• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 33 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 33 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ SỐ 33 BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề



I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dươi:

Thơ tình cuối mùa thu còn dang dở Tình ca Dambri lay động núi rừng Thuyền và biển vẫn trọn đời quấn quýt Bóng cây Kơ - nia in dấu mái nhà rông.

Đoàn vệ quốc quân một lòng ra đi

Hành khúc ngày và đêm vang mãi khúc quân hành Ở hai đầu nỗi nhớ là tình yêu tha thiết

Những ánh sao đêm tỏa sáng mái đầu xanh.

Anh ở đầu sông, em cuối sông, Tình trong lá thiếp nhớ mênh mông Đời vẫn đẹp sao dù cách trở

Trầu cau thêm đậm nghĩa vợ chồng.

Anh ở nơi đâu, người yêu hỡi Mùa đông binh sĩ có lạnh không?

Sợi nhớ, sợi thương em vẫn dệt Nhớ lắm chiều nay, nhớ vô cùng.

Quảng Nam yêu thương, quê anh đó Làm cây thông sừng sững giữa trời xanh Đội kèn tí hon, dàn nhạc bé nhỏ,

Những em bé ngoan rất đỗi hiền lành.

Tương tư chiều lại nhớ về Anh

Tia nắng cuối ngày mong manh nỗi nhớ, Những người đã chết, tình ở lại

Đêm nay anh ở đâu? - người nhạc sỹ tài danh.

(Nguyễn Xuân Minh, http://vnexpress.net, ngày 8 – 7 - 2015)

(2)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Đặt nhan đề phù hợp cho văn bản.

Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 3. Bài thơ được sử dụng chủ yếu biện pháp nghệ thuật nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

Câu 4. Tình cảm của nhà thơ Nguyễn Minh Xuân dành cho nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu được thể hiện như thế nào?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Từ ý thơ: Những người đã chết, tình ở lại, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về sự sống và cái chết.

Câu 2. (5,0 điểm) trong bài Đọc thơ Bác, Hoàng Trung Thông viết:

Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

Điều thể hiện trong bài thơ Chiều tôi như thế nào?

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. - Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là phương thức biểu cảm.

- Đặt nhan đề: Nhớ nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu/ Kính trọng và thương nhớ nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu…

Câu 2. - Bài thơ nhắc những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.

- Qua đó, nhà thơ Nguyễn Xuân Minh thể hiện tình cảm chân thành với người nhạc sĩ tài hoa:

nhạc sĩ tuy đã về cõi vĩnh hằng nhưng những ca khúc nổi tiếng của ông thì bất tử với thời gian.

Câu 3. - Bài thơ sử dụng chủ yếu biện pháp nghệ thuật: liệt kê.

- Hiệu quả nghệ thuật: kể ra những tác phẩm nổi tiếng đã đi vào lòng người qua bao thế hệ của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.

Câu 4. - Phan Đình Điểu là một nhạc sĩ nổi tiếng của nền âm nhạc hiện Việt Nam hiện đại.

- Khi nhạc sĩ đi vào cõi vĩnh hằng, rất nhiều thế hệ khác nhau của người Việt Nam bày tỏ niềm thương tiếc. Một trong những người quý trọng tài năng và am hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của nhạc sĩ đó nhà thơ Nguyễn Xuân Minh.

- Với thể thơ tự do, lối diễn đạt giản dị, tác giả đã bày tỏ tình cảm quý mến, niềm thương tiếc và khẳng định vai trò, vị trí của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu với công chúng yêu nhạc,

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) HS tham khảo nội dung dưới đây để viết đoạn văn:

(3)

1. Giải thích

- Những người đã chết là tuân theo quy luật của tự nhiên và tạo hóa, qua sinh, lão, bệnh, con người sẽ chết.

- Tình ở lại đó là vẻ đẹp âm nhạc của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu để lại cho đời và tình cảm của công chúng yêu nhạc dành cho ông thì luôn còn mãi với thời gian.

2. Phân tích và chứng minh

- Tự ngàn xưa, cái chết đã trở thành nỗi ám ảnh trong tiếng đức con người có người cho rằng chết là hết là chấm dứt hết tẩy bỏ quan niệm rằng buộc với cuộc đời là chìm vào thế giới vô cảm vô thức cái chết được coi như là một sự mất mát to lớn cho rằng chết là trở về với cát bụi liên quan niệm tâm linh của người á đông thì khác là thể phách còn là Tinh Anh Tức là cái mất đi chỉ là phần xác thịt còn lại vẫn là linh hồn.

