• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn - Đề 20 - File word có lời giải chi tiết | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn - Đề 20 - File word có lời giải chi tiết | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Lovebook.vn (Đề thi có 02 trang)

ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019

CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 20 Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:...

Số báo danh:...

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc bài thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:

TỰ SỰ

Dù đục dù trong con sông vẫn chảy, Dù cao dù thấp cây lá vẫn xanh, Dù là người phàm tục hay kẻ tu hành, Cũng phải sống từ những điều rất nhỏ.

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó, Sao ta không tròn ngay tự trong tâm.

Đất ấp ôm những hạt nảy mầm,

Những chồi non tự vươn mình tìm ánh sáng.

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng, Thì chắc gì ta nhận được ra ta.

Ai trong đời cũng có thể tiến xa, Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.

Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy, Không chỉ dành cho một riêng ai?

(Lưu Quang Vũ) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ chính của đoạn văn bản trên.

Câu 2: Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau:

“Đất ấp ôm những hạt nảy mầm, Những chồi non tự vươn mình tìm ánh sáng”.

Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng “Nếu tất cả đường đời đều trơn láng/Thì chắc gì ta nhận được ra ta”.?

Câu 4: Thông điệp nào của đoạn văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa được gợi ra từ hai câu thơ ở phần đọc - hiểu:

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó,

(2)

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm.

Câu 2 (5,0 điểm):

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc, Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Rải rác biên cương mồ viễn xứ, Chiến trường đi chẳng tiếc trời xanh, Áo bào thay chiếu anh về đất,

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

(Trích Tây Tiến - Quang Dũng, SGK Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2008, Tr89)

Cảm nhận về vẻ đẹp của người lính Tây Tiến qua đoạn thơ trên. Từ đó liên hệ đến hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong trận công đồn (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu) để thấy được tinh thần bi tráng của các tác phẩm khi viết về những hi sinh mất mát của người nghĩa sĩ, chiến sĩ chống quân thù.

--- HẾT ---

Thí sinh không được sử dụng tài liệu! Phụ huynh, thầy cô và đồng đội vui lòng không giải thích gì thêm.

Lovebook xin cảm ơn!

CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TỐT!

(3)

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm):

Phong cách ngôn ngữ chính của văn bản: nghệ thuật/ phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Câu 2 (1,0 điểm)

STUDY TIP

Ở câu 2, khi lí giải ý nghĩa của hai câu thơ, trước hết cần hiểu được ý nghĩa của hai hình ảnh Đất và Những chồi non

Ý nghĩa 2 câu thơ

“Đất ấp ôm những hạt nảy mầm, Những chồi non tự vươn mình tìm ánh sáng”.

- Đất – nguồn sống, nguồn dinh dưỡng cho hạt nảy mầm. Nhưng đất không phải của riêng cho một hạt mầm nào.

- Những chồi non: Mầm sống của cây, nhưng muốn phát triển thành cây xanh tốt buộc phải tự vươn lên tìm ánh sáng

→ Mượn câu chuyện về đất và chồi non nhà thơ muốn nhắn nhủ: cuộc sống trong cõi đời này không dành riêng cho một ai mà cho tất cả chúng ta. Hạnh phúc ở quanh ta nhưng không tự nhiên đến. Nếu muốn có cuộc sống tốt đẹp, muốn có hạnh phúc, tự mỗi người phải có suy nghĩ và hành động tích cực; phải nỗ lực vươn lên.

Câu 3 (1,0 điểm):

Tác giả cho rằng:

“Nếu tất cả đường đời đều trơn láng, Thì chắc gì ta nhận được ra ta”.

Bởi vì “Đường đời trơn láng” tức là cuộc sống quá bằng phẳng, yên ổn, không có trở ngại, khó khăn. Con người không được đặt vào hoàn cảnh thử thách; không phải nỗ lực hết mình để vượt qua trở ngại… con người sẽ không có cơ hội để thể hiện mình nên cũng không khám phá và khẳng định được hết những gì mình có; không đánh giá hết ưu điểm của bản thân. Vì thế, chỉ có trải qua thử thách con người mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn.

CHÚ Ý

Có thể lên hệ câu nói của Đặng Thùy Trâm: “Đời người phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”

Câu 4 (0,5 điểm):

Văn bản có nhiều thông điệp ý nghĩa, thí sinh có thể chọn một trong những thông điệp sau:

- Dù là ai, làm gì, có địa vị xã hội thế nào cũng phải sống từ những điều rất nhỏ; biết nâng niu, trân trọng những cái nhỏ bé trong cuộc sống mới có được hạnh phúc lớn lao.

- Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn.

- Muốn có được hạnh phúc phải tự mình nỗ lực vươn lên.

- Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong muốn, biết đòi hỏi nhưng cũng phải biết chấp nhận,

(4)

biết nhìn đời bằng con mắt lạc quan, biết cho đi thì mới được nhận lại.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):

1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận(0,25 điểm):

Cái nhìn lạc quan, tích cực trước cuộc đời 3. Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm):

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận nhưng cần bày tỏ được cái nhìn lạc quan, tích cực trước cuộc đời. Sau đây là gợi ý:

- Giải thích:

+ Cuộc đời méo mó: cuộc đời không bằng phẳng, chứa đựng nhiều ngang trái, trớ trêu, oái ăm, thậm chí là xấu xa, tồi tệ. Vì bản chất cuộc đời là không dơn giản, không bao giờ hoàn toàn chỉ là những điều tốt đẹp. Không nên đòi hỏi sự hoàn hảo.

+ Tâm: là tấm lòng, l tình cảm chân thành.

+ Tròn tự trong tâm: là cái nhìn, thái độ, suy nghĩ đúng đắn của con người, tích cực, lạc quan trước cuộc đời cho dù hoàn cảnh thế nào.

- Bàn luận:

+ Thói đời, con người thường hay chê bai, oán than, cay cú, hậm hực khi cuộc sống không được như mong muốn. Chính cái “chê” ấy nhiều khi khiến cuộc đời trở nên “méo mó” hơn trước mắt chúng ta. Thái độ

“tròn tự trong tâm” là thái độ tích cực, chủ động trước hoàn cảnh. Đây là thái độ sống đúng, làm đúng, không gục ngã trước khó khăn, trước phi lý bất công. Thái độ này sẽ giúp ích nhiều cho cá nhân và xã hội.

+ Con người hoàn toàn có thể thay đổi cuộc sống chỉ cần mỗi cá nhan chủ động, tích cực từ trong tâm.

“Thiên đường” hay “địa ngục” đều do mình quyết định. Câu thơ như một lời nhắc nhở, nêu lên một phương châm sống cho mỗi người trước cuộc đời.

4. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp Tiếng Việt.

5. Sáng tạo (0,25 điểm):

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

STUDY TIP

Ở câu hỏi này, đề bài yêu cầu liên hệ với hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong trận công đồn. Các em lưu ý, trận công đồn là đoạn văn miêu tả khí thế chiến đấu của các nghĩa sĩ Cần Guộc, không phân tích dàn trải cả tác phẩm.

1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25 điểm):

Có đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, liên hệ với hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong trận công đồn

(5)

(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu) để làm nổi bật tinh thần bi tráng của các tác phẩm.

3. Triển khai vấn đề cần nghị luận

Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)

- Quang Dũng thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Thơ Quang Dũng hấp dẫn bởi sự lãng mạn, hồn hậu, phóng khoáng. “Tây Tiến” là bài thơ tiêu biểu của Quang Dũng thể hiện nỗi nhớ về đoàn quân Tây Tiến, về cảnh vật và con người Tây Bắc một thời gian khổ và oai hùng.

- Ở đoạn ba của bài thơ, hình tượng người lính Tây Tiến hiện lên vừa hào hùng, vừa hào hoa, phảng phất bóng hình các tráng sĩ thời trung đại. Ở khía cạnh này, hình tượng người lính Tây Tiến rất gần với hình tượng người nghĩa sĩ trong trận công đồn (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu) bởi cảm hứng chính của các tác giả đều là bi tráng.

b. Cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn thơ của Quang Dũng (2,0 điểm) STUDY TIP

Cần phân biệt giữa yêu cầu phân tích đoạn thơ này một cách thuần túy với phân tích hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ: Ở đây, các em tập trung vào làm nổi bật hình tượng người lính Tây Tiến có những phẩm chất nào?

- 4 câu đầu: Cuộc sống gian khổ, khó khăn và vẻ đẹp tâm hồn người lính

+ 2 câu đầu là bức chân dung người lính hiện lên với những nét vẽ chân thực qua hình ảnh so sánh, tương phản:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

++ Quang Dũng đã không né tránh việc mô tả cuộc sống gian khổ mà người lính phải chịu đựng: Hình ảnh không mọc tóc, quân xanh màu lá là hậu quả của những trận sốt rét rừng, của thiếu lương thực, thiếu thuốc men… Tất cả làm cho mái tóc xanh của các chàng trai trẻ không còn nữa, da xanh như tàu lá. Nhà thơ Chính Hữu trong bài “Đồng chí” cũng từng viết về những trận sốt rét rừng như thế:

Anh với tôi từng cơn ớn lạnh Sốt người vầng trán ướt mồ hôi

++ Tuy vậy, cái vẻ xanh xao vì đót rét, bệnh tật ấy của người lính Tây Tiến, qua cái nhìn của Quang Dũng vẫn toát lên vẻ oai phong, dũng mãnh như những con hổ nơi rừng thiêng: Dữ oai hùm → Bút pháp lãng mãn đã tạo ra cái nhìn xoáy vào bên trong khiến hình tượng người lính hiện lên ốm mà không yếu, khắc khổ mà không tiều tụy.

