• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 20 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 20 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ SỐ 20 BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề



I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là căn bệnh trơ cảm xúc trước niềm vui, nhất là nỗi đau của người khác, vốn là một mặt trong hai phương diện cấu trúc bản chất Con – Người của mỗi sinh thể người. Tính "con" và tính "người" luôn luôn hình thành, phát triển ở mỗi con người từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Cái thiện và cái ác luôn luôn song hành theo từng bước đi, qua từng cử chỉ, hành vi của mỗi con người trong mỗi quan hệ với cộng đồng, với cha mẹ, anh chị em, bạn bè, bà con làng xóm, đồng bào, đồng loại. Trong cuộc hành trình lâu dài, gian khổ của một đời người, cái mất và cái được không phải đã được nhận ra một cách dễ dàng. Mất một đồng xu, một miếng ăn, mất một phần cơ thể, mất một vật sở hữu, con người nhận biết ngay. Nhưng có những cái mất, cái được nhiều khi lại không dễ gì cảm nhận được ngay. Nhường bước cho một cụ già cao tuổi, nhường chỗ cho bà mẹ có con nhỏ trên tàu xe chật chội, biếu một vài đồng cho người hành khất... có mất có được nhưng không phải ai cũng đã nhận ra cái gì mình đã thu được; có khi là sự thăng hoa trong tâm hồn từ thiện và nhân ái. Nói như một nhà văn lớn, người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần. Tôi muốn đặt vấn đề là cùng với sự báo động những hiểm họa trông thấy, cần báo động cả hiểm họa không trông thấy hay khó trông thấy. Hiện nay đã có quá nhiều dấu hiệu và sự kiện trầm trọng của hiểm họa vô cảm trong xã hội ta, nhất là trong tuổi trẻ. Bạo lực đã xuất hiện dữ dằn những tháng ngày gần đây báo hiệu nguồn gốc sâu xa ở sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn, về bệnh vô cảm.

(Trích Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa, Bài tập Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, trang 36 – 37) Câu 1.Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích

Câu 2.Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là gì?

Câu 3. Tác giả đã thể hiện thái độ gì khi bàn về hiểm họa vô cảm trong xã hội hiện nay?

Câu 4.Anh (chị) suy nghĩ như thế nào khi có những người chỉ lo túi tiền rỗng đi lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu ở phần Đọc hiểu: Bệnh vô cảm.

(2)

Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, trang 88 – 89) HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1. – Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là nghị luận

Câu 2. – Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là do bệnh vô cảm, do sự xuống cấp nghiêm trọng về ý thức nhân văn.

Câu 3. – Thái độ của tác giả khi bàn về hiểm họa vô cảm: lo ngại, trăn trở...

Câu 4. Thể hiện được suy nghĩ chân thành, sâu sắc trước hiện tượng: có những người chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần. Dưới đây là một gợi ý:

– Vấn đề được đưa ra ở câu nói là thực trạng kinh tế ngày càng phát triển đi lên nhưng nhân cách con người ngày càng xuống thấp.

– Đó là việc con người chỉ lo vun vén nhũng lợi lộc, ích lợi cho bản thân (đặc biệt là về mặt kinh tế) mà quên đi việc rèn luyện, bồi đắp nhân cách bản thân mình.

– Đó là điều xã hội cần phải thay đổi.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) HS tham khảo nội dung dưới đây để viết đoạn văn:

1. Mở đoạn

– Từ khi trên quả đất này có sự sống, thì Thượng đế đã sinh ra vạn loài, trong đó có loài người. Một điều đặc biệt thay là tạo hóa đã ban tặng cho loài người chúng ta một thứ quý báu đó chính là tình cảm.

– Xã hội ngày càng phát triển, dường như con người càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh. Đó chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn không những chỉ dừng lại ở một cá nhân mà đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội – bệnh vô cảm.

