• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 18 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 18 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ SỐ 18 BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề



I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện theo yêu cầu:

Tháng 8 – 2011, một cô sinh viên người Hàn Quốc đã viết thư cho báo Tuổi trẻ thể hiện sự "không hiểu nổi" về việc chẳng thấy những người đến căng tin của Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP. HCM) khi đó chịu xếp hàng. Ngay lập tức diễn đàn về văn hóa xếp hàng được mở ra, nhiều người thấy chuyện kì cục đó và đã có một vài nơi người ta biết xếp hàng. Nhưng hơn bốn năm sau, việc xếp hàng đang khiến nhiều người nghĩ rằng đó chỉ là trào lưu, qua từng đợt rồi đâu lại vào đó. Đến những nơi công cộng hiện nay, nỗi sợ hãi vô hình của nhiều người vẫn là cảnh chen lấn, giành chỗ.

Một nhà báo sống tại Pháp có thẻ VIP khi đi máy bay kể lại cảnh “ấn tượng” tại một số sân bay ở Việt Nam: "Mặc dù được ưu tiên không phải xếp hàng làm thủ tục nhưng cảnh chen lấn thiếu ý thức từ những vị khách VIP cũng luôn xảy ra. Có lần tôi làm thủ tục ở quầy, chỉ có vài khách đang đợi đến lượt. Vậy mà một ông từ đâu xộc tới chen vào trước chỗ tôi đứng với vẻ mặt tỉnh queo. Cô nhân viên phải nhắc nhở anh ta mới chịu lùi xuống xếp hàng.

Nhưng thái độ thì không có gì là mắc cỡ. Có vẻ như đó là thói quen của vị khách VIP này...

Thậm chí có người còn cảm thấy băn khoăn với suy nghĩ tử tế chỉ có thiệt thòi, có người thì xem những chuyện không tử tế chẳng liên quan gì đến mình, chuyện thiếu tử tế lại nhiều hơn.

Trong cuộc sống có những điều đơn giản nhất mà đôi khi ta lại quên đi. Hãy biết làm những chuyện tử tế nhỏ để gom góp lại những chuyện tử tế lớn.

(Theo http://nghiadungkarate.com.vn. Đâu rồi, chuyện tử tế?

Nguyễn Nghĩa, báo Tuổi trẻ) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên.

Câu 2. Vấn đề xã hội nào được đề cập trong đoạn văn? Tác giả thể hiện thái độ gì khi bàn về vấn đề này.

Câu 3. Anh (chị) hãy đề xuất một vài biện pháp để nâng cao ý thức của mọi người trong vấn đề được tác giả đề cập đến trong đoạn trích.

Câu 4. Qua câu văn: Thậm chí có người còn cảm thấy băn khoăn với suy nghĩ tử tế chỉ có thiệt thòi, có người thì xem những chuyện không tử tế chẳng liên quan gì đến mình, chuyện thiếu tử tế lại nhiều hơn. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về điều đó.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

(2)

Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến: Tử tế là mạch sống tình người đừng làm nó chết.

Câu 2. (5,0 điểm) Theo Tô Hoài viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật, đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc.

Hãy trình bày ý kiến về quan niệm trên và làm sáng tỏ quan niệm đó bằng sự hiểu biết về giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. – Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên là phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu 2. – Vấn đề xã hội được đề cập trong đoạn văn: chuyện xếp hàng ở những nơi công cộng.

– Tác giả thể hiện thái độ khi bàn về vấn đề này:

+ Khó chịu khi thấy mọi người (có cả những khách được trao thẻ VIP) cũng không có thói quen này.

+ Sợ hãi mỗi khi phải đến những nơi công cộng và phải chứng kiến thói quen không chịu xếp hàng mà chen lấn, xô đẩy, giành chỗ của một số người.

Câu 3. Anh (chị) hãy đề xuất một vài biện pháp để nâng cao ý thức của mọi người trong vấn đề được tác giả đề cập đến trong đoạn văn.

– Áp dụng cách mà nhiều nơi (như bệnh viện) đã từng làm: lấy số thứ tự và ngồi chờ đến lượt.