++ Hai chữ đoàn binh âm Hán Việt đã gợi ra một khí thế nghiêm trang, hùng dũng kết hợp với các thanh trắc rơi vào trọng âm đầu của câu thơ như “tiến”, “mọc tóc” khiến âm hưởng của câu thơ vút lên mạnh mẽ, làm vợi đi ấn tượng xót xa về cuộc sống khó khăn, thiếu thốn.

+ 2 câu sau là vẻ đẹp đậm chất hào hao, lãng mạn của các chàng trai Tây Tiến Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

++ Hình ảnh mắt trừng thể hiện ý chí quyết tâm của người lính Tây Tiến trong nhiệm vụ bảo vệ biên cương, thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình.

(6)

++ Hình ảnh “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” lại là phút giây mơ mộng của tâm hồn trở về mái trường góc phố. Bên trong cái dữ dội, oai hùng của người lính là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khao khát yêu thương. Họ là những chàng trai ra đi khi mới mười tám, đôi mươi, chắc hẳn ai cũng ôm ấp trong tim một bóng hình. Ba chữ dáng kiều thơm gợi vẻ đẹp yêu kiều thanh lịch của các thiếu nữ Hà thành. Đã một thời, với cái nhìn ấu trĩ, người ta cho rằng những câu thơ này là buồn rơi, mộng rớt, ủy mị, tiểu tư sản mà không thấy được rằng nhờ vẻ đẹp ấy của tâm hồn mà người lính có sức mạnh vượt qua mọi gian khổ.

 Quang Dũng đã tạo nên một tương phản hết sức đặc sắc – những con người chiến đấu kiên cường với ý chí sắt thép cũng chính là con người có một đời sống tâm hồn phong phú. Người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi của non sông mà còn rất hào hoa, giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn trái tim họ vẫn rung động trong một nỗi nhớ về dáng kiều thơm, nhớ về vẻ đẹp của Hà Nội – Thăng Long xưa.

- 4 câu thơ sau: Những sự hi sinh mất mát và ý chí quyết tâm của người lính

+ Quang Dũng một lần nữa nhìn thẳng vào những mất mát hi sinh mà người lính phải trải qua:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

++ Từ láy tượng hình rải rác diễn tả hình ảnh những nấm mồ hoang lạnh trải khắp một vùng biên cương tổ quốc. Nếu tách riêng câu thơ ra khỏi đoạn ta có cảm giác đang được chứng kiến một bức tranh với màu sắc xám lạnh, u uất như vọng về từ thời chinh phu tráng sĩ

Hồn tử sĩ gió về ù ù thổi

Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi Chinh phu tử sĩ mấy người Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn

++ Tuy nhiên, cái bi như vợt bớt đi khi tác giả sử dụng ba từ Hán Việt liên tiếp: biên cương – mồ - viễn xứ gợi không khí thiêng liêng, trang trọng, làm nhòe đi nét nghĩa đau thương mà vang về âm thanh hào hùng.

Những nấm mồ hoang lạnh nơi rừng sâu biên giới bỗng trở thành những mộ chí tôn nghiêm vĩnh hằng.

+ Câu thơ tiếp theo vang lên như một lời thề Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. Đó cũng chính là lý tưởng quên mình, xả thân vì Tổ quốc của những chàng trai đô thành này.

+ Sự hi sinh của người lính còn được tráng lệ hóa trong câu thơ Áo bào thay chiếu anh về đất

++ Hình ảnh áo bào thay chiếu thực chất là hiện thực thiếu thốn, gian khổ: tiễn đưa người lính về nơi vĩnh hằng không có cả một chiếc quan tài, thậm chí không cả manh chiếu che thân. Hoàng Lộc trong Viếng bạn cũng đã viết về cảnh tiễn đưa thiếu thốn như thế :

Ở đây không gỗ ván Vùi anh trong tấm chăn Của đồng bào Cửa Ngàn Tặng tôi ngày phân tán.

