• Không có kết quả nào được tìm thấy

VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC "

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)



ibaotucom

VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRƯỜNG THPT BÌNH CHÁNH

TỔ NGỮ VĂN

(2)



ibaotucom

B.TÁC PHẨM

VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC I. TÌM HIỂU CHUNG

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN III. TỔNG KẾT

IV. BÀI TẬP

VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC

A.TÁC GIẢ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU I. CUỘC ĐỜI

II. SỰ NGHIỆP

(3)



ibaotucom

A. TÁC GIẢ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU II.SỰ NGHIỆP THƠ VĂN

1. Những tác phẩm chính

a) Trước khi Pháp xâm lược

 Truyện Lục Vân Tiên

 Dương Từ - Hà Mậu b) Sau khi Pháp xâm lược

 Chạy giặc

 Văn tế Trương Định

 Ngư tiều y thuật vấn đáp

 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc…

3. Nghệ thuật thơ ca

- Văn chương trữ tình đạo đức.

- Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành.

- Đậm đà sắc thái Nam Bộ.

- Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng cao đẹp về nhân cách, ý chí và nghị lực, lòng yêu nước, thương dân, kiên trung, bất khuất.

- Thơ văn là bài ca đạo đức, nhân nghĩa, tiếng nói chiến đấu chống quân xâm lược, là thành tựu nghệ thuật mang đạm sắc thái Nam Bộ .

2. Nội dung thơ văn

- Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa

- Lòng yêu nước, thương dân

(4)



ibaotucom

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài văn viết theo yêu cầu của Đỗ Quang, tuần phủ Gia Định, để tế những nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 16/12/1861.

- Nghĩa quân giết được tên hai Pháp và một số lính thuộc địa, làm chủ đồn hai ngày rồi bị phản công và thất bại. Nghĩa quân hy sinh khoảng 20 người.

Chùa Tôn Thạnh ở ấp Thanh Ba xã Mỹ

Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An

(5)



ibaotucom

I. TÌM HIỂU CHUNG 2. Thể loại và bố cục

Nông dân nghĩa sĩ đánh giặc

a. Thể loại Văn tế: là một loại văn thường gắn với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã mất .

b. Bố cục 4 phần

- Phần 1 (Lung khởi) câu 1-2: Khái quát bối cảnh thời đại và hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ.

- Phần 2 (Thích thực) câu 3-15: Cuộc đời, cảnh chiến đấu anh dũng của nghĩa quân.

- Phần 3 ( Ai vãn) câu 16-23: Lòng thương tiếc và cảm phục trước sự hy sinh của nghĩa quân.

- Phần 4 (Kết) câu 24-30: Ca ngợi linh hồn

bất tử của người nghĩa sĩ.

(6)



ibaotucom

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN PHẦN 1

Khái quát bối cảnh thời đại và hình ảnh người nông dân

nghĩa sĩ

PHẦN 3

Lòng thương tiếc và cảm phục trước sự hy sinh của nghĩa

quân.

PHẦN 2

Cuộc đời, cảnh chiến đấu anh dũng

của nghĩa quân.

PHẦN 4

Ca ngợi linh hồn bất

tử của người nghĩa sĩ.

(7)



ibaotucom

1. PHẦN 1: Khái quát bối cảnh thời đại và hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ

- Súng giặc đất rền:thực dân Pháp xâm lược.

- Lòng dân trời tỏ: tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.

Bối cảnh thời đại:

Với thủ pháp đối lập : súng giặc ><

lòng dân, Nguyễn Đình Chiểu đã

khái quát bối cảnh thời đại khốc liệt:

Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đứng lên chống giặc bằng cả tấm lòng, bằng sức mạnh tinh thần .

Hỡi ôi!

Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ.

Mười năm công vỡ ruộng,…tuy

là mất tiếng vang như mõ.

(8)



ibaotucom

Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ

1. PHẦN 1: Khái quát bối cảnh thời đại và hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ

MM

Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ.

- Mười năm vỡ ruộng / không ai biết đến .

- Một trận đánh Tây / nhiều người biết

 ý nghĩa sống-chết; nhục-vinh được thể hiện rõ qua các vế câu, từ đó khẳng định quan niệm sống cao cả của nghĩa quân : Chết vinh còn hơn sống nhục.

- Khắc hoạ vẻ đẹp của bức chân

dung người nghĩa sĩ Cần Giuộc

xuất thân từ nông dân và khẳng

định sự hy sinh cao cả của họ.