(3)

2. Thân đoạn a. Giải thích

– Vô cảm là không có cảm xúc, xúc động, sống ích kỉ, lạnh lùng, thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất Hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.

Thấy cảnh tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động...

– Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ. Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú.

– Người bị bệnh vô cảm càng lúc càng khép chặt cánh cửa trái tim mình lại, không còn biết hưởng thụ cái đẹp mà chỉ nghĩ đến tiền, đến công việc.

b. Biểu hiện của bệnh vô cảm

– Bệnh vô cảm được biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng. Với những người thuộc vị trí khác nhau lại có những biểu hiện khác nhau:

+ Đối với những người có trọng trách trước cộng đồng: không quan tâm đến công việc của người dân; Một số người có quyền lực lại dựa vào quyền lực để ức hiếp nhân dân...

+ Đối với mỗi cá nhân: không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn trong khi mình có đủ điều kiện để giúp đỡ; có thái độ rẻ rúng, coi khinh những mảnh đời bất hạnh...

c. Chỉ ra nguyên nhân của bệnh vô cảm

– Con người chạy theo đồng tiền, chạy theo vật chất mà quên đi giá trị của đời sống tinh thần. Coi đồng tiền cao hơn giá trị con người.

– Một phần nữa cũng là do xã hội hiện đại quá bận rộn và đòi hỏi con người phải làm việc, làm việc và làm việc mà bỏ quên thời gian để trao nhau hơi ấm của tình thương, để ươm mầm cảm xúc.

d. Tác hại của bệnh vô cảm

– Bệnh vô cảm có những tác hại ghê gớm. Với từng vị trí, nghề nghiệp khác nhau trong xã hội, người mắc "bệnh vô cảm" sẽ gây ra hậu quả khác nhau.

– Nó là một căn bệnh lâm sàng mà trong đó, não của người bệnh vẫn hoạt động nhưng trái tim lại hoàn toàn băng giá. Người ta đã vô cảm thì làm sao có thể thấu hiểu được nỗi đau, tình cảm của người khác, người ta chỉ nghĩ đến mình và lợi ích của riêng mình mà thôi.

– Vô cảm là con đường trực tiếp dẫn đến những cái xấu, cái ác. Nó biến con người thành kẻ vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa, thậm chí là kẻ tội đồ. Bệnh vô cảm làm cho cái xấu, cái ác có mảnh đất mầu mỡ để sinh sôi nẩy nỡ như "cỏ mọc hoang" và đang đầu độc, chế ngự cuộc sống tốt đẹp của con người trong xã hội mới của chúng ta hôm nay.

– Người mắc "bệnh vô cảm" không được mọi người tin yêu, kính trọng.

e. Làm thế nào để chữa bệnh vô cảm?

(4)

– Mỗi cá nhân phải là một thành viên có trách nhiệm đối với những vấn đề chung của cộng đồng

– Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp...

– Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta.

3. Kết đoạn

– Vô cảm là căn bệnh nguy hiểm, chúng ta cần tìm phương thuốc "đặc trị". Cần phê phán những người mắc "bệnh vô cảm".

– Bản thân cần sống hòa đồng, biết đồng cảm, sẻ chia với những người bất hạnh. Ví dụ:

ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai, những người là nạn nhân của chất độc màu da cam, những trẻ mồ côi, người già... không nơi nương tựa.

Câu 2 (5,0 điểm) 1. Mở bài

– Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta dường như Tổ quốc chưa bao giờ vắng bóng giặc. Đặc biệt, trong thời đại Hồ Chí Minh, để làm nên thiên sử vàng năm 1954 và đại thắng mùa xuân năm 1975, kết thúc giai đoạn đây gian khổ, hi sinh mở ra một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên độc lập, thống nhất đất nước ta, đóng góp cho sự nghiệp vĩ đại đó, hình ảnh người chiến sĩ giải phóng quân là biểu trưng đẹp nhất.

