• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 17 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 17 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ SỐ 17 BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề



I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

HOA HỒNG TẶNG MẸ

Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3. Mẹ anh sống cách anh khoảng 300Km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.

– Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu– nó nức nở – nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá hoa hồng đến 20 đô la. Anh mỉm cười và nói với nó:

– Đến đây, chú sẽ mua cho cháu. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời:

– Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói:

– Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa huỷ bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300 km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.

(Dẫn theo Quà tặng cuộc sống) Câu 1. Nội dung câu chuyện trên là gì?

Câu 2. Phương thức biểu đạt của câu chuyện trên là gì?

Câu 3. Theo anh (chị) hai nhân vật: em bé và anh thanh niên, ai là người con hiếu thảo? Vì sao? Tại sao người thanh niên lại hủy điện hoa để cả đêm lái xe về trao tận tay mẹ bó hoa?

Câu 4. Thông điệp mà văn bản muốn gửi lại cho chúng ta là gì? Đọc xong câu chuyện trên, anh (chị) nghĩ đến câu tục ngữ hay ca dao nào? Hãy ghi lại câu tục ngữ hay ca dao đó.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nội dung được nêu ở phần Đọc hiểu: Tình mẫu tử.

Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích hình tượng con sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

(2)

Câu 1. – Nội dung câu chuyện: Ngợi ca lòng hiếu thảo của cô bé mồ côi và bài học về cách ứng xử với các đấng sinh thành trong cuộc sống.

Câu 2. – Phương thức biểu đạt: Tự sự và biểu cảm.

Câu 3. – Trong câu chuyện trên, cả cô bé và anh thanh niên đều là những người con hiếu thảo.

– Vì cả hai người đều nhớ đến mẹ, đều biết cách thể hiện lòng cảm ơn đến mẹ. Tuy nhiên hành động cảm ơn của hai người lại bộc lộ theo hai cách khác nhau. Mẹ cô bé đã mất, cô vẫn muốn tự tay đặt bó hoa hồng lên mộ mẹ. Anh thanh niên cũng muốn tặng mẹ hoa nhưng vì xa xôi nên muốn dùng dịch vụ gửi quà. Nhưng sau khi chứng kiến tình cảm của cô bé dành cho mẹ anh đã nhận ra được ý nghĩa thực sự của món quà.

– Người thanh niên hủy điện hoa vì anh được đánh thức bởi hành động cảm động của cô bé.

Vì anh hiểu ra rằng, bó hoa kia không mang lại hạnh phúc và niềm vui bằng việc anh xuất hiện cùng với tình cảm chân thành của mình dành cho mẹ. Và điều mẹ cần ở anh là thấy anh mạnh khỏe, an toàn. Đó là món quà ý nghĩa nhất với mẹ.

Câu 4. – Thông điệp mà văn bản muốn gửi lại cho chúng ta là: cần yêu thương trân trọng đấng sinh thành, nhất là người mẹ đã chịu nhiều vất vả, hi sinh. Trao và tặng là cần thiết nhưng trao và tặng như thế nào mới là ý nghĩa là điều mà không phải ai cũng làm được.

– Thí sinh có thể dẫn ra một trong những câu ca dao, tục ngữ sau:

– Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là dạo con.

– Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi Ngó không thấy mẹ bùi ngùi nhớ thương.

– Mẹ già đầu bạc như tơ

Lưng đau con đỡ mắt mờ con nuôi.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) HS tham khảo nội dung dưới đây để viết đoạn văn:

1. Mở đoạn

– Trong cuộc sống nhộn nhịp, tất bật này có lúc ta vô tình lướt qua những điều tưởng chừng như nhỏ nhoi để rồi khi dừng lại tại một khoảng lặng ngắn và nghĩ lại... ta mới ngỡ ra rằng nó thật ý nghĩa. Đó dường như là sự vô tâm của con người khi mải mê hướng tới cái gì đó to lớn hơn mà quên rằng chính điều bé nhỏ ấy lại là một phần quan trọng để làm nên ý nghĩa tươi đẹp của cuộc sống.

