) --- HẾT ---

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

Hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản: Bình luận, bác bỏ.

Câu 2: (0,5 điểm)

Trang 2

(3)

Một nhân viên “có giá trị” là:

• Hoàn thành công việc chuyên môn thật tốt, trở thành một nhân viên bản lĩnh để người quản lý an tâm giao việc.

• Là một nhân viên trụ cột, khó ai có thể thay thế, một người uy tín và chuyên nghiệp.

Câu 3: (1,0 điểm) Ý nghĩa của nhận định:

• Môi trường đại học và môi trường làm việc không hề giống nhau vì môi trường làm việc đòi hỏi nhiều hơn rất nhiều kiến thức trong sách vở.

• Do đó, để trở thành một con người có giá trị khi ra xã hội, bạn cần trui rèn thêm nhiều kĩ năng: hoàn thành tốt công việc được giao, cư xử đúng mực với đồng nghiệp, cải thiện khả năng ngoại ngữ, khả năng giao tiếp,

Câu 4: (1,0 điểm)

Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn, vì những nguyên nhân sau:

• Khi nắm bắt được những cơ hội, bạn sẽ nhận được nhiều điều mà có thể tiền không mua được: đó là kinh nghiệm.

• Cơ hội đi kèm với những mối quan hệ, đây chính là môi trường cho bản thân phát triển khi được học hỏi từ mọi người xung quanh.

• Khi tìm được cơ hội thích hợp với mục tiêu của bản thân, hoặc chủ động tạo ra cơ hội cho mình, cá nhân có điều kiện để phát huy tối đa năng lực của mình để đến với thành công dễ dàng hơn.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1: (2,0 điểm)

Có thể nêu một số nội dung sau:

• Hoàn thành tốt công việc học tập.

• Rèn luyện kĩ năng mềm: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn,...

• Hoàn thiện bản thân qua những lớp học: ngôn ngữ, tin học,.

(Lưu ý: Học sinh viết thành đoạn văn) Câu 2: (5,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ trong bài Đất Nước. Từ đó liên hệ với đoạn trích Bình Ngô đại cáo để thấy nét đặc sắc của mỗi tác giả trong cách cảm nhận về đất nước.

a. Vài nét về tác giả, tác phẩm

Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại Thừa Thiên - Huế. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971 nhằm thức tỉnh tuổi trẻ các đô thị vùng tạm chiếm miền Nam xuống đường tranh đấu. Đoạn thơ này được trích từ phần đầu chương V của trường ca.

b. Phân tích đoạn thơ

• Đất Nước được mở rộng khi đất gắn với không gian “hòn núi bạc” và nước gắn với không gian “biến khơi”. Đất Nước là tất cả những gì thiêng liêng, vĩ đại với cội nguồn dân tộc nơi “Chim về, Rồng ở”; lớn lao vì thế hệ này nối thế hệ kia, người đã khuất nâng bước người bây giờ tiếp nối sinh sôi nảy nở muôn đời trên

Trang 3

(4)

mảnh đất này.

• Đất Nước không chỉ được cảm nhận ở không gian địa lí, không gian sinh tồn của bao thế hệ dân tộc Việt Nam mà còn được cảm nhận ở phương diện chiều dài, chiều sâu của lịch sử - văn hóa, hình thành nên từ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc: đoàn kết, yêu thương, “uống nước nhớ nguồn” khi không quên

“ngày giỗ Tổ”.

• Hóa thân vào ca dao, dân ca, cổ tích, phong tục, đời sống thường ngày khiến Đất Nước trở nên cụ thể, quen thuộc nhưng không kém phần thiêng liêng, trang trọng. Điều này đã khơi dậy trong tiềm thức sâu xa của người đọc những kỉ niệm, những ấn tượng về một quê hương Việt Nam, con người Việt Nam thân thuộc, gần gũi.

c. Đánh giá

• Đoạn thơ đã nêu lên cách cảm nhận độc đáo, mới lạ, sâu sắc về quá trình hình thành, phát triển của Đất Nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, đất nước.

• Đoạn trích sử dụng chất liệu văn hóa dân gian; ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi; sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện giữa chất chính luận và chất trữ tình, giữa suy tưởng và cảm xúc.

d. Liên hệ so sánh

* Giống:

• Hai tác giả đã tái hiện hình ảnh đất nước quê hương gắn với chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước vĩ đại.

• Mỗi đoạn trích cũng đã góp phần hình thành nên một định nghĩa, một cách cảm nhận mới về Đất Nước.

• Từ đó, tác giả đã khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc.

* Khác:

ĐẤT NƯỚC

• Tác giả đã mở ra không gian rộng lớn của Đất Nước bằng hình ảnh đẹp đẽ rực rỡ, gợi lên hình ảnh về quê hương thống nhất liền một mối, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; đoàn kết, yêu thương, “uống nước nhớ nguồn” khi không quên “ngày giỗ tổ”.

• Việc sử dụng chất liệu văn hóa, văn học dân gian đã tạo nên một không khí, giọng điệu, không gian nghệ thuật riêng của đoạn trích, vừa bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa bay bổng, mơ mộng. Đó chính là nét đặc sắc thẩm mĩ, thống nhất với tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại” của đoạn trích.

BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

• Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, với lịch sử riêng, chế độ riêng. Đặc biệt tác giả đã dùng biện pháp So sánh khi đặt triều đại ta song hành với các triều đại phương Bắc, đây cũng là một cách để Nguyễn Trãi đặt Đại Việt ngang hàng với Trung Hoa. .

• Hình ảnh đất nước được tái hiện có sự kết hợp hài hòa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương, với các thủ pháp nghệ thuật so sánh, liệt kê và giọng văn biến hóa linh hoạt.

Trang 4

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

 Điểm nhấn của khung cảnh - tiếng sáo gọi bạn: được miêu tả với nhiều cung bậc, nhiều sắc thái thẩm mĩ với những từ láy: “lấp ló, thiết tha, bổi hổi, văng

Câu 3: Vì sao tác giả bài viết cho rằng “khi ta gặp một chốt chặn nào đó trong cuộc đời, tất cả mọi người đều cho rằng không thể làm được, không vượt

• Dựa vào cốt truyện dân gian, tác giả đã sáng tạo nên một nhân vật với hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, thể hiện được sự phát

• Hình tượng sóng gắn liền với niềm tin và những âu lo trong tình yêu : Sau những say đắm, đam mê, trải lòng theo nỗi nhớ, Xuân Quỳnh nhận ra một điều: tình

Từ đó, liên hệ với bài thơ Tràng Giang của Huy Cận để làm rõ nét đặc sắc của hai tác giả trong cách cảm nhận về vẻ đẹp của non sông,

Câu 3: Xác định tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn văn bản trên.. Câu 4: Anh (chị) rút ra thông điệp gì tự đoạn văn

Nguyên nhân đã khiến “tất cả mọi người đều kính trọng ông lão” trong khi trước đó “mọi người đều e dè và chẳng muốn dính líu”: Sau khi mắc lỗi lầm thời trẻ, ông

Tôi chỉ muốn nhắn nhủ những bạn trẻ đang bơ vơ trên con đường cuộc sống rằng, nếu bạn đang phải trải qua những ngày khốn khó, phải đương đầu với nghịch cảnh