– Khi súng giặc đất rền (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu), lòng người đâu bình lặng – những con người kiên trung, quả cảm đã xếp bút nghiên theo nghiệp kiếm cung (Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn), để bảo vệ từng gốc lúa bờ tre hồn hậu, trong hàng ngũ ấy có người con của mảnh đất xứ Đoài mây trắng - Quang Dũng.

– Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài, có hồn thơ phóng khoáng hồn hậu, lãng mạn và tài hoa, đặc biệt khi ông viết về những người lính Tây Tiến và xứ Đoài quê mình. Tây Tiến là bài thơ xuất sắc nhất, tiêu biểu cho đời thơ, phong cách sáng tác của ông. Có thể nói, tinh hoa của hồn thơ Quang Dũng được lắng đọng trong tám câu thơ miêu tả cảnh đêm liên hoan và cảnh mộng mơ trên những con sông miền Tây:

Doanh trại bùng lên hội đuốc hoa

………..

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.

2. Thân bài

2.1. Giới thiệu khái quát về bài thơ

(5)

– Bài thơ Tây Tiến được in trong tập thơ Mây đầu ô (xuất bản năm 1986) nhưng trước đó đã được bao thế hệ người yêu thơ truyền tay tìm đọc. Tác giả sáng tác bài thơ này vào một đêm tháng 4 năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh bên dòng sông Đáy hiền hòa khi Quang Dũng đã rời khỏi đoàn quân Tây Tiến chuyển sang hoạt động tại một đơn vị khác.

– Đơn vị quân đội Tây Tiến được thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào báo vệ biên giới Việt - Lào, đánh tiêu hao sinh lực Pháp tại Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng; chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, có nhiều học sinh, sinh viên, trong đó có Quang Dũng. Họ sống và chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành nhưng vẫn lạc quan và chiến đấu anh dũng. Hoạt động được hơn một năm thì đơn vị Tây Tiến trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52. Lúc đầu, nhà thơ đặt tên tác phẩm là Nhớ Tây Tiến, nhưng sau đó lại đổi lại là Tây Tiến. Bài thơ được sáng tác dựa trên nỗi nhớ, hồi ức, kỉ niệm của Quang Dũng về đơn vị cũ. Chính vì vậy mà toàn bài thơ là một nỗi nhớ cồn cào, tha thiết.

– Bài thơ được tác giả chia thành bốn đoạn. Đoạn một bộc lộ nỗi nhớ những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội, hoang sơ. Đoạn hai là những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong những đêm liên hoạn và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng. Đoạn ba tái hiện lại chân dung người lính Tây Tiến.

Đoạn bốn là lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.

=> Bài thơ in đậm dấu ấn tài hoa, lãng mạn, phóng khoáng của hồn thơ Quang Dũng. Với tài năng và tâm hồn ấy, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng trên nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội, mĩ lệ.

2.2. Phân tích đoạn thơ thứ hai a. Cảm nhận khái quát về đoạn thơ

– Ở đoạn thơ trước, tác giả Quang Dũng có những nét vẽ về miền Tây xa xôi với những nét vẽ đậm vẻ hoang sơ, bí hiểm thì ở đoạn thơ này, thiên nhiên và con người như mang vẻ đẹp của một thế giới khác. Hình ảnh thiên nhiên con người Tây Bắc được khắc họa trong đoạn thơ bằng những nét vẽ mềm mại, uyển chuyển, tài hoa tinh tế, thấm đẫm chất thơ, chất nhạc, chất hào hoa, lãng mạn của một thi sĩ đa tài.