(3)

– Và câu chuyện Hoa hồng tặng mẹ là câu chuyện cảm động về tình mẫu tử. Hơn thế nữa nó còn mang một ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.

2. Nêu khái quát câu chuyện

– Câu chuyện kể về hai người con mua hoa tặng mẹ. Nó không đơn thuần chỉ có vậy. Hai người con một lớn một nhỏ mua hoa trong hai hoàn cảnh khác nhau. Anh dừng lại tiệm bán hoa để mua hoa tặng mẹ. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300Km. Hành động dừng lại và mua hoa tặng mẹ là một hành động rất đỗi bình thường của những đứa con – anh cũng vậy!

Nhưng khi bước ra khỏi xe anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè, câu chuyện bắt đầu từ đây.

– Cô bé ấy không có đủ tiền để mua một bông hồng tặng mẹ. Chỉ vỏn vẹn 75 xu trong túi trong khi bông hồng có giá hai đôla. Thế là không mua hoa tặng mẹ được, cô bé khóc nức nở.

Và giúp cô bé mua bông hồng tặng mẹ, chở cô bé đến "nhà mẹ" cô ấy. Câu chuyện tưởng như rất đỗi bình thường ấy lại khiến cho người đọc và chàng trai trong câu chuyện hết sức bất ngờ khi nhà mẹ cô bé là một phần mộ mới đắp.

 Đó như là một điểm nhấn, một nốt lặng để ta phải dừng lại và suy nghĩ.

3. Phân tích, chứng minh, bàn luận

– Trong cái xô bồ, nhộn nhịp của cuộc sống đã cuốn đi cả sự quan tâm của con người. Cô bé thì đã mất mẹ nhưng bà vẫn nhận được bông hồng tươi thắm của đứa con gái bé bỏng. Còn anh – mẹ vẫn còn sống, vẫn còn ở trên đời này với anh và chỉ cách nơi anh sống khoảng 300Km thôi. Một khoảng cách có vẻ như là xa nhưng thực ra nó lại rất gần. Đúng vậy, nó gần hơn khoảng cách từ thế giới bên này đến thế giới bên kia. Vượt qua 300Km là anh có thể về nhà gặp mẹ và ôm chầm lấy mẹ còn cô bé ấy lại phải trải qua một quãng đường đời mới có thể gặp được người mẹ yêu dấu, cô cũng không thể sà vào lòng mẹ và làm nũng mẹ nữa...

– Dường như tình yêu ấm áp của cô bé đã đánh thức được chàng trai, đưa anh về với những giá trị thực tại. Và cũng vô tình đứa trẻ ấy để lại trong lòng người lớn những suy ngẫm sâu sắc hơn. Chợt nhận ra mình đã bỏ qua điều gì đó tức thì anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hoa thật đẹp. Suốt đêm đó anh lái xe một mạch 300Km về nhà mẹ anh và trao tận tay bó hoa cho bà. Anh nhận ra rằng đến một ngày nào đó mẹ anh cũng sẽ rời xa anh để bước đi sang bên kia thế giới và lúc ấy anh có muốn tặng những bông hoa đẹp nhất thì cũng không thể nào trao đến tay mẹ được nữa. Lúc này đây mẹ anh cần gặp anh chứ không phải là bó hoa mà anh gửi về. Đúng, bây giờ thì anh đã hiểu ra dù mình đã trưởng thành rồi nhưng vẫn có những phút giây vô tâm... đối với mẹ – người đã sinh thành

(4)

– Dòng đời mãi êm đềm trôi theo thời gian, thấm thoắt con chợt nhận ra mình đã lớn...

+ Mới ngày nào, con còn được bú mớm, đút cơm, được nâng niu vỗ về và được ngủ say trên chiếc võng trưa, trong câu hát ru à ơi ngọt ngào của mẹ. Lời ru ấy, đã ở trong giấc ngủ con từ những ngày thơ bé, và mãi theo con cho đến tận bây giờ. Con biết rằng ngày đó, không chỉ riêng con, mà tất cả những đứa trẻ khác khi nghe lời ru ấy, đều chỉ biết tròn xoe đôi mắt ngây ngô, ngó nhìn vạn vật xung quanh, và đòi cho bằng được tất cả những gì chúng con muốn.

