• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 7 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 7 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ SỐ 7 BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề



I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: "Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!".

Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai cười nói:

- Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt.

- Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè... Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao lại họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.

Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh...

(Dẫn theo http://www.simonhoadalat.com/giaoducgd/SongDep/2013–

2014/09 Trai tim hoan hao.htm) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Nêu chủ đề của văn bản trên và đặt nhan đề cho văn bản.

(2)

Câu 3. Trong cuộc sống, có phải lúc nào ước mong của cụ già về một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi đều trở thành hiện thực hay không?

Câu 4. Hãy nêu quan niệm riêng của anh (chị) về một trái tim hoàn hảo.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu ra ở phần Đọc hiểu: Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại.

Câu 2. (5,0 điểm)

Thơ hay là thơ giản dị, xúc động, ám ảnh. Để đạt được một lúc ba điều ấy đối với các thi sĩ vẫn là điều bí mật.

Hãy giải thích ý kiến trên của nhà thơ Trần Đăng Khoa và hãy làm rõ quan niệm thơ ca ấy qua phân tích đoạn thơ sau của nhà thơ Xuân Diệu:

Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt...

Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm.

(Trích Vội vàng, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, trang 22 - 23) HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

(3)

Câu 1. – Phương thức biểu đạt chính là tự sự. Vì văn bản kể lại một câu chuyện tương đối hoàn toàn chỉnh về nội dung và hình thức.

Câu 2. – Chủ đề của văn bản trên là: Trái tim con người chỉ có thể đẹp nhất khi đó là trái tim biết yêu thương và san sẻ yêu thương.

– Nhan đề cho văn bản: Trái tim hoàn hảo/ Trái tim đẹp nhất/ Trái tim yêu thương...

Câu 3. – Trong đời sống không hẳn lúc nào ước muốn một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi của cụ già đều trở thành hiện thực.

Bởi lẽ, trái tim hoạt động theo cơ chế riêng của nó, không ai có thể ép buộc hay khuyên nhủ, chỉ khi trái tim thấy yêu thương thì nó mới san sẻ.

Câu 4. – Nêu quan niệm của bản thân và cơ sở của quan niệm đó.

– Đây là câu hỏi mở, do vậy mỗi người sẽ có những suy nghĩ và quan niệm riêng. Dưới đây là một gợi ý:

+ Theo tôi, một trái tim hạnh phúc là một trái tim biết yêu thương và được yêu thương. Là khi trái tim ấy trao đi và nhận lại một phần tương ứng. Nhưng nếu không được như vậy, một trái tim bao dung sẽ vẫn thấy hạnh phúc vì nó sẽ nhận lại được sự bù đắp từ những trái tim nhân hậu và đồng cảm khác.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) HS tham khảo nội dung dướỉ đây đê viết đoạn văn:

1. Giải thích

– Tình yêu là bản chất của trái tim con người. Tình yêu là sự trao và nhận yêu thương, sự quan tâm, ân cần. Tình yêu có biết bao cung bậc, nhưng thường thì khi trao tình yêu, người ta mong được đáp lại. Nhưng tình yêu không hẳn lúc nào cũng công bằng như thế, có người trao đi và không nhận lại gì. Nhưng người ta trao đi và chẳng cần được đáp lại.

2. Lí giải

– Vì sao chỉ có người trao và không cần nhận lại?

+ Vì trái tim hoạt động theo quy luật của riêng nó, không phụ thuộc vào lí trí, nên đôi khi người trao biết là không thể ép buộc dự đền đáp tình yêu.

+ Vì có những tình yêu cao thượng, không trông chờ ở sự đáp lại.

3. Dẫn chứng

– Tình yêu thương bố mẹ trao cho con cái.

– Tình cảm ân cần, sẻ chia dành cho những người có hoàn cảnh, điều kiện khó khăn.

– Tình cảm dành cho điều thực sự yêu thích và đam mê.

– Sự quan tâm chân thành: như sự san sẻ mà Cuba và Tổng thống Phidel Castro dành cho Việt Nam trong lúc ta gặp khó khăn.

(4)

4. Bàn luận

– Tuy vậy, tình cảm cần chân thành phù hợp. Có những tình cảm cần từ hai phía như tình yêu nam nữ, tình bạn. Nó chỉ có một bên trao thì không thể có được một tình cảm đẹp.

5. Biện pháp

– Bồi dưỡng tâm hồn, trái tim để biết yêu thương, sẻ chia mà không phải lúc nào cũng cần được đáp lại.

