• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 5 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 5 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ SỐ 5 BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề



I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

(1) Không khí quả là quý quá đối với người da đỏ, bởi lẽ bầu không khí này là của chung, muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở. Người da trắng cũng cùng chia sẻ, hít thở bầu không khí đó. Nhưng hình như người da trắng chẳng để ý gì đến nó. Nếu chúng tôi bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải nhớ rằng không khí đối với chúng tôi là vô cùng quý giá và phải chia sẻ linh hồn với tất cả cuộc sống mà không khí ban cho. Ngọn gió mang lại hơi thở đầu tiên của cha ông chúng tôi và cũng nhận lại hơi thở cuối cùng của họ.

Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả người da trắng cũng có thể thưởng thức được những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ.

(2) Như vậy, chúng tôi mới cân nhắc những ý muốn mua mảnh đất này của Ngài. Nếu có quyết định chấp nhận yêu cầu của Ngài, chúng tôi phải đưa ra một điều kiện - đó là, người da trắng phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em.

(3) Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống. Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi lẽ điều gì sẽ xảy đến với con thú thì cũng chính xảy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc.

(4) Ngài phải dạy cho con cháu rằng mảnh đất dưới chân chúng là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi, và vì thế, chúng phải kính trọng đất đai. Ngài phải bảo chúng rằng đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên. Hãy khuyên bảo chúng như chúng tôi thường dạy con cháu mình: Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của đất. Con ngiười chưa biết làm tổ để sống, con người giản đơn là một sơi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình.

(2)

(5) Ngay cả đối với người da trắng, họ được đi cùng và nói chuyện cùng với chúng như người bạn đối với người bạn, cũng không thể nào tránh khỏi số phận chung của con người.

Sau hết chúng ta có thể trở thành anh em và hãy chờ xem. Nhưng điều mà chúng tôi biết trước được là đến một ngày nào đó người da trắng sẽ hiểu là chúng ta có cùng một Chúa, có thể lúc này Ngài nghĩ Ngài có Người (Chúa) nên Ngài muốn có mảnh đất này của chúng tôi.

Nhưng Ngài sẽ không thể nào có được. Người là vị chúa của con người và tình cảm của Người sẽ được chia sẻ công bằng cho người da đỏ cũng như người da trắng. Mảnh đất này đối với Người là quý giá và làm tổn hại đến mảnh đất là khinh rẻ Đấng tạo thế. Người da trắng cũng vậy, rồi sẽ qua đi và còn sớm hơn tất cả các bộ lạc khác. Làm ô uế nấm mồ của Ngài, thì một đêm nào đó Ngài sẽ chết vì ngạt thở trên đất hoang mạc của Ngài.

(Trích Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Xi-át-tơn, Theo tài liệu Quản lí môi trường phục vụ phát triển bền vững, dẫn theo Ngữ văn 6, Tập hai, NXB Giáo dục, 2018) Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chức năng nào? Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?

Câu 2. Nêu đề tài và mục đích của đoạn trích?

Câu 3. Nêu các phép liên kết được sử dụng trong phần (1) của đoạn trích?

Câu 4. Đoạn trích khai gợi cho anh (chị) tình cảm gì? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)

Bằng hiểu biết của mình và qua ý kiến của người viết trong đoạn trích, hãy bàn luận về quan niệm: "Đất là Mẹ" và thái độ của con người ngày nay đối với đất đai (trong một đoạn văn khoảng 200 chữ).

Câu 2. (5,0 điểm)

Nhận định về nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, có ý kiến cho rằng:

Chí Phèo vừa là một gã mất trí, công cụ nguy hiểm trong tay bọn thống trị, vừa là một đầu óc sáng sủa nhất của làng Vũ Đại.

Ý kiến của anh (chị) thế nào? Từ truyện ngắn này của Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến của mình.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. – Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận/ sinh hoạt.

– Văn bản này là bức thư trao đổi giữa vị thủ lĩnh với Tổng thống Mĩ Franklin, nêu quan điểm về vấn đề bán đất và bảo vệ môi trường sống của người da đỏ.

(3)

Câu 2. – Đề tài của đoạn văn là vấn đề môi trường. Mục đích của người viết là kêu gọi và khuyên bảo người da trắng cần thay đổi cách ứng xử với thiên nhiên, cần biết tôn trọng và bảo vệ môi trường sống.

Câu 3. – Phép liên kết trong phần (1) là phép lặp: lặp từ: "không khí", "người da trắng",

"Ngài", "chúng tôi", "nếu"...

