• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 2 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 2 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ SỐ 2 BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề



I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Có bao giờ bạn tự hỏi giá trị thực của cuộc sống không? Tại sao cả đời người, chúng ta cứ mê mải đi tìm, trăn trở suy nghĩ về ý nghĩa và giá trị của nó?

Phải chăng …

Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích.

Cuộc sống là một đường chạy vượt rào, nếu ta không cố gắng ta sẽ không thể vượt qua bất kỳ rào cản nào.

Cuộc sống là một đường chạy nước rút, nếu ta không cố gắng ta chỉ là người chạy cuối cùng.

Cuộc sống là một đường chạy tiếp sức, biết giúp đỡ nhau chúng ta sẽ chiến thắng.

Vậy cuộc sống của bạn là đường chạy nào?… Hay là tất cả?...

(Dẫn theo http://khotangdanhngon.com/danh–ngon–cuoc–song) Câu 1. Phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên là gì?

Câu 2. Xác định biện pháp tu từ trong đoạn trích trên?

Câu 3. Anh (chị) hiểu câu: Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích là như thế nào?

Câu 4. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Cuộc sống là một đường chạy vượt rào, nếu ta không cố gắng ta sẽ không thể vượt qua bất kì rào cản nào.

Câu 2. (5,0 điểm)

Cùng tái hiện về vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận, mỗi nhà thơ lại có cách khám phá, thể hiện riêng.

Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng viết:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

(2)

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu viết:

Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

Nêu cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ trên.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. – Phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên là phương thức nghị luận.

Câu 2. – Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên là: ẩn dụ, so sánh.

Câu 3. Câu cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích nghĩa là:

– Cuộc sống luôn phải phấn đấu không ngừng.

– Nhịp sống luôn trôi chảy nếu không chịu cố gắng, ta sẽ là người tụt hậu.

Câu 4. – Nội dung chính của đoạn trích trên là bàn về giá trị thực của cuộc sống.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)

HS tham khảo nội dung dưới đây để viết đoạn văn:

1. Giải thích

– Đường chạy vượt rào nghĩa là trên đường chạy có những rào chắn, đòi hỏi sức bật để vượt qua. Có vượt qua được những rào cản mới về được đến đích.

 Cách nói hình ảnh, có ý nghĩa biểu tượng: nói về con đường đời với những tính chất và yêu cầu, đòi hỏi khác nhau, song có một điểm chung là con người luôn phải cố gắng nỗ lực hết sức, bằng khả năng của bản thân và kết nối với mọi người, để chúng ta đến được một cái đích, đạt được một mục tiêu nào đó đã đặt ra.

2. Bàn luận, mở rộng vấn đề

– Có thể khẳng định: đường đời của chúng ta không thể chỉ là một trong những con đường trên mà phải là sự tổng hợp linh hoạt của cá bốn con đường, tùy từng chặng, từng giai đoạn khác nhau của cuộc đời.

– Dù ở chặng nào, điều quan trọng và cần thiết để chúng ta vượt qua và chiến thắng là:

+ Sự cố gắng nỗ lực của bản thân.

+ Sự đoàn kết, chung sức, hợp lực với những người khác

(3)

Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng là những đường chạy, những cuộc đua, những cái đích hữu hạn, hữu hình. Nhưng cuộc sống luôn đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng bền bỉ để có những cuộc "về đích" thật ngoạn mục.

– Phê phán:

+ Những người không nỗ lực, cố gắng trên hành trình sống...

+ Những người dựa dẫm, ỷ lại vào người khác...

3. Bài học nhận thức và hành động

– Từ nhận thức đúng đắn về đường đời và điều kiện, sức mạnh để đến đích, mỗi người xác định được ý thức và hành động để mỗi chặng đường đời của mình đều có thể gặt hái nhiều thành công, sự sống nhiều giá trị và ý nghĩa...

Câu 2. (5,0 điểm) 1. Mở bài

– Trong nền thơ Việt Nam, có rất nhiều bài thơ đặc sắc, gợi nhiều cảm xúc trong lòng người đọc, đem lại những giá trị bền vững. Hai trong số đó là Tây Tiến của Quang Dũng và Việt Bắc của Tố Hữu.