– Trong miền kí ức của Quang Dũng không chỉ có những ngày tháng gian khổ với đèo cao, mưa rừng, thú dữ, sương phủ mà còn có cả ánh sáng hội hè của những đêm liên hoan lửa trại tưng bừng và những buổi chiều êm ả, bảng lảng khói sương mông lung.

b. Phân tích cụ thể

b1. Cảnh đêm liên hoan lửa trại gắn kết tình quân dân

(6)

– Cảnh một đêm liên hoan văn nghệ của những người lính Tây Tiến có đồng bào địa phương đến góp vui được miêu tả bằng những chi tiết rất thực mà cũng rất thơ mộng:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

– "Doanh trại" là nơi đóng quân của Tây Tiến cũng là nơi diễn ra lễ hội văn hóa đậm đà tình quân dân. Đồng bào dân tộc đã tụ họp về đây để sinh hoạt và góp vui tinh thần với bộ đội Tây Tiến.

– Từ "bừng" kết hợp với hình ảnh đẹp "đuốc hoa" miêu tả không khí sôi nổi, cả doanh trại bừng sáng, lung linh ánh lửa đuốc khi đêm văn nghệ bắt đầu. Ngọn đuốc nứa, đuốc lau thành

"đuốc hoa". Ở đây, "đuốc hoa" có ý nghĩa là gợi không khí ấm cúng gợi niềm vui, niềm hạnh phúc trong lòng các chiến sĩ. "Bừng" chỉ ánh sáng của đuốc hoa, của lửa trại sáng bừng lên;

cũng còn có nghĩa là tiếng khèn, tiếng hát, tiếng cười nói tưng bùng rộn rã. Tố Hữu khi nhớ về Việt Bắc cũng từng viết về đêm liên hoan:

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan.

(Việt Bắc – Tố Hữu) – Tiếng reo "kìa em" thể hiện sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên, say mê, vui sướng của các anh lính Tây Tiến trước vẻ lộng lẫy bất ngờ của các cô gái nơi núi rừng. Các cô gái chính là trung tâm, là linh hồn của đêm hội có vẻ đẹp e thẹn, tình tứ, mềm mại, duyên dáng trong một vũ điệu đậm màu sắc xứ lạ phương xa – "man điệu" đã thu hút hồn vía của các chàng trai Tây Tiến.

– Quang Dũng phát hiện ra vẻ đẹp rực rỡ của cô gái bằng cả niềm yêu, niềm say đến cảm phục. Yêu say từ vóc dáng đến trang phục. Chính trang phục truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa của các thiếu nữ Tây Bắc càng tôn vinh lên vẻ đẹp của họ. Quang Dũng không khỏi không thán phục đến ngạc nhiên trước vỏ đẹp ấy. Những thiếu nữ Mường, Thái, những cô gái Lào xinh đẹp, duyên dáng "e ấp", xuất hiện trong bộ xiêm áo rực rỡ. Cũng có thể hiểu người lính đang đóng giả con gái trong những trang phục dân tộc rất độc đáo, tạo tiếng cười vui cho đêm văn nghệ.

– Ngỡ ngàng nữa là tiếng khèn "man điệu". Khèn là một loại nhạc cụ của người dân tộc miền núi Tây Bắc còn "man điệu" là một điệu nhạc "lạ" đặc trưng văn hóa của những con người nơi đây. Và hòa vào tiếng khèn ngất ngây ấy là điệu múa Lam Vông quyến rũ của những cô gái Lào đã "xây hồn thơ" trong lòng các chàng lính trẻ. Chính cái lạ ấy làm đắm say

(7)

tâm hồn những chàng trai Tây Tiến gốc Hà Nội hào hoa. Chính trong không khí của âm nhạc, vũ điệu ấy đã chắp cánh cho tâm hồn nhũng người lính Tây Tiến thăng hoa, những mỏi mệt như bị đẩy lùi, thêm vào đó là lòng yêu đời; yêu miền đất lạ. Chính vì thế mọi cảm giác mỏi mệt, mọi vất vả đều tan biến. Thay vào đó là niềm lạc quan, yêu đời nâng bước họ mạnh mẽ hơn trên con đường hướng về Viên Chăn xây hồn thơ. Từ đó, ta có thể thấy được rằng các chiến sĩ của chúng ta dù trong những giờ phút vui vẻ, thoải mái nhất thì tâm hồn của họ vẫn luôn hướng về lí tưởng cách mạng cao đẹp.