(9)



ibaotucom

2. PHẦN 2: Cuộc đời, cảnh chiến đấu anh dũng của nghĩa quân .

2a. Nguồn gốc xuất thân: - Xuất thân của nghĩa sĩ là những người nông dân cần cù, nhỏ bé. Họ vốn chỉ quen với việc ruộng đồng.

- Họ hoàn toàn xa lạ với trận mạc binh đao, những việc đòi hỏi học hành, rèn luyện công phu.

 Nhấn mạnh sự chọn lựa oanh liệt sẵn sàng chiến đấu của người nông dân trước quân xâm lược bạo tàn để bảo vệ quê hương.

Nhớ linh xưa:

Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó.

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.

Việc cuốc, việc cày, việc bừa,

việc cấy, tay vốn quen làm; tập

khiên, tập súng, tập mác, tập cờ,

mắt chưa từng ngó.

(10)



ibaotucom

2. PHẦN 2: Cuộc đời, cảnh chiến đấu anh dũng của nghĩa quân .

2b. Tình cảm, nhận thức:

- Bắt đầu với tâm trạng lo âu, hồi hộp, chờ đợi : “Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa…”;

sau đó là căm ghét tận xương tủy đến nỗi “muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ”.

- Họ đã có nhận thức đúng đắn về quân thù: “chém rắn đuổi hươu, treo dê bán chó…” và từ đó đã đi đến quyết tâm hành động đúng đắn: “xin ra sức đoạn kình, chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”.

=> Diễn biến tâm trạng cũng như quá trình nhận thức sâu sắc thành

hành động đúng đắn của người nông dân đã được tác giả thể hiện

rất sinh động, súc tích và ấn tượng, khiến chúng ta thêm hiểu và yêu

quý người nghĩa sĩ nông dân nhiều hơn.

(11)



ibaotucom

2.PHẦN 2: Cuộc đời, cảnh chiến đấu anh dũng của nghĩa quân .

2c.Trang bị của nghĩa quân khi vào trận:

+…manh áo vải…

+…ngọn tầm vông...

+… rơm con cúi...

+…lưỡi dao phay…

 Đó là những vật dụng nghèo nàn, thô sơ trong cuộc sống lao động hàng ngày đã trở thành vũ khí để nghĩa quân đánh giặc.

Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi;

trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ.

Hỏa mai đánh bằng rơm con

cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo

kia, gươm đeo dung bằng lưỡi

dao phay, cũng chém rớt đầu

quan hai họ.

(12)



ibaotucom

2. PHẦN 2: Cuộc đời, cảnh chiến đấu anh dũng của nghĩa quân .

Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.

Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh, bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.

2d.Tinh thần chiến đấu của nghĩa sĩ:

…đạp rào lướt tới…

…xô cửa xông vào …

…đâm ngang…chém ngựơc

 Đoạn văn đặc tả khí thế chiến đấu mạnh mẽ, quyết liệt và hy sinh quên mình của nghĩa sĩ trong trận công đồn.

Từ đó, nhà thơ đã tạc lên một bức tượng đài

nghệ thuật về vẻ đẹp hiên ngang, bất khuất,

kiên cường của người nông dân Nam Bộ trong

buổi đầu kháng Pháp.

(13)



ibaotucom

2. PHẦN 2: Cuộc đời, cảnh chiến đấu anh dũng của nghĩa quân .

 Sự tương phản giữa vũ khí, trang bị và tinh thần chiến đấu của người nông dân khi ra trận với súng to, đạn nhỏ của kẻ thù càng làm tăng thêm vẻ đẹp tráng ca của người nghĩa quân áo vải .

 Với hình tượng người nông dân nghĩa sĩ, Nguyễn Đình Chiểu đã

phát hiện và ngợi ca bản chất cao quý tiềm ẩn sau manh áo vải, sau

cuộc đời lam lũ, vất vả của người nông dân chính là lòng yêu nước

và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của họ.

(14)



ibaotucom

3. PHẦN 3: Lòng thương tiếc và cảm phục trước sự hy sinh của nghĩa quân.

Ôi!

Những lăm lòng nghĩa lâu dung;

đâu biết xác phàm vội bỏ.

…Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.

3a. Đối với người nghĩa sĩ

- Tỏ ra thông cảm với cuộc đời lao động âm thầm vất vả của họ trước ngày giặc đến.

- Nhiệt liệt biểu dương tấm lòng “mến nghĩa làm quân chiêu mộ” của họ.

- Đầy hào hứng khi miêu tả chiến công của họ trong trận đánh.

- Đầy xót thương, nuối tiếc khi miêu tả cảnh hy sinh.

- Khẳng định sự bất tử, trường tồn của những

người anh hùng nghĩa sĩ.