– Hai bài thơ là nỗi nhớ của các tác giả về một thời kì kháng chiến gian khổ mà nghĩa tình.

Trong nỗi nhớ ấy, hình ảnh những người ra mặt trận hiện lên rất chân thực mà hào hùng. Vẻ đẹp ấy được thể hiện rõ trong hai đoạn thơ:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Và:

Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp diệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

2. Thân bài

2.1. Làm rõ đối tượng thứ nhất

a. Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm Tây Tiến

– Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài (thơ, văn, nhạc, họa), cũng là một người lính, sống một đời lính oanh liệt, hào hùng. Quãng đời ấy đã trở thành cảm hứng đặc sắc trong thơ ông. Bài thơ Tây Tiến viết về người lính, về những chàng trai chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh – người lính Tây Tiến.

(4)

– Tây Tiến là một đơn vị bộ đội thành lập đầu năm 1947. Thành phần chủ yếu là thanh niên trí thức Hà Nội. Nhiệm vụ của binh đoàn là phối hợp với bộ đội Lào, đánh tiêu hao lực lượng địch ở Thượng Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào. Sau một thời gian hoạt động ở Lào, đoàn quân Tây Tiến trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52. Năm 1948, nhà thơ Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, không bao lâu, ông nhớ đơn vị cũ sáng tác bài thơ này.

b. Phân tích đoạn thơ

– Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ, nhớ về đồng đội và địa bàn hoạt động của đoàn quân, nhớ về vùng đất nơi mà bước chân hào hùng của đoàn binh Tây Tiến đã đi qua – Tây Bắc. Vùng đất đó với thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ và thơ mộng, trữ tình, vùng đất ấy với những con người tài hoa, duyên dáng và nghĩa tình.

b1. Nội dung của đoạn thơ

– Trên nền cảnh ấy là hình ảnh người lính Tây Tiến. Họ hiện lên thật ấn tượng với những nét ngoại hình khác thường và vẻ đẹp phẩm chất hào hùng, hào hoa đáng kính:

Tây Tiến đoàn bình không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

+ Ngòi bút của nhà thơ Quang Dũng đã chọn được những nét tiêu biểu để khắc họa gương mặt chung của cả đoàn quân nhưng ông cũng không hề né tránh hiện thực.

+ Hình ảnh đoàn binh không mọc tóc không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng mà nét vẽ này xuất phát từ một hiện thực trong cuộc sống của người lính Tây Tiến: họ phải cạo trọc đầu để giảm bớt những bất tiện trong sinh hoạt ở rừng và để tạo thuận lợi trong đánh trận; có khi những cái đầu "không mọc tóc" kia là hậu quả của những trận sốt rét liên miên nơi rừng thiêng nước độc. Và dù hiểu theo cách nào thì đó cũng là hình ảnh gợi lên sự gian khổ thiếu thốn, khắc nghiệt của chiến tranh.

+ Tuy nhiên với cách diễn đạt độc đáo của Quang Dũng, người lính Tây Tiến hiện lên không tiều tụy, nhếch nhác mà kiêu dũng, ngang tàng. Nói về họ, Quang Dũng vẫn dùng từ "đoàn binh" – gợi cảm giác về một đội ngũ đông đảo, hừng hực khí thế.

+ Nghệ thuật đảo ngữ trong câu thơ trên đã nhấn mạnh vào hình tượng trung tâm của bài thơ:

đoàn binh Tây Tiến. Cụm từ "không mọc tóc" cho thấy người lính chủ động không mọc tóc, không cần mọc tóc chứ không phải do tóc không mọc lên được. Hình ảnh "quân xanh màu lá"

ở đây có thể hiểu là màu xanh áo lính hay màu xanh của lá ngụy trang khiến cho cả đoàn quân xanh màu lá. Nhưng theo mạch thơ có lẽ còn nên hiểu đây là câu thơ miêu tả gương mặt xanh xao, gầy yếu vì sốt rét rừng, vì cuộc sống kham khổ. Ở đây, cách diễn đạt của Quang Dũng khá tinh tế khi miêu tả đoàn quân "xanh màu lá" chứ không phải xanh xao, người lính

(5)

do đó mà như hài hòa cùng với thiên nhiên, ốm mà không yếu, ốm mà vẫn trẻ trung, vẫn tràn đầy sức sống.