– Không khí của đêm liên hoan còn ngây ngất hơn bởi tiếng khèn rạo rực, réo rắt khiến cho cả con người, cảnh vật như bốc men say, trở nên phong phú, sinh động như muốn "xây hồn thơ" lãng mạn. Đây cũng chính là tâm hồn hào hoa, tinh tế của Quang Dũng.

– Cảnh vật, con người như ngả nghiêng, ngất ngây, bốc men say rạo rực vì vui sướng được sống trong những giây phút bình yên. Dư âm của chiến tranh tàn khốc bị đẩy lùi xa chỉ còn những tâm hồn lãng mạn, trong tiếng nhạc, hồn thơ. Đây là một khoảnh khắc hiếm hoi trong thời chiến, là một kỉ niệm đẹp khó phai mờ trong lòng những người lính Tây Tiến nói chung và trong lòng Quang Dũng nói riêng.

b2. Khung cảnh chia tay trên nền sông nước Tây Bắc vừa thực vừa mộng hoang vắng, tĩnh lặng, buồn thi vị

– Nếu cảnh đêm liên hoan đem đến cho người đọc không khí háo hức thì cảnh sông nước miền Tây lại gợi lên cảm giác mênh mang, mờ ảo:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

– Bốn câu thơ trên là hình ảnh không khí đêm lễ hội tưng bừng hòa hợp với ánh sáng lung linh và tâm hồn trẻ trung, yêu đời của các chiến sĩ Tây Tiến thì bốn dòng thơ tiếp theo, Quang Dũng đưa người đọc đến với hình ảnh của con người và núi rừng Tây Bắc trong một buổi chiều sương. Ngòi bút của Quang Dũng không tả mà chỉ gợi. Những hình ảnh: "chiều sương ấy", "hồn lau", "nẻo bến bờ", "hoa đong đưa" kết hợp với cách hỏi "có thấy", "có nhớ" mở ra một khung cảnh buổi chiều sương trong kí ức.

– Một không gian bảng lảng khói sương như trong cõi mộng cứ thế hiện ra. Thiên nhiên Tây Bắc hiện lên theo chiều hướng nhẹ hóa. Cái dữ dội, khốc liệt được đẩy lùi đi và thay vào đó là những hình ảnh nhẹ nhàng và thơ mộng. Hình ảnh đầu tiên là hình ảnh chiều sương cho ta thấy nét đặc trưng vốn có của núi rừng nơi đây. Nhưng sương ở đây không phải là sương lấp, sương che hay sương phủ mà là: Người đi Châu Mộc chiều sương ấy. Nó gợi màu sắc

(8)

bảng lảng, sương khói vừa có nỗi buồn man mác. Đại từ "ấy" làm rõ nghĩa hơn cho từ chiều sương để nhấn mạnh rằng đây là một buổi chiều sương rất đặc biệt, chiều sương trong nỗi nhớ đã thành kỉ niệm nên tình người cũng man mác, bâng khuâng!

– Sông nước hoang dại như một bờ tiền sử, bên bờ lau lách và tác giả đã cảm nhận những cánh lau qua hai từ vô cùng tinh tế, đó là "hồn lau"... gợi cảm giác hoang vắng, tĩnh lặng, giàu chất thơ sâu lắng vừa có chút gì đó thiêng liêng phảng phất chút tâm linh rừng núi. "Nẻo bến bờ" là nhìn đâu cũng thấy mênh mang hồn lau. "Hồn lau" – những cây lau không còn vô tri vô giác nữa mà trở nên có linh hồn. Phải là một hồn thơ nhạy cảm, tinh tế, tài hoa và lãng mạn mới cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ ấy.

Ngàn lau cười trong nắng Hồn của mùa thu về Hồn mùa thu sắp đi Ngàn lau xao xác trắng.

