• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi văn THPT quốc gia 2019 số 33 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi văn THPT quốc gia 2019 số 33 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM HỒ CHÍ MINH

ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019

CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 33 Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:...

Số báo danh:...

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Có người cho rằng con người đang trở nên vô cảm hơn. Nhưng tôi không muốn tin như vậy. Chúng ta chỉ dễ hoài nghi hơn. Như Mạnh Tử nói “Vô trắc ẩn chi tâm phi nhân dã ” - không có lòng trắc ẩn không phải là người vậy. Dù rằng lòng trắc ẩn không đem lại cho chúng ta niềm vui mà chỉ khiến ta cảm thấy đau nhói trong lòng, khiến ta thấy mình bất lực, thất bại, khiến ta thấy mình như kẻ thua cuộc trước cái ác và những điều đau khổ. Nhưng không ai không có lòng trắc ẩn. Nó là một gánh nặng mà trái tim ta phải mang khi ta là một con người.

Nhưng thực tế, nhiều khi ta không bày tỏ lòng trắc ân bằng hành động, thậm chí, bằng những giọt nước mắt. Cả bạn, cả tôi. Vì bận rộn, vì lơ đễnh, vì ích kỉ? Có lẽ. Nhưng tôi cho rằng chủ yếu vì lý do này: Chúng ta không tin rằng hành động của mình sẽ đem lại một kết quả rõ rệt. Rằng giọt nước mắt chẳng làm nên điều gì khác biệt. Rằng mọi việc ngoài tầm tay của ta.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng ngày nay con người không trở nên vô cảm, mà chỉ dễ hoài nghi hơn?

Câu 3: Vì sao đôi khi lòng trắc ẩn “không đem lại cho chúng ta niềm vui mà chỉ khiến ta cảm thấy đau nhói trong lòng, khiến ta thấy mình bất lực, thất bại ”?

Câu 4: Anh (chị) có đồng tình với nhận định “giọt nước mắt chẳng làm nên điều gì khác biệt ” không?

Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):

Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về ý nghĩa của lòng trắc ẩn trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm):

Phân tích vẻ đẹp nhân vật Việt trong đoạn trích truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Từ đó liên hệ với bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão để nhận xét về nét đặc sắc trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật của hai tác giả.

--- HẾT ---

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

Trang 1

(2)

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Chính luận.

Câu 2: Tác giả cho rằng ngày nay con người không trở nên vô cảm, mà chỉ dễ hoài nghi hơn vì ai cũng có lòng trắc ẩn nhưng đôi khi lòng trắc ẩn lại cho ta cảm giác thấy mình bất lực, thất bại, khiến ta thấy mình như kẻ thua cuộc trước cái ác và những điều đau khổ.

Câu 3: Đôi khi lòng trắc ẩn “không đem lại cho chúng ta niềm vui mà chỉ khiến ta cảm thấy đau nhói trong lòng, khiến ta thấy mình bất lực, thất bại ” vì:

 Lòng trắc ẩn là trạng thái cảm xúc khiến ta suy nghĩ nhiều, cảm thấy trăn trở day dứt không yên về những hoàn cảnh khốn khó, bất hạnh.

 Thậm chí chúng ta không tin rằng hành động nhỏ nhoi của mình có thể đem lại kết quả tốt đẹp trong khi những điều tiêu cực thì đầy rẫy, những hoàn cảnh khổ đau thì quá nhiều.

Câu 4: Ý kiến trên chưa xác đáng, vì những nguyên nhân sau:

 Mỗi một trạng thái cảm xúc, biểu hiện cảm xúc đều có những ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống, đến quá trình hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân.

 Giọt nước mắt có thể nuôi dưỡng lòng trắc ẩn ở bản thân và đánh thức lòng trắc ẩn ở người khác.

 Một hành động chia sẻ, một sự cảm thông dù nhỏ nhoi cũng vẫn có thể tạo nên được sự lan truyền mạnh mẽ bao điều tốt đẹp.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1: Có thể nêu một số nội dung sau:

 Giúp ta thoát khỏi căn bệnh vô cảm đang lan tràn trong xã hội.