+ Lớn thêm một chút, đến tuổi cắp sách tới trường, dù cuộc sống có muôn vàn khó khăn, nhưng mẹ cha vẫn cố gắng lo cho con được bằng bạn bằng bè. Mẹ đã dậy sớm hơn khi vạn vật còn chìm trong màn đêm tĩnh mịch. Những gánh hàng trĩu nặng đã theo mẹ tới đường xa, để từ đó mẹ chở ước mơ con bằng đôi bàn tay thêm chai sạn, bằng đôi mắt mẹ ngày một mờ đi, bằng tấm lưng gầy ngày thêm oằn nặng, bằng đôi chân run rẩy, nhưng vẫn vững vàng bước, để dìu dắt bước con đi. Những miếng cơm lành, canh ngọt mẹ để nhường phần con, mẹ dành phần mình những đắng cay, chua chát. Mẹ thức trắng đêm, đôi mắt thâm quầng với nỗi lo lắng, xót xa khi con đau, con ốm. Tình thương của mẹ dạt dào, miệt mài, không biết chán mỏi...

+ Mẹ! Mẹ là một dòng suối tươi mát, là một thiên thần mà Thượng đế đã ban tặng cho những đứa con. Tình mẹ bao la, rộng lớn như đại dương kia. Vậy mà lắm lúc ta không biết, để rồi đôi khi phải giật mình mà thốt lên rằng:

Trên trời cao xa thẳm Có nghe rõ lời tôi Từ trần gian cát bụi Tôi thấy tôi mất mẹ Như cả bầu trời.

– Mất mẹ là nỗi đau, nỗi mất mát lớn lao nhất của con người. Mất mẹ là mất đi bầu trời yêu thương, mất đi những gì dịu ngọt hạnh phúc nhất. Có những con người vô trách nhiệm, thờ ơ với bậc sinh thành ra mình. Không một lần họ quan tâm xem bố mẹ họ hiện tại đang như thế nào, có khỏe không mà ngược lại họ lại luôn khiến cho bố mẹ lo lắng về mình. Vậy mà những người đó vẫn sống một cách vui vẻ, an nhàn mặc cho bố mẹ cực nhọc làm lụng.

– Thử hỏi trong cuộc sống đầy bộn bề lo toan này có nhiều không những tấm lòng hiếu thảo như anh thanh niên và cô bé kia không? Đừng nói đến việc tặng những bông hoa đẹp nhất cho mẹ mà ngay cả một lời nói nhẹ nhàng đầy yêu thương cũng không hề có. Họ bỏ qua nó – một điều rất nhỏ nhặt ấy để chạy theo những điều xa xỉ vô ích. Họ đâu biết rằng cái điều mà họ cho là nhỏ nhặt ấy lại vô cùng quý giá và to lớn đối người mẹ.

4. Bài học nhận thức và hành động

(5)

– Mẹ lớn lao, mẹ cao cả, mẹ là tất cả, là món quà vô giá mà ta nhận được.

– Mẹ không cần một điều gì lớn lao cả, chỉ cần con cái luôn được vui vẻ, hạnh phúc và sống với những giá trị đích thực của cuộc đời là đã đủ để làm mẹ vui rồi.

– Và xin một lần hãy dừng lại trước dòng đời xuôi ngược để tìm lại cho mình những khoảng yên tĩnh, những bài học sâu sắc về tình mẫu tử để ta có thể trở về bên tình yêu của mẹ mãi mãi. Nếu ai đã làm cho mẹ buồn, phải đau đứn thì xin hãy nhớ rằng:

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không.

– Con người ta chỉ biết tiếc nuối khi những gì đã đi qua, đã vượt ra khỏi tầm tay của mình.

