• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử văn THPT quốc gia 2019 số 3 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử văn THPT quốc gia 2019 số 3 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM HỒ CHÍ MINH

ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019

CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 3 Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:...

Số báo danh:...

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Ngày xưa, ở một vùng đất xa xôi nọ, có hai anh em trẻ tuổi đáng yêu. Họ cũng giống như bất kì chàng trai trẻ nào mà bạn có thể gặp hôm nay. Tuy nhiên, tính khí của hai anh em lại rất ngỗ nghịch. Và mọi việc bắt đầu trở nên nghiêm trọng khi hai người đi ăn trộm cừu của nông dân trong vùng - một hành vi bị coi là trọng tội. Một lần nọ, cả hai anh em bị bắt quả tang. Dân làng quyết định trừng phạt họ bằng cách thích lên trán họ chữ “ST” (tên trộm cừu) như một dấu ấn tội lỗi sẽ theo họ mãi mãi.

Một trong hai anh em họ vì quá xấu hổ nên đã bỏ đi biệt xứ. Kể từ đó, chẳng còn ai biết được tin tức gì về anh ta. Con người thứ hai, vô cùng ân hận đã ở lại làng và cố gắng hết sức để bù đắp lại những lỗi lầm của mình. Lúc đầu, mọi người đều e dè và chẳng muốn dính líu gì với anh ta. Tuy nhiên, anh vẫn quyết tâm hoán cải. Hễ trong làng có ai đau yếu anh đều tìm đến ân cần chăm sóc và lo lắng. Bất cứ ai có việc gì nặng nhọc, anh đều tới giúp đỡ hết mình, chẳng cần biết đó là ai, giàu hay nghèo. Cứ như thế, anh luôn sống vì người khác mà chẳng hề đòi ban thưởng hay trả công.

Nhiều năm trôi qua, một bữa nọ có một vị khách bộ hành đi ngang qua ngôi làng. Trong lúc ngồi ở quán nước bên đường, ông trông thấy một ông lão, trên trán có khắc một dấu ấn khác lạ ngồi gần đó. Bất kì ai trong làng đi ngang qua cũng đều dừng lại kính cần chào hỏi cụ, đám trẻ con chơi xong cũng chạy đến sà vào lòng cụ. Tất cả mọi người đều kính trọng ông lão. Thấy ngạc nhiên. Người khách lạ hỏi thăm vị chủ quán: “Hai kí tự trên trán ông cụ có nghĩa là gì thế?”. Người chủ quán đáp: “Tôi cũng không rõ nữa.

Chuyện xảy ra cách đây đã lâu lắm rồi”. Sau đó, ông ngừng lại suy nghĩ một lát rồi nói: nhưng theo tôi, chắc nó có nghĩa là “thánh nhân”. Ông đã dùng lối chơi chữ, “ST” vừa là hai ký tự đầu của từ “sheep thief” - tên trộm cừu, vừa là cách viết tắt của “saint” - thánh nhân.

(Hai anh em, trích từ Hạt giống tâm hồn) Câu 1: Xác định hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2: Tác giả bài viết đã xác định nguyên nhân nào khiến “tất cả mọi người đều kính trọng ông lão”

trong khi trước đó “mọi người đều e dè và chẳng muốn dính líu”.

Câu 3: Nêu nội dung của văn bản trên.

Câu 4: Nhận xét của anh (chị) về tình tiết một người ra đi biệt xứ vì quá xấu hổ và một người ở lại với quyết tâm hoán cải.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):

Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu suy nghĩ của anh (chị) về tác hại của thái độ sợ sai lầm, trốn tránh sai lầm trong cuộc sống.

Trang 1

(2)

Câu 2 (5,0 điểm):

Phân tích đoạn thơ sau:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên sóng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.”

(Tây Tiến, Quang Dũng)

Hãy liên hệ so sánh cách miêu tả khung cảnh của Quang Dũng trong đoạn thơ trên với bài thơ sau:

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không, Cô em xóm núi xay ngô tối,

Xay hết, lò than đã rực hồng.”

(Chiều tối, Hồ Chí Minh) --- HẾT ---

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

Hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên: tự sự, miêu tả.

