• Không có kết quả nào được tìm thấy

và 16% sinh viên không biết nơi điều trị bệnh

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "và 16% sinh viên không biết nơi điều trị bệnh"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ LIÊN QUAN

ĐẾN HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH DỤC CỦA SINH VIÊN Y - HỆ CHÍNH QUY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN, NĂM 2016

Nguyễn Ngọc Hà1*, Bùi Thị Hợi1, Hoàng Hương Ly2

1Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên

2Trường Đại học Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 465 sinh viên y chính quy tại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên năm 2016 để tìm hiểu thực trạng kiến thức và thái độ về hành vi quan hệ tình dục (QHTD) trước hôn nhân của sinh viên Y, và dự đoán một số yếu tố liên quan. Kết quả cho thấy còn 23,7% sinh viên hiểu chưa đúng về QHTD an toàn; 1,3% sinh viên không biết một biện pháp tránh thai cụ thể nào; hơn 42% sinh viên không biết dấu hiệu hay biểu hiện của bệnh lây truyền qua QHTD; và 16% sinh viên không biết nơi điều trị bệnh. Kết quả còn cho thấy, hơn 55% sinh viên đồng ý với ý kiến có thể QHTD trước hôn nhân nếu yêu nhau và cả 2 đều muốn điều đó; 63,9% sinh viên quan điểm có thể QHTD nếu đủ 18 tuổi; 72,5% sinh viên đồng ý rằng bao cao su (BCS) thể hiện trách nhiệm; tuy nhiên có tới 35,7% sinh viên cảm thấy ngượng khi mua hay hỏi về BCS; 4,5% sinh viên cho rằng không cần dùng BCS khi QHTD với người mà bạn đã quen. Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng tìm ra có mối liên quan giữa ngành học, nhận thông tin GDSK từ nhà trường đến kiến thức; giới tính có mối liên quan tới thái độ về hành vi QHTD trước hôn nhân.

Từ khóa: Kiến thức, thái độ, hành vi quan hệ tình dục, sức khỏe sinh sản, hôn nhân gia đình.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Hiện nay, thanh niên chúng ta đang sống trong thời kỳ đất nước tích cực quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, do vậy phải luôn thay đổi không ngừng để thích ứng với sự phát triển của kinh tế và xã hội. Một trong những sự thay đổi biểu hiện rõ ở quan niệm, lối sống của giới trẻ hiện nay. Đặc biệt là thái độ về mối quan hệ giữa nam và nữ, tình dục, hôn nhân và gia đình. Thực tế hiện nay là giới trẻ có quan niệm cởi mở hơn về QHTD trước hôn nhân. Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, ở Việt Nam tỉ lệ QHTD trước hôn nhân đang tăng, và tuổi QHTD lần đầu ở giới trẻ có xu hướng giảm, kéo theo đó là những hậu quả không mong muốn của việc QHTD trước hôn nhân đem lại. Việt Nam đã được thống kê là 1 trong 3 nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ [1].

Sinh viên thường là những người bắt đầu sống tự lập, xa gia đình, và có lối sống tương đối tự do trong sinh hoạt, trong quan hệ bạn bè và quan hệ yêu đương, nên là một trong những

*Tel: 0977.787.088; Email: hanguyen.tnnf@gmail.com

đối tượng có nguy cơ cao trong vấn đề QHTD trước hôn nhân [3]. Ngoài ra dưới sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin, mỗi sinh viên đều có thể nhận thông tin từ nhiều luồng rất đa dạng và phong phú như sách báo, băng hình, trang website. Ngoài những thông tin có tính tích cực còn có cả những thông tin đồi truỵ điều này gây tác động không ít tới sinh viên.

