• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT QG 2019 - Môn Ngữ Văn - Đề 17 - File word có đáp án | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2023

Chia sẻ "Đề thi thử THPT QG 2019 - Môn Ngữ Văn - Đề 17 - File word có đáp án | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Phần A

20 ĐỀ MINH HỌA THEO CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC ĐỀ 17

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Xin bạn bình tâm

Tôi chẳng bao giờ là nhà thơ tên tuốt cả Danh hiệu đó xin nhường cho người khác Tôi chỉ mong mình tự do

Để được là mình

Viết điều mình mong ước Giữa cái thời sống là đeo đuổi

Danh hiệu, bạc tiền, ghế cao, nhà rộng Tôi chọn tự do

Thi sĩ

Tự do trước hết là chính mình Không chiều lụy mình

Ngỏng cổ nghe lời khen tặng Với tôi

Sự ân thưởng một câu nói vui bạn bè Chiếc lá xanh bên đường

Chân mây chiều rạng rỡ Tự do là tất cả

Những ràng buộc trong sạch Giữa con người và con người Con người cùng ngoại vật Không ngã giá

Thật bình dị

Tự do làm tâm hồn ta lớn lên Trong chiều kích vũ trụ.

("Tự do", Nguyễn Khoa Điềm) Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Được viết bằng thể thơ gì?

Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ nổi bật nhất mà tác giả sử dụng trong văn bản.

Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về hai câu thơ: “Tự do làm tâm hồn ta lớn lên"/ "Trong chiều kích vũ trụ"?

Câu 4. Căn cứ vào nội dung văn bản, Anh/Chị hãy giải thích nhan đề "Tự do" theo quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm.

II. LÀM VĂN Câu 1.

(2)

Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu ra trong văn bản ở phần Đọc hiểu: Tự do trước hết là chính mình.

Câu 2.

Trong bóng tối, Mị đứng im, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi. "Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào...". Mị vùng bước di. Nhưng chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.

Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này, lúc trai đang đến gõ vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi. Cả đêm Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại tràn trề tha thiết nhớ. Hơi rượu tỏa. Tiếng sáo. Tiếng chó sủa xa xa. Mị lúc mê, lúc tỉnh. Cho tới khi trời tang tảng rồi không biết sáng từ bao giờ. Mị bàng hoàng tỉnh. Buổi sáng âm âm trong cái nhà gỗ rộng. Vách bên cũng im ắng. Không nghe tiếng lửa réo trong lò nấu lợn. Không một tiếng động.

Không biết bên buồng quanh đấy, các chị vợ anh, vợ chú của A Sử có còn ờ nhà, không biết tất cả những người đàn bà khốn khổ sa vào nhà quan đã được đi chơi hay cũng đang phải trói như Mị. Mị không thể biết.

Đời người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài một đời người chỉ biết đi theo đuôi con ngựa của chồng.

Mị chợt nhớ lợi câu chuyện người ta vẫn kể: đời trước, ở nhà thống lý Pá Tra có người trói vợ trong nhà ba ngày rồi đi chơi, khi về nhìn đến, vợ chết rồi. Mị sợ quá, Mị cựa quậy. Xem mình còn sống hay chết. Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói xiết lại, đau dứt từng mảnh thịt.

(Trích "Vợ chồng A Phủ ", Tô Hoài) Cảm nhận sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đoạn văn trên. Từ đó, liên hệ nhận vật Liên trong cảnh chờ chuyến tàu đêm (Truyện "Hai đứa trẻ", Thạch Lam, Ngữ văn 11) để bình luận về vẻ đẹp khát vọng sống của con ngươi.

HƯỚNG DẨN TRẢ LỜI

Phần/

câu

Nội dung I. ĐỌC HIỂU

1 -Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

-Văn bản được viết bằng thể thơ tự do.

2 -Biện pháp tu từ nổi bật nhất mà tác giả sử dụng trong văn bản là phép điệp từ. Đặc biệt là điệp từ "Tôi", "Tự do".

-Tác dụng nghệ thuật:

+ Nhấn mạnh, làm rõ ý niệm về tự do của người nghệ sĩ.

+ Thể hiện niềm khát khao, ý thức vươn tới để đạt được sự tự do không chỉ trong sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ nói riêng, mà còn trong tâm hồn, trong cuộc sống của con người nói chung.

