• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 22 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 22 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ SỐ 22 BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề



I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

CÂU TRẢ LỜI CỦA BẦY KIẾN

Anh có biết rằng có biết bao lần trong khuya khoắt tôi thường cúi cái đầu to nhưng nhiều ngốc nghếch của mình xuống nhìn những con kiến có cái tí hon vĩ đại và hỏi tại sao những con kiến lại biết được tất cả những con đường trên thế gian này kể cả những con đường chạy qua bóng tối. Và chúng chẳng bao giờ nhầm lẫn khi lựa chọn con đường.

Những con kiến là những kẻ mộng du, những kẻ cô đơn hay là những kẻ mất ngủ hay là những kể không muốn ngủ. Suốt đêm, bất cứ khi nào tỉnh giấc tôi đều nhìn thấy những con kiến đi lang thang. Tôi chưa bao giờ thấy chúng ngủ. Khi còn bé, tôi đã hỏi mẹ tôi vì sao những con kiến không ngủ. Mẹ tôi không trả lời được câu hỏi của tôi. Tôi đã hỏi câu hỏi này từ khi tôi năm tuổi. Bây giờ tôi đã là một lão già, nhưng tôi vẫn hỏi câu hỏi ấy và vẫn không có câu trả lời. Có một nhà khoa học đã giải thích cho tôi vì sao lũ kiến không ngủ. Nhưng mọi lời giải thích như vậy thật chẳng có ý nghĩa gì.

Bao đêm, tôi không ngủ ngắm nhìn bầy kiến. Và tôi ao ước nói được ngôn ngữ của bay kiến.

Như vậy, tôi có thể trò chuyện với chúng. Như vậy, tôi sẽ tìm được câu trả lời cho câu hỏi kéo dài hơn nửa thế kỉ của tôi từ chính bầy kiến. Tôi muốn kiếp sau là một con kiến để được hòa vào đội ngũ của chúng và thực hiện những cuộc hành hương vô tận trên thế gian này.

Những cuộc hành hương như thế làm cho tâm hồn thường trống rỗng, vô cảm và nhạt nhẽo của tôi thay đổi.

Đã không ít lần tôi bò trên sàn nhà theo bầy kiến. Bây giờ nhớ lại, tôi thấy lúc đó tôi thực sự là một côn trùng nhưng lại chẳng có được một đặc tính nào của côn trùng. Tôi vừa bò theo chúng vừa lảm nhảm với những câu hỏi của tôi và nói đi nói lại ao ước của tôi như không có một chút khả năng kìm chế nào.

Khi thấy tôi như vậy, một con kiến không chịu nổi, dừng lại nhìn tôi bực mình và nói:

“Này lão già, có im đi không. Cho dù ước mong của lão được thực hiện thì cũng chẳng giải quyết được việc gì đâu. Lão không thấy là có biết bao kẻ quanh lão nói cùng ngôn ngữ với lão nhưng chưa bao giờ hiểu đúng lão là cái quái gì à?".

(2)

Nói xong nó lại kiên nhẫn bò đi như chưa bao giờ dừng lại. Tôi chợt nhận ra một điều gì đó thật lớn lao. Điều đó bỗng thay đổi tôi. Và lần đầu tiên tôi đã tìm ra được một trong những câu trả lời của mình. Mà có khi đó cũng là câu trả lời cho câu hỏi mà anh đã đợi chờ suốt bao năm tháng. Chỉ có điều anh đã giấu được câu hỏi ấy trước những đám người đang nói cùng ngôn ngữ với anh.

Câu chuyện đã để lại cho ta một bài học sâu sắc: "Con người được sinh ra với đôi tai để có thể nghe nhiều hơn và một cái miệng để nói ít hơn“. Biết lắng nghe, dù chỉ là những khoảng lặng, bạn vẫn sẽ là một người may mắn bởi biết lắng nghe – điều kì diệu của cuộc sống! Cuộc sống có những biến đổi bất thường, dòng đời cũng lắm xoay chuyển không nguôi. Có những biến cố xảy đến làm ta sợ, có những bất ngờ không lường trước làm ta bơ vơ. Vì thế, không phải lúc nào con người cũng đủ tự tin để làm chủ bản thân, đủ vững chãi để bước đi trong cuộc sống. Lúc bơ vơ ta cần có ai đó để chia sẻ, lúc không vững chãi cần có một người để lắng nghe.