– Lặp cấu trúc câu: "Nếu... Ngài...".

– Phép thế: "chúng tôi" thay thế cho "người da đỏ".

– Phép nối: "nhưng" nối câu thứ ba và câu thứ tư của đoạn.

– Phép liên tưởng: trường từ vựng về thiên nhiên: "không khí, muông thú, cây cối, con người, mảnh đất, ngọn gió, làn gió, hương hoa đồng cỏ...".

– Trường từ vựng về con người: "người da đỏ, hít thở, người da trắng, linh hồn, cuộc sống, cha ông...".

Câu 4. – Đoạn trích khơi gợi tình yêu thiên nhiên, tôn trọng tự nhiên và ý thức bảo vệ gìn giữ môi trường. Bởi vì:

+ Thiên nhiên là bà mẹ cuộc sống trên Trái Đất này, mà con người chỉ là một phần của sự sống đó.

+ Tác giả nhắc đến thiên nhiên với thái độ trân trọng, quý giá.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) HS tham khảo nội dung dưới đây để viết đoạn văn:

1. Giải thích – Đất là Mẹ:

+ Đất theo nghĩa hẹp là đất đai, nghĩa rộng là Trái Đất, tức mọi thứ của thiên nhiên.

+ Mẹ ban cho mỗi người sự sống, chăm sóc và nuôi dưỡng cả thân thể và tâm hồn.

=> Đất cũng vậy. Đất sinh ra con người, cho con người nơi ở, nước uống, thức ăn, đồ mặc...

Đất nuôi dưỡng tâm hồn con người bằng những đồi hoa, bằng những vườn trái chín, bằng con sông uốn lượn...

2. Lí giải: vì sao tác giả coi "Đất là Mẹ"?

– Vì đó là quan niệm từ cổ xưa: Đất mẹ, thần đất mẹ Gaia, Đemete...

– Vì Đất là khởi nguyên và liên quan trực tiếp đến sự sống của con người.

– Cách so sánh gợi được vai trò của đất với nhân loại.

3. Chứng minh

– Ta trồng cây trên đất đai.

– Ta xây nhà trên đất.

– Ta khai thác biết bao tài nguyên từ lòng đất...

(4)

4. Bàn luận

– Đất là Mẹ: quan niệm đúng đắn, cách ví von giản dị mà giàu sức gợi tả, dù hàng trăm năm vẫn có ý nghĩa và thiết thực.

– Ngày nay, ta chưa hiểu được tầm quan trọng của đất, ta đang tàn phá đất đai, đó là tự hủy hoại mình.

5. Vận dụng

– Bảo vệ đất đai là bảo vệ cuộc sống.

– Cần phục hồi những miền đất bị con người biến thành khô cằn, sỏi đá.

Câu 2. (5,0 điểm) 1. Mở bài

Nền đất ẩm chiếu manh trang giấy trắng Anh khai sinh bao nhân vật cho đời Nên anh chết như chuyến đi dài hạn Bởi họ thay anh có mặt giữa muôn người.

(Trần Canh) Có lẽ nhân vật Chí Phèo đã thay mặt nhà văn hiện hữu trong trái tim của độc giả, làm xao động cả một khoảng tâm tư. Một nhà văn hiện thực với ngòi bút trĩu nặng yêu thương đã để lại cho đời bao tác phẩm ám ảnh lòng người, những nhân vật tưởng chừng như đang tồn tại giữa cuộc đời rất thực.

Chí Phèo là một trong những tác phẩm đặc sắc và tiêu biểu cho ngòi bút của Nam Cao.

Chính vì vậy mà khi nhận định về nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, có ý kiến cho rằng: Chí Phèo vừa là một gã mất trí, công cụ nguy hiểm trong tay bọn thống trị, vừa là một đầu óc sáng sủa nhất của làng Vũ Đại.

2. Thân bài

2.1. Giới thiệu vài nét về tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo

– Là một nhà văn luôn băn khoăn trăn trở về cách sống và cách viết, Nam Cao đã từng tuyên ngôn sống đã rồi hãy viết. Một nhà văn muốn viết được nhân đạo trước hết phải sống cho nhân đạo bởi cuộc đời quyết định đến văn chương. Nam Cao luôn nhìn đời bằng đôi mắt của tình thương, đôi mắt của lòng nhân ái. Với cách nhìn đời này, Nam Cao bắt đầu cầm bút sáng tác.