Thêm nữa với sinh viên - một lực lượng lao động nòng cốt quyết định tương lai của đất nước thì việc nâng cao kiến thức an toàn tình dục nhằm hạn chế các hành vi gây nguy hại tới cho sức khỏe của sinh viên là vô cùng cần thiết, đặc biệt là sinh viên ngành Y là người có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ liên quan đến sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài nhằm “Khảo sát thực trạng kiến thức, thái độ liên quan đến hành vi QHTD trước hôn nhân của sinh viên Y chính quy tại Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên”. Từ đó đề xuất xây dựng một số giải pháp góp phần nâng cao kiến thức, thái độ của sinh viên về hành vi an toàn tình dục.

(2)

Một số nghiên cứu liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân

Theo nghiên cứu của tác giả Trần Văn Hường (2012) về quan điểm và các yếu tố liên quan đến hành vi QHTD trước hôn nhân của sinh viên tại Trường Đại học Sao đỏ tỉnh Hải Dương [2] trên 417 SV, có tới 23,1% SV có QHTD. Một thông tin đáng lưu ý là có tới 53%

SV không sử dụng các biện pháp tránh thai . Lý do thường gặp nhất là khi đó SV không dự định QHTD hoặc bạn tình không thích sử dụng, có tới 27,1% sinh viên nam đã làm cho bạn tình của mình mang thai và gần 20% sinh viên nữ từng mang thai. 100% các trường hợp QHTD có thai ngoài ý muốn đều phải phá thai.

Một nghiên cứu khác của tác giả Phạm Thị Hương Trà Linh (2014) về đánh giá một số yếu tố liên quan đến hành vi QHTD trước hôn nhân của 845 sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ [3]. Kết quả cho thấy kiến thức của SV về an toàn tình dục chưa cao, thái độ của sinh viên khá cởi mở về vấn đề QHTD trước hôn nhân, có khoảng 29,1% SV có QHTD trước hôn nhân. Chỉ có 25% SV sử dụng BCS khi QHTD. Có tới 9,7% sinh viên mắc bệnh lây truyền qua QHTD, 13% mang thai hoặc làm bạn tình mang thai ngoài ý muốn.

Năm 2014 tác giả Trần Tuyết Lương, và các cộng sự đã nghiên cứu trên 420 sinh viên bác sỹ đa khoa hệ chính quy từ năm 1 đến năm 6, với mục đích tìm hiểu quan niệm của sinh viên cũng như các yếu tố ảnh hưởng đối với vấn đề QHTD trước hôn nhân, và các vấn đề quan tâm của sinh viên về tình dục. Kết quả cho thấy 36,2% nam và 12,5% nữ đồng ý với QHTD trước hôn nhân. Những lý do chính của vấn đề QHTD trước hôn nhân chủ yếu là do sự hấp dẫn về thể xác, để thỏa mãn nhu cầu sinh lý và tò mò. Có 31,2% nam và 56,2% nữ cho rằng trinh tiết là rất quan trọng. Các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quan niệm về tình dục là chuẩn mực xã hội, kiến thức về sức khỏe tình dục và ảnh hưởng bởi sự giáo dục từ gia đình, nhà trường, qua bạn bè. Các vấn đề hàng đầu mà sinh viên quan tâm liên quan đến QHTD là an toàn tình dục và tình yêu trong tình dục.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

(1) Khảo sát thực trạng kiến thức và thái độ về hành vi quan hệ tình dục an toàn trước hôn nhân của sinh viên Y năm thứ 3 – hệ chính quy tại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên năm 2016.

(2) Xác định một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ về hành vi quan hệ tình dục an toàn trước hôn nhân.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu: Một thiết kế mô tả cắt ngang đã được tiến hành

Đối tượng, địa điểm nghiên cứu: Là sinh viên Y đa khoa, Y học dự phòng, răng hàm mặt – hệ chính quy, tại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.

Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu:

- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện

- Cỡ mẫu nghiên cứu: Chọn sinh viên Y – hệ chính quy tham gia vào nghiên cứu với tổng cộng 465 em.

- Bộ câu hỏi: Sử dụng bộ câu hỏi phát vấn tự điền, khuyết danh gồm những nội dung sau:

Phần 1: Hỏi về thông tin cá nhân.