– Nâng cao ý thức bằng cách tuyên truyền, nêu gương điển hình ở mọi nơi, mọi lúc.

Câu 4. Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản khi viết đoạn văn. Dưới đây là một số gợi ý:

– Đồng tình vì:

+ Khi những chuyện chen lấn, giành chỗ diễn ra ở hầu khắp những nơi công cộng mỗi ngày đi ra đường, chúng ta đều phải chứng kiến những hiện tượng như vậy, thì việc kiên nhẫn đứng xếp hàng sẽ khiến chúng ta trở nên ngớ ngẩn, lạc loài, và sẽ không bao giờ đạt được thành công, sẽ không làm được việc.

+ Đứng giữa đám đông hỗn loạn, chen lấn xô đẩy, chúng ta không còn cách nào khác là phải chen chân, giành giật. Đó là sự lựa chọn duy nhất.

– Phản đối vì:

+ Nếu ai cũng chen lấn xô đẩy và giành giật thì sẽ tạo ra cảnh hỗn loạn, mất trật tự an ninh, thậm chí xảy ra mâu thuẫn, xô xát.

(3)

+ Xếp hàng cũng là một cách để mang lại sự công bằng: ai đến trước được trước. .

+ Nếu mình là người đã từng có hành vi đẹp, có văn hóa thì hãy làm thường xuyên, liên tục và nhắc nhở mọi người cùng làm theo để xã hội ngày càng văn minh hơn.

– Đề xuất ý kiến đúng đắn:

+ Cần nâng cao văn hóa xếp hàng nơi công cộng để cuộc sống tốt đẹp hơn.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) HS tham khảo nội dung dưới đây để viết đoạn văn:

1. Mở đoạn

– Tạo hóa cho mỗi người một cái mồm để nói điều mình nghĩ, chứ không phải để nói điều

"người khác" nghĩ. Nếu chúng ta mãi nói dối, tôn vinh những giá trị ảo và không thật thì chúng ta góp phần vào duy trì những điều dối trá và tệ hại trong xã hội. Để cuối đời khi gần đất xa trời mới thấy hận vì mình không dám sống thật là mình. Như vậy, hơn lúc nào như lúc này, hãy khởi đầu việc sống tử tế bằng cách nói những điều thật lòng.

– Dẫn ý kiến: Tử tế là mạch sống tình người, đừng làm nó chết.

2. Giải thích

– Sống tử tế là sống tốt với chung quanh, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ mọi người, không chỉ biết đến cá nhân mình. Sống tử tế từ những cái nhỏ nhặt, bình thường nhưng có khả năng góp phần tạo nên lối sống đẹp.

– Tử tế là mạch sống tình người, đừng làm nó chết là thể hiện qua những việc làm tử tế, không loại trừ những việc tưởng như nhỏ nhặt nhất, nhiều việc tử tế nhỏ góp lại thành việc tử tế lớn, làm phục hồi những giá trị đạo đức chân chính, hướng tới xây dựng một cộng đồng xã hội tốt đẹp.

3. Phân tích và chứng minh

– Sống tử tế là cách sống vừa nhạy cảm, vừa năng động, vừa thích dấn thân:

+ Nhạy cảm với những bất công, cảm thông với những nỗi đau, năng động với các việc nghĩa, dấn thân vào các công việc đáng làm. Tất cả chỉ vì một tấm lòng: không thê thờ ơ, bàng quan, lãnh cảm, an phận thủ thường, hay vô tích sự.

+ Nhờ phẩm chất này, người tử tế luôn năng động, tìm kiếm các việc nghĩa để góp phần xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

– Sống tử tế sẽ không để cuộc sống của mình trôi qua một cách uổng phí và tiếc nuối:

+ Với lòng nhiệt huyết, việc nặng thành nhẹ, việc lớn thành nhỏ, việc khó thành bình thường. Nhiệt huyết vì việc nghĩa là sức sống bùng cháy, mãnh liệt như mặt trời không ngừng sự chiếu soi.

(4)

+ Với nhiệt huyết, ta mở ra cho mình các cánh cửa cơ hội của việc tốt, việc nghĩa, việc có giá trị. Nhờ đó, cuộc sống này tăng thêm gia vị tình người.