– Trước Cách mạng, Nam Cao viết về hai đề tài, đề tài người nông dân và đề tài người trí thức tiểu tư sản. Ở đề tài nông dân hay nhất, tiêu biểu nhất phải kể đến sáng tác đầu tay của Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo. Ban đầu Nam Cao đặt tên cho tác phẩm là Cái lò gạch cũ → nhấn mạnh sự quẩn quanh bế tắc của cuộc đời người nông dân thiện lương trước Cách mạng.

(5)

Cái lò gạch cũ gắn với cuộc đời Chí Phèo như biểu tượng về sự xuất hiện tất yếu của hiện tượng Chí Phèo. Khi in thành sách thì nhà xuất bản đổi thành Đôi lứa xứng đôi → giật gân, gây tò mò và đánh vào thị hiếu của một lớp công chúng thời bấy giờ. Năm 1946 Nam Cao đặt lại tên là Chí Phèo.

2.2. Tóm tắt cốt truyện

Truyện kể về cuộc đời Chí Phèo, một đứa trẻ bị bỏ rơi vô thừa nhận. Chí Phèo được người làng nhặt về nuôi, đến năm hai mươi tuổi làm canh điều cho nhà bá Kiến. Vì ghen tuông, bá Kiến đẩy Chí Phèo vào tù. Sau bảy, tám năm ở tù về, từ một người hiền lành, lương thiện, Chí thành con quỷ dữ – làm tay sai cho bá Kiến gây bao tội ác cho dân làng. Sau khi gặp thị Nở, bản chất lương thiện trong Chí trỗi dậy. Chí mong muốn thị giúp mình trở lại cuộc sống bình thường nhưng không được vì bị thị Nở cự tuyệt. Quá đau đớn, phẫn uất, Chí Phèo đến nhà bá Kiến, giết hắn và tự kết liễu đời mình.

2.3. Giải thích

– Mất trí là mất trí nhớ (người bị bệnh tâm thần không còn nhận thức được thực tại). Mất trí còn là trạng thái mất lương tri, không còn phân biệt được phải trái, đúng sai, nên làm hay không nên làm. Một lúc nào đó, lương tri bị che mờ, con người phạm vào tội ác.

– Công cụ là cái dùng để tiến hành một việc mào đó, để đạt đến một mục đích nào đó.

– Sáng sủa là có nhiều nét lộ vẻ thông minh.

=> Như vậy Chí Phèo là một gã mất trí, một công cụ nguy hiểm trong tay bọn thống trị – linh hồn của câu chuyện cùng tên được nhà văn miêu tả rõ nét và chân thực.

2.4. Phân tích, chứng minh a. Chí Phèo là gã mất trí

– Trước khi đi tù, dẫu có hoàn cảnh riêng độc đáo nhưng xét đến cùng, Chí là người nông dân lương thiện như nhiều người nông dân khác. Anh cũng có những mơ ước giản dị như nhiều người về một gia đình riêng hạnh phúc. Hơn nữa, Chí Phèo còn là người rất tự trọng.

– Nhưng khi ở tù về, Chí đã không còn hình hài một con người, không những thế tính cách Chí cũng khác xưa. Bây giờ Chí trở thành thằng liều mạng, hắn có thể làm mọi việc như một thằng lưu manh chính cống: kêu làng, ăn vạ, đập phá, đâm chém... Trong mắt người dân làng Vũ Đại, Chí trở thành con quỷ dữ, một gã mất trí, một thằng điên.

b. Chí Phèo công cụ nguy hiểm trong tay bọn thống trị

– Tuy là người nông dân lương thiện nhưng khi bị biến thành quỷ dữ, Chí Phèo rất dễ bị bọn thống trị lợi dụng. Từ chỗ hung hãn xách vỏ chai đến nhà bá Kiến, gọi tên tục của hắn ra mà chửi, Chí Phèo trở thành tay sai mới của lão.

(6)

– Đồng thời, Chí cũng nhanh chóng trở thành kẻ mù quáng gây ra tai họa cho những người nông dân lương thiện khác trong những cơn say triền miên.

=> Hậu quả là Chí bị khai trừ khỏi cộng đồng, sống tăm tối như thú vật, xa lạ với mọi người và xã hội loài người.

c. Chí Phèo là một đầu óc sáng sủa nhất của làng Vũ Đại

Chí sẽ triền miên trong những cơn say và sẽ là một thằng điên, một công cụ nguy hiểm trong tay bọn thống trị cho đến chết nếu như không gặp thị Nở và khao khát trở lại làm người lương thiện. Với việc gặp thị Nở, nhà văn đã để Chí Phèo trở về kiếp người thật tự nhiên.

