• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 27 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 27 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ SỐ 27 BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề



I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

… Nguy hơn, thực phẩm bẩn chính là kẻ sát nhân thầm lặng, ảnh hưởng và di hại đến nhiều thế hệ làm kiệt quệ giống nòi, người tiêu dùng có còn đủ tỉnh táo để phân biệt trong ma trận thực phẩm đang giăng như mạng nhện ấy đâu là sạch, đâu là bẩn hay lực bất tòng tâm để rồi “nhắm mắt đưa chân”.

Nếu không có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời, rồi đây 10, 20 năm sau tỷ kệ mắc ung thư và tâm thần của người Việt sẽ còn cao hơn rất nhiều, mọi nỗ lực để nâng cao chất lượng sống, cải tạo nòi giống chẳng lẽ bó tay trước những người đang đầu độc dân tộc mình!

Phát triển sẽ là gì nếu không phải giúp người dân nâng cao đời sống, tạo môi trường lành mạnh, an toàn để mỗi chúng ta sống và đóng góp cho xã hội, nhưng thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay như là cái u ác tính cho cả dân tộc, nếu không cắt bỏ sẽ di căn thành ung thư, hãy hành động ngay hôm nay đừng để đến lúc vô phương cứu chữa. Cần phải làm gì để đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay cho người tiêu dùng.

(Trích Vấn nạn thực phẩm bẩn, chẳng nhẽ bó tay? – ThS. Trương Khắc Trà http://dantri.

com.vn/dien-dan/van-nan-thuc-pham-ban-chang-le-bo-tay, Chủ nhật ngày 03 – 01 – 2016) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Tác giả đã chỉ ra những mối nguy hại nào của thực phẩm bẩn nếu không có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn kịp thời?

Câu 3. Hãy cho biết thái độ của tác giả khi bàn về thực phẩm bẩn? Tại sao tác giả lại nói:

Phát triển sẽ là gì nếu không phải giúp người dân nâng cao đời sống, tạo môi trường lành mạnh, an toàn để mỗi chúng ta sống và đóng góp cho xã hội.

Câu 4. Anh (chị) có suy nghĩ gì trước vấn nạn: … thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay như là cái u ác tính cho cả dân tộc? Trả lời khoảng 7 – 9 dòng.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về: Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay.

Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau:

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bàn khói cùng sương

(2)

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, trang 110) Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức

(Trích Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, trang 155)

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. – Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận.

Câu 2. – Qua đoạn trích, hãy cho biết tác giả đã chỉ ra những mối nguy hại nào của thực phẩm bẩn: 10, 20 năm sau tỷ kệ mắc ung thư và tâm thần của người Việt sẽ còn cao hơn rất nhiều, mọi nỗ lực để nâng cao chất lượng sống, cải tạo nòi giống sẽ không đạt kết quả.

Câu 3. – Thái độ của tác giả: lo lắng, trăn trở, kêu gọi hành động.

Phát triển sẽ là gì nếu không phải giúp người dân nâng cao đời sống, tạo môi trường lành mạnh, an toàn để mỗi chúng ta sống và đóng góp cho xã hội. Lời khẳng định rằng: khi phát triển đất nước phải gắn liền với những tiến bộ và đạo đức:

+ Tạo điều kiện để mỗi cá nhân trong xã hội khi sử dụng sản phẩm thực phẩm được an toàn.

+ Sự đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng là một nhân tố quan trọng góp phần vào phát triển chung của đất nước.

Câu 4.  Lưu ý: Thí sinh khi trình bày suy nghĩ phải chân thành, sâu sắc:

– Khẳng định tác hại của thực phẩm bẩn.

–Lên án những hành vi nuôi trồng, buôn bán thực phẩm bẩn.

–Ý thức chung tay cùng xã hội đẩy lùi thực phẩm bẩn bằng những hành động thiết thực…

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) HS tham khảo nội dung dưới đây để viết đoạn văn

(3)

1. Mở đoạn

– Cuộc sống hiện đại đã khiến con người càng trở nên hẹp hòi ích kỉ.

– Lòng tham lợi ích, tiền bạc đã đẩy những người sản xuất đến con đường tạo ra “thực phẩm bẩn” để đáp ứng nhu cầu tồn tại của nhân loại.

2. Thân đoạn a. Giải thích vấn đề

Thực phẩm bẩn là những thực phẩm chứa các chất độc hại, tác động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng con người.

b. Hiện trạng

– Vấn đề thực phẩm bẩn là một hiện tượng phổ biến, đang diễn ra từng ngày: thịt có chất tạo nạc, rau có thuốc trừ sâu, làm ruốc bằng hóa chất,… Tuy là vấn đề không còn mới mẻ, lạ lẫm với bất cứ người nào nhưng ngày càng ở mức báo động cao gây ra những ảnh hưởng xấu về sức khỏe con người.