+ Đặc biệt, kết hợp từ "dữ oai hùm" gợi cho người đọc thấy trên gương mặt xanh xao, gầy ốm của người lính vẫn toát lên vẻ dữ dội, kiêu hùng của những con hổ nơi rừng thiêng. Dường như, ở miền đất hoang sơ, bí ẩn có bóng hổ rình rập, đe dọa với "cọp trêu người" thì người lính cũng có "oai hùm" dữ dội, uy nghi để chế ngự và chiến thắng.

 Liên hệ mở rộng: Những cơn sốt rét rừng ấy không chỉ có trong thơ Quang Dũng mà còn để lại dấu ấn đau thương trong thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Thơ ca thời kì kháng chiến khi viết về người lính thường nói đến căn bệnh sốt rét hiểm nghèo:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

(Đồng chí – Chính Hữu) Giọt giọt mồ hôi rơi

Trên má anh vàng nghệ Anh vệ quốc quân ơi Sao mà yêu anh thế.

(Cá nước – Tố Hữu) Sau này Phạm Tiến Duật nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ cũng viết về căn bệnh sốt rét rừng của những người lính bằng những vần thơ tê tái:

Nơi thuốc súng trộn vào áo trận Cơn sốt rừng đi dọc tuổi thanh xuân.

(Trường ca sư đoàn – Phạm Tiến Duật) + Từ Hán Việt "đoàn binh" thay cho đoàn quân khiến cho hình ảnh những người lính này luôn ở trong đội hình chiến đấu, đội hình hành quân vội vã, họ mang dáng dấp của hình ảnh:

Quân đi điệp điệp trùng trùng (Việt Bắc – Tố Hữu). Họ đã đạp bằng gian khổ, thiếu thốn để chiến đấu vì lí tưởng chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.

– Bên cạnh phẩm chất hào hùng, những người lính Tây Tiến còn là những tâm hồn hào hoa, lãng mạn:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

+ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới là đôi mắt thao thức về quê hương Hà Nội, về một "dáng kiều thơm" trong mộng. Mộng và mơ gửi về hai phía của chân trời: "biên giới" và "Hà Nội".

Hình ảnh "mắt trừng" gợi nhiều liên tưởng: "mắt trừng" là mắt mở to nhìn thẳng về phía kẻ thù với chí khí mạnh mẽ, thề sống chết với kẻ thù. Nhưng đôi mắt mở trừng mà gửi mộng

(6)

qua biên giới đó là đôi mắt của niềm khao khát hòa bình, khao khát về sự yên bình trên quê hương. Đó cũng là đôi mắt đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

+ Người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi của non sông mà giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn trái tim họ vẫn rung động, nhớ nhung về vẻ đẹp của Hà Nội: đó có thể là phố cũ, trường xưa... hay chính xác hơn là nhớ về bóng dáng của những người bạn gái Hà Nội yêu kiều, diễm lệ. Đó chính là động lực tiếp thêm sức mạnh để họ vững vàng tay súng, sẵn sàng cống hiến, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu lí tưởng cao đẹp:

Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

+ Dù nhiệm vụ chiến đấu đang khẩn trương, con đường hành quân vội vã, điều kiền chiến đấu gian khổ nhưng không hề đánh mất tâm hồn trong trẻo, trẻ trung, lãng mạn của họ. Có giây phút nào đó, trái tim họ vẫn rạo rực yêu đương, khát vọng hạnh phúc lứa đôi. Đó là tình cảm đột xuất, còn nhiệm vụ chiến đấu mới là thường trực. Họ có lúc đã mơ về, nhớ về người thầm thương trộm nhớ, người yêu nơi quê nhà, nhớ quê, nhớ nhà. Trước khi lên đường đi chiến đấu, họ cũng đã từng là những con người bình thường, những học sinh, sinh viên hồn nhiên, bình dị và trẻ trung mà!

