• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử văn THPT quốc gia 2019 số 7 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử văn THPT quốc gia 2019 số 7 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM HỒ CHÍ MINH

ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019

CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 7 Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:...

Số báo danh:...

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tôi chỉ muốn nhắn nhủ những bạn trẻ đang bơ vơ trên con đường cuộc sống rằng, nếu bạn đang phải trải qua những ngày khốn khó, phải đương đầu với nghịch cảnh cuộc đời, thì đó thực sự là một món quà vô giá. Có thể lúc đang khổ sở với những vấn đề của mình, ta chỉ mãi vật vã đau buồn. Nhưng sau này nhìn lại, ta sẽ thấy rằng những khó khăn đã đương đầu giúp tạo nên câu chuyện của riêng ta.

Hãy lấy bộ truyện nổi tiếng thế giới Harry Potter làm ví dụ. […] Thế giới của phù thủy, đũa thần và chổi bay có thể không có thật. Nhưng nỗi buồn và sự tuyệt vọng là thật. Cảm giác đau đớn và cô độc là thật. Sợ hãi và mất mát là thật. Có ai trong chúng ta chưa từng một lần trong đời thức dậy mà không biết hôm nay mình phải làm gì, nhìn mọi thứ xung quanh chỉ toàn màu xám và thấy mình đang lạc lối? Có ai sống trên đời mà chưa biết đến khổ đau, chưa từng bị chối bỏ bởi người mình yêu thương, bởi gia đình hay xã hội? Những nỗi đau trong câu chuyện đã kết nối người đọc với tác giả, kết nối người đọc với nhau, và góp phần làm nên thành công của bộ truyện. Và những mất mát đau thương ấy chân thật, bởi vì được viết bởi một con người đã nếm trải bao điều khốn khó của cuộc đời. […]

Vậy nên, nếu bạn đang phải vật lộn với cuộc sống, đang phải đấu tranh với những khó khăn trong đời, thì hãy cảm ơn Thượng đế vì món quà của Người, hãy ôm ghì lấy cuộc đời bạn với tất cả những đớn đau khổ sở của nó, và sống với tất cả sức lực và nhiệt huyết của bạn.

(Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, Rosie Nguyễn) Câu 1: Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn bản.

Câu 2: Theo tác giả, vì sao tác phẩm Harry Potter lại có khả năng gây ấn tượng sâu sắc với độc giả?

Câu 3: Vì sao có thể khó khăn và nghịch cảnh trong đời là “một món quà vô giá”?

Câu 4: Qua đoạn văn bản, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):

Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ

của bản thân về những việc cần làm để vượt qua những khó khăn trong đời.

Câu 2 (5,0 điểm):

Phân tích diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật Mị (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) trong đêm tình mùa xuân. Từ đó liên hệ với diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật Liên khi đoàn tàu đi qua trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam để nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật của hai tác giả.

--- HẾT ---

Trang 1

(2)

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: Hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản: Bình luận, chứng minh.

Câu 2: Tác phẩm Harry Potter lại có khả năng gây ấn tượng sâu sắc với độc giả vì:

● Thể hiện khá đầy đủ những cảm xúc, những hoàn cảnh phổ quát, cơ bản mà mỗi người đều từng nếm trải.

● Được viết ra rất chân thật, sinh động bởi một người từng đi qua nhiều mất mát đau thương, bao điều khốn khó trong cuộc đời riêng.

Câu 3: Nguyên nhân:

● Khó khăn và nghịch cảnh sẽ giúp con người trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn sau những nỗ lực vượt qua nó.

● Ngay trong khó khăn và nghịch cảnh vẫn có tồn tại những cơ hội bất ngờ cho những ai có được tinh thần lạc quan, tự tin.

Câu 4: Thông điệp:

● Không nên khổ sở với những vấn đề của mình, vật vã đau buồn, than trách về những khó khăn gặp phải trong đời.

● Vấn đề gì cũng có hai mặt, quan trọng là sự tỉnh táo trong nhận thức và bình tĩnh trong xử lí.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1: Có thể nêu một số nội dung sau:

● Cố gắng đương đầu trực diện với khó khăn chứ không nên tránh né.

● Nhận thức đầy đủ về mức độ của khó khăn để cân nhắc năng lực, hoàn cảnh của bản thân.

● Nếu khó khăn vượt quá khả năng của bản thân nên kêu gọi sự hỗ trợ từ người khác.

● Dù trong hoàn cảnh nào vẫn nên lạc quan, xem khó khăn như một cơ hội để hoàn thiện bản thân.

(Lưu ý: Học sinh viết thành đoạn văn)

Câu 2: Phân tích diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật Mị. Từ đó liên hệ với nhân vật Liên khi đoàn tàu đi qua trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam để nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật của hai tác giả.

a. Vài nét về tác giả, tác phẩm

Tô Hoài là một nhà văn lớn của dân tộc. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước. Truyện ngắn này được sáng tác năm 1952 trích trong tập Truyện Tây Bắc. Đó là kết quả chuyến đi dài tám tháng cùng bộ đội tham gia chiến dịch giải phóng Tây Bắc của tác giả.