Câu 2. (5,0 điểm) 1. Mở bài

– Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu và tuổi trẻ. Ông được mệnh danh là ông hoàng của thi ca tình yêu. Trước Cách mạng, với hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió, Xuân Diệu đã chính thức trở thành nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới (Hoài Thanh). Bài thơ Vội vàng nằm trong tập Thơ thơ là bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ tình yêu của Xuân Diệu viết về mùa xuân, tuổi trẻ.

– Đoạn thơ ta sắp phân tích sau đây là đoạn thơ thể hiện quan niệm nhân sinh của Xuân Diệu về thời gian và tuổi trẻ và niềm khao khát được sống mãnh liệt, sống có ý nghĩa, sống hết mình với mùa xuân tuổi trẻ, thời gian cuộc đời:

Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già ...

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiêu hôm.

2. Thân bài

2.1. Giải thích ý kiến

 Đâu là vẻ đẹp của thơ? Thế nào là thơ hay? Những câu hỏi đó không phải bao giờ cũng được trả lời một cách đầy đủ và cũng không dễ có sự thống nhất ở tất cả mọi người. Các nhà nghiên cứu, các nhà thơ tùy theo từng góc độ, họ có cách nhìn, cách lí giải riêng. Nhà thơ Trần Đăng Khoa, người làm thơ từ lúc còn bé, qua nhiều năm sáng tác đã đóng góp một ý kiến về thơ. Thế nào là thơ hay?

a. Thơ hay là thơ giản dị

– Cái cốt lõi của thơ ca không nằm ở sự chải chuốt ngôn ngữ mà nó đọng lại ở bề sâu cảm xúc.

– Giản dị không chỉ là một yêu cầu mà còn là một phẩm chất của thơ hay cần có. Cái giản dị của thơ có thể ví như duyên ngầm ở một cô gái đẹp, không cần trang sức quý giá, không cần trang điểm mà vẫn có sức thu hút.

(5)

– Giản dị theo quan điểm này là ở ngôn ngữ, hình ảnh, cách viết.

b. Thơ hay là thơ xúc động

– Thơ là sự bộc lộ thế giới nội tâm sâu sắc ở người sáng tác và khi thi sĩ đã sống hết mình với những rung động, cảm xúc thì những vui buồn, âu lo, khát vọng… của người làm thơ mới động chạm đến trái tim của nhiều người, tiếng nói trữ tình trong thơ mới có thể trở thành nỗi lòng thầm kín của mọi người.

– Thơ hay là thơ có sức truyền cảm chân thành và mãnh liệt nhất.

c. Thơ hay là thơ ám ảnh

– Sự ám ảnh của thơ được tạo bởi những ấn tượng mạnh mẽ nhất mà hình thức và nội dung thơ đã để lại trong tâm hồn người đọc.

– Những ấn tượng, xúc cảm mãnh liệt của thơ hay không phải được tạo bởi cường độ của bão lũ, không phải ở những xúc động nhất thời. Thơ hay, sau khi đọc xong, người đọc vẫn day dứt khôn nguôi về tình đời, tình người mà thi sĩ băn khoăn, trăn trở và kí thác trong thơ mình.

2.2. Phân tích đoạn thơ a. Khái quát

– Bài thơ Vội vàng nằm trong tập Thơ thơ, xuất bản năm 1938 là bài thơ tiêu biểu của tập thơ nói riêng, của hồn thơ Xuân Diệu nói chung. Vội vàng là một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu. Bài thơ thể hiện tập trung sở trường của Xuân Diệu trong việc bộc lộ cái tôi và cách cảm nhận thiên nhiên, sự sống. Cả bài thơ thể hiện một nhân sinh quan mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Đoạn thơ ta phân tích nằm ở phần giữa của bài thơ Vội vàng. Ở đoạn này thi sĩ tập trung thể hiện quan niệm về thời gian.

– Thời gian trong thi ca trung đại là thời gian tuần hoàn, nghĩa là thời gian được hình dung như một vòng tròn liên tục tái diễn, hết một vòng lại quay về điểm xuất phát, cứ trở đi rồi trở lại mãi mãi. Mà đã là vòng tuần hoàn thì thời khắc, thời đoạn có ra đi thì cũng quay trở về.

Quan niệm thời gian tuần hoàn xuất phát từ cái nhìn tĩnh có phần siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ để làm thước đo thời gian.