Câu chuyện này có ý nghĩa sâu sắc đối với tất cả mỗi chúng ta. Nó như đánh thức chúng ta, đưa ta trở về và giữ lấy những giá trị thực tại của cuộc sống. Mẹ sẽ sống mãi trong tâm hồn con. Sẽ mãi là như vậy. Bởi:

Ta đi trọn một kiếp người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

Câu 2. (5,0 điểm) 1. Mở bài

– Là một nhà văn tài hoa, độc đáo, Nguyễn Tuân thích miêu tả những cái gì dữ dội, mãnh liệt hoặc đẹp một cách tuyệt đỉnh. Những trang viết hay nhất của ông thường là những trang tả đèo cao, vực sâu, thác nước.

– Nguyễn Tuân yêu thiên nhiên tha thiết, ông có nhiều phát hiện tinh tế về vẻ đẹp của núi sông, cỏ cây trên đất nước mình. Tùy bút Người lái đò sông Đà đã thể hiện đậm nét phong cách Nguyễn Tuân. Cảm hứng về dòng sông Đà "hung bạo và trữ tình" chảy trên trang văn của Nguyễn Tuân biến vùng sông nước ấy thành một hình tượng nghệ thuật đặc sắc.

2. Thân bài 2.1. Khái quát

– Người lái đò sông Đà rút từ tập Tùy hút sông Đà của Nguyễn Tuân.

– Tác phẩm là kết quả của nhiều dịp ông đến với Tây Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958.

– Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng khác nhau, sống với bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân cầu đường và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới đã đem lại cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo.

– Đến với những tác phẩm của Nguyễn Tuân là ta đang đến với một tâm hồn vô cùng phong

(6)

yêu nước, giàu lòng tự hào dân tộc. Tình yêu nước ấy cũng chính là tình yêu thiên nhiên tha thiết.

+ Khám phá về sông Đà dòng chảy dữ dội của núi rừng Tây Bắc là một thành công đặc sắc của ông. Chỉ có Nguyễn Tuân mới không nhọc công dò đến ngọn nguồn lạch sông, truy tìm đến tận nơi gốc tích khai sinh ra sông Đà, để biết chỗ phát nguyên của nó thuộc huyện Cảnh Đông và thoạt kì thủy, dòng sông mang những cái tên Trung Hoa khá thơ mộng: Li Tiên, Bả Biên Giang.

+ Cũng chưa có nhà văn nào trước Nguyễn Tuân có thể kể tên vanh vách 50/73 con thác lớn nhỏ nằm lô nhô suốt một dải sông từ Lai Châu về đến chợ Bờ.

+ Cũng không có ai như Nguyễn Tuân, để có thể hạ bút viết đúng ba câu về màu sắc nước sông Đà đã phải có mấy lần bay ngang qua miền sông ấy. Dòng sông Đà trong cảm nhận của nhà văn có hai nét tính cách đối lập: hung bạo và trữ tình.

2.2. Phân tích

a. Sông Đà hung bạo

– Vách đá đá bờ sông dựng vách thành và những bức thành vách đá cao chẹt chặt lấy lòng sông hẹp. Cái hẹp của lòng sông tác giả tả theo đủ cách:

+ Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời.

+ Con hổ con nai có thể vọt qua sông, và chỉ cần nhẹ tay thôi cũng có thể ném hòn đá từ bờ bên này qua bên kia vách.

+ Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một cái khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.

 So sánh vừa chính xác, tinh tế, vừa bất ngờ và lạ lùng. Cảm giác như Nguyễn Tuân luôn lục lọi đến tận kiệt cùng cái kho ấn tượng nay ăm ắp để tìm cho được một cách nói có thể làm kinh động hồn trí con người.

– Gió trên sông Đà: Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm  bằng lối viết tài hoa, những câu văn diễn đạt theo kiểu móc xích, cấu trúc câu trùng điệp, gợi hình ảnh con sông Đà cuồng nộ, dữ dằn như lúc nào cũng muốn tiêu diệt con người.

– Những hút nước ở quãng Tà Mường Vát: Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc, chỗ giếng nước sâu ặc ặc lên những cái hút nước lôi tuột bè gỗ xuống hoặc hút những chiếc thuyền xuống roi đánh chúng tan xác.  Lối so sánh độc đáo khiến con sông Đà không khác gì loài thủy quái với những tiếng kêu ghê rợn như muốn khủng bố tinh thần và uy hiếp con người.

