• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 8 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 8 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ SỐ 8 BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề



I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

(1) Trong đời sống, ta thường thấy một hiện tượng xấu là lòng đố kị. Thấy ai có chút thành tích, kẻ đố kị cảm thấy khó chịu, đau khổ như mình bị mất mát điều gì, tiếp đó nảy sinh những phản ứng bệnh hoạn.

(2) Trong lớp, một học sinh có thành tích học tập giỏi, người có tính đố kị sẽ nói bóng gió là bạn ấy khéo làm thân với các thầy, các cô. Thấy bạn có bộ đồ mới hợp thời trang, người đố kị tìm cách dìm, bảo: “Báu gì, hàng thùng ấy mà!”. Thấy một đôi vợ chồng đẹp đôi, hạnh phúc, kẻ đố kị liền nói độc miệng: “Rồi xem, được bao lâu!”.

(3) Hiện tượng đố kị trong cuộc sống đã có từ xưa. Thời Tam Quốc có danh tướng Đông Ngô là Chu Du, nổi tiếng thao lược nhưng lại có tính đố kị. Thấy Gia Cát Lượng tài ba, Du đã nhiều lần tìm cách chứng tỏ mình là người tài “đệ nhất thiên hạ”, nhưng lần nào cũng bị thua. Lòng đố kị còn khiến Chu Du tìm kế sách hãm hại Gia Cát Lượng, nhưng lần nào Lượng cũng đoán biết và thoát hiểm. Khi nhận ra tài trí của mình không bằng Gia Cát Lượng, Du đã ngửa mặt lên trời mà than: “Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng!”. Câu nói đó đã bộc lộ chân tướng của người đố kị: không chấp nhận thực tế người khác hơn mình.

(4) Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí muốn chứng tỏ mình không thua chúng kém bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Tâm lí đố kị ngược lại, chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. Đố kị là tâm lí của kẻ thất bại. Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa lòng ích kỉ tăng lên. Phân tích lòng đố kị, nhà triết học Hi Lạp cổ đại A-ri-xtốt đã nói: “Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”. Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công.

(Phỏng theo Băng Sơn, dẫn theo Ngữ Văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, trang 96 – 97) Câu 1. Đoạn trích trên có câu chủ đề không? Nếu có, hãy ghi lại câu chủ đề đó.

Câu 2. Trong đoạn (3), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? Tác dụng của thao tác lập luận đó là gì?

(2)

Câu 3. Tại sao tác giả lại cho rằng tâm lí đố kị chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng?

Câu 4. Anh (chị) hãy nêu ít nhất hai hậu quả của lòng đố kị theo quan điểm của riêng mình.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói được nêu trong văn bản phần Đọc hiểu: Kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công.

Câu 2. (5,0 điểm)

Đánh giá về bài thơ Tràng giang của Huy Cận có ý kiến cho rằng: Tràng giang đã nối tiếp mạch thi cảm truyền thống với sự cách tân đích thực. Anh (chị) hãy làm rõ sự cách tân đích thực của Huy Cận trong bài thơ này.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. – Đoạn trích trên có câu chủ đề.

– Câu chủ đề: Trong đời sống, ta thường thấy một hiện tượng xấu là lòng đố kị.

Câu 2. – Trong đoạn (3), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận chứng minh.

– Tác dụng: làm sáng tỏ lòng đố kị của một số nhân vật thời Tam quốc.

Câu 3. – Tác giả lại cho rằng, tâm lí đố kị chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng, vì: đố kị là tâm lí của kẻ thất bại.

Câu 4. – Đố kị sẽ khiến tâm lí ta bất an, luôn ghen tị với người khác.

– Đố kị sẽ làm cho người khác coi thường, lánh xa chúng ta.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) HS tham khảo nội dung dưới đây để viết đoạn văn:

1. Giải thích

– Tính đố kị là thù ghét những ai có điều gì đó hơn mình. Từ đó nảy sinh thái độ đố kị.

– Thái độ đố kị là tỏ ra khó chịu khi thấy người khác được hơn mình.

1.

Phân tích và chứng minh

– Sự đố kị có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần:

+ Người có tính ganh ghét, đố kị bao giờ cũng căng thẳng về tinh thần, tổn hại về sức khỏe.

+ Sự đố kị phá hoại mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Vì ganh ghét, đố kị mà hòa khí bị rạn nứt, sức mạnh đoàn kết của tập thể bị tổn thương.

– Nguyên nhân của người có thói đố kị:

(3)

+ Thiếu tự tin, hay mặc cảm, tự ti mà lại sẵn lòng tự cao, tự đại.

+ Cuộc sống thường xuyên gặp thất bại nên con người có thói quen chỉ trích, đả kích người khác.