Câu 2: (0,5 điểm)

Nguyên nhân đã khiến “tất cả mọi người đều kính trọng ông lão” trong khi trước đó “mọi người đều e dè và chẳng muốn dính líu”: Sau khi mắc lỗi lầm thời trẻ, ông đã nhận ra lỗi và quyết tâm hối cải, thực hiện nhiều việc làm ý nghĩa, tốt đẹp.

Câu 3: (1,0 điểm)

Nêu nội dung của văn bản:

• Tác giả thuật lại câu chuyện về hai anh em trót lầm lỗi và việc đối diện với sai lầm đó của hai người.

• Qua đó, người viết ngợi ca cách ứng xử với sai lầm của người thứ hai khi ông ở lại quyết tâm sửa chữa lỗi lầm của mình.

Trang 2

(3)

Câu 4: (1,0 điểm)

Nhận xét về tình tiết một người ra đi biệt xứ vì quá xấu hổ và một người ở lại với quyết tâm hoán cải:

• Qua tình tiết ấy, tác giả muốn khẳng định sự đối lập giữa hai hành động sẽ dẫn đến sự khác biệt ở kết quả đạt được.

• Từ đó, câu chuyện cũng đã chuyển tải thông điệp: con người khi dám nhận lỗi và sửa chữa thì sẽ trưởng thành hơn, ngược lại sự sợ hãi và hèn nhát chỉ khiến con người trở nên thấp kém.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1: (2,0 điểm)

Có thể nêu một số nội dung sau:

• Nếu sợ sai lầm tức là ta đã khước từ những bài học kinh nghiệm quý báu để làm giàu vốn sống cho bản thân.

• Sợ sai lầm cũng đồng nghĩa với việc tự ta đã đánh mất đi những cơ hội để hoàn thành công việc, để kiểm nghiệm khả năng của bản thân và làm ta trở nên mạnh mẽ hơn.

• Thái độ sợ hãi sẽ khiến con người chỉ dám co mình lại trong cái vỏ chật hẹp của tư tưởng, trở thành kẻ hèn nhát và tụt hậu.

(Lưu ý: Học sinh viết thành đoạn văn) Câu 2: (5,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ trong bài Tây Tiến. So sánh cách miêu tả khung cảnh của Quang Dũng trong đoạn thơ trên với bài thơ Chiều tối.

a. Vài nét về tác giả, tác phẩm

Quang Dũng (1921 - 1988) là một người tài hoa. Thơ ông vừa hồn nhiên, vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn. Rời xa đơn vị cũ cuối năm 1948, ở Phù Lưu Chanh (Hà Đông cũ), Quang Dũng nhớ lại những kỉ niệm về đoàn quân Tây Tiến nên viết lên bài thơ này. Bài thơ lúc đầu có tên là Nhớ Tây Tiến, in trong tập Mây đầu ô (1986).

b. Bàn luận về vấn đề

• Hùng vĩ, dữ dội với những con đường dốc nối tiếp nhau đầy hiểm trở. Con đường hành quân qua dốc núi vừa gập ghềnh, trắc trở; vừa cao vừa sâu hun hút, đỉnh dốc chơi vơi giữa trời trong vắng lặng, con đường như dài ra theo bao nhiêu khó khăn, vất vả. Chiều cao và chiều sâu của dốc núi dựng đứng, thác gầm, cọp dữ đã đặc tả được sự nguy hiểm đối với chiến sĩ trải ra suốt “chiều chiều, đêm đêm”. Những cuộc hành quân gian khổ, khắc nghiệt, triền miên đã khiến các chiến sĩ phải vắt kiệt sức lực và không ít người đã ngã xuống trên con đường hành quân.

• Mĩ lệ, trữ tình khi trong màn mưa phủ khắp đất trời, thấp thoáng hiện lên một vài mái nhà, như bồng bềnh trên một biển mưa giăng khắp núi rừng. Nét bút linh động, biến ảo, sử dụng ánh sáng và âm thanh tạo nên vẻ lung linh và nồng nàn tình cảm của một đêm liên hoan quân dân. Ở những câu thơ về một chiều Châu Mộc, vẻ đẹp thơ mộng, mơ màng trong chiều sương của ngàn lau, thác lũ lại được vẽ bằng những nét bút tinh tế, mềm mại. Những bông lau chập chờn, lay động trên những bến bờ như cũng có hồn, hay chính tâm hồn nhà thơ đã nhập cảm vào cảnh vật mà thấy được hồn của cảnh trong mỗi bông lau khẽ lay động, phơ phất. Cũng như vậy, những bông hoa dập dềnh trên dòng nước lũ cũng mang hồn cảnh vật quyến luyến, tình tứ. Nổi lên trên nền cảnh của bức tranh thiên nhiên thơ mộng là hình ảnh một dáng người vững chãi trên con thuyền độc mộc, giữa dòng nước lũ. Hình ảnh ấy tạo thêm một nét đẹp rắn rỏi, khỏe khoắn cho bức tranh thiên nhiên thơ Trang 3