Phần 2: Hỏi những nội dung có liên quan đến kiến thức, thái độ về hành vi an toàn quan hệ tình dục trước hôn nhân.

- Tiêu chuẩn chọn lựa: Là sinh viên Y – hệ chính quy, đồng ý tham gia vào nghiên cứu, chưa lập gia đình.

- Tiêu chuẩn loại trừ: Không phải sinh viên Y – hệ chính quy; không đồng ý tham gia vào nghiên cứu; đã lập gia đình.

Phân tích thống kê: Số liệu được tổng hợp và phân tích theo phần mềm SPSS.

- Phân tích mô tả về các biến thông tin chung, kiến thức, thái độ về hành vi QHTD.

- Tìm hiểu các yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ về hành vi QHTD bằng kiểm định χ2 và hồi quy Logistic.

(3)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Kiến thức của sinh viên về QHTD an toàn

Stt Kiến thức Nam

(Tần số %)

Nữ (Tần số %)

Tổng (Tần số %) 1 Biết thế nào là QHTD an toàn 118 (25,4%) 237 (51%) 355 (76,3%) 2 Không biết thời điểm dễ có thai của người phụ nữ 58 (12,5%) 70 (15,1%) 128 (27,5%) 3 Không biết bạn gái có thể mang thai hay không dù

chỉ QHTD 1 lần? 8 (1,7%) 6 (1,3%) 14 (3,0%)

4 Không biết biện pháp tránh thai cụ thể 5(1,1%) 1(0,2%) 6 (1,3%) 5 Không biết bệnh lây truyền qua QHTD nào 7 (1,5%) 1 (0,2%) 8 (1,7%) 6 Không biết dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh lây

truyền qua QHTD 76 (16,3%) 122 (26,2%) 198 (42,6%)

7 Không biết cách phòng ngừa bệnh lây truyền qua

QHTD 36 (7,7%) 55 (11,8%) 91 (19,6%)

8 Không biết nơi điều trị bệnh lây truyền qua QHTD 38 (8,2%) 35 (7,5%) 73 (15,7%) Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy, về kiến thức có 76,3% sinh viên biết thế nào là QHTD an toàn, vẫn có 1,3% sinh viên không biết một biện pháp tránh thai cụ thể nào, 27,5% sinh viên không biết thời điểm nào dễ có thai ở phụ nữ. Chỉ có 1,7% sinh viên không biết về bệnh có thể lây truyền qua QHTD. Song có tới 42,6% sinh viên lại không biết được dấu hiệu hoặc biểu hiện của bệnh bệnh lây truyền qua QHTD, và có 19,6% sinh viên không biết cách phòng ngừa các bệnh lây truyền qua QHTD. 15,7% sinh viên không biết nơi điều trị bệnh lây truyền qua QHTD nếu bị mắc.

Bảng 2. Thái độ của sinh viên về QHTD an toàn

Stt Thái độ Đồng ý Không Đồng

ý

Không ý kiến TS (%) TS (%) TS (%) 1 Bạn gái KHÔNG được QHTD trước khi cưới 187 (40,2) 198 (42,6) 80 (17,2) 2 Bạn trai KHÔNG được QHTD trước khi cưới 178 (38,3) 199 (42,8) 88 (18,9) 3 Có thể QHTD nếu đủ 18 tuổi 297 (63,9) 118 (25,4) 50 (10,8) 4 Có thể QHTD trước hôn nhân NẾU họ yêu nhau 263 (56,6) 169 (36,3) 33 (7,1) 5 Có thể QHTD trước NẾU cả 2 đều muốn điều đó 315 (67,7) 123 (26,5) 27 (5,8) 6 Tình dục là cách chứng tỏ tình yêu 61 (13,1) 371 (79,8) 33 (7,1)