(Thep http://cstc.cand.com.vn/Phong-su-Tieu-diem/Chum-tan-van – Nguyễn Quang Thiều) Câu 1. Đoạn văn đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Xác định nội dung của văn bản.

Câu 2. Những con kiến không bao giờ ngủ. Qua đó chúng ta thấy được những đặc tính tuyệt vời gì từ chúng?

Câu 3. Câu trả lời của bầy kiến: Lão không thấy là có biết bao kẻ quanh lão nói cùng ngôn ngữ với lão nhưng chưa bao giờ hiểu đúng lão là cái quái gì à? Hàm ý nội dung gì?

Câu 4. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 6-8 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lắng nghe và thấu hiểu.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu ở phần Đọc hiểu: Biết lắng nghe – điều kì diệu của cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm) Về hình tượng Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có ý kiến cho rằng: Đó là nhân vật được xây dựng bằng bút pháp lí tưởng hóa đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn. Ý kiến khác thì khẳng định: Nhân vật Tnú hiện lên trong tác phẩm hết sức chân thật, sinh động, đời thường. Từ cảm nhận của mình về hình tượng Tnú hãy bình luận các ý kiến trên.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1. – Phương thức biểu đạt: Phương thức tự sự và phương thức biểu cảm.

– Đề tài: Bầy kiến.

(3)

+ Thắc mắc về việc không ngủ của bầy kiến.

+ Câu trả lời về sự im lặng và thấu hiểu.

Câu 2. – Cần cù chăm chỉ: những con kiến không ngủ; những con kiến đi lang thang.

– Bền bỉ mạnh mẽ: đi qua những con đường chạy qua bóng tổ.

– Thông minh, hiểu biết: biết được tất cả con đường trên thế gian; không bao giờ nhầm lẫn khi lựa chọn con đường.

Câu 3. – Bầy kiến:

+ Thực chất không có tiếng nói và ngôn ngữ riêng.

+ Giao tiếp bằng cử chỉ và tín hiệu đặc biệt.

+ Luôn làm có trật tự và đoàn kết.

+ Do thấu hiểu và hành động cùng chí hướng.

– Con người:

+ Có cùng chung một ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày.

+ Nhưng không thấu hiểu bản chất thực sự của nhau.

+ Con người cần có sự thấu hiểu chính đồng loại mình.

Câu 4. Thí sinh có thế trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:

– Nhận thức:

+ Lắng nghe không chỉ là đối đáp mà còn là thấu hiểu.

+ Cần sự thấu hiểu thì mọi việc đều tiến triển thuận lợi.

+ Con người sẽ sống vị tha nhận ái hơn khi biết lắng nghe.

– Hành động:

+ Đặt mình vào vị thế của người nói để hiểu theo cách của họ.

+ Lắng nghe không chỉ bằng tai bằng mắt mà bằng cả trái tim.

+ Tránh sự áp đặt, xét đoán, điều khiển hành vi của người khác.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) HS tham khảo nội dung dưới đây để viết đoạn văn:

1. Mở đoạn

– Đất nghe tiếng thì thầm của cỏ. Non cao nghe tiếng đu dương của rừng thông. Ghềnh đá nghe tiếng róc rách của dòng suối. Gió nghe tiếng diều sáo thổi vi vu. Rừng thu nghe tiếng mùa thay lá. Vườn hoa nghe tiếng vội vã của bầy ong. Vạn vật trong vũ trụ lắng mình để nghe thanh âm của loài khác. Muôn loài trong trời đất yên lặng để thấu hiểu cảm giác của vũ trụ.

(4)

– Trong chiều hướng đó, không lấy làm ngạc nhiên khi người ta nói: Biết lắng nghe – điều kì diệu của cuộc sống.

2. Giải thích

– Nghe là sự tiếp nhận âm thanh bằng tai (thính giác).

– Biết lắng nghe là không chỉ nghe bằng tai mà còn nghe bằng cả khối óc và trái tim.

– Biết lắng nghe – điều kì diệu của cuộc sống là một trong những cách tiếp nhận, học hỏi của con người nhằm làm cho bản thân ngày càng hoàn thiện.

