• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT QG 2019 - Môn Ngữ Văn - Đề 15 - File word có đáp án | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2023

Chia sẻ "Đề thi thử THPT QG 2019 - Môn Ngữ Văn - Đề 15 - File word có đáp án | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Phần A

20 ĐỀ MINH HỌA THEO CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC ĐỀ 15

ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối và lạnh. Mỗi người chỉ còn một que củi nhỏ trong khi đống lửa chính đang lụi dần.

Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa, nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa nhìn thấy một khuôn mặt da đen trong nhóm người da trắng. Người thứ hai lướt qua các bộ mặt quanh đống lửa, thấy một người trong số đó không đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là thanh củi cũng bị thu về. Người thứ ba trầm ngâm trong một bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm: "Tạo sao mình lại phải hi sinh thanh củi để sưởi ấm cho con heo béo ị giàu có kia?". Người đàn ông giàu lui lại một chút, nhẩm tính: "Thanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố rách áo ôm lười biếng đó?". Ánh lửa bùng lên một lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh lại, lộ ra những nét hằn thù: "Không, ta không cho phép mình dùng thanh củi này sưởi ấm những gã da trắng!".

Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự nhủ:

"Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa trước."

Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những que củi. Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau, khi những người cứu hộ tới nơi, cả sáu đều đã chết cóng.

(Theo: Quà tặng cuộc sống) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến sau: "Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa trước."

Câu 3. Theo anh/Chị, vì sao sáu người trong câu chuyện trên đều có kết cục bi thảm?

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với suy nghĩ và hành động của sáu người trong câu chuyện trên không? Vì sao?

TẬP LÀM VĂN Câu 1.

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiếu, Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về bài học rút ra từ sai lầm của sáu người trong câu chuyện trên.

Câu 2.

Cảm nhận của Anh/Chị về đoạn thơ sau:

Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui chiến thắng trăm miềm

(2)

Hòa Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về Vui từ Ðồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

(Trích "Từ ấy", Tố Hữu) Từ đó liên hệ với đoạn thơ:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim...

để nhận xét sự trường thành của hồn thơ Tố Hữu.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Phần/

câu

Nội dung I. ĐỌC HIỂU

1 - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

2 -Ý kiến "Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa trước." có thể hiểu là: Điều kiện để anh ta cho đi phải là có ai ném phần của họ trước. Tức là anh ta phải được nhận về thì mới cho đi.

-Đó là suy nghĩ của một con người ích kỉ, luôn toan tính thiệt hơn, chi biết đến lợi ích cá nhân 3 - Sáu người trong câu chuyện đều có kết cục bi thảm vì:

+ Trước hết là vì hoàn cảnh khắc nghiệt: Cái lạnh của hang đá làm họ kiệt sức.

+ Tuy nhiên, nếu các nhân vật biết cách chia sẻ thanh củi của mình thì có lẽ họ đã không chết cóng. Họ không chi chết vì cái lạnh của hang đá mà còn chết vì chính cái lạnh từ tâm hồn họ.

Đó là sự phân biệt chủng tộc, sự kì thị tôn giáo, sự phân biệt giàu nghèo... Nói cách khác là do lối sống hẹp hòi, ích kỉ, thiếu tình yêu thương đồng loại, thiếu tinh thần đoàn kết cộng đồng trong hoàn cảnh thử thách.

4 - Không đồng tình với cách suy nghĩ và hành động của sáu người trong câu chuyện ở phần Đọc hiểu vì:

+ Đó là những suy nghĩ và hành động sai lầm dẫn tới kết cục bi thảm, Họ đều ích kỉ, kì thị chủng tộc, tôn giáo, giàu nghèo, đố kị, sợ thua thiệt.

+ Khi gặp khó khăn, bất trắc, họ không biết đoàn kết với những người cùng cảnh ngộ để tạo thành sức mạnh tập thể cùng nhau vượt qua hoàn cảnh nghiệt ngã.

II. TẬP LÀM VĂN

1 Suy nghĩ về bài học rút ra từ sai lầm của sáu người trong câu chuyện ở phần Đọc hiểu.

- Giải thích:

+ Sai lầm trong suy nghĩ của sáu người: Phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giàu - nghèo, đố kị, ganh ghét, ích ki.

+ Sai lầm trong hành động: Ai cũng "nắm chặt" "một que củi nhỏ" của bản thân mà không chia sẻ, giúp đỡ, đoàn kết với những người xung quanh để tạo thành đống lửa lớn sưởi ấm cho nhau.

(3)

- Phân tích, chứng minh:

+ Sai lầm của sáu người do họ luôn phân biệt đối xử với những người xung quanh vì người ta có màu da đen - trắng, vì không cùng tôn giáo-nhà thờ, vì giàu nghèo.

+ Chính từ sai lầm trong suy nghĩ dẫn tới sai lầm trong hành động khi gặp tình huống bất ngờ xảy ra. Họ thà chết rét chứ không chịu chia sẻ phần của mình với những người mà họ kì thị, ghét bỏ, đố kị.

-Bàn bạc, mở rộng:

+ Câu chuyện trên cho chúng ta lời khuyên khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Trong cuộc sống chúng ta phải biết đoàn kết, chia sẻ và giúp đỡ nhau cùng vượt qua.

+ Cuộc sống không tránh khỏi những trở ngại, thử thách. Để vượt qua, ý chí, nghị lực của con người là chưa đủ, còn cần phải có tinh thần tập thể, ý thức đoàn kết cộng đồng, sự đồng cảm sẻ chia giữa người với người.

+ Phê phán lối sống ích kỉ, định kiến, vô cảm là nguyên nhân khiến người ta có những suy nghĩ và hành động sai lầm dẫn đến thất bại.