Chỉ có điều câu thơ của Quang Dũng không dừng lại ở mức tả thực mà đẩy lên thành cảm hứng tráng lệ, hai chữ “áp bào” lấy từ văn học cổ, gợi hình ảnh tấm áo choàng màu đỏ của các dũng tướng ra trận thuở xưa.

++ Nghệ thuật nói giảm, nói tránh anh về đất gợi tư thế ung dung, thanh thản, nhẹ nhõm của người lính khi đón nhận cái chết.

+ Đoạn thơ kết thúc bằng hình ảnh sông Mã gầm lên khúc độc hành. Sự hi sinh của người lính Tây Tiến

(7)

còn lay động đến cả đất trời, khiến dòng sông Mã gầm lên đau đớn, tiếc thương. Trong âm hưởng hào hùng và dữ dội của thiên nhiên, sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng.

 Tây Tiến xứng đáng được xem là một tượng đài kỉ niệm bằng thi ca về đoàn quân Tây Tiến nói riêng về con người Việt Nam nói chung của một thời đại đầy gian lao mà anh dũng.

c. Liên hệ với hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong trận công đồn để thấy được tinh thần bi tráng của các tác phẩm khi viết về sự hi sinh anh dũng của những người nghĩa sĩ, chiến sĩ trong trận chiến chống quân thù (1,0 điểm)

CHÚ Ý Người nông dân nghĩa sĩ trong trận công đồn:

- Bước vào trận chiến với trang bị vũ khí thô sơ, không được đào tạo về binh pháp…

- Họ chiến đấu dũng cảm và giành được thắng lợi bước đầu

- Hình tượng người nghĩa sĩ trong trận công đồn (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc):

+ Họ bị đặt vào một tình huống thử thách: Đất nước có giặc ngoại xâm, triều đình phong kiến đã khoang tay, bỏ mặc. Họ đứng lên chống giặc nhưng tương quan lực lượng không cân sức: giặc được trang bị "tàu sắt tàu đồng", "đạn nhỏ, đạn to", họ chỉ là những người nông dân không có kiến thức gì về trận mạc, chỉ có "một manh áo vải", "một ngọn tầm vông", chỉ có "lưỡi dao phay".

+ Nhưng chính trong tình thế ấy, bản hùng ca của dân tộc đã cất lên. Những người nông dân nghĩa sĩ đã chiến đấu dũng cảm, ngoan cường: Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc như không; Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có…; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt đàu đồng súng nổ… Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rơi đầu quan hai nọ… Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ní hồn kinh…

 Trong văn chương Việt Nam, cho đến thời Nguyễn Đình Chiểu, quả chưa hề có một bức tranh hào hùng như thế về tư thế chiến đấu của người lính áo vải. Người nông dân Cần Giuộc đã đi vào bất tử.

- Nhận xét về tinh thần bi tráng trong hai tác phẩm: Tinh thần bi tráng trong văn học được thể hiện ở việc miêu tả hiện thực không né tránh cái bi tức là cái gian khổ, đau thương, mất mát. Tuy nhiên bi mà không lụy, dù hi sinh mất mát mà vẫn hào hùng, tráng lệ.

+ Khi viết về những người nghĩa sĩ, chiến sĩ các tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Quang Dũng đều không né tránh cái đau thương, mất mát. Hình tượng những người chiến sĩ, nghĩa sĩ trong Tây Tiên và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đều phải trải qua nhiều đau thương, mất mát, hi sinh: các nghĩa sĩ Cần Giuộc thì vào trận với vũ khí thô sơ, thiếu thốn, tuy giành được thắng lợi bước đầu nhưng cuối cùng cuộc khởi nghĩa vẫn bị chìm trong biển máu; người lính Tây Tiến phải chiến đấu trong điều kiện núi rừng hoang lạnh, khắc nghiệt, thiếu lương thực, thuốc men, số chiến sĩ chết vì sốt rét rừng thậm chí còn nhiều hơn số chiến sĩ hi sinh vì bom đạn kẻ thù.

Tuy nhiên, sự hi sinh của các nghĩa sĩ Cần Giuộc hay người lính Tây Tiến đều là sự hi sinh anh hùng, quả cảm, trở thành tấm gương về tinh thần yêu nước, về ý chí nghị lực sống phi thường.