- Sự sống con người không hoàn toàn mất đi mà chỉ biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác từ vật chất hữu hình xanh và chất siêu thực vô hình cái chết là hành trình tất yếu của sự sống con người cũng như tạo vật sinh ra với cát bụi rồi lại trở về với cát bụi đó là quy luật là định mệnh không thể cưỡng lại

- Như vậy, cái chết là một quy luật bình thường đó không phải là sự mất mát lớn quan trọng sau khi chết chúng ta để lại được gì cho đời?

- Một tâm hồn khô héo, tàn lụi, ráo hoảnh trước ống kính cuộc đời mới là điều đáng sợ nhất 3. Bàn luận vấn đề

- Cuộc sống quanh ta cũng tồn tại bao cuộc đời tàn úa trong cái gặp nhóm của thời gian. Đó là hiện thân của không ít bạn trẻ hiện nay, sống thừa thãi trong cảnh sung túc xa hoa, cảm thấy mọi thứ đều trở thành chán nản, sa ngã và các tệ nạn xã hội. Có lẽ khi đó, họ cũng không ý thức được rằng, tâm một mình với tất cả những gì nguyên sơ và thánh thiện nhất cũng đang lụi tàn chết héo trong lớp bụi mù của nhịp sống đương đại. Có những bạn học sinh chán nản việc học tập, chuyện gia đình… mà tìm đến cái chết! Điều đó trong những năm trở lại đây không lấy gì làm lạ.

- Rõ ràng, họ không sợ cái chết, họ sợ cảm giác sống mòn chết mỏi trong cái ao đời phẳng lặng, có lẽ họ chưa tìm ra lí tưởng cho cuộc đời mình, chưa xác định được hướng đi cho tương lai mình, với họ ước mơ chỉ là viễn tưởng, không ai muốn dám thực hiện chúng.

- Tuy nhiên, giữa bao hỗn tạp của cuộc sống xô bồ, vẫn vang lên những thanh âm trong trẻo.

Có những con người không sợ cái chết, họ dám chết để tìm thấy ý nghĩa trong cuộc đời.

- HS lấy dẫn chứng minh họa.

4. Bài học nhận thức và hành động

(4)

- Có đôi lúc con người chúng ta thấy cuộc sống này thật tồi tệ nhưng đừng vội thất vọng.

Chúng ta phải sống tốt để xứng đáng với bản thân mình và những người xung quanh.

- Hãy mở rộng tấm lòng để đón nhận tình cảm của người khác và trao đi yêu thương một cách chân thành. Hãy biết nắm bắt mọi thứ đừng để nó tuột mất trong tầm tay. Hãy luôn sống là chính mình, biết yêu thương và chia sẻ, đừng để những cám dỗ của cuộc đời làm lụi tàn tâm hồn.

Câu 2. (5,0 điểm) 1. Mở bài

- Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà Cách mạng vĩ đại mà còn là một nhà văn, nhà thơ tài ba.

Người ta để lại cho dân tộc ta một số lượng tác phẩm đồ sộ với những thể loại phong phú:

thơ, kịch, truyện ngắn, lời kêu gọi… Ngục trung nhật kí (nhật kí trong tù) là một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu của Người.

- Tập thơ nói chung, bài Chiều tối nói riêng thể hiện tâm hồn, tình cảm và nghị lực của người chiến sĩ cộng sản trong những năm tháng bị tù đày. Vì vậy, trong bài Đọc thơ Bác, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:

Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

Phân tích bài thơ Chiều tối, chúng ta sẽ thấy được chất thép và chất tình của người chiến sĩ cách mạng - Hồ Chí Minh.

2. Thân bài

2.1. Khái quát chung

- Tháng 8 – 1942, với danh nghĩa là đại biểu cho Việt Nam độc lập đồng minh hội và Phân bộ quốc tế phạm xâm lược của Việt Nam. Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Sau nửa tháng đi bộ, người đến Túc Vinh, tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt mười ba tháng ở tù, tuy bị đầy ải vô cùng cực khổ nhưng Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Người đã sáng tác 134 bài thơ bằng chữ Hán, ghi trong một cuốn sổ tay ,đặt tên là Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù).

Tập thơ được dịch ra tiếng Việt và in lần đầu tiên năm 1960.