– Cách thức trình bày của Xuân Diệu là chống đối, tranh cãi lại quan niệm xưa; đồng thời bộc bạch quan niệm của mình bằng một cảm xúc sôi nổi cuồng nhiệt, nghĩa là một dạng ý thức triết học đã thấm nhuần cảm xúc. Đoạn thơ (từ câu 14 đến câu 29) với giọng tranh – luận, biện bác, nhịp điệu sôi nổi, khẩn trương và những câu thơ đầy mĩ cảm về cảnh sắc thiên nhiên đã chứa đựng cảm nhận về thời gian của thi sĩ. Xuân Diệu đã phủ định trực tiếp quan niệm thời gian tuần hoàn bằng một câu thật dứt khoát: Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn.

=> Như vậy, Xuân Diệu lựa chọn cho mình một quan niệm khác thời gian tuyến tính.

Nghĩa là thời gian được hình dung như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không trở lại. Vì

(6)

thế mỗi khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Cho nên tâm trạng nhân vật trữ tình mới có thoáng nỗi buồn và nỗi hoài nghi.

b. Nội dung phân tích

b1. Xuân Diệu quan niệm thời gian tuyến tính xuất phát từ cái nhìn động:

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.

– Con người thời trung đại hình như yên trí với quan niệm thời gian tuần hoàn với cái chu kì bốn mùa, cũng như cái chu kì ba vạn sáu ngàn ngày của kiếp người. Xuân Diệu nhìn cuộc đời bằng con mắt xanh non biếc rờn nhưng cũng không tránh khỏi những hoài nghi, mất mát.

Điều thi sĩ sợ nhất là tuổi trẻ qua đi, tuổi già mau tới bởi thời gian là tuyến tính nên thời gian như một dòng chảy mà mỗi một khoảnh khắc qua là mất đi vĩnh viễn.

– Cách dùng cặp từ đối lập trong hai câu thơ: "tới – qua", "non – già" đã cho người đọc thấy được sự cảm nhận rất đỗi tinh tế của thi nhân về bước đi của thời gian. Thời gian như dòng chảy không ngừng nghỉ. Cái ta đang có cũng là cái ta đang mất, trong hiện tại đã có quá khứ và hé mở tương lai.

b2. Xuân Diệu lấy sinh mệnh cá thể của mình làm thước đo thời gian. Tức là lấy quỹ thời gian hữu hạn của cuộc đời mình (sinh mệnh cá thể) ra để đo đếm thời gian trong vũ trụ. Thậm chí thi sĩ lấy quãng ngắn nhất, giàu ý nghĩa nhất trong sinh mệnh của con người là tuổi trẻ để làm thước đo:

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật Không cho dài thời trẻ của nhân gian Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.

– Chữ "xuân" được điệp đi điệp lại cả năm đến sáu lần (trong ba câu đầu đã có tới năm lần).

Xuân ấy vừa là xuân của đất trời vừa là xuân của cuộc đời, của tuổi trẻ. Mỗi lần nhắc lại là mỗi lần ta bắt gặp cái ngậm ngùi của thi nhân. Xuân của thiên nhiên thì còn mãi mà xuân của đời người đã hết thì tôi cũng mất. Dù lòng yêu có rộng đến bao nhiêu thì lượng trời vẫn cứ chật. Nên tuổi trẻ nhân gian không thể dài thêm mãi. Ở đây, hệ thống từ ngữ, hình ảnh được đặt trong thế tương phản đối lập cao độ: "tới – qua", "non – già", "rộng – chật", "xuân tuần hoàn – tuổi trẻ chẳng hai lần", "còn – chẳng còn" để làm nổi bật tâm trạng nuối tiếc thời gian,

(7)

cuộc đời. Vũ trụ có thể vĩnh viễn, mùa xuân rồi cũng tuần hoàn nhưng tuổi xuân của con người chỉ có một lần, đã qua là qua mãi. Cho nên Xuân Diệu đã nồng nhiệt phủ định:

Nói làm chỉ rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

– Thước đo thời gian của thi sĩ là tuổi trẻ. Tuổi trẻ một đi không trở lại chẳng hai lần thắm lại thì làm chi có sự tuần hoàn! Trong cái mênh mông của đất trời, cái vô tận của thời gian, sự có mặt của con người thật là ngắn ngủi, hữu hạn. Nghĩ về tính hạn chế của kiếp người, Xuân Diệu đã đem đến một nỗi ngậm ngùi thật mới mẻ:

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.

+ Đọc hai câu thơ, ta cảm nghe rất rõ tiếng thở dài bất lực của thi nhân. Ta nghe rõ cả cái bâng khuâng, nuối tiếc của nhà thơ phả vào đất trời. Dường như trước mắt người đọc là cả một trời tiếc nuối.