+ Tuy cùng mang tinh thần bi tráng nhưng do thời đại, hoàn cảnh sáng tác khác nhau nên hình tượng người lính Tây Tiến và các nghĩa sĩ Cần Giuộc cũng có những điểm khác biệt:

++ Các nghĩa sĩ Cần Giuộc chiến đấu tự phát, họ chưa được tập hợp thành một lực lượng đông đảo, có tổ

(8)

chức quy mô, bị triều đình phong kiến bỏ mặc. Tính chất tráng ca thể hiện chủ yếu ở tinh thần dũng cảm chiến đấu, lấy ý chí, sức mạnh tinh thần mà vượt qua khó khăn của điều kiện chiến đấu. Đồng thời khi viết về sự hi sinh mất mát và tinh thần chiến đấu của họ, Nguyễn Đình Chiểu đã phê phán mạnh mẽ triều đình phong kiến nhà Nguyễn lúc bấy giờ đã hèn nhát đầu hàng Pháp, đẩy nhân dân ta vào tình cảnh khốn cùng. Người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc tiêu biểu cho những anh hùng chống Pháp buổi đầu.

++ Người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp của những chiến sĩ thời đại cách mạng, họ được giác ngộ, tự nguyện đứng trong một đội ngũ đông đảo, hùng mạnh. Tính chất tráng ca không chỉ biểu hiện ở việc ca ngợi tinh thần chiến đấu dũng cảm mà còn là ở vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa, trẻ trung yêu đời của những chàng trai Hà Nội.

4. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

5. Sáng tạo (0,5 điểm):

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩa sâu sắc về vấn đề nghị luận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Phần II – Câu 1:

- Đoạn văn tham khảo:

Mong ước được sống trong cuộc đời công bằng, hạnh phúc là mong ước thiết tha và chính đáng của mỗi con người. Tuy nhiên cuộc đời vốn không bằng phẳng mà chứa đừng nhiều ngang trái, trớ trêu, oái oăm, thậm chí là xấu xa, tồi tệ. Vì bản chất cuộc đời là không đơn giản, không bao giờ hoàn toàn chỉ là những điều tốt đẹp. Con người thường hay chê bai, oán than, cay cú, hậm hực khi cuộc sống không được như mong muốn. Chính cái "chê" ấy nhiều khi khiến cuộc đời trở nên "méo mó" hơn trước mắt chúng ta. Thay vì việc oán trách và đổ lỗi cho người khác, mỗi người nên tự nhìn nhận lại hành vi của mình để điều chỉnh theo hướng tích cực hơn: khi tham gia giao thông, đừng trách móc những người đi đường vì họ cứ chen lên, lấn chiếm phần đường của mình trong khi chính bản thân mình cũng đang cố gắng tranh mọi khoảng trống trên đường; khi gặp giám thị coi khó trong mỗi kì thi đừng oán trách thầy cô mà hãy xem lại quá trình học tập của mình thế nào mà lại không làm được bài?... Nếu mỗi người đều biết "tròn tự trong tâm" thì chắc chắn cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nhiều. Câu thơ của Lưu Quang Vũ như một lời nhắc nhở, nêu lên một phương châm sống cho mỗi người trước cuộc đời.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Đọc và suy ngẫm kỹ, ta đều thấy rằng vẻ đẹp của hai tâm hồn được thể hiện trong đoạn trích đều là những tâm hồn biết yêu hết mình, đều là những tâm hồn

+ Về nội dung: góp phần thể hiện quan điểm của nhà thơ về tầm quan trọng của nội dung, của bản chất bên trong của mỗi sự vật, sự việc hay con người (trầm,

Nhân sự kiện có ý nghĩa lịch sử này, Tố Hữu viết bài thơ để ôn lại một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, thể hiện nghĩa tình sâu nặng của những người

- Bài thơ Tây Tiến chính là đứa con tinh thần tráng kiện, hào hoa của cuộc đời thi sĩ, thi phẩm ra đời trong một nỗi nhớ cụ thể: Nhớ về đồng đội, những miền đất

Tác giả dùng dồn dập những động từ mạnh, tăng tiến chỉ động tác đắm say: ôm, riết, say, thâu, nhiều danh từ chỉ vẻ đẹp thanh tân, tươi trẻ: non nước, cây,

Đoàn tàu cho Liên và An được mơ ước, khát vọng, tạm phá vỡ cái đặc quánh của bóng tối, hé mở về tương lai, hé mở cho chúng thấy có một thế giới khác ngoài phố

Sự quý giá của thời gian không phải là để giúp chúng ta có thể làm được những điều này, điều nọ,… Có quá nhiều những điều này nọ như thế đủ để cho chúng

Đoạn thơ trích trong bài thơ Sóng là sự bồi hồi của trái tim người con gái đang yêu, là sự nhớ thương, thao thức của một tâm hồn nhiều nhung nhớ.. Bài thơ