– Trong buổi sáng hôm sau (sau đêm gặp thị Nở), lần đầu tiên Chí tỉnh táo sau một cơn say dài và nhận thấy tình trạng bi đát, tuyệt vọng của cuộc đời mình. Khi ăn cháo hành, Chí trở lại là anh canh điền ngày xưa, thấm thìa nỗi đau của con người tự trọng bị vợ bá Kiến sai làm những việc nhục nhã. Chí mong nhờ thị Nở mà hoà nhập với mọi người, chấm dứt đoạn đời thú vật để sống đúng kiếp người.

– Khi bị thị Nở từ chối và không níu giữ được thị, Chí rơi vào trạng thái tuyệt vọng. Chí thấm thìa sâu sắc bi kịch tinh thần của người sinh ra là người nhưng lại không được làm người. Chí vật vã, đau đớn. Chí tìm đến rượu nhưng càng uống càng tỉnh.

– Trong cơn khủng hoảng và bế tắc, Chí càng thấm thìa hơn tội ác của kẻ đã cướp đi của mình cả bộ mật lẫn linh hồn con người. Chí xách dao ra đi và đâm chết bá Kiến, đồng thời kết liễu cuộc đời mình. Ban đầu ai cũng nghĩ Chí cầm dao đi đến nhà thị Nở, nhưng bước chân đã đưa Chí đến nhà bá Kiến. Việc giết bá Kiến và tự sát không phải là hành động mù quáng do hơi men mang đến. Thực sự Chí đã thức tỉnh. Khi thức tỉnh, Chí biết mình không thể đập phá, chém giết như trước. Chí muốn lương thiện nhưng ai cho Chí lương thiện? Kẻ thù của Chí đâu phải chỉ là một mình bá Kiến hay bà cô thị Nở, mà là cả xã hội thối nát, tàn bạo đương thời. Đồng thời, chỉ có cái chết mới giúp Chí thoát khỏi kiếp sống của một con người - quỷ dữ. Trước đây, để tồn tại, Chí phải bán bộ mặt người và linh hồn cho quỷ dữ; đến nay, khi linh hồn đã trở về, Chí lại phải đánh đổi cả sự sống của mình. Với Chí, niềm khát khao được sống lương thiện còn cao hơn cả mạng sống.

– Sự "sáng sủa" của đầu óc Chí Phèo được thể hiện rõ nhất trong màn đối thoại giữa bá Kiến và Chí Phèo trước khi Chí hành động trả thù. Khi Chí cất tiếng dõng dạc: "Tao muốn làm người lương thiện", trước tiếng cười của bá Kiến, Chí đã nói to lên một sự thật mà ngay cả bá Kiến - cái đầu lọc lõi nhất của làng Vũ Đại cũng không hiểu nổi. Bá Kiến không hiểu được những điều Chí đặt ra trong hàng loạt câu hỏi: "Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết

(7)

không!...". Hoá ra bộ óc cáo già của kẻ thống trị như bá Kiến đã không hiểu được những điều mà một nô lệ thức tỉnh như Chí đã hiểu, đã thấm thìa đến tuyệt vọng.

2.5 Đánh giá và mở rộng

– Nhận định Chí Phèo vừa là gã mất trí, công cụ nguy hiểm trong tay bọn thống trị, vừa là một bộ óc sáng sủa nhất của làng Vũ Đại chỉ là nhận định về những biểu hiện bên ngoài căn cứ vào hành động của Chí. Nhận định ấy tạo ra sự mâu thuẫn để gây rối trí người đọc, để người đọc tập trung vào tìm hiểu Chí. Thực ra Chí là người nông dân lương thiện, bị bá Kiến làm tha hóa biến thành công cụ tội ác, nhờ tình yêu của thị Nở, Chí thức tỉnh và khao khát trở về cuộc sống lương thiện, nhưng Chí lâm vào bi kịch và chết trên ngưỡng cửa cuộc đời.

– Qua nhân vật Chí Phèo, Nam Cao tố cáo tội ác của giai cấp địa chủ phong kiến, nói lên tiếng nói nhân đạo kêu cứu cho người lao động lương thiện. Chí Phèo trở thành điển hình cho số phận người nông dân bị giai cấp thống trị làm tha hóa. Chí trở thành nhân vật tư tưởng thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Nhận định Chí Phèo vừa là gã mất trí, công cụ nguy hiểm trong tay bọn thốg trị, vừa là một bộ óc sáng sủa nhất của làng Vũ Đại không những giúp chúng ta nhận ra giá trị thực của hình tượng Chí Phèo, mà còn có thể gợi ra những suy nghĩ để tìm hiểu nhân vật này.