(15)



ibaotucom

3. PHẦN 3: Lòng thương tiếc và cảm phục trước sự hy sinh của nghĩa quân.

3b. Đối với những người thân của nghĩa sĩ

- Những người nghĩa sĩ mất đi để lại khoảng trống vắng trong trời đất và trong lòng người

- Mẹ già khóc trẻ thấm vẻ hắt hiu, lều quạnh vắng, ngọn đèn khuya thêm chập chờn, leo lét.

- Người vợ yếu đầy xót xa, dật dờ “ như cơn bóng xế”.

=> Câu văn giàu tính gợi hình, gợi cảm, tác giả như hình ảnh hóa,

cụ thể hóa nỗi đau đớn, mất mát của gia đình tử sĩ để ta dễ dàng

đồng cảm cùng cảm xúc và tâm trạng của họ.

(16)



ibaotucom

4.PHẦN 4: Ca ngợi linh hồn bất tử của người nghĩa sĩ.

Ôi!

Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ.

Binh tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé, ai làm nên bốn phía mây đen…

Hỡi ôi thương thay!

Có linh xin hướng.

• Nguyễn Đình Chiểu thông cảm sâu sắc với sự mất mát to lớn của nghĩa sĩ.

• Sự mất mát đó càng có giá trị sâu sắc khi tố cáo tội ác chiến tranh mạnh mẽ.

• Sự cảm phục và ngợi ca trước ý chí chiến đấu và hy sinh của người nông dân nghĩa sĩ.

• Khẳng định sự bất tử của người nghĩa sĩ trong

lòng dân tộc.

(17)



ibaotucom

III. TỔNG KẾT

2. Nghệ thuật:

- Bài văn tế là một thành tựu xuất sắc về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.

- Kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực.

- Ngôn ngữ vừa trang trọng vừa dân dã, bình dị, mang đậm sắc thái Nam Bộ.

1. Nội dung:

- Tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc.

- Xây dựng nên bức tượng đài bất tử về người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc.

- Lần đầu tiên trong nền văn học Việt Nam người

nông dân có mặt ở vị trí trung tâm với tất cả vẻ

đẹp bi tráng của tấm lòng dũng cảm chiến đấu hy

sinh vì Tổ quốc.

(18)



ibaotucom

IV. BÀI TẬP

Đề 1: Anh/ chị hãy phân tích vẻ đẹp của hình

tượng người nông dân nghĩa sĩ trong Văn tế

nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.

(19)



ibaotucom

IV. BÀI TẬP

Đề 2a: Bức ảnh này gợi

cho anh/chị nhớ đến

câu chuyện bi hùng

nào trong lịch sử dân

tộc? Hãy chia sẻ ngắn

gọn bằng lời câu

chuyện đó.

(20)



ibaotucom

IV. BÀI TẬP

Đề 2b: Cũng như người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc anh hùng trong trận công đồn năm xưa, những người lính trong bức tượng đài này đã cùng nắm chặt tay nhau bảo vệ lá cờ Tổ quốc thiêng liêng của dân tộc. Họ đã tạc nên “Vòng tròn bất tử” trong lòng Mẹ Việt Nam.

Câu chuyện của người nông dân nghĩa sĩ

buổi đầu chống Pháp trong bài Văn tế nghĩa

sĩ Cần Giuộc và hành động của những người

lính quả cảm, anh hùng mà bức tượng đài trên

khắc tạc đã gợi cho anh/chị cảm xúc và suy

nghĩ gì? Hãy chia sẻ điều đó bằng một đoạn

văn.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam: cần cù, đoàn kết và ngay thẳng

- Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước CMT8 qua tình cảnh của LH: nghèo túng, không có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con

Phẫu thuật nội soi ổ bụng ít ảnh hưởng đến chức năng hô hấp sau mổ hơn so với phẫu thuật mổ mở, năm 1996 Karayiannakis tiến hành nghiên cứu so sánh chức năng phổi sau

2.Kiến thức: HS hiểu được ý nghĩa của bài ca dao: lao động vất vả trên ruộng đồng , những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.. 3.Thái độ:

tưởng về cuộc đời vất vả, lam lũ của người cha; tình cảm ấy chi phối mạnh khiến cho các yêu tố tự sự, miêu tả đầy xúc động và gợi cảm. Tình cảm là chất keo gắn kết các yếu

Bài 1: Tìm một số thành ngữ tương ứng với chuyện: Ếch ngồi đáy giếng.. Bài 2: Tình huống xảy ra trong tiết học Văn khi các

Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn nói về một người do có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công.... Trong tr ườ ng em, ai

(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội - 1983) Từ ý nghĩa văn bản trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về