3 - Giải thích hai cầu thơ: "Tự do làm tâm hôn ta lớn lên"/ “Trong chiều kích vũ trụ".

+ Hai câu thơ khẳng định ý nghĩa của tự do đối với tâm hồn con ngươi: Khi có được sự tự do thì con người sẽ vượt thoát mọi giới hạn, phá bỏ những rào cản, ràng buộc và sự chật hẹp, nhỏ bé để vươn tới đời sống tinh thần phong phú, đẹp đẽ, lớn lao hơn. Từ đó sẽ làm chủ được bản thân, làm chủ cuộc sống, và tâm hồn được nâng lên trong chiều kích rộng lớn, vô biên của vũ trụ.

(3)

+ Hai câu thơ không chỉ bày tỏ nhận thức, tình cảm của tác giả, mà còn gợi lên ở mỗi người khao khát hướng tới cuộc sống tự do.

4 - Giải thích nhan đề "Tự do" theo quan niệm của tác giả Nguyễn Khoa Điềm:

+ Nhan đề đã tập trung thể hiện nội dung chính của văn bản cũng như quan điểm, tư tưởng của tác giả - đó là vấn đề "Tự do". Trước hết, với người nghệ sĩ, tự do là được chính mình, được sáng tạo và viết điều mình mong ước; tự do là không bị ràng buộc bởi vật chất, danh lợi, lời khen - chê của dư luận...Tự do cũng có thể là tất cả những

"ràng buộc trong sạch" trong những mối quan hệ vô tư, tự nhiên, đẹp đẽ và cao thượng...

+ Đây không chi là quan niệm của người nghệ sĩ về tự do trong sáng tạo nghệ thuật nói riêng, mà cũng là một quan niệm, nhận thức về vấn đề tự do cho cuộc sống của con người nói chung.

II. TẬP LÀM VĂN

1 Suy nghĩ về ý kiến được nêu ra trong văn bản ở phần Đọc hiểu: Tự do trước hết là chính mình.

- Giải thích: Tự do là chính mình.

+ Tự do: là trạng thái không bị giam hãm về thể xác và tinh thần, không bị ép buộc phải làm theo những điều mình không muốn mà được tự lựa chọn và hành động theo đúng với ý chí, nguyện vọng cùa bản thân. Đó là điều mỗi cá nhân và cả nhân loại luôn khao khát hướng đến và đấu tranh để bảo vệ.

+ Ý kiến đưa ra một cách định nghĩa về tự do: chính là trạng thái con người được sống thực với chính mình, được làm điều mình muốn, không phải bắt buộc làm theo những điều người khác sai khiến hay trở thành người khác. Chỉ khi được sống đúng là chính mình, con người mới có sự tự do đích thực.

- Bàn luận:

+ Ý kiến trên đã khái quát đúng đắn bản chất của sự tự do: chỉ khi được sống đúng là chính mình, con người mới có sự tự do đích thực. Vì sao lại như vậy?

+ Tự do không phải là điều người khác có thể ban phát cho ta, có thể giảng giải giúp ta hiểu mà chỉ có bản thân mỗi người mới cảm nhận, mới nhận biết được mình có thực sự được tự do hay không?

+ Được là chính mình đồng nghĩa với việc con người đã dám xóa bỏ tất cả mọi rào cản, khuôn khổ, ràng buộc vốn dĩ giam hãm bản thân để giải phóng cá nhân, cá tính, bản ngã; để dám sống với những điều mình ao ước, dám hành động theo những điều mình suy nghĩ, được tự lựa chọn cách sống mà mình cho là đúng và được quyết định cuộc đời, số phận của mình...

+ Chỉ là chính mình con người mới có sự tự do ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả khi bị giam cầm về thể xác. Còn nếu không được là chính mình thì dù có được tự do về thân thể, chúng ta vẫn bị giam hãm trong cái bóng của người khác, bị

"cầm tù" về tinh thần, không bao giờ có được sự tự do đích thực.