 Dẫn chứng: một bài báo trên tienphong.vn ngày 11 – 09 – 2016 cung cấp: theo Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm có khoảng 190 vụ ngộ độc thực phầm với gần 7000 người trúng độc và 47 người chết.

 Lưu ý: Học sinh có thể lấy dẫn chứng từ các vụ ngộ độc thực phẩm gần đây.

–Nhu cầu về thực phẩm là thứ thiết yếu, mỗi ngày tất cả con người đều phải sử dụng rau, thịt, cá,… làm thức ăn, dẫu biết “độc”, “hại” nhưng vẫn phải tiêu thụ. Vấn đề thực phẩm bẩn đã khiến con người hoang mang lo sợ cho tính mạng của mình và người thân.

c. Nguyên nhân

–Nguyên nhân chính của việc làm cộng đồng phải đứng trước nguy cơ tồn vong mong manh đó là thái độ độc ác, ích kỉ của những người sản xuất thực phẩm. Nếu là cơ sở nhỏ lẻ thì hại sức khỏe của người trong xóm, trong thôn, hay trong vùng… Nhưng phải nhìn nhận một nguy cơ lớn hơn, khi phần nhiều thực phẩm chúng ta tiêu thụ lại được cung cấp từ các công ty công nghiệp sản xuất hàng loạt. Và mức độ phạm vi gây hại sẽ gấp bao nhiêu lần so với sản xuất manh mún kia?

–Kinh doanh, sản xuất thực phẩm bẩn mang lại lợi nhuận cao:

 Dẫn chứng: chúng ta đã từng xem qua nhiều phóng sự trên VTV về việc một số cơ sở sản xuất mỡ, mua mỡ bẩn và sản xuất cực bẩn để bán cho những quán cơm, tiệm bún hay là những người bán rong để rán xúc xích, xiên que… trước cổng các trường học mỗi ngày…

–Ngoài ra, tâm lí dùng và tiêu thụ hàng rẻ, đặc biệt là hàng có xuất xứ Trung Quốc của người Việt Nam.

(4)

d. Hậu quả

– Bệnh tật nguy hiểm: viêm màng não, bệnh ung thư,…

– Gây ra những tâm lí hoang mang cho xã hội.

– Thực phẩm bẩn có giá bán rẻ hơn thực phẩm sạch, gây lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng đến cá nhân, doanh nghiệp làm ăn chân chính, gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.

e. Giải pháp

– Nâng cao ý thức, tuyên truyền về nhận thức của người sản xuất trong xã hội về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo sức khỏe của xã hội.

– Tăng cường kiểm soát, ra những quy định xử phạt các cơ quan sản xuất thực phẩm bẩn nghiêm minh từ nhà nước.

– Mỗi cá nhân cần tỉnh táo hơn trong việc lựa chọn thực phẩm cho mình và gia đình.

3. Kết đoạn

– Vấn đề thực phẩm bẩn đang trở thành một nỗi ám ảnh lớn với xã hội. Gây ảnh hưởng về sức khỏe và tâm lí hoang mang cho người dân.

– Cần có biện pháp hữu hiệu để giáo dục lương tâm cho những người sản xuất thực phẩm và cảnh cáo về thảm họa mà vô tình họ sẽ gieo rắc cho cộng đồng qua thực phẩm bẩn.

Câu 2. (5,0 điểm) 1. Mở bài

– Nỗi nhớ thương từ lâu đã là gia vị không thể thiếu trong tình yêu, có nhớ thương mới biết quý trọng phút giây gặp mặt, có nhớ thương mới có đủ cung bậc của tình yêu, nỗi nhớ là xúc cảm ngọt ngào của tình yêu lứa đôi mà cũng là của những con người lúc xa nhau.

Điều đó đã được Tố Hữu và Xuân Quỳnh thể hiện rõ nét trong hai bài thơ, đặc biệt là qua hai đoạn thơ.

– Trích dẫn hai đoạn thơ 2. Thân bài

2.1 làm rõ đối tượng thứ nhất a. Khái quát

– Nhắc đến Tố Hữu là nhắc đến một trong những nhà thơ có một vị trí đặc biệt trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Đặc điểm phong cách thơ Tố Hữu là khuynh hướng thơ trữ tình chính trị, nhà thơ luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn và con đường cách mạng luôn song hành với con đường thơ ca. Bài thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một thành tựu quan trọng của thơ ca kháng chiến chống Pháp.