(4)

mộng, mềm mại, đẹp mơ màng.

c. Đánh giá

• Với bút pháp kết hợp hài hòa giữa tả thực và lãng mạn, tác giả đã tái hiện lại chặng đường hành quân thú vị nhưng lắm gian truân vất vả. Qua đó đoạn thơ đã dựng nên bức tranh khá hoàn chỉnh và sinh động về thiên nhiên.

• Những đường nét tạo hình như khắc sâu vào lòng người đọc ấn tượng khó phai mờ và sự phối thanh nhịp nhàng khiến đoạn thơ nghe như âm vang một khúc nhạc lâng lâng nhung nhớ về một vùng đất xa xôi bỗng trở nên thân thương gần gũi.

d. Liên hệ so sánh

* Giống:

• Khắc họa khung cảnh rừng núi vừa trữ tình vừa nhiều thử thách, khó khăn.

• Góp phần làm bật lên vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của con người.

• Cảm nhận khung cảnh từ góc nhìn của người chiến sĩ cách mạng mang tâm hồn thi nhân.

• Ngôn từ giàu chất tạo hình, giàu nhạc tính; hình ảnh thơ đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực và thi vị.

* Khác:

TÂY TIẾN

• Khung cảnh rừng núi được khắc họa khá rõ nét gắn với chặng đường hành quân nhiều kỉ niệm.

• Hình tượng trung tâm là thiên nhiên với hai nét đặc trưng (hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ, trữ tình).

• Giọng thơ vừa nhẹ nhàng vừa gân guốc, mạnh mẽ, hình ảnh thơ phong phú, độc đáo.

CHIỀU TỐI

• Miêu tả khung cảnh rừng núi với những nét phác họa giản đơn, đan cài cùng bức tranh sinh hoạt trong thời gian chiều tối gắn với con đường chuyển lao.

• Hình tượng trung tâm là người lao động với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.

• Hình tượng thơ có sự vận động hướng về sự sống, ánh sáng, chắt lọc những ấn tượng, đa nghĩa.

Trang 4

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 2: Theo văn bản, muốn thành công trong cuộc sống thì chúng ta cần phải: chú ý đến mục đích cần hoàn thành trong cuộc sống (bắt đầu từ tương lai, khởi hành từ

 Điểm nhấn của khung cảnh - tiếng sáo gọi bạn: được miêu tả với nhiều cung bậc, nhiều sắc thái thẩm mĩ với những từ láy: “lấp ló, thiết tha, bổi hổi, văng

Câu 3: Vì sao tác giả bài viết cho rằng “khi ta gặp một chốt chặn nào đó trong cuộc đời, tất cả mọi người đều cho rằng không thể làm được, không vượt

• Dựa vào cốt truyện dân gian, tác giả đã sáng tạo nên một nhân vật với hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, thể hiện được sự phát

• Hình tượng sóng gắn liền với niềm tin và những âu lo trong tình yêu : Sau những say đắm, đam mê, trải lòng theo nỗi nhớ, Xuân Quỳnh nhận ra một điều: tình

Từ đó, liên hệ với bài thơ Tràng Giang của Huy Cận để làm rõ nét đặc sắc của hai tác giả trong cách cảm nhận về vẻ đẹp của non sông,

Câu 3: Xác định tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn văn bản trên.. Câu 4: Anh (chị) rút ra thông điệp gì tự đoạn văn

Tôi chỉ muốn nhắn nhủ những bạn trẻ đang bơ vơ trên con đường cuộc sống rằng, nếu bạn đang phải trải qua những ngày khốn khó, phải đương đầu với nghịch cảnh