+ Luôn suy nghĩ người khác sung sướng, hạnh phúc, may mắn hơn mình.

3. Bàn luận vấn đề

– Chúng ta phải nhận biết cái mà người ta có, không phải tự dưng nó đến mà phần lớn là công sức lao động, học tập với tài năng, trí tuệ hình thành.

– Trước sự thành công của người khác, chúng ta hãy bình tĩnh, tự tin và lạc quan. Học cái hay, cái tốt của "đối phương" để bổ sung và hoàn thiện mình.

– Hãy tập cạnh tranh một cách lành mạnh, chính đáng. Nếu có thể so bì, ấm ức thì tại sao không biến những cái đó thành nghị lực để phấn đấu vươn lên? Tại sao không biết biến sự ấm ức, ganh tị với người khác thành động lực phấn đấu cho chính mình?

4. Bài học nhận thức và hành động

– Nếu ai cũng đem khả năng của mình ra đóng góp thì cộng đồng này, xã hội này sẽ rất tốt đẹp. Nhưng chính vì còn tồn tại những điều đố kị nên nhiều người không dám bộc lộ khả năng của mình.

– Vì vậy, sống trong môi trường hơn thua, đố kị, ganh tị đủ điều, chúng ta cần cố gắng chịu dựng, kiên trì, nhẫn nại, rèn luyện cho mình có bản lĩnh kiên cường để có thể vượt qua mọi chông gai thử thách, sóng gió của cuộc đời và cống hiến được nhiều hơn cho đất nước.

Câu 2. (5,0 điểm)

1. Dẫn ra vấn đề nghị luận

Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm Nỗi nhớ thương không biết đã tan chưa?

Hay lòng chàng cứ tủi nắng, sầu mưa Cùng đất nước mà lặng buồn sông núi.

(Trích Mai sau – Huy Cận).

Huy Cận – một cái tên – một con người lưu khắc dấu ấn cho riêng mình trên dòng sông thi ca mảnh hồn thiêng chữ S. Ta hãy lắng mình về quá khứ của miền miên viễn để cảm hiểu và trân trọng một hồn thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới Việt Nam (1932 –1945).

– Thơ Huy Cận trước Cách mạng rất buồn, vì vậy ông thường tìm đến thiên nhiên để: Vui chung vũ trụ nguôi sầu trần gian. Xuất hiện lần đầu tiên trên thi đàn văn chương ta bắt gặp một giọng thơ mang nỗi sầu nhân thế ảo não: Một chiếc linh hồn nhỏ/ Mang mang thiên cổ sầu (Lửa thiêng – 1940). Bởi đó là thế giới của Lửa thiêng, thế giới của Tràng giang. Thi sĩ đã cất lên giùm ta cái cảm xúc, cái nỗi niềm nhân thế đó.

(4)

– Khi đánh giá về bài thơ Tràng giang của Huy Cận có ý kiến cho rằng: Tràng giang đã tiếp nối mạch thi cảm truyền thống với sự cách tân đích thực.

2. Giải thích nhận định

– Mạch thi cảm truyền thống là cảm hứng sáng tác của văn học truyền thống thường thiên về nỗi buồn: nỗi buồn về thế thái nhân tình; buồn về cái nhỏ bé hữu hạn của đời người trước cái vô hạn, vô biên của đất trời – nỗi sầu vũ trụ; buồn về quê hương đất nước, về thân phận người lữ khách xa quê, cái buồn biệt li, xa cách...

– Sự cách tân đích thực đó là sự đổi mới trong thi ca hiện đại ở cách nhìn, cách cảm, quan niệm thẩm mĩ và những phương thức biểu đạt rất mới.

3. Phân tích bài thơ Tràng giang để làm nổi bật một vế của nhận định: Sự cách tân đích thực của Huy Cận trong bài thơ

a. Khái quát

– Huy Cận là một nhà thơ xuất sắc, tiêu biểu trong phong trào Thơ mới 1932 – 1945.

– Tràng giang sáng tác năm 1939, in trong tập Lửa thiêng, là bài thơ nổi tiếng và tiêu biểu nhất của Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám.

b. Phân tích

– Hình ảnh trong thơ không hề sử dụng những ước lệ, tượng trưng truyền thống mà rất giản dị trong sáng, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của con người Việt Nam.

– Huy Cận đến với không gian truyền thống nhưng lại mở rộng không gian ấy ra ba chiều tít tắp, vô tận đến mênh mông (dài, rộng, cao):

Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài trời rộng bến cô liêu.

=> Đó là không gian ta thường thấy trong những bức họa Phục hưng phương Tây hay trong những bài thơ lãng mạn Pháp.