=> Biết lắng nghe đó là đức tính, là năng lực cần phải học hỏi, là yếu tố thúc đẩy để con người tự hoàn thiện nhân cách và trưởng thành hơn... do đó, biết lắng nghe là điều kì diệu của cuộc sống.

3. Suy nghĩ, bàn luận vấn đề

– Nghe thực sự là kĩ năng cân thiết trong mọi công việc trên các lĩnh vực xã hội.

– "Biết lắng nghe" phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm sống, vốn văn hóa, tầm nhìn, sự nhạy cảm, độ tinh tường, tinh thần cầu thị, quan niệm sống của con người...

– "Biết lắng nghe" là để hiểu, để hành động, để hướng tới giá trị chân – thiện – mĩ. Chẳng hạn, biết nghe tiếng vọng về từ quá khứ, nghe những gì đang diễn ra ở hiện tại, nghe được cả tương lai; nghe được lời của thiên nhiên, đất trời, lời của cây cối, chim muông; nghe để phân biệt phải – trái, hay – dở, tốt – xấu, nghe được cả tiếng trái tim mình...

– Không biết lắng nghe thì cuộc sống thật vô nghĩa, tẻ nhạt...

4. Bài học nhận thức và hành động

– Biết lắng nghe có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, vì vậy, mỗi người cần phải có ý thức rèn luyện năng lực "lắng nghe".

– Biết lắng nghe một cách chân thành, cầu thị để có thể chia sẻ, đồng cảm với người khác và làm cho cuộc sống của mình ngày càng có ý nghĩa...

– Chống tư tựởng chủ quan, bảo thủ và phê phán lối sống ích kỉ, biết nghe mà vẫn giả điếc...

– Hiểu được tận cùng ý nghĩa của lắng nghe, ta sẽ thấy cuộc đời vẫn đẹp, trên vách đá vẫn có cành nở hoa đẹp tươi.

– Cuộc sống đúng là một kho báu vô giá và tuyệt đẹp. Vì vậy chúng ta phải sống làm sao cho thật tốt và ý nghĩa để không lãng phí một quà tặng tuyệt vời mà Thượng đế đã ban cho chúng ta.

Câu 2 (5,0 điểm)

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận

– Con nhớ em con, thằng em liên lạc

(5)

Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ Sáng bản Na, chiều qua bản Bắc

Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư.

(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên) Âm vang hào hùng của một thời kháng chiến chống Pháp, khắc họa hình ảnh một chú bé liên lạc với tinh thần trách nhiệm cao, nặng tình với cách mạng, quê hương đất nước. Hình ảnh ấy đưa chúng ta liên tưởng truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, truyện đã để lại trong lòng người đọc, một hình ảnh khó quên đó là nhân vật Tnú, một chú bé liên lạc, một chiến sĩ du kích trẻ kiên cường, một người con nặng tình với quê hương, đất nước.

– Chính vì thế, khi nhận xét về hình tượng Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu, có ý kiến cho rằng: Đó là nhân vật được xây dựng bằng bút pháp lí tưởng hóa đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn. Ý kiến khác thì khẳng định: Nhân vật Tnú hiện lên trong tác phẩm hết sức chân thật, sinh động, đời thường.

2. Khái quát chung về tác giả và tác phẩm

– Nguyễn Trung Thành là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975.

Ông là cây bút say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Tây Nguyên. Những trang viết thành công của ông cũng đều là nhũng trang văn viết về Tây Nguyên.

– Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965 (ra mắt lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ số 2/1965, sau đó in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc). Đây là một tác phẩm xuất sắc viết về đề tài miền núi, đồng thời cũng là tác phẩm tiêu biểu về đề tài chiến tranh cách mạng mà Nguyên Ngọc viết trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

3. Bình luận các ý kiến a. Ý kiến thứ nhất

Đó là nhân vật được xây dụng bằng bút pháp lí tưởng hóa đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn.

– Cuộc đời, số phận của Tnú chịu nhiều mất mát, đau thương: mồ côi cha mẹ, mất vợ, con dưới súng đạn của kẻ thù, chính anh cũng từng chịu sự tra tấn man rợ của chúng, tiêu biểu cho số phận chung của con người Tây Nguyên trong chiến tranh.