(Lau mùa thu - Chế Lan Viên ) Hay:

Hạnh phúc màu hoa huệ Nhớ nhung màu hoa lau Biệt ly màu rách xé Lãng quên đâu có màu

Hồn lau trong thơ Quang Dũng cũng là hồn lau của li biệt phảng phất chút buồn nhưng không xao xác, rách xé, lãng quên mà đầy nhớ nhung, lưu luyến. Nét bút của Quang Dũng đã nắm được mộng mơ của cảnh, cái hư ảo của hoài niệm và cái tinh tế của tình cảm nên đã phác họa lên bức tranh thủy mặc nhưng không tĩnh tại mà sống động, đậm chất thơ.

– Không gian nên thơ ấy làm nền cho người thơ xuất hiện. Giữa hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc hiện lên đầy sức sống và lãng mạn thì hình ảnh con người nơi đây hiện lên mang một vẻ đẹp khỏe khoắn, bất khuất, kiên cường: Có nhớ dáng người trên độc mộc. Điệp ngữ "có thấy – có nhớ" luyến láy như chạm khắc vào lòng người một nỗi nhớ da diết, cháy bỏng khôn nguôi. "Độc mộc" là một loại thuyền được làm từ thân cây gỗ lớn, dài. Dáng người trên độc mộc ở đây có thể là hình ảnh mềm mại, uyển chuyến của những cô gái Thái, Mèo, Nùng đang đưa các chiến sĩ vượt sông. Cũng có thể hiểu là dáng hình kiêu dũng của các chiến sĩ Tây Tiến đang chèo chống con thuyền vượt sông, vượt thác dữ tiến về phía trước. Tất cả những hình ảnh ấy đều đã để lại trong lòng của Quang Dũng một hình ảnh khó phai nhòa...

– Thiên nhiên Tây Bắc vốn nổi tiếng với con sông Mã, một dòng sông đã chứa trong nó biết bao dữ dội. Nhưng ở đây, dòng sông Mã đã hiện lên với sự nhẹ nhàng đến kì lạ. Nhũng

(9)

cánh hoa rừng không bị "dồi lên dập xuống" mà là trôi dòng nước lũ hoa đong đưa. Từ láy

"đong đưa" được sử dụng rất gợi: cánh hoa rừng như cũng quyến luyến con người. Cánh hoa rừng như bàn tay vẫy chào người lính, tiễn người lính vượt sông đi đánh giặc. Bóng người bóng hoa như họa thêm vẻ đẹp cho nhau tạo ấn tượng giàu cảm xúc về cảnh và người miền Tây.

c. Tiểu kết đoạn thơ

– Đoạn thơ đậm màu sắc hội họa. Cái thực của khí trời Tây Bắc, cái mộng của không khí bảng làng sương khói hiện lên như một miền cổ tích. Có lẽ chất họa sĩ của Quang Dũng đã ăn vào thơ ở đoạn này. Nét bút phác thảo của Quang Dũng thật là tài hoa. Chỉ một vài nét chấm phá vậy mà cái hồn của cảnh vật và con người hiện lên thật sinh động đầy sức cuốn hút.

– Qua những nét vẽ hư ảo trên, ta như thấy trước mắt mình một bức tranh sơn thủy hữu tình mang dấu ấn của một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn, tài hoa, vô cùng yêu mến, gắn bó với mảnh đất miền Tây – tâm hồn Quang Dũng. Đồng thời ta cũng cảm nhận được tâm hồn rung động của các chiến sĩ Tây Tiến trước cái đẹp.

– Trong hai đoạn thơ sau, nhà thơ không miêu tả cảnh thiên nhiên nữa mà tập trung vào khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và nỗi nhớ miền Tây bằng những nét vẽ khỏe khoắn, mạnh bạo, gân guốc đậm chất bi tráng.