– Diễn biến tâm lí, những hành động, ngôn ngữ và những câu hỏi chất vấn của Chí trước khi trả thù thể hiện rõ Chí Phèo từ một gã mất trí, công cụ nguy hiểm trong tay bọn thống trị đã trở thành một đầu óc sáng sủa nhất của làng Vũ Đại. Nói cách khác, đó là kết quả quá trình chuyển biến tâm lí của Chí Phèo dưới sự tác động của hoàn cảnh sống và việc nuôi dưỡng sức sống tiềm tàng cũng như ý thức về giá trị của đời sống của bản thân.

– Dưới một ngọn bút tài hoa, linh hoạt, giàu biến hóa: khi kế, khi tả, khi sắc lạnh tàn nhẫn, lúc hài hòa bỡn cợt, lúc trữ tình thắm thiết, khi triết lí sắc bén, khi quằn quại đau đớn... cuộc sống cứ hiện lên với biết bao tình huống, bao cảnh ngộ, bao chi tiết sống động. Đôi khi, chỉ một cử chỉ, một lời nói, một phác thảo đơn sơ... mà hiện lên một chân dung, lộ nguyên hình một tính cách... Cứ thế, tác phẩm tạo nên một sức lôi cuốn hấp dẫn từ dòng đầu tiên cho đến dòng kết thúc.

3. Kết bài

– Chí Phèo là một hình tượng tư tưởng đặc sắc của nhà văn Nam Cao. Qua việc xây dựng hình tượng Chí Phèo – một nhân vật mà cuộc đời và số phận điển hình cho người nông dân trước Cách mạng, Nam Cao đã thể hiện một cảm quan hiện thực sâu sắc: tình trạng xung đột giai cấp ở nông thôn Việt Nam là hết sức gay gắt, nó chỉ có thể được giải quyết bằng biện pháp quyết liệt. Đồng thời, nhà văn cũng thể hiện rõ tư tưởng nhân đạo mới mẻ của mình:

(8)

phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ đã bị xã hội biến thành quỷ dữ.

– Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn (M. Goor-ki). Gấp lại trang sách rồi, ta vẫn bị ám ảnh không thôi bởi tiếng kêu cứu của một con người bị tước mất quyền làm người. Một tiếng nói khát khao muốn trở về lương thiện nhưng bị chặn đứng ở mọi nẻo, và một kết thúc bi thảm đắng cay. Hơn bảy mươi năm đã trôi qua, tác phẩm Chí Phèo ngày thêm được khẳng định, được khám phá từ những góc độ mới mẻ và chắc chắn sẽ tồn tại vĩnh viễn trong lịch sử văn học Việt Nam như một tác phẩm ưu tú.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Mỗi nhà văn đều có một phong cách nghệ thuật độc đáo trong việc thể hiện hình tượng các dòng sông, giúp người đọc có những cái nhìn phong phú, đa dạng về

Hình ảnh ấy đưa chúng ta liên tưởng truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, truyện đã để lại trong lòng người đọc, một hình ảnh khó quên đó là nhân vật

– Bài thơ cũng là bản tình ca đã khắc họa hết thảy mọi cung bậc tình cảm của tác giả hay nói đúng hơn là giữa kẻ ở – người đi, giữa nhân dân đồng bào Việt Bắc

– Miêu tả, kế chuyện về một dòng sông, một vùng đất thuộc miền Tây của Tổ quốc, Nguyễn Tuân đã thể hiện sự hiểu biết sâu rộng, một tình yêu tha thiết bao la

– Qua nhân vật Mị, ta thấy Tô Hoài là một nhà văn tài năng khi đưa cuộc đời Mị sang trang mới, bắt đầu một ngày mới tươi đẹp sau "giấc ngủ mê" dài

Từ những lời tự hát tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Sở dĩ bài thơ đi cùng năm tháng là bởi: Sóng đã thể hiện được một tình

Với giá trị hiện thực, với thành công trong việc xây dựng nhân vật để thể hiện tư tưởng nội dung tác phẩm như đã phân tích ở trên thì truyện ngắn Vợ chồng A

– Bốn câu thơ trên là hình ảnh không khí đêm lễ hội tưng bừng hòa hợp với ánh sáng lung linh và tâm hồn trẻ trung, yêu đời của các chiến sĩ Tây Tiến thì