 Giúp ta cảm thấy hài lòng với những điều mình có, từ đó biết chia sẻ với những trường hợp còn nhiều thiếu thốn, khó khăn.

 Có động lực thực hiện những hành động tốt đẹp, ý nghĩa dù nhỏ nhoi để giúp đỡ những hoàn cảnh khổ đau, để góp phần lan truyền mạnh mẽ bao điều tốt đẹp cho cuộc đời.

(Lưu ý: Học sinh viết thành đoạn văn)

Câu 2: Phân tích vẻ đẹp nhân vật Việt trong đoạn trích truyện ngắn Những đứa con trong gia đình. Từ đó liên hệ với bài thơ Thuật hoài để nhận xét về nét đặc sắc trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật của hai tác giả.

a) Vài nét về tác giả, tác phẩm

Nguyễn Thi (1928 - 1968) quê ở miền Bắc nhưng đã gắn bó sâu nặng với nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi, được in trong tập Truyện và kí (1978). Tác phẩm được viết vào tháng 2 năm 1966 khi ông công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng, ngay trong những ngày nhân dân miền Nam chiến đấu ác liệt chống chiến tranh cục bộ của Mĩ.

b) Vẻ đẹp nhân vật Việt

Vì còn nhỏ tuổi nên Việt còn hiếu động, vô tư:

 Nằm một mình giữa chiến trường, Việt không sợ bom đạn của kẻ thù mà lại sợ ma.

 Việt phó thác hết việc nhà cho chị. Chị nói gì Việt cũng “ừ”, luôn miệng với câu nói “tôi nói chị tính sao cứ tính mà”. Trong khi chị nói với em những lời nghiêm trang, thì Việt “lăn kềnh ra ván cười khì khì” rồi

Trang 2

(3)

lại rình chụp “một con đom đóm úp trong lòng tay ”, “ngủ quên lúc nào không biết”.

Việt là một chiến sĩ anh dũng, kiên cường, căm thù giặc sâu sắc:

 Chưa mười tám tuổi, Việt đòi đi bộ đội, chị Chiến không cho, “Việt đá trái dừa rụng dưới chân xuống mương cái đùng: Bộ mình chị biết đi trả thù à? ”, rồi giành ghi tên tòng quân với chị.

 Bị thương rất nặng, một mình giữa chiến trường, Việt vẫn luôn ở tư thế tiến công chờ tiêu diệt giặc.

Có thể nói, hành động giết giặc để trả thù nhà, đền nợ nước đã trở thành một trong những thước đo quan trọng nhất về phẩm chất của nhân vật.

Việt là đứa con giàu tình yêu thương gia đình:

 Ngay khi tỉnh dậy, Việt nhớ ngay đến má, hướng về má với những kỉ niệm đầy ắp tình yêu thương:

“Má xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy, rồi lấy xoong cơm đi làm đồng để ở dưới xuồng lên cho Việt ăn”.

 Việt rất thương chị Chiến, sống gắn bó với chị, lúc nào cũng so sánh, liên tưởng giữa chị với má, Việt thấy chị “nói in như má ”, “giống hệt như má ”.

 Cảnh cuối cùng của đoạn trích là một tình tiết đầy ấn tượng khi hai chị em khiêng bàn thờ má gởi sang chú Năm. Trong giây phút ấy, Việt bỗng thấy “thương chị lạ” và cảm nhận rất rõ mối thù thằng Mĩ.

Hơn thế, anh đã tự hứa với ba má: “chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về”. Việt hồn nhiên, vô tư là thế nhưng trong cảnh ấy cũng cảm thấy rõ lòng yêu thương và căm thù của mình. Từ đó, tình tiết này cũng đã tạo nên những bước phát triển đột phá về tính cách, những bước trưởng thành vượt bậc về ý thức cho nhân vật.

c) Đánh giá

 Trong dòng sông truyền thống, Việt là người vươn xa nhất, là người tiêu biểu nhất cho tinh thần cách mạng.