- Chiều tối (Mộ) là bài thứ 31 của chị thơ. Cảm hứng của bài thơ được gợi lên trên đường chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối năm 1942.

2.2 Giải thích khái niệm a. Chất thép

- Nghĩa đen: Thép là hợp kim và có độ bền, độ cứng và độ dẻo, được tạo ra bởi sự kết hợp của sắt với một lượng nhỏ cacbon.

(5)

- Nghĩa bóng: Chất thép trong thơ Bác là khí phách, là bản lĩnh, là ý chí chiến thắng trước hoàn cảnh, là tinh thần lạc quan cách mạng của Người.

b. Chất tình

- Nghĩa đen: Tình là tình cảm của người với người, với thiên nhiên…

- Nghĩa bóng: Chất tình trong thơ Bác là tình cảm thương người, sống vì người khác đến quên mình, là tình yêu quê hương đất nước…

2.3. Khẳng định ý thơ của Hoàng Trung Thông

- Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã rất đúng khi khẳng định:

Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp Ánh đèn tỏ rạng mái đầu xanh Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình - Chất thép biểu hiện trong tập thơ Nhật kí trong tù:

+ Thể hiện ở tinh thần tiến công, không khuất phục trước lao tù.

+ Thể hiện ở việc dũng cảm tố cáo đã kích kẻ thù…

+ Chủ động trước mọi hoàn cảnh

+ Thể hiện là tinh thần lạc quan cách mạng.

- Chất tình biểu hiện trong tập Nhật kí trong tù:

+ Yêu quê hương đất nước.

+ Yêu thương những con người nghèo khổ bất hạnh.

+ Yêu thiên nhiên

=> Mỗi bài thơ trong tập Nhật kí trong tù đều thể hiện vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong những năm tháng ở tù của Tưởng Giới Thạch. Những vần thơ vừa thể hiện được ý chí, nghị lực phi thường của người chiến sĩ cộng sản vừa thể hiện được tình cảm bao la của Bác.

2.4. Biểu hiện cúa chất thép và chất tình trong bài thơ Chiều tối a. Chất thép trong bài thơ Chiều tối

- Chất thép thể hiện ở tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh tù đày. Trong hoàn cảnh lao tù, Bác đã quên đi sự đày ải của chính mình. Bài thơ đã thể hiện được bản lĩnh của người chiến sĩ.

Bởi nếu không có ý chí và nghị lực, không có phong thái ung dung tự tại và sự tự do hoàn toàn về tinh thần thì không thể có những câu thơ cảm nhận thiên nhiên thật sâu sắc và tinh tế:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.

- Chất thép thể hiện ở tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày:

(6)

+ Có thể nói trong hoàn cảnh lao tù, Bác bị dẫn đi suốt một ngày dài từ nhà lao tỉnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo, vậy mà Bác vẫn nhận ra vẻ đẹp của con người lao động ở xóm núi nơi đất khách quê người:

Cô em xóm núi xây ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng.

+ Lúc thời gian dần đi vào buổi tối, Bác đã nhìn thấy lò than rực hồng. Rõ ràng đặt hình ảnh cô gái lao động trẻ trung, khỏe khắn bên cạnh hình ảnh lò than rực hồng, ta thấy hai câu thơ tạo nên vẻ đẹp hài hòa đầy sức sống và nơi rừng núi hẻo lánh. Phải là người có phong thái ung dung tự tại, lạc quan yêu đời, Bác mới nhận ra ra được sự vận động của thời gian từ buổi chiều sang buổi tối, cảnh vật từ cô đơn, lẻ loi của cánh chim, của chòm mây sang cảnh ấm áp của con người, của lò than rực hồng.

b. Chất tình trong bài thơ Chiều tối

- Chất tình thể hiện là tình cảm gắn bó của Người với thiên nhiên:

Chim mới về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.

+ Hai câu thơ đã tái hiện thời gian và không gian của buổi chiều tối ở chốn rừng nơi đất khách quê người. Lúc ấy, người sống bất chợt nhìn lên bầu trời, Người thấy cánh chim đang mải miết bay về trời. Chòm mây đang chầm chậm trôi. Chim bay về tổ có ý nghĩa bảo hiệu thời gian của buổi chiều tối.

