• Không có kết quả nào được tìm thấy

(1)Môn Địa lí 12-Đề số 2 – (Thời gian làm bài 50 phút) Câu 1

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "(1)Môn Địa lí 12-Đề số 2 – (Thời gian làm bài 50 phút) Câu 1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Môn Địa lí 12-Đề số 2 – (Thời gian làm bài 50 phút) Câu 1. Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển là vùng

A. lãnh hải. B. tiếp giáp lãnh hải.

C. vùng đặc quyền kinh tế. D. thềm lục địa.

Câu 2. Biện pháp nào sau đây được sử dụng để bảo vệ đất ở miền núi?

A. Chống nhiễm mặn. B. Rửa phèn.

C. Làm ruộng bậc thang. D. Trồng rừng ven biển.

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Trung Quốc?

A. Điện Biên. B. Yên Bái. C. Sơn La. D. Tuyên Quang.

Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nơi nào sau đây có lượng mưa lớn nhất vào tháng VIII?

A. Hà Nội. B. Thanh Hóa. C. Đà Nẵng. D. Nha Trang.

Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hồ Dầu Tiếng thuộc hệ thống sông nào sau đây?

A. Sông Đồng Nai. B. Sông Mê Công. C. Sông Ba. D. Sông Cả.

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

A. Cánh cung sông Gâm. B. Cánh cung Đông Triều.

C. Dãy Con Voi. D. Dãy Pu Sam Sao.

Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây thuộc tỉnh Quảng Bình?

A. Đồng Hới. B. Vinh. C. Đông Hà. D. Tam Kỳ.

Câu 8. Lũ quét ở miền Trung nước ta thường xảy ra vào khoảng thời gian nào sau đây?

A. Các tháng VI - X. B. Các tháng X - XII.

C. Các tháng I - IV. D. Các tháng V - VII.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết vùng nào có mật dân số cao nhất nước ta ?

A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng. D. Tây Nguyên.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu nào sau không thuộc miền khí hậu phía Nam?

A. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ. B. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.

(2)

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12 , hãy cho biết vườn quốc gia nào sau là khu dự trữ sinh quyển thế giới?

A. Cúc Phương. B. Cù Lao Chàm. C. Côn Đảo. D. Phú Quốc.

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị đặc biệt ở nước ta?

A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. B. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng.

C. Hà Nội, Cần Thơ. D. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

Câu 13. Từ Đà Nẵng trở vào Nam trong thời gian từ tháng XI năm trước đến tháng IV năm sau, gió mùa mùa đông về bản chất là loại gió nào?

A. Gió mùa Đông Nam. B. Gió mùa Tây Nam.

C. Gió Tín Phong bán cầu Bắc. D. Gió mùa Đông Bắc.

Câu 14. Việc làm nào sau đây không góp phần bảo vệ đa dạng sinh học nước ta?

A. Xây dựng các vườn quốc gia. B. Ban hành sách đỏ Việt Nam.

C. Du nhập các giống ngoại lai. D. Quy định việc khai thác.

Câu 15. Ở nước ta, vùng nào xảy ra lụt úng nghiêm trọng nhất của nước ta?

A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ.

Câu 16. Biện pháp mang tính nguyên tắc để bảo vệ rừng đặc dụng ở nước ta là A. bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học. B. trồng rừng trên đất trống đồi trọc.

C. phát triển diện tích, chất lượng rừng. D. bảo vệ và nuôi dưỡng rừng.

Câu 17. Những khối núi đá vôi đồ sộ của vùng núi Đông Bắc nước ta tập trung chủ yếu ở A. khu vực trung tâm của vùng. B. khu vực phía Nam của vùng.

C. thượng nguồn sông Chảy. D. giáp biên giới Việt - Trung.

Câu 18. Khu vực nào sau đây của nước ta có tình trạng hạn hán kéo dài 6-7 tháng?

A. Ven biển Bắc Trung Bộ. B. Ven biển đồng bằng sông Cửu Long.

C. Ven biển vùng Đông Nam Bộ. D. Ven biển cực Nam Trung Bộ.

Câu 19. Biện pháp nào sau quan trọng nhất nhằm giảm thiệt hại do lũ quét gây ra ở nước ta?