-Bài học nhận thức và hành động:

+ Nhận thức được tác hại của việc thiếu tinh thần đoàn kết và nhận ra sai lầm của lối sống hẹp hòi, ích kỉ, tư tưởng cực đoan.

+ Suy nghĩ và hành động đúng đắn, tích cực, vị tha, nhân hậu.

+ Phải có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để cùng vượt qua khó khăn, hoạn nạn.

2 Cảm nhận đoạn thơ trích trong "Việt Bắc" liên hệ với đoạn thơ trích trong "Từ ấy".

* Mở bài

- Tác giả: Tố Hữu là nghệ sĩ - chiến sĩ với chặng đường thơ gắn liền với chặng đường cách mạng của dân tộc:

+ Trước Cách mạng, Tố Hữu thể hiện nhận thức về lí tưởng lớn, về lẽ sống lớn.

+ Sau Cách mạng, Tố Hữu thể hiện trách nhiệm của người nghệ sĩ – chiến sĩ: Văn chương phải phục vụ nhiệm vụ Cách mạng.

- Tác phẩm: Hai bài thơ "Việt Bắc" (1954) và "Từ ấy" (1938) thể hiện sự trưởng thành của hồn thơ Tố Hữu.

Giới thiệu ngắn gọn về đoạn thơ

* Thân bài

Cảm nhận đoạn thơ "Việt Bắc".

- Về nội dung: Nổi bật lên cảm hứng sử thi và lãng mạn của cái tôi thi sĩ về một Việt Bắc - căn cứ kháng chiến hào hùng với bao kỉ niệm chiến đấu và chiến thắng.

Đoạn thơ gồm 12 câu:

+ Sáu câu đầu: Tràn đầy âm hưởng anh hùng ca về một Việt Bắc chiến đấu và chiến thắng.

+ Hai câu tiếp: Với cảm hứng lãng mạn, hào hùng, ý thơ phóng xa vào viễn cảnh tương lai tươi sáng của dân tộc.

+ Bốn câu còn lại: Việt Bắc căn cứ địa hào hùng với những tên đất, tên làng gắn liền với những chiến công oanh liệt

(4)

- Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ:

+ Thể thơ lục bát nhịp điệu uyển chuyển vừa trầm hùng vừa tha thiết.

+ Biện pháp so sánh, ẩn dụ thể hiện hình ảnh đoàn quân ra trận mạnh mẽ, phi thường.

+ Hình ảnh, địa danh gần gũi, chân thực gợi những kỉ niệm sâu sắc.

Liên hệ khổ thơ đầu trong bài thơ "Từ ấy".

Nét tương đồng.

“Cả hai đoạn thơ của hai bài thơ đều thể hiện tâm trạng vui mừng, tự hào của người chiến sĩ Cách mạng vì được đứng trong hàng ngũ những người chiến sĩ yêu nước, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì đất nước.

Điểm khác biệt.

- Khổ 1 của bài thơ "Từ ấy" thể hiện cung bậc cảm xúc của người thanh niên khi bắt gặp, giác ngộ và được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Đó là tâm trạng vui mừng, hạnh phúc khi tìm ra ánh sáng soi đường cho mình. Một hồn thơ đang ngập tràn hạnh phúc bởi tìm thấy lẽ sống mới của bản thân khi bắt gặp lí tưởng cộng sản "mặt trời chân lí".

- Đoạn thơ trong bài "Việt Bắc" thể hiện cảm hứng anh hùng ca khi ca ngợi cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc với tình quân dân gắn kết, tinh thần chiến đấu kiên cường, dũng cảm.

Nhận xét sự trưởng thành của hơn thơ Tố Hữu,

- Đó là sự trường thành của người nghệ sĩ từ việc sáng tác văn thơ thể hiện cái tôi của người thanh niên yêu nước đến cái tôi công dân đầy trách nhiệm trước đất nước, trước nhân dân.

- Hai đoạn thơ hay của hai bài thơ còn cho ta thấy sự trường thành của người chiến sĩ từ nhận thức, giác ngộ lí tưởng cộng sản đến hành động chiến đấu vì đất nước vì nhân dân.

=> Sự trưởng thành của hồn thơ Tố Hữu:

-Từ người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cách mạng thành người cán bộ cách mạng.

-Từ một thi sĩ yêu nước trở thành cánh chim đầu đàn của thơ ca cách mạng.

* Kết bài

-Khái quát nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ.

- Khẳng định vai trò của tác giả, tác phẩm trong nền văn học cách mạng Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Anh hùng bàn phím là một thuật ngữ mới xuất hiện trong thời gian gần đây, dùng để chỉ tính chất làm quá, mạnh mồm, nói khoác lác, không giám chịu trách nhiệm

++ Chí biết yêu thương và cũng được yêu thương như con người: tình yêu mộc mạc và sự chăm sóc chân thành của Thị Nở đã làm sống dậy cái bản thiện trong con

Hình tượng những người chiến sĩ, nghĩa sĩ trong Tây Tiên và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đều phải trải qua nhiều đau thương, mất mát, hi sinh: các nghĩa sĩ Cần

++ Hồ Chí Minh đã dẫn chứng chính xác, từ ý tưởng lời văn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp để tạo cơ sở pháp

“Chính vì vậy, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có một vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh và tình cảm của các thế hệ người dân Việt Nam” và

Đối với Nam Cao bản chất tốt đẹp của người nông dân không bao giờ bị mất đi, Chí Phèo sau khi gặp thị Nở, nhận được tình yêu thương từ thị thông qua bát cháo

- Nguyễn Minh Châu được xem là một trong những nhà văn tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học, văn của ông giản dị mà sâu sắc, thấm thía nhiều dư vị

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của Anh/Chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: "...Với họ, quan trọng