– Người tử tế nào cũng có đức tính cao thượng, bao dung, độ lượng:

+ Người cao thượng, không trói tâm mình vào danh vọng, lợi dưỡng, phục vụ cho cái tôi và phe nhóm mình.

+ Nói theo đức Phật, người tử tế với tâm cao thượng là người vì phúc lợi, vì an lạc, vì lợi ích cho số đông. Với phẩm chất cao thượng, người tử tế sống rất dung dị, gần gũi với cuộc sống, không ngừng nỗ lực phụng sự và đóng góp.

– Sống tử tế còn bao hàm nhiều phẩm chất cao quý khác như chính trực, can đảm, hy sinh, tận tụy... Lòng tử tế như một quặng mò, biết khai thác sử dụng sẽ làm cho nó trở nên có giá trị hơn.

4. Đánh giá và mở rộng

– Sống tử tế là rất cần thiết đối với cuộc sống mỗi người. Trở thành một người rộng lượng và đối xử tử tế với người khác không dễ dàng nhưng không phải là bất khả thi. Nếu quyết tâm đủ lớn và kiên trì thay đổi bản thân, bạn sẽ thấy mọi người đối xử với mình khác hẳn ngày xưa.

– Ai cũng có cơ hội làm được những việc tử tế nếu thường xuyên nghĩ đến nó, đến môi trường sống chung quanh chúng ta... Và luôn tâm niệm trong mình rằng: phải biết đồng cảm với người khác. Hãy hiểu rằng tất cả mọi người ai cũng đều có những khó khăn vất vả mà họ đang phải tranh đấu. Học cách chấp nhận. Hãy ngăn những phán xét tiêu cực, luôn tạo nên bầu không khí thoải mái cho người khác và cho phép họ được trở nên khác biệt.

– Hãy biết yêu thương. Tình yêu thương sẽ giúp bạn cảm thấy đồng cảm với người khác hơn và khiến cho cuộc sống bạn luôn đầy ắp sự ấm áp và ngập tràn tình yêu. Những gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim. Nuôi dưỡng lòng vị tha. Sự tha thứ sẽ giúp bạn thanh thản hơn khi biết bỏ qua những lỗi lầm của người khác.

– Cần phê phán một thực tế: trong xã hội vẫn còn biết bao những việc không tử tế.

5. Bài học nhận thức và hành động

– Sống tử tế là một ý thức sống cao đẹp thể hiện nét đẹp truyền thống văn hóa từ ngàn đời của dân tộc ta. Tất cả chúng ta không ít thì nhiều đều được hưởng sự tử tế hay ân huệ của cuộc đời. Phải chăng đây là lúc ta cần phải quan tâm hơn nữa đến biểu hiện thiết thực của sống tử tế?

– Hãy tập làm người tử tế trong im lặng. Đừng đi quanh và nói với thế giới rằng: Tôi đang cố làm người tử tế, bạn có cảm nhận được không? Bởi mục đích của bạn là lan tỏa sự thanh

(5)

thản trong tâm hồn mình đến người khác chứ không phải khoe khoang những việc tốt bạn đang làm và chờ người khác nhớ ơn.

– Tử tế là mạch sống tình người, đừng làm nó chết. Câu nói đầy triết lí. Sự tử tế mang con người đến gần với nhau hơn, đó là phẩm chất cao quý của con người. Vì vậy, bạn hãy lan tỏa thiện tâm của mình để góp phần xây dựng cuộc sống muôn phần giá trị hơn.

– Hãy trở thành người tử tế để không phải sống cuộc đời trong vô cảm, vô tình, vô tâm, vô ơn, vô nghĩa. Tử tế là mạch sống tình người, đừng làm nó chết đi. Hãy hít thở sự tử tế. Hãy sống với sự tử tế.

Câu 2. (5,0 điểm)

1. Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề nghị luận

– Hương Phủ sa của đời phải chăng là nhụy hoa xây đắp hình tượng nghệ thuật? Trên dải đất hình chữ S có một mảnh đất nơi địa đầu của Tổ quốc – hoang vu và ngút ngàn nhưng lại là cảm hứng của biết bao văn nhân thi sĩ. Lật lại vài trang sách ta thấy lấp lánh hồn Tây Bắc trong trang thơ Chế Lan Viên, dòng Đà giang Bắc độc lưu trong trang văn Nguyễn Tuân...