– Nhưng câu thơ nắng xuống, trời lên, sâu chót vót mới thực sự gây ấn tượng mạnh bởi lối dùng từ mới mẻ, táo bạo (cách dùng hình dung từ "sâu chót vót" thay cho cách diễn đạt thông thường "cao chót vót") vừa mở ra chiều cao mênh mang đến thăm thẳm của bầu trời vừa diễn tả nỗi cô đơn của cái tôi trữ tình, đặc biệt là cảm giác rợn ngợp của con người hữu hạn trước một vũ trụ vô biên.

– Tràng giang còn là sự cách tân trong cách thể hiện cảm xúc. Khi đến với nỗi cô đơn bé nhỏ của con người Huy Cận đưa nỗi buồn từ xa về gần, là cõi con người bằng hình ảnh cụ thể, dung dị, sáng tạo: "củi một cành khô", "bèo dạt hàng nối hàng", "bến cô liêu"... Đó là nỗi niềm, là tâm sự của cả một thế hệ trước thời đại.

(5)

– Sự cách tân còn thể hiện ở việc sáng tạo, đưa vào những cảm xúc mới khi mượn tứ thơ của Thôi Hiệu: xưa Thôi Hiệu nhìn khói sóng trên sông mà chạnh nỗi nhớ nhà; nhưng nay đến Huy Cận nỗi nhớ ấy thường trực, có sẵn trong lòng, được dâng lên cao độ hơn, cùng cách diễn đạt cũng tân kì, sáng tạo hơn: Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

– Thể thơ thất ngôn nhưng không bị gò bó trong niêm luật của thơ trung đại mà với nhạc điệu phong phú, từ ngữ giản dị, hàm súc, tinh tế đã đem lại cho Tràng giang một sự hài hòa giữa ý và tình, giữa cổ điển và hiện đại.

4. Nêu những suy nghĩ và cảm nhận của bản thân

– Tác phẩm Tràng giang cho đến tận bây giờ vẫn là một đỉnh cao nghệ thuật mà khó ai có thể vươn tới, bởi sự khéo léo và tinh tế của tác giả trong việc kéo hợp giữa không gian thiên nhiên với không gian tâm tình, quan trọng hơn là vì Tràng giang mang một triết lí sâu xa về cuộc đời, về đất nước. Tuy không thể hiện trực tiếp nhưng Huy Cận đã in bóng vào Tràng giang một tình yêu Tổ quốc, cũng sự lặng lẽ buồn trước cuộc sống thời bấy giờ.

– Những giá trị và sự đóng góp tích cực của Huy Cận trong phong trào Thơ mới nói riêng và cho thơ ca Việt Nam nói chung qua bài thơ Tràng giang. Tràng giang luôn đứng vững và đứng cao trong nền văn học nước nhà, cũng như trong trái tim của người đọc mãi về sau. Một nỗi buồn đã qua đi từ lâu, nhưng dư vị ấy, cảm giác ấy, nỗi buồn ấy cứ đọng mãi với con người sau này mỗi khi đọc Tràng giang, khiến người ta phải suy ngẫm về nhân tình và cuộc đời.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 2.– Nội dung chính của đoạn thơ: tình cảm yêu mến của tác giả đối với truyện cổ dân gian, cảm nhận thấm thía về bài học làm người ẩn chứa trong những truyện

– Xin cảm ơn thi sĩ Tố Hữu và nữ sĩ Xuân Quỳnh đã dồn hết tâm tư tình cảm của mình để nhào nặn nên những tác phẩm văn học có giá trị, cho ta thấy được những

– Bài thơ cũng là bản tình ca đã khắc họa hết thảy mọi cung bậc tình cảm của tác giả hay nói đúng hơn là giữa kẻ ở – người đi, giữa nhân dân đồng bào Việt Bắc

Với giá trị hiện thực, với thành công trong việc xây dựng nhân vật để thể hiện tư tưởng nội dung tác phẩm như đã phân tích ở trên thì truyện ngắn Vợ chồng A

Điều cần nhấn mạnh là, trong bối cảnh mới của sự mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế như hiện nay, nhân dân Việt Nam không chỉ bảo vệ độc lập, tự chủ trên

– Trong hai cuộc kháng chiến, những tác phẩm văn học viết về đề tài miền núi đã đạt những thành tựu xuất sắc bởi nó không chỉ phản ánh được những đặc điểm

– Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 đã đạt nhiều thành tựu to lớn, đặc biệt là những mảng tác phẩm thể hiện phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam

Chính vì vậy mà khi nhận định về nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, có ý kiến cho rằng: Chí Phèo vừa là một gã mất trí, công cụ nguy