Từ đó, ông đã phản ánh chân thực và đầy xúc động cuộc sống bị áp bức và quá trình vùng lên đấu tranh của nhân dân nơi đây thông qua số phận của những con người tiêu biểu như Mị, A Phủ.

b. Bàn luận về vấn đề

 Yếu tố tác động: Mùa xuân về, thiên nhiên đất trời thay đổi, không khí đón Tết náo nức (đối lập với không gian sống và tâm trạng của Mị), đặc biệt là tiếng sáo gọi bạn vang lên khiến sức sống trong Mị trỗi dậy.

 Diễn biến tâm trạng, hành động

● Khi nghe tiếng sáo vọng lại, Mị bừng tỉnh, thoát khỏi trạng thái vô cảm bấy lâu nay.

● Sau đó, Mị “nhẩm thầm bài hát” của người đang thổi sáo và lấy rượu uống.

Trang 2

(3)

● Từ lúc ấy, “lòng Mị đang sống về ngày trước”, sức sống trong Mị bắt đầu hồi sinh

● Mị đã nhận thức ra vấn đề mình vẫn còn là con người, vẫn còn quyền sống của một con người, Mị ý thức được mình rất cần hạnh phúc.

● Khi lòng khao khát sống hạnh phúc trào dâng cũng là lúc Mị nhận ra được nỗi tủi nhục, bất hạnh của mình.

● Lòng yêu đời, yêu cuộc sống, khao khát hạnh phúc, tự do trỗi dậy mãnh liệt trong Mị. Do đó, Mị đã hành động nhanh chóng chuẩn bị đi chơi.

 Kết quả:Khi A Sử về, thấy Mị chuẩn bị đi chơi, hắn đã thẳng tay vùi dập Mị tàn tệ. Lúc đầu, Mị không hề

phản ứng. Nhưng rồi khi “vùng bước đi” mà “chân tay đau không cựa được”, chính lúc ấy, Mị trở về với thực tại đắng cay.

c. Đánh giá

● Tác giả đã trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; dẫn dắt tình tiết khéo léo, tự nhiên với ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, sáng tạo; câu văn giàu tính tạo hình và đậm chất thơ.

● Diễn biến tâm lí và hành động của Mị đã thể hiện một tâm hồn khao khát hạnh phúc, một sức sống tiềm tàng mãnh liệt; bên cạnh đó cũng thể hiện lòng nhân đạo của nhà văn.

d. Liên hệ so sánh

 Giống:

● Chú ý khai thác thế giới nội tâm phong phú, có chiều sâu của nhân vật.

● Diễn biến tâm trạng, hành động được khơi gợi từ những tác nhân cụ thể, giàu ý nghĩa.

● Góp phần tạo nên chất thơ cho truyện ngắn.

 Khác:

NHÂN VẬT MỊ

● Diễn biến tâm lí và hành động của Mị đã thể hiện một tâm hồn khao khát hạnh phúc, một sức sống tiềm tàng mãnh liệt.

● Miêu tả có sự đan xen giữa hành động và tâm lí với những bước chuyển bất ngờ.

NHÂN VẬT LIÊN

● Diễn biến tâm lí và hành động của Liên đã thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của một cô bé lớn trước tuổi, nhiều suy tư.

● Miêu tả tập trung vào tâm lí với những cảm xúc, cảm giác mong manh mơ hồ.

Trang 3

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 2: Theo văn bản, muốn thành công trong cuộc sống thì chúng ta cần phải: chú ý đến mục đích cần hoàn thành trong cuộc sống (bắt đầu từ tương lai, khởi hành từ

 Điểm nhấn của khung cảnh - tiếng sáo gọi bạn: được miêu tả với nhiều cung bậc, nhiều sắc thái thẩm mĩ với những từ láy: “lấp ló, thiết tha, bổi hổi, văng

Câu 3: Vì sao tác giả bài viết cho rằng “khi ta gặp một chốt chặn nào đó trong cuộc đời, tất cả mọi người đều cho rằng không thể làm được, không vượt

• Dựa vào cốt truyện dân gian, tác giả đã sáng tạo nên một nhân vật với hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, thể hiện được sự phát

• Hình tượng sóng gắn liền với niềm tin và những âu lo trong tình yêu : Sau những say đắm, đam mê, trải lòng theo nỗi nhớ, Xuân Quỳnh nhận ra một điều: tình

Từ đó, liên hệ với bài thơ Tràng Giang của Huy Cận để làm rõ nét đặc sắc của hai tác giả trong cách cảm nhận về vẻ đẹp của non sông,

Câu 3: Xác định tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn văn bản trên.. Câu 4: Anh (chị) rút ra thông điệp gì tự đoạn văn

Nguyên nhân đã khiến “tất cả mọi người đều kính trọng ông lão” trong khi trước đó “mọi người đều e dè và chẳng muốn dính líu”: Sau khi mắc lỗi lầm thời trẻ, ông