+ Thơ ca chống Pháp cũng đã có nhiều nhà thơ nói về nỗi nhớ bất chợt đến với người lính như thế. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi cũng đã rạo rực với nhịp đập con tim mình:

Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.

(Đất nước – Nguyễn Đình Thi) nhà thơ Chính Hữu cũng đã viết: Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính (Đồng chí). Hồng Nguyên thì cồn cào, da diết trong thẳm sâu:

Ba năm rồi gửi lại mái lều tranh Luống cày đất đỏ

Tiếng mõ đêm trường Ít nhiêu người vợ trẻ

Mòn chân bên cối gạ0 canh khuya.

(Nhớ – Hồng Nguyên) b2. Nghệ thuật của đoạn thơ

– Bốn câu thơ trên được viết bằng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn, đậm chất sử thi.

Nhà thơ đã khắc họa thành công hình tượng những con người phi thường trong những hoàn cảnh khó khăn của cuộc kháng chiến.

(7)

– Quang Dũng đã kết hợp hài hòa cách sử dụng từ Hán Việt với từ thuần Việt, sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật: tương phản, ẩn dụ khiến cho hình ảnh người lính Tây Tiến ở đây mang tinh thần chung của cả thời đại chống Pháp.

– Thái độ, tình cảm của tác giả: yêu thương, trân trọng, cảm phục và kính trọng đồng đội – những người hùng của thời đại.

2.2. Làm rõ đối tượng thứ hai

a. Giới thiệu tác giả và tác phẩm Việt Bắc

– Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị và khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn khá đậm nét. Ông viết nhiều về các sự kiện chính trị, lịch sử. Một trong những bài thơ thể hiện rất rõ cảm hứng và đặc điểm nghệ thuật của Tố Hữu là bài thơ Việt Bắc.

– Tác phẩm viết về những kỉ niệm nơi chiến khu Việt Bắc gian khổ mà hào hùng, sâu đậm nghĩa tình. Trong những đoạn thơ đầu tác phẩm, những kỉ niệm đó được viết bằng giọng điệu tâm tình, ngọt ngào trong hình thức như đôi lứa chia tay mà nhớ gì như nhớ người yêu. Đoạn thơ trong đề bài lại mang một giọng điệu khác, giọng điệu hào hùng khi tác giả tái hiện hình ảnh Việt Bắc ra trận – cũng là hình ảnh cả nước ra trận hào hùng trong kháng chiến chống Pháp.

b. Phân tích đoạn thơ

– Chống Pháp là cuộc chiến tranh nhân dân, cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. Tham gia vào cuộc chiến ấy, có rất nhiều lực lượng, quân và dân, những đoàn dân công đỏ đuốc suốt bao đêm trường phá đá mở đường, phá bom, những đoàn xe vận tải nối tiếp nhau ra tiền tuyến. Nhưng ấn tượng đậm nét trong đoạn thơ này là hình ảnh những đoàn quân cứ đi vội vã.

b1. Nội dung của đoạn thơ

– Không khí khẩn trương, mạnh mẽ, hào hứng, sôi nổi của cuộc kháng chiến được gợi ra bằng hình ảnh:

Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung.

+ Câu thơ những đường Việt Bắc của ta vang lên đầy hào sảng, chất chứa niềm tự hào, tự hào về những con đường kháng chiến, tự hào về những con đường ra mặt trận, tự hào về con đường giải phóng, giành lại chủ quyền vốn là của ta.

+ Những đường Việt Bắc là những con đường thực, đường kháng chiến với niềm tin tất thắng

"của ta". Ta đang làm chủ, đang ở tâm thế của người làm chủ quê hương đi giải phóng quê hương. Con đường ấy còn mang nghĩa tượng trưng, khái quát cho cả quá trình đi lên của

(8)

kháng chiến, cách mạng. Đó là những con đường đi đến những trận đánh vang dội, những chiến công oanh liệt.