+ Tâm trạng ấy của Xuân Diệu ta cũng bắt gặp trong bài thơ Giục giã:

Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn Vừa xịch gối chăn mộng vàng tan biến Dung nhan xê động sắc đẹp tan tành Vàng son đang lộng lẫy buổi chiều xanh Vừa ngoảnh lại cả lầu chiều đã vỡ.

=> Phải chăng vì quá yêu mến tuổi trẻ mà từ sự nuối tiếc ấy, thi nhân đã thức nhọn giác quan để sống toàn tâm, toàn ý, sống toàn hồn mà: "say", "thâu", "hôn", "cắn" cho kì hết những hương nồng của tuổi trẻ?

b3. Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận đầy tính mất mát. Mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát lớn lao. Sự tàn phai không chỉ đến khắp sông núi mà còn ở tùng cá thể. Và thời gian trôi đi sẽ khiến cho cái nhan sắc thiên nhiên diệu kì này bước vào độ tàn phai. Một sự tàn phai không thể nào tránh khỏi:

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt.

– Đây là hai câu thơ thể hiến rất rõ cách cảm nhận tinh vi về thời gian của Xuân Diệu. Cảm nhận ấy không chỉ bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng cả khứu giác "mùi tháng năm", cả vị giác "vị chia phôi". Mỗi khoảnh khắc đang rời bỏ hiện tại để trở thành quá khứ được hình dung như một cuộc chia lìa. Khoảnh khắc nào cũng là một chia lìa, một mất mát. Và dòng thời gian được nhìn như một chuỗi vô tận của những mất mát, chia phôi. Cho nên, thời gian thấm đẫm hương vị của sự chia lìa. Dậy lên đó đây khắp không gian là lời than thở tiễn biệt

(8)

khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt. Nó là lời thở than của vạn vật, là không gian đang tiễn biệt thời gian, mà sâu xa hơn là mỗi sự vật thời gian đang ngậm ngùi tiễn biệt một phần đời của chính nó.

– Những phần đời của sinh mệnh cá thể đang ra đi không thể nào cưỡng lại, nó tạo nên sự trôi chảy không ngừng, tạo nên sự phôi pha, phai tàn của từng cá thể:

Con gió xinh thì thào trong lá biếc Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

+ Gió đùa trong lá không phải là những âm thanh của thiên nhiên tươi vui của mùa xuân, mà là lời "thì thào" về nỗi hờn giận, buồn thương. Gió phải chia tay với cây lá mà bay đi; chim chóc trên cây đang ca hát rộn ràng chào xuân bỗng ngừng bặt, chẳng phải có sự đe dọa nguy hiểm nào, mà chỉ vì chúng buồn tiếc cho mùa xuân sắp trôi qua.

+ Thế là chẳng riêng gì Xuân Diệu mà cả vạn vật trong thiên nhiên cũng nhận thức về cái quy luật nghiệt ngã, cái một đi không bao giờ trở lại của thời gian ấy. Có phải vậy mà Xuân Diệu đưa ra một quyết định hợp lí cho mình và cho tất cả mọi người: "tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân".

b4. Kết thúc đoạn thơ là một tiếng thốt:

Chẳng bao giờ, ôi! Chảng bao giờ nữa Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm.

– Thi sĩ bỗng thốt lên lời than. Tiếc nuối, lo lắng và chợt tỉnh vì mùa chưa ngả chiều hôm, nghĩa là vẫn còn trẻ trung, chưa già. Lên đường! Phải vội vàng, phải hối hả mau đi thôi. Câu cảm thán với cách ngắt nhịp biến hóa làm nổi bật nỗi lòng vừa lo lắng băn khoăn vừa luống cuống tiếc rẻ, bâng khuâng.

– Thế đấy, không thể buộc gió, không thể tắt nắng, cũng không thể cầm giữ được thời gian, thì chỉ có cách thực tế nhất là chạy đua với thời gian, là phải tranh thủ sống. Xưa kia, Nguyễn Trãi viết trong chùm Thơ tiếc cảnh:

Xuân xanh chưa dễ hai phen lại Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên.

Những vần thơ của Nguyễn Trãi giúp ta cảm nhận sắc điệu trữ tình trong Vội vàng về màu thời gian, về sắc thời gian, về tuổi trẻ. Cũng qua đó để hiểu thêm về lòng ham sống đến nhiệt cuồng của nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới.