– Bài thơ được Tố Hữu sáng tác vào tháng 10 – 1954 nhân một sự kiện lịch sử.

Trung ương Đảng và Chính phủ rời căn cứ bốn phương lồng lộng Thủ đô gió ngàn về Thủ đô

(5)

hoa vàng nắng Ba Đình. Từ điểm xuất phát ấy, bài thơ thể hiện tình gắn bó thắm thiết giữa người ra đi và người ở lại, giữa miền xuôi và miền ngược, giữa người cán bộ với Việt Bắc quê hương của cách mạng, với đất nước và nhân dân, với Đảng và Bác Hồ, với cuộc kháng chiến đã thành kỉ niệm sâu nặng trong tâm hồn.

b. Cảm nhận đoạn thơ trong đoạn trích Việt Bắc b1. Nội dung

– Nỗi nhớ tràn ngập không gian thời gian, thấm vào cảnh vật thiên nhiên.

– Một nỗi nhớ da diết, khôn nguôi được tác giả hình dung thật lạ. Một chữ “gì” hàm chứa bao điều, phải chăng đó chính là nỗi nhớ thiên nhiên, với nhân dân cùng quãng thời gian kháng chiến đầy ắp kỉ niệm. Nhớ “như nhớ người yêu”, hình ảnh so sánh thật đầy ý nghĩa, nỗi nhớ sao thật dai dẳng triền miên, luôn thường trực trong tâm trí. Một khung cảnh hiện ra đã hoàn toàn khẳng định đối tượng được nhớ đến – Việt Bắc. Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương rồi sau đó là những hình ảnh miêu tả không gian thơ mộng đậm chất núi rừng Việt Bắc.

– Thiên nhiên bình dị tươi đẹp: “nắng chiều”, “Trăng lên đầu núi”, “bản khói cùng sương”, “ngòi thia”, “sông Đáy”, “suối Lê”,… Hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc được liệt kê đến từng chi tiết. Rõ ràng tác giả vẫn nhớ rất rõ những kỉ niệm cùng khung cảnh Việt Bắc.

– Con người Việt Bắc cần cù chăm chỉ, chịu thương chịu khó: Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. “Người thương”, hai chữ thôi nhưng chứa đựng biết bao ân tình. Đây chính là những con người Việt Bắc đã cưu mang, che chở cho cán bộ trong suốt một quãng thời gian dài gian khó. “Bếp lửa” – hình ảnh của một gia đình ấm cúng thường thấy, phải chăng tác giả đã xem nơi đây như là gia đình thứ hai của mình?

b2. Nghệ thuật

– Thể thơ lục bát âm điệu ngọt ngào sâu lắng.

– Sử dụng phép điệp từ, ngôn ngữ bình dị:

+ Vần chân “sương” và “người thương” làm cho giọng điệu câu thơ trở nên da diết, diễn tả một nỗi nhớ bịn rịn, lưu luyến, không muốn rời xa.

+ Vẫn tiếp tục là nỗi nhớ, nhưng dường như ngày càng sâu đậm hơn với những tên gọi địa danh gắn liền với quá khứ cách mạng mà tác giả từng trải qua.

2.2 Làm rõ đối tượng thứ hai a. Khái quát

– Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu nhất thời chống Mĩ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ đầy cảm xúc, có sắc thái rất riêng, đậm chất nữ tính của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo, giàu tình yêu thương. Sóng

(6)

được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình) – in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968), là bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ sóng là tiếng lòng chân thành, bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu.

b. Cảm nhận đoạn thơ trong bài Sóng b1. Nội dung

– Nỗi nhớ tràn ngập khắp không gian: “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”. Đối diện với đại dương, Xuân Quỳnh mới khám phá ra một điều giản dị mà cũng là một chân lí sâu xa:

biển gồm cả những con sóng nổi (mặt nước) lẫn những con sóng chìm (lòng sâu). Bởi mang hai thứ sóng ấy trong lòng mà biển chẳng bao giờ nguôi yên. Thì ra đại dương là cả một tâm trạng lớn. Đại dương đang bị những khát khao, những mong nhớ dày vò đến cồn cào.

– Nỗi nhớ tràn ngập khắp thời gian: Ngày đêm không ngủ được. Sóng mang trong mình nỗi nhớ và sóng chính là nỗi nhớ. Tuy nhiên, điều thú vị là ở chỗ: đã là sóng thì bao giờ cũng thức. Sóng không ngủ. Bởi sóng ngủ thì sóng cũng không tồn tại. Vì lí do này mà người ta đã thấy sóng là nhịp đập của biển, là sự sống của biển. Đối với Xuân Quỳnh, chỉ vì sóng

“nhớ bờ” da diết mà sóng không ngủ được. Từ đó, thi sĩ liên tưởng đến trái tim người phụ nữ khi yêu.