- Bàn luận mở rộng:

+ Tự do là chính mình không đồng nghĩa với việc chúng ta được tùy ý làm theo tất cả những điều mình muốn, mình nghĩ mà bất chấp các chuẩn mực đạo đức, quy định

(4)

pháp luật và lợi ích của cộng đồng. Đó hoàn toàn không phải là thứ tự do cá nhân ích kỉ. Chỉ khi sự tự do của cá nhân thống nhất với sự tự do của cộng đồng, dân tộc thì sự tự do ấy mới chính đáng, bền vững,

+ Không hẳn cứ sống là chính mình thì con người sẽ mặc nhiên có được sự tự do. Để có tự do, nhiều khi chúng ta phải hành động, phải đấu tranh, dũng cảm chống lại những định kiến hẹp hòi, những ràng buộc vô lối, những quy định khắc nghiệt để bảo vệ quyền tự do của chính mình.

- Rút ra bài học nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp.

2 So sánh nhân vật Mị và nhân vật Liên.

* Mở bài

-Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm :

+ Tô Hoài là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam đương đại.

"Vợ chồng A Phủ" là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của ông, được viết sau chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1953.

+ Tác phẩm là bức tranh bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến, thực dân và là bài ca về phẩm chất, vẻ đẹp, về sức sống mãnh liệt của người lao động.

- Nêu vấn đề cần nghị luận: Đoạn trích diễn tả tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tối khi bị A Sử trói không cho đi chơi xuân. Cũng như Mị, nhân vật Liên trong đêm đợi tàu đã thể hiện khát vọng sống cao cả của con người.

* Thân bài

Cảm nhận sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm tối khi bị trói thể hiện qua đoạn trích.

-Sơ lược về cảnh ngộ của Mị trước khi bị trói trong đêm tình mùa xuân:

+ Mị là một cô gái trẻ đẹp, yêu đời, chăm chỉ lao động, nhà nghèo và rất hiếu thảo;

+ Do món nợ truyền kiếp của cha mẹ, Mị phải làm dâu gạt nợ cho thống lí Pá Tra, sống cuộc đời trâu ngựa khổ đau;

+ Nhưng tận đáy sâu tâm hồn câm lặng ấy vẫn le lói tia lửa sống, chỉ chờ dịp là bùng lên mạnh mẽ. Dịp ấy đã đến trong 1 đêm tình mùa xuân phơi phới mà tiếng sáo gọi bạn đầu làng đã làm xao động lòng người phụ nữ trẻ;

+ Khi mùa xuân về, như quy luật vạn vật hồi sinh, sức trẻ trong Mị bừng trỗi dậy. Mị khêu đèn lên cho bừng sáng căn buồng của mình, lén lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát. Mị bồi hồi nghe tiếng sáo, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.

+ Trông thấy Mị, A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói Mị đứng vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa.

-Diễn tả tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tối khi bị A Sử trói không cho đi chơi xuân:

+ Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói.

+ Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi... Mị vùng bước đi. “Như không đang biết mình đang sợ bị trói... Mị

(5)

vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi", quên mọi đau đớn về thể xác,

“Mị đã vùng dậy bước đi". Điều đó chứng tỏ sức sống tiềm ẩn trong con người Mị mãnh liệt biết nhường nào.

+ Nhưng tay chân đau không cử động được. Khi ấy, Mị mới biết mình đang bị trói, đang ở trong căn nhà tù ngục này. Lòng Mị đau đớn, thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa,

+ Cả đêm Mị lúc mê lúc tỉnh.

+ Bị trói đứng suốt đêm, Mị bàng hoàng tỉnh giấc.

+ Mị thấy thương cho những người đàn bà khốn khổ sa vào nhà quan.

+ Mị nhớ đến người đàn bà bị trói đến chết trong nhà thống lí. Mị sợ chết. Chính bóng ma thần chết ở ngôi nhà thống lí đã làm Mị sợ. Đồng thời, Mị nhận ra một điều chết lúc này là oan uổng. Tiếng sáo, khát vọng tự do đã làm cho Mị khao khát sống;

+ Mị sợ hãi cựa quậy khi xem mình còn sống không thì sợi dây đay đã siết vào da thịt Mị.

- Nghệ thuật:

+ Bút pháp miêu tả tâm lí sắc sảo, tinh tế.

+ Cách dẫn dắt tinh tiết khéo léo, tự nhiên.

+ Giọng trần thuật của tác giả hòa vào những độc thoại nội tâm của nhân vật tạo nên ngôn ngữ nửa trực tiếp đặc sắc.