Đằm sâu trong vẻ đẹp đó ta làm sao có thể quên được Tô Hoài – cây bút ngược dòng về miền Tây Bắc để lưu dấu tên tuổi của mình ở xứ thiêng liêng rừng núi hóa anh hùng (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên) với tập Truyện Tây Bắc.

– Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mà nhà văn Tô Hoài đã dành nhiều tài năng và tâm huyết để xây dựng. Truyện được trích từ tập Truyện Tây Bắc (1953) của Tô Hoài. Trong chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng miền Tây Bắc (1952), Tô Hoài đã có dịp sống, cùng ăn, cùng ở với đồng bào các dân tộc miền núi, chính điều đó đã giúp Tô Hoài tìm đựợc cảm hứng để viết truyện này. Tô Hoài thành công trong Vợ chồng A Phủ không chỉ do vốn sống, tình cảm sống của mình mà còn là do tài năng nghệ thuật của một cây bút tài hoa. Theo Tô Hoài viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật, đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc.

2. Giải thích nhận định của Tô Hoài

– Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật có nghĩa là mỗi người cầm bút luôn phải tâm niệm phải trung thực với sự thật với cuộc sống. Xứ mệnh của văn chương nói riêng và các loại hình nghệ thuật khác nói chung là phản ánh hiện thực và cuộc sống một cách khách quan và bởi thế nhà văn là người đi tìm và truyền tải những sự thật đó. Quá trình nói ra sự thật ấy thực sự không phải tầm thường, mỗi người nghệ sĩ luôn luôn phải đấu tranh – cái đấu tranh trong tư tưởng, tiềm thức để khước từ mọi thứ nghệ thuật dối trá, thoát li cuộc sống.

Như Nam Cao từng nói nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối...

(6)

– Đã là sự thật thì không tầm thường quả thật trong văn chương "sự thật" dù đau khổ, tăm tối và nghiệt ngã đến đâu thì vẫn luôn là sự thật, là những hạt vàng giấu kín trong cuộc đời và luôn đáng được trân trọng. Cái khó của người nghệ sĩ là làm sao biến những sự thật tưởng như tầm thường nghiệt ngã đó trở thành những điều đáng quý trong tâm tư người đọc.

– Và cho dù phải đập vỡ thần tượng trong lòng người đọc – người nghệ sĩ cũng phải luôn luôn trung thành với con đường tìm ra những giá trị đích thực của cuộc đời.

 Câu nói trên đề cập đến quá trình sáng tác văn học. Khi bản chất của văn học là phản ánh hiện thực khách quan thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ, thì xứ mệnh của người cầm bút trước tiên là phải phản ánh đúng hiện thực trung thành với cuộc sống. Nghệ thuật thoát li cuộc đời như cánh diều đứt dây, và người nghệ sĩ nếu rời bỏ nguyên tắc ấy dù câu từ có chắt lọc tinh vi đến đâu thì tác phẩm họ làm ra cũng như cái vỏ bọc bên ngoài hời hợt và dối trá.

3. Bình luận câu nói của Tô Hoài

– Câu nói trên quả thực rất sâu sắc và thấm thía đã đề cập đến đúng bản chất của văn chương và công việc của người nghệ sĩ.

– Nhà văn là người giúp người đọc đi tìm những sự thật cuộc đời. Vì văn chương là cuộc sống, nghệ thuật không thể xa rời thực tại. Người nghệ sĩ luôn cần có một thế giới quan sâu sắc, bắt nguồn từ những tư tưởng, suy nghĩ hướng đến cuộc đời, hướng đến những điều chân thật.