(7)

– Âm thanh thác nước sông Đà:

+ Nguyễn Tuân như một nhạc trưởng đang điều khiển một dàn giao hưởng chơi thật hùng tráng bài ca của gió thác xô sóng đá.

+ Ban đầu tác giả để sông Đà tự cất lên khúc như đang: "oán trách","van xin","khiêu khích","giọng gằn mà chế nhạo". Thế rồi bất ngờ âm thanh được phóng to hết cỡ, các nhạc khí bừng bừng thét lên khúc nhạc của một thiên nhiên đang ở đỉnh điểm của một cơn phấn khích mạnh mẽ và man dại: nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng.

 Sự liên tưởng vô cùng phong phú, âm thanh của thác nước sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả không khác gì âm thanh của một trận động rùng, động đất hay nạn núi lửa thời tiền sử. Lấy lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông, Nguyễn Tuân quả là đã chơi ngông lắm trong nghệ thuật.

– Bằng thủ pháp nhân hóa, người đọc nhận ra từng sắc diện người trong những hình thù đá vô tri. Nguyễn Tuân đã dùng sức mạnh điêu khắc của ngôn từ để thổi hồn vào từng thớ đá:

Cả một chân trời đá mặt hòn nào trông cũng "ngỗ ngược", "nhăn nhúm", "méo mó". Những hòn đá vô tri vô giác nhưng qua cái nhìn của Nguyễn Tuân chúng mang vẻ du côn của thiên nhiên hoang dại và hung dữ với ba trùng vi thạch trận.

+ Trùng vi thạch trận thứ nhất: bọn đá đứa thì "hất hàm" đứa thì "thách thức", mặt nước hò la ùa vào bẻ gãy cán chèo, sóng nước đá trái, thúc gối vào bụng vào hông thuyền.

+ Trùng vi thạch trận thứ hai: sông nước bày binh bố trận ở khắp nơi, tăng nhiều cửa tử, cửa sinh nằm ở phía hữu ngạn.

+ Trùng vi thạch trận thứ ba: sông Đà sắp đặt bên phải bên trải đều là luồng chết, luồng sống ở ngay giữa.

 Con sông Đà hung bạo, tàn ác không khác gì kẻ thù số một của con người. Nhưng cũng chính từ hình ảnh con sông ấy lại là kẻ tôn vinh tài năng nghệ thuật tài hoa, tài tử và cực kì uyên bác của một ngòi bút số một về thể loại tùy bút Việt Nam.

b. Sông Đà trữ tình

– Dòng sông Đà không chỉ có những dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá mà nó còn là bức tranh thủy mặc vương vấn lòng người. Từ trên tàu bay nhìn xuống con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo.

– Màu sắc dòng sông thay đổi theo mùa:

+ Mùa xuân xanh màu ngọc bích, khác với sông Gâm, sông Lô màu xanh canh hến.

(8)

 Sông Đà mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng, quyến rũ và tình tứ.

– Đến với sông Đà, hăm hở, say mê đến nỗi tác giả như thấy mình như đang sắp đổ ra sông Đà. Nguyễn Tuân nhìn sông Đà như một cố nhân với những cảnh quan hai bên bờ cực kì gợi cảm: lá non nhú trên những nương ngô, những con hươu ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương. Dòng sông Đà như gợi những nỗi niềm sâu thẳm trong lịch sử đất Việt: Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa lặng tờ như từ Lí đời Trần đời Lê.

 Nguyễn Tuân say mê miêu tả dòng sông với tất cả sự tinh tế của cảm xúc, và bằng một tình yêu thiết tha thiên nhiên đất nước. Lòng ngưỡng mộ, trân trọng, nâng niu tự hào về một dòng sông, một ngọn thác, một dòng chảy đã tạo nên những trang văn đẹp hiếm có Nguyễn Tuân xứng đáng là một cây bút tài hoa bậc nhất của nền văn học Việt Nam.