2.3. Nhận xét và đánh giá chung về đoạn thơ

– Chất nhạc trong đoạn thơ ngân nga như tiếng hát cất lên từ tâm hồn ngất ngây, mê say, lãng mạn của cái tôi trữ tình giàu cảm xúc dẫn người đọc vào thế giới của cái đẹp, của cõi mơ, cõi nhạc. Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc không chỉ đẹp ở sự hùng vĩ, dữ dội mà nó còn đẹp cả ở những nét mềm mại, mộng mơ khiến lòng người xao xuyến.

– Đoạn thơ để lại một dấu ấn đẹp về thơ ca kháng chiến mà sự thành công là kết hợp hài hòa giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

– Bên cạnh đó còn có các yếu tố nghệ thuật: ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị, hồn thơ mang đậm chất lãng mạn, hào hoa. Những từ ngữ như "có nhớ", "có thấy" luyến láy, khắc họa thêm nỗi nhớ: lưu luyến, bồi hồi. Tất cả đã tạo nên một bài thơ hay và giàu giá trị.

3. Kết bài

– Tám câu thơ của đoạn thơ thứ hai đã vẽ nên khung cảnh thiên nhiên, con người miền Tây với vẻ đẹp mĩ lệ, thơ mộng, trữ tình. Chất nhạc, chất họa, chất mơ mộng hòa quyện chặt chẽ với nhau trong đoạn thơ tạo nên một thế giới của cái đẹp. Từng nét vẽ của Quang Dũng đều mềm mại, tinh tế, uyển chuyển. Đây là đoạn thơ bộc lộ rõ nhất sự tài hoa, lãng mạn của Quang Dũng trong tổng thể bài thơ.

(10)

– Với cảm hứng lãng mạn, Quang Dũng đã đưa người đọc trở về với hoài niệm năm xưa, để được sống lại với những phút giây bình yên, hiếm có của thời chiến tranh. Nhà thơ cùng người đọc bước vào thế giới cổ tích với dòng sông huyền thoại, với thế giới của cái đẹp, của cõi mơ, của âm nhạc du dương; chất thơ, chất họa, chất nhạc thấm đẫm, quyện hòa đến mức khó mà tách biệt. Quả không hổ danh là một nghệ sĩ đa tài với những câu thơ xuất thân, Quang Dũng đã trao cho người đọc những dòng thơ, những giây phút ngất ngây và thi vị của hoài niệm về đoàn quân Tây Tiến, về cảnh và người miền Tây.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Mỗi nhà văn đều có một phong cách nghệ thuật độc đáo trong việc thể hiện hình tượng các dòng sông, giúp người đọc có những cái nhìn phong phú, đa dạng về

Hình ảnh ấy đưa chúng ta liên tưởng truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, truyện đã để lại trong lòng người đọc, một hình ảnh khó quên đó là nhân vật

– Bài thơ cũng là bản tình ca đã khắc họa hết thảy mọi cung bậc tình cảm của tác giả hay nói đúng hơn là giữa kẻ ở – người đi, giữa nhân dân đồng bào Việt Bắc

– Miêu tả, kế chuyện về một dòng sông, một vùng đất thuộc miền Tây của Tổ quốc, Nguyễn Tuân đã thể hiện sự hiểu biết sâu rộng, một tình yêu tha thiết bao la

– Qua nhân vật Mị, ta thấy Tô Hoài là một nhà văn tài năng khi đưa cuộc đời Mị sang trang mới, bắt đầu một ngày mới tươi đẹp sau "giấc ngủ mê" dài

Từ những lời tự hát tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Sở dĩ bài thơ đi cùng năm tháng là bởi: Sóng đã thể hiện được một tình

Với giá trị hiện thực, với thành công trong việc xây dựng nhân vật để thể hiện tư tưởng nội dung tác phẩm như đã phân tích ở trên thì truyện ngắn Vợ chồng A

Điều cần nhấn mạnh là, trong bối cảnh mới của sự mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế như hiện nay, nhân dân Việt Nam không chỉ bảo vệ độc lập, tự chủ trên