– Sự thật đôi khi nghiệt ngã nhưng chính cái nghiệt ngã đó làm cho văn chương trở nên không tầm thường. Nghệ thuật chỉ là những tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than (Nam Cao). Nhà văn chân chính luôn đi tìm sự thật và phản ánh sự thật đó bằng con mắt tinh tế của người nghệ sĩ, vì vậy, dù người đọc xót xa khi một hình tượng bị sụp đổ ngay trước mắt vẫn rơi lệ cảm động vì những điều đáng quý chỉ tìm thấy nơi sự thật và cuộc đời, con người. Họ trong quá trình tìm ra sự thật ấy biết đau cái đau của cuộc đời, biết thương cái lầm than của con người, từ đó lan tỏa tình thương từ trang văn tới nhiều trái tim bạn đọc khác. Điều này giải thích tại sao có những tác phẩm viết về nỗi đau (Đoạn trường tân thanh) vẫn có thể bám sâu trong tâm hồn bạn đọc dù thời gian có qua đi.

– Nghệ thuật giả dối dễ dàng an ủi người đọc nhưng thiếu cái tâm thanh thản, thiếu mảnh đất cuộc đời để lớn lên.

4. Chứng minh

 Dưới đây là phần tham khảo về giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ:

Vợ chồng A Phủ được trích từ tập Truyện Tây Bắc (1953). Tập truyện này đã từng được nhận giải Nhất giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam (1954 – 1955). Vợ chồng A Phủ là

(7)

một thành công nghệ thuật xuất sắc của Tô Hoài sau Cách mạng, là thành tựu của văn học kháng chống Pháp, đồng thời là tác phẩm tiêu biểu về đề tài miền núi.

Trước Cách mạng Tô Hoài cũng đõ từng viết về đề tài miền núi nhung chưa thành công và chỉ từ sau chuyến đi thực tế Tây Bắc nhà văn mói thật sự khẳng định mình là một trong những cây bút xuất sắc viết về đề tài miên núi. Chính vì vậy truyện ngắn Vợ chồng A Phủ còn là kết quả của sự chuyển biến về tư tưởng, về độ chín muồi của nhà văn khi viết về miền núi.

Vợ chồng A Phủ viết về sự đổi đờòi của đôi vợ chồng người H'Mông từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân cuộc đời mới. Nổi bật lên trong tác phẩm là hai hình tượng nhân vật Mị và A Phủ, qua hai nhân vật này người đọc thấy được giá trị hiện thực của ngòi bút Tô Hoài.

Vợ chồng A Phủ là bức tranh xã hội miền núi sau Cách mạng tháng Tám. Ngòi bút của Tô Hoài khá toàn diện khi tác giả phản ánh cả bộ mặt giai cấp thống trị và đời sống nhân dân lao động bị áp bức. Cha con nhà thống lí Pá Tra là hiện thân của tội ác giai cấp thống trị miền núi. Chúng duy trì chế độ lang đạo thổ ti chế độ chúa đất từ thời trung cổ vô cùng tàn bạo.

Trong chế độ ấy giai cấp thống trị có quyền chiếm đoạt ruộng đất bóc lột sức lao động, đánh đập hành hạ, thậm chí giết những người bị chúng biến thành nô lệ. Chỉ cần nhìn vào cảnh xử kiện, đánh đòn phạt vạ A Phủ cũng đủ thấy sự tham lam tàn bạo của những tên chúa đất miền núi. Và cũng chỉ cần nhìn vào cảnh A Sử trói Mị một cách lạnh lùng tàn nhẫn cũng đủ thấy sự vô lương tâm đến mất hết tính người của giai cấp thống trị.

Khi A Sử biết Mị định đi chơi hắn đã lấy cả một thúng sợi đay trói đứng Mị vào cột. Trói xong Mị, A Sử thản nhiên lấy chiếc thắt lưng xanh thắt ra ngoài áo, thản nhiên tắt đèn, thản nhiên khép cửa lại thật lạnh lùng không suy nghĩ. Tính mạng con người trong nhà thống lí Pá Tra rẻ mạt đến thế là cùng.

Bên cạnh sự tàn bạo về cường quyền giai cấp thống trị còn duy trì sự tàn bạo của thần quyền, hủ tục trình ma đã tước đi cả sự sống những khát vọng giải thoát ở những con người lao động bị áp bức. Bằng việc miêu tả cái bóng ma vô hình của giai cấp thống trị cột chặt chế độ nô lệ của những người lao động trong ngục tù của cường quyền và thần quyền. Giá trị hiện thực cơ bản của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là sự phản ánh toàn diện sâu sắc đời sống người dân lao động bị áp bức qua hai nhân vật chính Mị và A Phủ.