+ Đại từ sở hữu "của ta" vang lên một cách dõng dạc thể hiện niềm tự hào của những con người được làm chủ đất nước, đồng thời khẳng định Việt Bắc là chiến khu tự do.

– Trên những con đường máu lửa, những con đường chiến đấu và chiến thắng ấy là hình ảnh những con người tiến ra mặt trận: Đêm đêm rầm rập như là đất rung. Câu thơ mang âm hưởng hùng tráng, hào sảng. Từ "đêm đêm" gợi ra thời gian dài, nối tiếp liên tục không ngừng nghỉ. Các điệp âm "đ" và "r" cùng từ láy "rầm rập" như gợi ra nhịp bước hành quân đều đặn của những chiến sĩ ta. Những đoàn quân đi khiến núi rừng rung chuyển, đó là hình ảnh thực nhưng vẫn đậm chất lãng mạn và sử thi. Đó là hình ảnh cả nước ra trận, "cả nước hành quân – cả nước thành chiến sĩ".

– Hình ảnh những đoàn quân ra trận đã khẳng định sức mạnh của quân đội ta:

Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

+ Hình ảnh quân đi điệp điệp trùng trùng gợi sự lớn mạnh, trưởng thành nhanh chóng của lực lượng quân đội. Khi mới thành lập, quân đội ta – Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân mới chỉ có 34 người. Đến thời điểm giải phóng Điện Biên Phủ ở Việt Bắc, quân đội ta đã là những đoàn quân ra trận mạnh mẽ. Đoàn quân nối dài trên những con đường Việt Bắc của ta thật hùng tráng. Những từ láy "điệp điệp", "trùng trùng" và nhịp điệu đều đặn của câu thơ gợi hình ảnh quân đội nhấp nhô như lượn sóng trên những con đường uốn quanh đồi núi, cũng gợi về sự đông đảo của quân đội, binh lính ta như cứ trải dài mãi, vươn rộng mãi đến khắp các chiến trường trên cả nước. Đó là hình ảnh của những con người đáng kính:

Dù bom đạn xương tan thịt nát Không sờn lòng không tiếc tuổi xanh.

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu) + Họ đi cùng ánh sao đấu súng. Đây có thể là hình ảnh sao trời treo trên đầu súng của những người lính trong mỗi đêm hành quân, cũng có thể là ánh sáng của ngôi sao gắn trên chiếc mũ nan của người lính, ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi cho người lính bước đi. Họ là những con người có lí tưởng cao cả, đẹp đẽ, sẵn sàng cống hiến vì sự nghiệp chung. Ý thơ khiến người đọc liên tưởng đến hình ảnh đầu súng trăng treo trong thơ Chính Hữu.

+ Đó là ánh sao thực của bầu trời đêm Việt Bắc, cũng là ánh sao của lí tưởng cách mạng đang dẫn đường họ tới chiến thắng. Hình ảnh trong câu thơ vì thế mang niềm lạc quan, sự tin tưởng, niềm hân hoan khi hướng về "chiến thắng trăm miền".

b2. Nghệ thuật của đoạn thơ

(9)

– Đoạn thơ sử dụng thể thơ lục bát nhưng âm điệu hùng tráng, tràn đầy cảm hứng lãng mạn, niềm tin tất thắng.

– Sử dụng linh hoạt điệp âm, điệp từ, từ láy với ngôn ngữ tạo hình cùng các biện pháp hoán dụ, ẩn dụ, nhân hóa.

– Thái độ, tình cảm của tác giả: tự hào về cuộc kháng chiến ở Việt Bắc nói riêng, trên cả nước nói chung, tự hào về sức mạnh của các lực lượng tham gia kháng chiến, về sức mạnh của dân tộc chúng ta.

2.3. So sánh những điểm tương đồng và nét khác biệt a. Những điểm tương đồng

– Cả hai bài thơ, hai đoạn thơ đều viết về cuộc kháng chiến chống Pháp. Cả hai bài thơ đều được viết ra từ nỗi nhớ da diết, mênh mang về một thời đã qua – thời kì gian khổ mà hào hùng, tình nghĩa. Đó là nỗi nhớ của người trong cuộc khi đã chia xa nhớ về.