 Hình tượng này cũng làm nổi bật cách thức xây dựng nhân vật của Nguyễn Thi: mỗi nhân vật có cuộc đời, số phận, tính cách riêng nhưng vẫn mang đậm dấu ấn của gia đình và truyền thống, đồng thời cũng thấm đẫm tinh thần của thời đại và thể hiện rõ đặc trưng của con người vùng đất Nam Bộ.

d) Liên hệ so sánh

Giống:

 Xây dựng thành công hình tượng người anh hùng với cảm hứng ngợi ca.

 Tập trung tô đậm vẻ đẹp phẩm chất của người anh hùng với lí tưởng sáng ngời, tinh thần chiến đấu mạnh mẽ.

 Hình tượng này vừa mang dấu ấn thời đại vừa có những vẻ đẹp riêng đầy ấn tượng.

Khác:

NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH

 Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng hào hùng, nhân vật cũng đang nối tiếp và phát huy con đường lí tưởng của ông cha, trở thành khúc sông yêu nước anh hùng nối dài thêm dòng chảy truyền thống của gia đình.

Trang 3

(4)

 Là một nhân vật tiêu biểu trong sáng tác của Nguyễn Thi: những con người Nam Bộ bản chất vừa hồn nhiên, bộc trực, trung hậu vừa có lòng căm thù giặc sâu sắc; vô cùng gan góc, sẵn sàng hi sinh vì quê hương, vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

 Nhân vật được đặt trong tình huống tâm trạng rất đặc sắc, nhà văn đã trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật, kể lại bằng giọng điệu của nhân vật, do đó tính cách, tâm lí nhân vật được khắc họa rất sinh động, cụ thể.

THUẬT HOÀI

 Bài thơ làm nổi bật vẻ đẹp của chàng trai thời Trần với tư thế hiên ngang “hoành sóc giang sơn” gắn với vẻ đẹp mang tầm vũ trụ được đặt trong hình ảnh đội quân đầy sức mạnh, sục sôi khí thế.

 Vẻ đẹp ấy thống nhất với lí tưởng cao cả thể hiện qua khát vọng lập công danh để đền nợ nước, thỏa chí làm trai.

 Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng; ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc.

Trang 4

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

 Điểm nhấn của khung cảnh - tiếng sáo gọi bạn: được miêu tả với nhiều cung bậc, nhiều sắc thái thẩm mĩ với những từ láy: “lấp ló, thiết tha, bổi hổi, văng

Câu 3: Vì sao tác giả bài viết cho rằng “khi ta gặp một chốt chặn nào đó trong cuộc đời, tất cả mọi người đều cho rằng không thể làm được, không vượt

• Dựa vào cốt truyện dân gian, tác giả đã sáng tạo nên một nhân vật với hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, thể hiện được sự phát

• Hình tượng sóng gắn liền với niềm tin và những âu lo trong tình yêu : Sau những say đắm, đam mê, trải lòng theo nỗi nhớ, Xuân Quỳnh nhận ra một điều: tình

Từ đó, liên hệ với bài thơ Tràng Giang của Huy Cận để làm rõ nét đặc sắc của hai tác giả trong cách cảm nhận về vẻ đẹp của non sông,

Câu 3: Xác định tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn văn bản trên.. Câu 4: Anh (chị) rút ra thông điệp gì tự đoạn văn

Nguyên nhân đã khiến “tất cả mọi người đều kính trọng ông lão” trong khi trước đó “mọi người đều e dè và chẳng muốn dính líu”: Sau khi mắc lỗi lầm thời trẻ, ông

Tôi chỉ muốn nhắn nhủ những bạn trẻ đang bơ vơ trên con đường cuộc sống rằng, nếu bạn đang phải trải qua những ngày khốn khó, phải đương đầu với nghịch cảnh