+ Ngôn ngữ kể truyện tính tế, mang đậm màu sắc miền núi.

Liên hệ nhận vật Liên trong cảnh chờ chuyến tàu đêm để bình luận về vẻ đẹp khát vọng sống của con người.

- Thạch Lam là cây bút viết truyện ngắn xuất sắc. Truyện của ông thường không có cốt truyện như một bài thơ đượm buồn. Tác phẩm "Hai đứa trẻ" in trong tập “Nắng trong vườn" (1938). Truyện đã miêu tả diễn biến nội tâm của hai đứa trẻ trước chiều muộn về đêm. Qua cảm xúc, tâm trạng của Liên và An, tác giả đã thể hiện được bức tranh nơi phố huyện nghèo, niềm hy vọng mỏng manh mơ hồ của những con người nơi phố huyện. Trong đó, nhân vật Liên khi đợi tàu về đêm đã thể hiện được khát vọng sống của con người.

+ Tương tự như Mị, nhân vật Liên là một cô bé sống trong đói khổ nhưng vẫn có một tâm hồn hướng tới cuộc sống tươi đẹp hơn.

+ Nếu như tâm hồn Mị theo tiếng sáo gọi bạn tình thì tâm hồn của Liên cũng luôn khao khát, hướng về ánh sáng. Trong màn đêm, Liên luôn tìm một ánh sáng từ một nơi xa. Liên cố thức đợi chuyến tàu không phải để bán hàng mà là để được nhìn thấy một cuộc sống náo động, một nguồn sáng rực rỡ của con tàu như mang đến một cuộc sống khác, một thế giới khác.

- Bình luận về vẻ đẹp khát vọng sống của con người:

+ Hai nhân vật Liên và Mị đã khiến cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp khát vọng sống của con người.Tâm hồn của họ luôn hướng về ánh sáng, về âm thanh cuộc sống cũng chính là niềm khao khát được sống, được yêu thương và hạnh phúc. Họ đều hi vọng thoát khỏi hiện thực tối tăm. Nhưng cuối cùng, cuộc đời Liên vẫn mãi chìm trong "bóng tối", còn Mị đã được đổi đời nhờ có tinh thần đấu tranh từ tự phát đến tự

(6)

giác;

+ Qua khát vọng sống của hai nhân vật, ta thấy được tấm lòng nhân đạo của nhà văn Thạch Lam và Tô Hoài. Các nhà văn có cùng niềm cảm thông với nỗi khổ của những ngưòi phụ nữ bất hạnh dưới chế độ thực dân phong kiến; ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người dân; đặc biệt ca ngợi khát vọng sống cao đẹp của họ. Đó cũng chính là niềm tin vào con người của các tác giả văn xuôi hiện đại Việt Nam.

* Kết bài

- Kết luận về nội dung, nghệ thuật nhân vật Mị qua đoạn trích.

- Cảm nghĩ của bản thân về khát vọng sống của nhân vật Mị và Liên

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vậy cho nên, tôi không đồng ý với ý kiến: "dù cho tin xấu xuất hiện mỗi ngày, và lâu lâu lại có một tin cực xấu như vậy, thế giới này thật ra vẫn đang càng

- Mỗi nhà văn đều có một phong cách nghệ thuật độc đáo trong việc thê hiện hình tượng các dòng sông, giúp người đọc có những cách nhìn phong phú, đa dạng về

Anh/Chị có đồng tình với suy nghĩ và hành động của sáu người trong câu chuyện trên không..

- Nguyễn Minh Châu khi bàn về tình huống truyện đã từng phát biểu: "...những người cầm bút có cái biệt tài có thể chọn ra trong cái dòng đời xuôi chảy một

Truyện ngắn được xây dựng trên nền hiện thực là nạn đói năm 1945. Cái đói là thử thách bởi đối mặt với nó là hiện thực về cuộc sống thiếu thốn, nghiệt ngã và con

- Sống tử tế: là sống tốt với những người xung quanh, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người, không chỉ biết đến cá nhân mình, những việc tử tế làm phục hồi các

Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt, thí sinh có thể cảm nhận về hình tượng nhân vật người vợ nhặt, từ đó liên hệ với nhân vật Liên ( Hai

[r]