+ Qua hình ảnh cánh chim mỏi mệt, người đi còn tìm thấy sự tương đồng hòa hợp với cảnh ngộ và tâm trạng của mình. Vào lúc chiều tối, Người vẫn đang bị dẫn đi từ nhà lao Tĩnh Tây mà vẫn không biết đâu là chẳng nghỉ cuối cùng của một ngày.

+ Câu thơ thứ hai tiếp tục phác họa không gian, thời gian. Chòm mây trôi nhè giữa tầng không. Chòm mấy cô đơn, lẻ loi và lặng lẽ, lững lờ trôi giữa không gian rộng lớn của trời chiều.

=> Người tù trên đường bị giải vẫn gửi lòng mình vào những hình ảnh quen thuộc của thiên nhiên. Phải có sự quan sát tinh tế, phải có trái tim luôn rung động trước thiên nhiên, Bác mới miêu tả thiên nhiên một cách tinh tế và gợi cảm đến như vậy.

- Chất tình thể hiện tình cảm gắn bó của Người với con người và cuộc sống nơi đất khách quê người. Hai câu thơ cuối cho ta thấy thi nhân đã tìm thấy sức sống và niềm vui từ một mái ấm gia đình nơi đất khách quê người.

Cô em xóm núi xây ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng.

(7)

+ Hình ảnh cô thiếu nữ xay ngô và hình ảnh lò than rực hồng gợi lên một mái ấm gia đình. Bác không hề cảm thấy bị lẻ loi, bị tách biệt khỏi cuộc sống. Cảm giác lẻ loi, cô đơn đây bị xua đi bởi hình ảnh ấm áp của người thiếu nữ xay ngô và hình ảnh lò than rực hồng.

+ Hai câu thơ cho ta thấy được Bác không chỉ hòa hợp, gần gũi thiên nhiên mà trái tim của Người còn luôn hướng về con người, và ánh sáng. Bác luôn có được sự cảm thông một cách kỳ lạ với những người lao động.

3. Kết bài

- Bài thơ Chiều tối nói riêng, tập thơ Nhật ký trong tù nói chung đã thể hiện đầy đủ và sâu sắc khí phách, bản lĩnh, tinh thần lạc quan, tình yêu thiên nhiên, yêu con người và cuộc sống của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. Đó chính là chất thép và chất tình thể hiện ở Bác.

- Bài thơ có sự hòa hợp giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại: yếu tố cổ điển thể hiện ở chỗ lấy không gian tả thời gian, lấy ngoại cảnh tả nội tâm. Hình ảnh trong bài thơ mang tính ước lệ, chấm phá (một cánh chim, một chòm mây…). Yếu tố hiện đại thể hiện ở chỗ: tứ thơ vận động, hướng đến sự sống, nhân vật trữ tình gắn bó với cuộc sống, với con người, luôn lạc quan tin tưởng vào tương lai. Bài thơ là bài học về ý chí và nghị lực, về tinh thần lạc quan và niềm tin vào cuộc sống của Người.

nh,

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- "Tây Ban Nha"/"hát nghêu ngao”, như người mộng du gợi tư thế cái chết bi tráng Lorca, một cách siêu thoát, chập chờn bước vào cõi tử coi thường

+ Được là chính mình đồng nghĩa với việc con người đã dám xóa bỏ tất cả mọi rào cản, khuôn khổ, ràng buộc vốn dĩ giam hãm bản thân để giải phóng cá nhân, cá

Từ đó liên hệ với chi tiết kết thúc truyện ngắn “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao: “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa,

- Tâm trạng man mác buồn trước khung cảnh phố huyện lúc chiều tàn: Trong khoảnh khắc thời gian ấy, cái buồn của buổi chiều quê cứ thấm thìa vào tâm hồn Liên, từ

Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cần phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội. Trước hết, trong mỗi gia đình, bố mẹ phải có

Giải thích - Hình tượng tiếng sáo - hình tượng nghệ thuật thể hiện sự khám phá độc đáo của nhà văn Tô Hoài: Trước hết tiếng sáo là một chi tiết hết sức đặc sắc,

+ Đọc và suy ngẫm kỹ, ta đều thấy rằng vẻ đẹp của hai tâm hồn được thể hiện trong đoạn trích đều là những tâm hồn biết yêu hết mình, đều là những tâm hồn

(Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm, Dẫn theo Ngữ văn 12, tập một) Nhận xét về chất liệu văn học được Nguyễn Khoa Điềm sử dụng trong đoạn thơ trên.. ---Hết---