– Hai tác giả đều sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn, sử thi nhưng cảm hứng sử thi, lãng mạn vẫn nổi bật để khẳng định vẻ đẹp của những con người cách mạng, những con người làm nên chiến thắng vang dội trên các chiến trường.

b. Những nét khác biệt

– Nhà thơ Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Cuộc sống, chiến đấu còn nhiều khó khăn, gian khổ. Hình ảnh người lính mang vẻ đẹp bi tráng. Hồn thơ Quang Dũng thiên về thể hiện cái phi thường trong hoàn cảnh khắc nghiệt.

Bài thơ Việt Bắc được Tố Hữu viết khi cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt của nhân dân ta đã chiến thắng vang dội, miền Bắc đã hoàn toàn được giải phóng. Hình ảnh con người kháng chiến vì thế mang vẻ đẹp hùng tráng, đầy khí thế chiến thắng.

– Nỗi nhớ trong bài Tây Tiến là nỗi nhớ của cá nhân nhà thơ, nỗi nhớ của một người lính nhớ về đồng đội, cảm xúc có điều gì đó mang tính cá nhân, yêu thương, cảm phục, tự hào cũng là của riêng nhà thơ Quang Dũng. Còn nỗi nhớ trong bài Việt Bắc là nỗi nhớ không chỉ của riêng nhà thơ Tố Hữu, còn là nỗi nhớ của những người cán bộ cách mạng về xuôi. Tình cảm trong bài thơ là tình cảm cách mạng, tình cảm cộng sản.

3. Kết bài

– Tóm lại, cùng biểu hiện hình ảnh những con người cách mạng, những con người ra tiền tuyến nhưng cảm hứng của hai nhà thơ Quang Dũng và Tố Hữu lại rất khác nhau. Hình ảnh người lính trong hai đoạn thơ trên vừa mang những nét tương đồng vừa mang những nét khác biệt rất ấn tượng.

(10)

– Hai đoạn thơ trên đã để lại cho người đọc những niềm tự hào về sức mạnh của con người, sức mạnh đất nước ta trong những thời kì đất nước có chiến tranh. Hai bài thơ Tây Tiến và Việt Bắc xứng đáng là những đỉnh cao của thơ ca cách mạng Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Mỗi nhà văn đều có một phong cách nghệ thuật độc đáo trong việc thể hiện hình tượng các dòng sông, giúp người đọc có những cái nhìn phong phú, đa dạng về

Hình ảnh ấy đưa chúng ta liên tưởng truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, truyện đã để lại trong lòng người đọc, một hình ảnh khó quên đó là nhân vật

– Bài thơ cũng là bản tình ca đã khắc họa hết thảy mọi cung bậc tình cảm của tác giả hay nói đúng hơn là giữa kẻ ở – người đi, giữa nhân dân đồng bào Việt Bắc

– Miêu tả, kế chuyện về một dòng sông, một vùng đất thuộc miền Tây của Tổ quốc, Nguyễn Tuân đã thể hiện sự hiểu biết sâu rộng, một tình yêu tha thiết bao la

– Qua nhân vật Mị, ta thấy Tô Hoài là một nhà văn tài năng khi đưa cuộc đời Mị sang trang mới, bắt đầu một ngày mới tươi đẹp sau "giấc ngủ mê" dài

Từ những lời tự hát tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Sở dĩ bài thơ đi cùng năm tháng là bởi: Sóng đã thể hiện được một tình

Với giá trị hiện thực, với thành công trong việc xây dựng nhân vật để thể hiện tư tưởng nội dung tác phẩm như đã phân tích ở trên thì truyện ngắn Vợ chồng A

– Bốn câu thơ trên là hình ảnh không khí đêm lễ hội tưng bừng hòa hợp với ánh sáng lung linh và tâm hồn trẻ trung, yêu đời của các chiến sĩ Tây Tiến thì