7 Phá thai là việc bình thường 23 (4,9) 433 (93,1) 9 (1,9)

8 Tránh thai là việc của nữ giới 19 (4,1) 441 (94,8) 5 (1,1) 9 Bệnh lây truyền qua QHTD (STDs) có thể phòng tránh được 407 (87,5) 51 (11,0) 7 (1,5) 10 Bao cao su (BCS) thể hiện trách nhiệm 337 (72,5) 107 (23,0) 21 (4,5)

11 BCS chỉ dành cho gái mại dâm 19 (4,1) 438 (94,2) 8 (1,7)

12 Sử dụng BCS sẽ làm giảm “sự sung sướng/ khoái cảm” 99 (21,3) 170 (36,6) 196 (42,2) 13 Khi QHTD với người quen biết thì không cần dùng BCS 21 (4,5) 431 (92,7) 13 (2,8) 14 Bạn thấy ngượng khi mua hay hỏi về BCS 166 (35,7) 226 (48,6) 73 (15,7) 15 Sử dụng BCS tức là KHÔNG tin tưởng bạn tình 22 (4,7) 418 (89,9) 25 (5,4)

(4)

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 42,6% sinh viên không đồng ý bạn gái không được QHTD trước khi cưới, và 42,8% không đồng ý bạn trai không được QHTD trước khi cưới; 63,9%

sinh viên đồng ý với quan điểm có thể QHTD nếu đủ 18 tuổi; 56,6% sinh viên đồng ý với ý kiến có thể QHTD trước hôn nhân nếu họ yêu nhau; và 67,7% đồng ý rằng có thể QHTD trước nếu cả 2 đều muốn điều đó; 87,5% sinh viên cho rằng bệnh lây truyền qua QHTD (STDs) có thể phòng tránh được. Vẫn còn 4,1 % sinh viên cho là tránh thai là việc của nữ giới; và 4,9% cho rằng phá thai là việc bình thường; 25,8% cho rằng chỉ những người QHTD bừa bãi mới mắc các bệnh STDs; 72,5% sinh viên đồng ý rằng BCS thể hiện trách nhiệm, tuy nhiên có tới 35,7% sinh viên cảm thấy ngượng khi mua hay hỏi về BCS; 21,3% sinh viên cho rằng sử dụng BCS khi QHTD sẽ làm giảm “sự sung sướng/ khoái cảm”; 4,5% sinh viên cho rằng khi QHTD với người mà bạn đã quen biết thì không cần phải sử dụng BCS; 4,7% sinh viên cho rằng sử dụng BCS tức là không tin tưởng bạn tình,

Bảng 3. Mô hình hồi quy dự đoán yếu tố liên quan đến kiến thức an toàn tình dục

Stt Biến độc lập β SE P OR

1 Ngành học 0,51 0,25 0,04 1,68

2 Giới tính 0,51 0,33 0,12 0,36

3 Học lực 0,02 0,22 0,92 1,02

4 Khả năng giao tiếp 0,26 0,15 0,08 1,30

5 Nhận thông tin GDSK bổ ích từ nhà trường 1,02 0,48 0,03 1,67

6 Xem phim khiêu dâm 0,03 0,32 0,90 0,96

Hosmer and Lemeshow Test: Chi-square = 18,58; df = 8; p = 0,017

Nhận xét: Bảng trên cho thấy sinh viên học ngành y đa khoa có kiến thức cao hơn gấp 1,68 lần sinh viên ngành khác. Sinh viên nhận được thông tin GDSK bổ ích từ nhà trường có kiến thức cao hơn gấp 1,67 lần sinh viên không nhận được thông tin GDSK.