A. Khai thác rừng hợp lí. B. Sử dụng đất đai hợp lí.

C. Tiến hành thủy lợi hóa. D. Quy hoạch dân cư tránh lũ.

Câu 20. Quá trình feralit diễn ra mạnh ở khu vực nào của nước ta?

A. Khu vực đồi núi thấp. B. Đồi núi thấp trên đá mẹ axít.

(3)

Câu 21. Tài nguyên đất nông nghiệp vùng đồng bằng ở nước ta ít nên cần A. chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư.

B. quản lí chặt chẽ và mở rộng diện tích hợp lí.

C. trồng cây theo băng và làm ruộng bậc thang.

D. thực hiện các biện pháp nông - lâm kết hợp.

Câu 22. Đất trong đê của đồng bằng sông Hồng bị bạc màu do A. ảnh hưởng của hiện tượng cát bay, cát chảy.

B. mùa mưa thường xuyên bị ngập trên diện rộng.

C. nước mặn xâm nhập sâu vào trong đồng bằng.

D. khai thác sớm, ít được bồi đắp phù sa hàng năm.

Câu 23. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh ở nước ta là

A. rừng thưa khô rụng lá. B. rừng gió mùa thường xanh.

C. rừng gió mùa nửa rụng lá. D. rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh.

Câu 24. Nhận đình nào đúng với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ của nước ta?

A. Địa hình thấp; hướng núi vòng cung; đồng bằng thu hẹp.

B. Địa hình gồm các sơn nguyên bóc mòn, các cao nguyên ba dan.

C. Địa hình cao, hướng núi tây bắc - đông nam; đồng bằng mở rộng.

D. Địa hình cao, hướng núi tây bắc - đông nam; đồng bằng thu hẹp.

Câu 25. Vào giữa và cuối mùa hạ, do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây Nam khi vào Bắc Bộ nước ta di chuyển theo hướng

A. đông bắc. B. tây nam. C. đông nam. D. tây bắc.

Câu 26. Đất feralit ở nước ta có màu đỏ vàng do

A. tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm. B. các chất ba dơ bị rửa trôi.

C. tích tụ ôxit nhôm. D. tích tụ ôxit sắt.

Câu 27. Hình dạng lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang và hướng nghiêng của địa hình đã tác động đến tự nhiên nước ta là

A. thiên nhiên từ Bắc vào Nam của nước ta khá đồng nhất.

B. tạo điều kiện cho tính biển xâm nhập sâu vào đất liền.

C. ảnh hưởng của biển vào trong đất liền không rõ rệt.

D. thiên nhiên có sự phân hoá rõ theo độ cao địa hình.

Câu 28. Ở vùng ven biển nước ta dạng địa hình nào sau đây thuận lợi nhất cho nuôi trồng thủy hải sản?

(4)

A. Các đảo ven bờ. B. Vịnh cửa sông.

C. Các rạn san hô. D. Các bãi triều rộng.

Câu 29. Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí đã ảnh hưởng rất lớn đến

A. thu hút đầu tư nước ngoài. B. sử dụng nguồn lao động.

C. phát triển cơ sở hạ tầng. D. Phát triển ngành nông nghiệp.

Câu 30. Biện pháp để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động ở nông thôn là

A. thực hiện chuyển cư ra thành phố. B. Đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.

C. phát triển kinh tế hộ gia đình. D. đa dạng hóa các ngành sản xuất.

Câu 31. Biện pháp chủ yếu để giải quyết thất nghiệp ở thành thị nước ta là A. mở rộng các nghề thủ công và truyền thống.

B. phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

C. phân bố lại lực lượng lao động trên cả nước.

D. hợp tác với nước ngoài để xuất khẩu lao động.

Câu 32. Các đô thị ở nước ta thường có chức năng chủ yếu là

A. trung tâm kinh tế B. trung tâm hành chính

C. trung tâm văn hóa- giáo dục D. trung tâm tổng hợp Câu 33. Đặc điểm nổi bật của dân cư nước ta hiện nay là

A. tốc độ gia tăng dân số còn rất cao.

B. dân cư thành thị ít hơn nông thôn.

C. cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ổn định.

D. người việt chiếm thiểu số trong dân cư.

Câu 34. Tác động lớn nhất của đô thị hóa đến phát triển kinh tế của nước ta là A. tạo nhiều việc làm cho người dân.

B. tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật.

C. tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ phát triển

Câu 35. Mục đích chủ yếu việc trồng cây công nghiệp lấy dầu ở Đông Nam Á là A. mở rộng xuất khẩu thu ngoại tệ.

B. phá thế độc canh trong nông nghiệp.

C. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

D. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.

(5)

Diện tích cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới (Đơn vị: triệu tấn)

Năm 1985 1995 2015

Đông Nam Á 3,4 4,9 9,0

Thế giới 4,2 6,3 12,0

Nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ trọng diện tích cao su của Đông Nam Á so với thế giới giai đoạn 1985 – 2015?

A. Tỉ trọng ngày càng tăng. B. Tỉ trọng có sự thay đổi C. Tỉ trọng ngày càng giảm. D. Tỉ trọng chiếm hơn 70%.

Câu 37. Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là A. phát triển thuỷ điện. B. phát triển lâm nghiệp.

C. phát triển kinh tế biển. D. phát triển chăn nuôi.

Câu 38. Cho biểu đồ đồ về dân số thế giới, dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị của thế giới giai đoạn 1970-2010

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Quy mô và cơ cấu dân số thế giới giai đoạn 1970 – 2010.

B. Tốc độ tăng dân số và tỉ lệ dân thành thị của thế giới giai đoạn 1970 – 2010.

C. Tình hình gia tăng dân số thế giới giai đoạn 1970 -2010.

D. Thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn thế giới giai đoạn 1970 – 2010.

Câu 39: Cho bảng số liệu sau:

DÂN SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 - 2010

(Đơn vị: nghìn người)

Năm Tổng số Chia ra

Nữ Nam

1995 71995 35237 36758

(6)

1999 76597 37662 38935

2000 77631 38165 39466

2009 86025 42523 43502

2010 86932 42986 43946

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thống kê, 2013)

Để thể hiện dân số phân theo giới tính của nước ta giai đoạn 1995 – 2010, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ tròn.

Câu 40. Cho bảng số liệu:

Diện tích và dân số một số quốc gia Đông Nam Á năm 2015 Quốc gia Diện tích (nghìn km2) Dân số (triệu người)

Bru-nây 5,8 0,4

Cam-pu-chia 181,1 15,8

In-đô-nê-xi-a 1910,9 259,4

Lào 236,8 7,1

Phi-lip-pin 300,0 102,6

Xin-ga-po 0,7 5,6

Việt Nam 331,2 92,7

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với mật độ dân số của một số quốc gia Đông Nam Á năm 2015?

A. Xin-ga-po cao nhất, Bru-nây thấp nhất.

B. Xin-ga-po cao gấp 29,1 lần Việt Nam.

C. Việt Nam cao gấp 3,2 lần Cam-pu-chia.

D. Nước cao nhất gấp 66,1 lần nước thấp nhất.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 13: Ý nào sau đây không chính xác về nguyên nhân Đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân nhất nước ta.. Có lịch sử khai thác lãnh thổ

Câu 23: Ý nào sau đây không phải là khó khăn đối với việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.. Hiện tượng rét

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết khai thác bôxit có ở tỉnh nào sau đây thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang

Câu 19: Dựa vào Alat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết lát cắt địa hình từ biên giới Việt Trung đến Sông Chu của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thể hiện đặc điểm nào

Câu 59: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết tuyến đường bộ theo hướng Đông – Tây nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ..

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây có quy mô GDP lớn nhất Đồng bằng sông Cửu LongA. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết cây ăn quả không được trồng nhiều ở tỉnh nào sau đây thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ.. Căn cứ vào Atlat Địa lí

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có giá trị sản xuất thủy sản đạt tỉ lệ trên 50% trong tổng giá trị sản xuất nông - lâm