– Nỗi nhớ tràn cả vào ý thức, vô thức, tiềm thức cả trong mơ còn thức. Có lẽ thế, nếu sóng là sự sống của biển thì nhớ là sự sống của tình yêu. Nỗi nhớ đồng nghĩa với tình yêu.

Một tâm hồn ngừng nhớ là dấu hiệu chắc chắn để khẳng định một traí tim đã ngừng yêu, một mối tình đã tắt. Sóng thức trong lòng biển đã cồn cào, sóng thức trong lòng em còn muôn vạn lần cồn cào hơn. Sóng chỉ nhớ bờ trong cõi này – ngày đêm không ngủ được. Người phụ nữ khi yêu toàn tâm, toàn ý, toàn hồn. Cho nên ngay đến cả trong mơ còn thức. Câu thơ cũng tựa như một con sóng đi xuyên qua cả hai cõi “thực” và “mộng”. Giới hạn của sóng là cõi thực.

Còn người phụ nữ khi yêu thì nỗi nhớ đã xáo trộn cả thực và mộng. Nếu còn một cõi nào khác nữa thì người phụ nữ ấy cũng sẽ dành trọn cho tình yêu. Cả cuộc đời là nỗi trăn trở lớn!

Đã không ngủ trong cõi thực lại thao thức trong cõi mộng.

b2. Nghệ thuật

– Thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu và hình ảnh; phép ẩn dụ, nhân hóa, điệp cấu trúc, tương phản…

– Xuân Quỳnh lí giải trạng thái của con sóng vin vào lí giải tâm trạng của người con gái đang yêu thật tài tình. Cả trong mơ còn thức sự phi lí đã chứa đựng một chân lí. Chỉ có ai biết trân trọng tình yêu, biết yêu chân thành mãnh liệt mới có thể chia sẻ được điều đó.

2.3 So sánh những nét tương đồng và điểm khác biệt

(7)

a. Những nét tương đồng

– Về cái nhìn tổng thể: cả hai đoạn thơ đều tập trung thể hiện nỗi nhớ của một tình yêu tha thiết sâu đậm đối với con người, cuộc sống, quê hương, đất nước của hai thi sĩ.

– Nội dung cảm xúc: hai đoạn thơ đều viết về nỗi nhớ, một trạng thái cảm xúc nảy sinh trong cuộc chia li với những con người đã từng gắn bó sâu nặng, thắm thiết, những mảnh đất để lại dấu chân đi qua.

– Nghệ thuật thể hiện:

+ Hai đoạn thơ, các tác giả đều tập trung khắc họa những cung bậc trạng thái phong phú, đa chiều của nỗi nhớ.

+ Nỗi nhớ mênh mang được đặt trong quan hệ với không gian thiên nhiên vô tận.

+ Nỗi nhớ triền miên da diết ddwuowcj đặt trong thời gian của đêm – ngày, sớm – chiều.

+ Nỗi nhớ còn được so sánh, thể hiện trong những điều sâu thẳm, mãnh liệt nhất: nhớ gì như nhớ người yêu (Việt Bắc), cả trong mơ còn thức (Sóng).

Hai đoạn thơ đều sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, điệp từ để khéo léo diễn tả nỗi nhớ sâu đậm, giọng điệu da diết, khắc khoải của con người khi phải chia li.

b. Những điểm khác biệt b1. Việt Bắc của Tố Hữu

– Nội dung cảm xúc

+ Nỗi nhớ trong thơ của Tố Hữu thuộc về tình cảm lớn lao, tình cảm chính trị, tình cảm cách mạng nhưng đan kết và quyện hòa trong mối tình yêu lứa đôi.

+ Nỗi nhớ ấy gắn liền với cuộc chia li của người cán bộ cách mạng dời căn cứ địa kháng chiến để trở về Thủ đô.

+ Chủ thể của nỗi nhớ là những con người kháng chiến nhớ những kỉ niệm với quê hương Việt Bắc, đồng bào Việt Bắc ân tình đùm bọc, cưu mang họ trong suốt những tháng ngày gian khổ của cuộc kháng chiến.

– Nghệ thuật trong đoạn thơ:

+ Đoạn thơ sử dụng thể thơ lục bát của dân tộc.

+ Giọng điệu ngọt ngào như một khúc trữ tình sâu lắng, da diết.