Bảng 4. Mô hình hồi quy dự đoán yếu tố liên quan đến thái độ QHTD trước hôn nhân

Stt Biến độc lập β SE P OR

1 Giới tính 1,15 0,317 0,000 3,18

2 Hôn nhân của bố mẹ 0,05 0,25 0,82 0,95

3 Nơi ở 0,10 0,32 0,76 1,10

4 Môi trường sống và sinh hoạt 0,04 0,14 0,75 0,95

5 Khả năng giao tiếp 0,11 0,21 0,60 0,89

6 Xem phim khiêu dâm 0,46 0,32 0,15 0,62

Hosmer and Lemeshow Test: Chi-square = 6,68; df = 8; p = 0,017

Nhận xét: Bảng phân tích trên cho thấy thái độ của sinh viên nam có nguy cơ QHTD trước hôn nhân gấp 3,18 sinh viên nữ (Bảng 4).

BÀN LUẬN

Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng kiến thức, thái độ liên quan đến hành vi QHTD trước hôn nhân, và dự đoán một số yếu tố có liên quan, kết quả cho thấy:

Về kiến thức: Vẫn còn 23,7% sinh viên hiểu chưa đúng về QHTD an toàn, chỉ có 1,3% sinh viên không biết một biện pháp tránh thai cụ thể nào. Chỉ có 1,7% sinh viên không biết về bệnh có thể lây truyền qua QHTD. Song có tới

42,6% sinh viên lại không biết được dấu hiệu hoặc biểu hiện của bệnh lây truyền qua QHTD, và có 19,6% sinh viên không biết cách phòng ngừa các bệnh lây truyền qua QHTD. 15,7%

sinh viên không biết nơi điều trị bệnh lây truyền qua QHTD nếu bị mắc. Kiến thức của sinh viên về tình dục an toàn trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn trong nghiên cứu của Phạm Thị Hương Trà Linh [3] thực hiện tại trường Cao Đẳng Y tế Phú Thọ đã chỉ ra 52,7% sinh viên hiểu đúng về tình dục an toàn,

(5)

61,9% sinh viên không biết tới thời điểm dễ có thai ở phụ nữ, có 2,8% sinh viên không sử dụng biện pháp phòng tránh thai nào, điều này hoàn toàn có thể lý giải được rằng do chúng tôi thực hiện trên đối tượng sinh viên Y chính quy, khả năng nhận thức của các em tốt, thêm nữa do đặc thù của trường Y nên các em sinh viên nhận được những thông tin về GDSK từ nhà trường dồi dào hơn.

Về thái độ: Chúng tôi nhận thấy sinh viên y có thái độ khá cởi mở liên quan đến vấn đề này, kết quả cho thấy có hơn 50% sinh viên đồng ý với ý kiến có thể QHTD trước hôn nhân nếu yêu nhau, và cả 2 đều muốn điều đó, 63,9% sinh viên đồng ý với quan điểm có thể QHTD nếu đủ 18 tuổi. Trong nghiên cứu của Trần Tuyết Lương [4] cho thấy 36,2% nam sinh viên y và 12,5% nữ sinh viên y đồng ý với QHTD trước hôn nhân. Lý do chính là do tò mò và sự hấp dẫn về thể xác. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng giới trẻ hiện nay khá thoáng về QHTD trước hôn nhân, tuy nhiên lại thiếu những kiến thức về tình dục và SKSS nên nhiều bạn trẻ đã nhận những hậu quả đáng tiếc. Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy 72,5% sinh viên đồng ý rằng bao cao su (BCS) thể hiện trách nhiệm, tuy nhiên có tới 35,7% sinh viên cảm thấy ngượng khi phải mua hay hỏi về BCS, 21,3% sinh viên cho rằng sử dụng BCS khi QHTD sẽ làm giảm

“sự sung sướng/ khoái cảm”; và 4,7% sinh viên đồng ý với quan điểm sử dụng BCS tức là không tin tưởng bạn tình; 4,5% sinh viên cho rằng khi QHTD với người mà bạn đã quen biết thì không cần dùng BCS. Vẫn còn 4,1 % sinh viên cho là tránh thai là việc của nữ giới, và 4,9% cho rằng phá thai là việc bình thường. Trần Văn Hường [2] trong nghiên cứu của mình đặc biệt tìm thấy tỉ lệ sinh viên không sử dụng các biện pháp tránh thai lên tới 53%, lý do được chỉ ra không sử dụng BCS khi QHTD là khi đó SV không dự định quan hệ tình dục hoặc bạn tình không thích sử dụng.