2.3. Đánh giá và nhận xét

– Tác giả sử dụng bút pháp tương phản để khám phá gần như trọn vẹn tất cả vẻ đẹp của con sông Đà. Vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực: địa lí, lịch sử để tái hiện lịch sử của con sông, vận dụng những tri thức quân sự, võ thuật, điện ảnh, điêu khắc để tạo ra tính cách hung bạo của con sông, vận dụng cái nhìn hội họa văn chương tạo ra vẻ bay bổng trữ tình. Qua cách miêu tả của Nguyễn Tuân, con sông Đà đã mang một ý nghĩa biểu tượng cho mọi dòng sông của đất nước, quê hương, ca ngợi sông Đà cũng là ca ngợi non sông đất nước Việt Nam với những tiềm năng phong phú. Người đọc cảm nhận được tấm lòng yêu nước thiết tha của Nguyễn Tuân, yêu nước là yêu thiên nhiên Tổ quốc tươi đẹp, ca ngợi vẻ đẹp của non sông gấm vóc.

– Miêu tả, kế chuyện về một dòng sông, một vùng đất thuộc miền Tây của Tổ quốc, Nguyễn Tuân đã thể hiện sự hiểu biết sâu rộng, một tình yêu tha thiết bao la đối với đất nước con người Việt Nam từ đó thể hiện khát vọng niềm tin tưởng vào cuộc sống tươi sáng của đất nước. Bằng tình yêu thiên nhiên đất nước kết hợp với ngôn từ độc đáo, tài hoa, Nguyễn Tuân đã tái hiện lên một khung cảnh Tây Bắc thật hùng vĩ mà cũng thật trữ tình, làm ta thêm tự hào về núi sông Tổ quốc nguy nga, tráng lệ. Sông Đà quả là một quà tặng vô giá của thiên nhiên là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của bậc thầy Nguyễn Tuân.

3. Kết bài

– Phong cách Nguyễn Tuân độc đáo và phong phú. Ở tùy bút Người lái đò sông Đà chúng ta thấy phong cách giá trị của ông thể hiện rõ nhất là sự nhọn sắc của giác quan nghệ sĩ đi đôi với một kho chữ nghĩa giàu có và đầy màu sắc, lối văn rất mực tài hoa.

(9)

– Dòng sông Đà "hung bạo và trữ tình" chảy mãi trong dòng văn học nước nhà như niềm yêu mến và tự hào về cỏ cây sông núi quê hương của nhà văn Nguyễn Tuân.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

 Khắc họa hình tượng người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc- Ý nghĩa quan trọng của việc khắc họa vẻ đẹp

+ Lẽ sống đẹp của con người trong xã hội: sống đoàn kết, sống để yêu thương, dâng hiến; cá nhân tự nguyện gắn bó với cộng đồng mới hình thành môi trường sống

– Hãy yêu quý, lựa chọn những loại sách giúp ta mở rộng kiến thức, bồi dưỡng tâm hồn, giúp ta yêu cuộc sống, nó phải ca tụng sự nhân nghĩa, lòng bác ái – công

+ Hình ảnh đoàn binh không mọc tóc không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng mà nét vẽ này xuất phát từ một hiện thực trong cuộc sống của người lính Tây Tiến:

Tỉ trọng đất chuyên dùng của Tây Nguyên nhỏ hon Trung du và miền núi Bắc Bộ Câu 25: Đặc điểm nào sau đây đúng về vùng nội thủy nước ta?. Vùng nước tiếp

 Điểm nhấn của khung cảnh - tiếng sáo gọi bạn: được miêu tả với nhiều cung bậc, nhiều sắc thái thẩm mĩ với những từ láy: “lấp ló, thiết tha, bổi hổi, văng

• Ông lái đò được miêu tả như một người lao động dũng cảm lại vừa như một nghệ sĩ tài hoa của sông nước, rất mực điệu nghệ trong công việc của mình với

- Nguyễn Minh Châu được xem là một trong những nhà văn tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học, văn của ông giản dị mà sâu sắc, thấm thía nhiều dư vị