+ Các điệp từ: “nhớ gì”, “nhớ từng”, “nhớ những” cùng với nghệ thuật so sánh như nhớ người yêu, ẩn dụ ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê và tiểu đối đã góp phần thể hiện thành công những cung bậc cảm xúc phong phú của nỗi nhớ quê hương cách mạng.

b2. Sóng của Xuân Quỳnh

(8)

– Nội dung cảm xúc:

+ Cảm xúc của chủ thể trữ tình được thể hiện vừa gián tiếp vừa trực tiếp.

+ Sóng là hóa thân mà cũng là phân thân của chủ thể trữ tình. Sóng là ẩn dụ đễ diễn tả nỗi nhớ

+ Sắc thái của nỗi nhớ trong đoạn thơ (có nỗi nhớ cồn cào, cháy bỏng, có nỗi nhớ triền miên, da diết, có nỗi thao thức, bồi hồi trăn trở, nỗi nhớ còn lặn cả vào trong tiềm thức, trong giấc mơ).

– Nghệ thuật trong đoạn thơ:

+ Đoạn thơ sử dụng thể thơ năm chữ và ẩn dụ nghệ thuật sóng.

+ Thể thơ và nhịp điệu thơ đã gợi hình ảnh và nhịp điệu bất tận vào ra của những con sóng nỗi nhớ tình yêu.

+ Nhờ nghệ thuật ẩn dụ, nỗi lòng của người phụ nữ khi yêu được thể hiện chân thành, nữ tính, duyên dáng mà không kém phần mãnh liệt sâu sắc.

+ Đoạn thơ có hình ảnh sáng tạo diễn tả nỗi nhớ trong mơ:

Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức.

2.4 Nhận xét chung

– Từ hai nỗi nhớ được thể hiện trong đoạn thơ, người đọc không chỉ cảm nhận được nét đặc sắc của hai giọng điệu thơ mà còn thấy được vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam yêu thương đằm thắm, dịu dàng mà mãnh liệt, tình nghĩa thủy chung.

– Tố Hữu và Xuân Quỳnh đã họa thêm vào dòng chảy của nền thi ca dân tộc một nỗi nhớ tha thiết đến cháy lòng và đong đầy những yêu thương từ đáy sâu của con người.

3. Kết bài

– Khép lại hai đoạn trích là những cảm nhận riêng của mỗi người về nỗi nhớ trong đời sống, nhưng chắc hẳn ai cũng tin rằng dù là nhớ người yêu hay nhớ mảnh đất thân thuộc cũng thật đẹp chỉ cần nỗi nhớ ấy xuất phát sâu thẳm một trái tim cùng xúc cảm chân thành.

– Xin cảm ơn thi sĩ Tố Hữu và nữ sĩ Xuân Quỳnh đã dồn hết tâm tư tình cảm của mình để nhào nặn nên những tác phẩm văn học có giá trị, cho ta thấy được những góc khuất tâm hồn đầy ý nghĩa nhưng không kém phần sâu sắc về tình cảm đáng quý giữa con người trong cuộc sống nhiều thay đổi và biến động như thế này.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hình ảnh ấy đưa chúng ta liên tưởng truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, truyện đã để lại trong lòng người đọc, một hình ảnh khó quên đó là nhân vật

– Bài thơ cũng là bản tình ca đã khắc họa hết thảy mọi cung bậc tình cảm của tác giả hay nói đúng hơn là giữa kẻ ở – người đi, giữa nhân dân đồng bào Việt Bắc

– Miêu tả, kế chuyện về một dòng sông, một vùng đất thuộc miền Tây của Tổ quốc, Nguyễn Tuân đã thể hiện sự hiểu biết sâu rộng, một tình yêu tha thiết bao la

– Qua nhân vật Mị, ta thấy Tô Hoài là một nhà văn tài năng khi đưa cuộc đời Mị sang trang mới, bắt đầu một ngày mới tươi đẹp sau "giấc ngủ mê" dài

Từ những lời tự hát tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Sở dĩ bài thơ đi cùng năm tháng là bởi: Sóng đã thể hiện được một tình

Với giá trị hiện thực, với thành công trong việc xây dựng nhân vật để thể hiện tư tưởng nội dung tác phẩm như đã phân tích ở trên thì truyện ngắn Vợ chồng A

– Bốn câu thơ trên là hình ảnh không khí đêm lễ hội tưng bừng hòa hợp với ánh sáng lung linh và tâm hồn trẻ trung, yêu đời của các chiến sĩ Tây Tiến thì

Điều cần nhấn mạnh là, trong bối cảnh mới của sự mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế như hiện nay, nhân dân Việt Nam không chỉ bảo vệ độc lập, tự chủ trên