Bức tranh về đời sống tăm tối đến nghẹt thở của người dân lao động được phản ánh qua số phận Mị và A Phủ trong thời gian ở Hồng Ngài.

Mị vốn là một cô gái H'Mông xinh đẹp, nết na, Mị có tài thổi lá cũng hay như thổi sáo. Cô như bông hoa ban rừng ngát hương làm say đắm bao chàng trai nhưng chỉ vì một món nợ truyền kiếp Mị trở thành dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra. Cô bị bóc lột sức lao động tàn

(8)

nhẫn trở thành con trâu con ngựa trong nhà thống lí. Thậm chí còn khổ hơn cả kiếp đời trâu, ngựa. Vì con trâu con ngựa làm còn có lúc đêm đến nó còn được đứng nhai cỏ hoặc gãi chân chứ đời người đàn bà con gái trong nhà thống lí thì làm việc không kể ngày đêm. Không những bị bóc lột sức lao động, Mị còn bị đánh đập hành hạ thật tàn nhẫn ngày Tết Mị không được đi chơi còn bị A Sử trói đứng trong buồng tối.

Cùng với sự đày đọa về thể xác Mị còn bị chà đạp về tinh thần. Bị áp bức quá nặng nề người con gái giàu sức sống khi nào giờ đây trở thành người phụ nữ cam chịu. Dưới ngòi bút của Tô Hoài căn buồng Mị ở được miêu tả như một ngục thất tinh thần nó làm Mị mất khái niệm về thời gian, không gian. Mị suốt ngày lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở lâu trong cái khổ Mị đã quen rồi, Mị tưởng mình là con trâu con ngựa trong nhà thống lí, Mị trở thành công cụ lao động biết nói mà không dám nói.

Cũng giống như Mị, A Phủ mang số phận của một nông nô miền núi. A Phủ vốn là một chàng trai mồ côi tuy khỏe mạnh nhưng nghèo nên không lấy được vợ. A Phủ vốn là chàng trai của núi rừng tự do không chỉ khỏe chạy nhanh như ngựa mà còn có tài săn bắn, biết đúc lưỡi cày, lưỡi cuốc, bẫy hổ săn bò tót rất bạo. Chỉ vì A Phủ đánh con quan để bảo vệ cuộc vui xuân của trai bản mà A Phủ bị bắt về đánh phạt vạ. A Phủ bị hành hạ một cách nhục hình cởi trần quỳ để chịu đòn, trong khi bọn thống trị ăn chơi phè phỡn. Vì không có tiền nộp phạt A Phủ đã bị biến thành kẻ đi ở không công với lời nguyền độc địa của thống lí Pá Tra lúc trình ma: Đời mày, đời con mày tao cũng bắt thế nếu không trả hết nợ. Cũng như Mị, A Phủ bị cường quyền, thần quyền tước đoạt đi cả sức sống. Một chàng trai như A Phủ mà tự đi đào lỗ chôn cọc, tự đi lấy dây trói, lấy cọc về để thống lí Pá Tra trói mình để đợi ngày chết khô chết héo thật đúng là tính mạng con người vô cùng rẻ mạt, A Phủ trở thành vật thế mạng cho con bò đã bị hổ ăn thịt.

Có thể nói Mị và A Phủ là hiện thân những đau khổ của người dân miền núi trước Cách mạng và qua số phận họ là bức tranh về đời sống tăm tối đến nghẹt thở của nhiều người lao động bị áp bức.

Qua số phận Mị và A Phủ từ khi trốn khỏi Hồng Ngài đến Phiềng Sa, nhà văn đã phản ánh quá trình đấu tranh từ tự phát đến tự giác của người dân miền núi. Lúc đầu Mị và A Phủ chạy trốn cái chết nhưng sau đó lại đến với cách mạng, ở Vợ chồng A Phủ Tô Hoài còn phản ánh một hiện thực cơ bản nữa trong xã hội hiện thực lúc bấy giờ. Đó là sự vùng lên đấu tranh, là nguyện vọng hướng tới cách mạng của người dân lao động nghèo khổ.