– Tnú có những tính cách nổi bật, vừa là đặc điểm riêng, vừa là tính cách tiêu biểu cho con người Tây Nguyên:

+ Con người gan góc, trung thực, dũng cảm.

+ Tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng.

+ Tình yêu thương và lòng căm thù hết sức sâu nặng.

(6)

– Tnú là nhân vật tiêu biểu cho lí tưởng và sức mạnh cộng đồng. Số phận, con đường đi của Tnú luôn được đặt trong mối tương quan với cộng đồng. Ở anh có khí thế dũng mãnh, ào ạt như thác lũ Tây Nguyên; có niềm tin vững chãi như núi rừng Tây Nguyên. Khát vọng tự do của Tnú cũng là khát vọng chung của dân làng Xô Man.

– Cuộc đời bi tráng của Tnú được gợi lại qua lời kể của cụ Mết. Cụ Mết kể trong một đêm mưa rì rào, gió thôi nhẹ bên bếp lửa xà nu bập bùng trong nhà ưng. Tất cả dân làng Xô Man già trẻ gái trai đã nghe cụ Mết – một già làng có thân hình vạm vỡ, quắc thước, mắt sáng xếch ngược, râu dài ngang ngực kể về Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man, Lối kể ấy tạo nên không khí sử thi và khiến người đọc liên tưởng tới hình ảnh nhũng tráng sĩ, dũng sĩ cổ trong sử thi cổ của Tây Nguyên.

b. Ý kiến thứ hai

Nhân vật Tnú hiện lên trong tác phẩm hết sức chân thật, sinh động, đời thường.

– Trong tác phẩm, ta còn bắt gặp một Tnú với những tình cảm hết sức đời thường: gắn bó với quê hương, gia đình, yêu thương vợ con hết mực.

– Tnú – một chiến sĩ cách mạng rất ki cương, nề nếp.

– Miêu tả Tnú, tác giả chú ý tới ngôn ngữ mang màu sắc lời ăn tiếng nói của con người Tây Nguyên, ngôn ngữ đối thoại bộc trực, thẳng thắn và những hành động dứt khoát, quyết liệt, mạnh mẽ để làm nổi bật tính cách một chàng trai Tây Nguyên.

4. Đánh giá chung

– Viết về đề tài Tây Nguyên, đề tài chiến tranh chống Mĩ; Nguyễn Trung Thành đã sáng tạo và xây dụng được những nhân vật mang ý nghĩa điển hình. Những nhân vật đó thường có nguyên mẫu ngoài đời nhưng qua ngòi bút của nhà văn đã trở thành hình tượng mang ý nghĩa tiêu biểu, khái quát cho cả dân làng Tây Nguyên. Tnú là một trong số những nhân vật đó, là thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Trung Thành.

– Tnú là một tấm gương sáng với thế hệ trẻ ngày nay trong công cuộc đấu tranh, bảo vệ quê hương, đất nước.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Truyện ngắn được xây dựng trên nền hiện thực là nạn đói năm 1945. Cái đói là thử thách bởi đối mặt với nó là hiện thực về cuộc sống thiếu thốn, nghiệt ngã và con

Từ đó, liên hệ với nhân vật thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam) để nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật

Mị quên hẳn sự có mặt của A Sử, quên hẳn mình đang bị trói, tiếng sáo vẫn dìu dặt và tâm hồn Mị đang đi theo những cuộc chơi, những đám chơi.. => Tô hoài đã

Câu 2.– Nội dung chính của đoạn thơ: tình cảm yêu mến của tác giả đối với truyện cổ dân gian, cảm nhận thấm thía về bài học làm người ẩn chứa trong những truyện

– Bốn câu thơ trên là hình ảnh không khí đêm lễ hội tưng bừng hòa hợp với ánh sáng lung linh và tâm hồn trẻ trung, yêu đời của các chiến sĩ Tây Tiến thì

Từ đó, liên hệ với nhân vật thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Ngữ Văn 11, tập một, NXB Giáo dục, 2017) để thấy điểm gặp gỡ trong quan niệm

- Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn học thuộc thể loại truyện ngắn

Hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ được trích dẫn; liên hệ với hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Từ ấy; nhận xét về