2.3. Đánh giá chung về quan niệm thời gian

(9)

– Cách cảm nhận về thời gian như vậy xét đến cùng là xuất phát từ ý thức sâu xa về giá trị của sự sống cá thể. Mỗi khoảnh khắc trong đời mỗi người đều vô cùng quý giá, chính vì một khi đã mất đi là vĩnh viễn mất đi! Quan niệm ấy khiến cho con người biết quý từng giây phút của đời mình. Và người ta biết làm cho mỗi khoảnh khắc của đời mình cần phải tràn đầy ý nghĩa. Có như thế mới là biết sống. Đây là cơ sở sâu xa của thái độ sống vội vàng.

– Rõ ràng toàn bộ quan niệm, thái độ về thời gian tuyến tính phải sống vội vàng cho cuộc đời tuy ngắn ngủi nhưng tràn đầy ý nghĩa, đã thể hiện rất tích cực, rất đáng trân trọng của tư tưởng Xuân Diệu.

2.4. Nhận xét về nghệ thuật

– Sử dụng phép điệp ngữ, điệp cấu trúc; giọng điệu thơ sôi nổi nhưng không tạo được niềm vui vì không che giấu sự nuối tiếc, xót xa, hờn dỗi (nói làm chi, nếu, tiếc...).

– Hệ thống từ ngữ, hình ảnh được đặt trong thế tương phản đối lập cao độ.

– Tất cả đã tạo nên một đoạn thơ hay và giàu ý nghĩa mang đậm dấu ấn Xuân Diệu.

3. Kết bài

– Tóm lại, đoạn thơ thể hiện tâm trạng nuối tiếc thời gian và cuộc đời của một nhà thơ vốn khao khát sống, sống mãnh liệt hết mình. Qua đoạn thơ, người đọc thêm trân trọng quan niệm nhân sinh mới mẻ, tích cực, cảm xúc chân thành của một tâm hồn nghệ sĩ luôn cháy bỏng niềm yêu cuộc sống. Nói như Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh: Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có một quan niệm nhân sinh mới mẻ chưa thấy trong thơ ca truyền thống.

– Đoạn thơ trong Vội vàng đã đạt được một lúc ba điều: giản dị, xúc động, ám ảnh. Theo Trần Đăng Khoa thơ đạt được ba điều đó một lúc, đối với thi sĩ vẫn là điều bí mật. Qua đoạn thơ trên, người đọc dường như đã khám phá được đôi điều trong sự bí mật ấy. Làm thơ cốt là sự giãi bày những buồn vui, khao khát một cách chân thành nhất, vẻ đẹp của thơ không phải ở sự trang điểm lòe loẹt cho ngôn từ; thơ hay, thơ đẹp ở sự xúc động chân thành của tình cảm, ở nỗi day dứt, ám ảnh khôn nguôi mà thơ ca để lại nơi người đọc khi nói về những vấn đề hàm chứa nhiều ý nghĩa triết lí nhân sinh và đạt đến chiều sâu của giá trị nhân bản.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Mỗi nhà văn đều có một phong cách nghệ thuật độc đáo trong việc thể hiện hình tượng các dòng sông, giúp người đọc có những cái nhìn phong phú, đa dạng về

Hình ảnh ấy đưa chúng ta liên tưởng truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, truyện đã để lại trong lòng người đọc, một hình ảnh khó quên đó là nhân vật

– Bài thơ cũng là bản tình ca đã khắc họa hết thảy mọi cung bậc tình cảm của tác giả hay nói đúng hơn là giữa kẻ ở – người đi, giữa nhân dân đồng bào Việt Bắc

– Miêu tả, kế chuyện về một dòng sông, một vùng đất thuộc miền Tây của Tổ quốc, Nguyễn Tuân đã thể hiện sự hiểu biết sâu rộng, một tình yêu tha thiết bao la

– Qua nhân vật Mị, ta thấy Tô Hoài là một nhà văn tài năng khi đưa cuộc đời Mị sang trang mới, bắt đầu một ngày mới tươi đẹp sau "giấc ngủ mê" dài

Từ những lời tự hát tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Sở dĩ bài thơ đi cùng năm tháng là bởi: Sóng đã thể hiện được một tình

Với giá trị hiện thực, với thành công trong việc xây dựng nhân vật để thể hiện tư tưởng nội dung tác phẩm như đã phân tích ở trên thì truyện ngắn Vợ chồng A

– Bốn câu thơ trên là hình ảnh không khí đêm lễ hội tưng bừng hòa hợp với ánh sáng lung linh và tâm hồn trẻ trung, yêu đời của các chiến sĩ Tây Tiến thì