Là tác phẩm của nền văn học cách mạng, giá trị hiện thực của Vợ chồng A Phủ được nâng lên một tầm cao so với văn học hiện thực phê phán trước đó. Nếu văn học hiện thực phê phán trước Cách mạng chủ yếu thể hiện nhu cầu khát vọng hạnh phúc, khát vọng giải phóng con

(9)

người thì văn học cách mạng còn khẳng định khả năng con người có thể thực hiện những nhu cầu, những khát vọng ấy. Nếu điểm mạnh của văn học hiện thực phê phán là ở sự mổ xẻ phân tích lí giải hiện thực thì văn học cách mạng không chỉ lí giải mà còn góp phần cải tạo hiện thực. Mị và A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài trong một đêm mùa đông giá lạnh của cuộc đời để đến với một mùa xuân mới tràn đầy hạnh phúc. Trốn khỏi Hồng Ngài tới Phiềng Sa là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Mị và A Phủ từ thân phận nô lệ họ đã trở thành chủ nhân của cuộc đời từ "'thung lũng đau thương" họ đã ra tới "cánh đồng vui".

Với giá trị hiện thực, với thành công trong việc xây dựng nhân vật để thể hiện tư tưởng nội dung tác phẩm như đã phân tích ở trên thì truyện ngắn Vợ chồng A Phủ xứng đáng nhận giải Nhất về văn xuôi văn học kháng chiến chống Pháp. Một tác phẩm văn học có giá trị là một bức tranh chân thực về đời sống và ý nghĩa thực sự của nó là góp phần nhân đạo hóa con người. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là một tác phẩm như vậy.

5. Đánh giá

– Tác phẩm Vợ chồng A Phủ đã từng được dựng thành phim; từ địa hạt văn học Vợ chồng A Phủ đã bước sang cả lĩnh vực điện ảnh điều đó chứng tỏ ngoài giá trị văn chưong tác phẩm này còn có tác dụng xã hội thiết thực nó góp phần vào việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng. Một chính sách mang tinh thần nhân đạo và cách mạng: giải phóng những người lao động bị áp bức bóc lột, giải phóng sức sống bị các thế lực tàn bạo dã man trói buộc vì hạnh phúc và sự phát triển của các đồng bào dân tộc miền núi để người miền núi cũng như người miền xuôi, người thiểu số cũng như người Kinh đều hòa nhập trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

 Đa tình: Ngay từ đầu bài tuỳ bút, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có một cảm nhận rất độc đáo về sông Hương trong mối quan hệ với thành phố của nó- đó là quan hệ

Câu 2.– Nội dung chính của đoạn thơ: tình cảm yêu mến của tác giả đối với truyện cổ dân gian, cảm nhận thấm thía về bài học làm người ẩn chứa trong những truyện

Đây còn là hình ảnh những đóa hoa li-la tím (Tử Đinh Hương) của người đời tưởng niệm Lor-ca, cũng có thể hiểu là muôn đóa hoa của sự sống đang nảy nở từ

– Ý thức sâu sắc của Trương Ba về việc tình trạng sống như thế cũng gây ra vô vàn đau khổ, phiền toái cho những người thân (vợ, con trai, con dâu, cháu gái);

Đoàn tàu không làm thay đổi cuộc sống nơi phố huyện nhưng sự xuất hiện của nó đủ để lại niềm khao khát cho những con người nơi đây chừng ấy người trong bóng tối

Từ đó, liên hệ với nhân vật thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Ngữ Văn 11, tập một, NXB Giáo dục, 2017) để thấy điểm gặp gỡ trong quan niệm

+ Về nội dung: góp phần thể hiện quan điểm của nhà thơ về tầm quan trọng của nội dung, của bản chất bên trong của mỗi sự vật, sự việc hay con người (trầm,

Câu 2: Phân tích vẻ đẹp biểu trưng của rừng xà nu trong tác phẩm cùng tên. Liên hệ với chuyến tàu đêm trong truyện ngắn Hai đứa trẻ để thấy nét đặc sắc của