Phân tích hồi quy Logistic trong nghiên cứu này đã thấy có mối liên quan giữa ngành học, nhận được thông tin GDSK đến kiến thức về an toàn

tình dục, và giới tính có liên quan đến thái độ QHTD trước hôn nhân. Sinh viên học ngành Y đa khoa có kiến thức cao hơn gấp 1.68 lần sinh viên ngành khác, sinh viên nhận được thông tin GDSK bổ ích từ nhà trường có kiến thức cao hơn gấp 1,67 lần sinh viên không nhận được thông tin GDSK (Bảng 3), và thái độ sinh viên nam có nguy cơ QHTD trước hôn nhân gấp 3,18 sinh viên nữ (Bảng 4). Theo các chuyên gia, quan niệm thoáng về tình dục của giới trẻ ngày nay có sự góp sức rất nhiều từ internet, điện thoại. Khảo sát của Hoàng Tú Anh và cộng sự ở Tổ chức Trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) cho thấy điện thoại di động giúp thanh niên giao tiếp hiệu quả hơn các vấn đề nhạy cảm liên quan đến tình yêu, tình dục.

Các chuyên gia khẳng định sự quan tâm của gia đình và nhà trường có ý nghĩa rất lớn tới việc cung cấp các thông tin về sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên.

Việc các gia đình cha mẹ quan tâm, thân thiện với con cái, thường trao đổi hướng dẫn con khi có thay đổi về tâm sinh lý, học hành, khả năng có thai ngoài ý muốn giảm 0,62 lần [5]. Trong khi đó, với sinh viên thì trên 95% sinh viên đồng ý với việc đưa chương trình giáo dục giới tính vào trường học để tăng cường kiến thức về an toàn tình dục [5].

KẾT LUẬN

Sinh viên có kiến thức về tình dục an toàn khá cao (76,3%). Tuy nhiên vẫn còn 23,7% sinh viên hiểu chưa đúng về QHTD an toàn. Vẫn còn 27,5% sinh viên không biết thời điểm dễ có thai ở người phụ nữ; 1,7% sinh viên không biết về bệnh lây truyền qua QHTD, và 16%

sinh viên không biết nơi điều trị bệnh QHTD nếu bị mắc.

Nhìn chung thái độ của sinh viên khá cởi mở về QHTD trước hôn nhân, có hơn 50% sinh viên đồng ý với ý kiến có thể QHTD trước hôn nhân nếu yêu nhau, hoặc cả 2 đều muốn điều đó; 63,9% sinh viên đồng ý với quan điểm có thể QHTD nếu đủ 18 tuổi; 72,5%

sinh viên đồng ý rằng bao cao su (BCS) thể hiện trách nhiệm, tuy nhiên có tới 35,7% sinh viên cảm thấy ngượng khi phải mua BCS.

(6)

Có mối liên quan giữa ngành học, và nhận thông tin GDSK từ nhà trường đến kiến thức về an toàn tình dục của sinh viên. Trong nghiên cứu này cũng chỉ ra được có mối liên quan giữa giới tính với thái độ về hành vi QHTD trước hôn nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2010), Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ 2 (SAVY2).

2. Trần Văn Hường (2012), Quan điểm và các yếu tố liên quan đến hành vi QHTD trước hôn nhân

của sinh viên tại Trường Đại học Sao đỏ tỉnh Hải Dương, Đại học Y tế công cộng.

3. Phạm Thị Hương Trà Linh (2014), “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến hành vi quan hệ tình dục của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ năm 2014”, Tập san KHCN, tr. 32 – 35.

4. Trần Thị Tuyết Lương, và cộng sự (2014),

“Quan niệm về tình dục của sinh viên đại học Y Dược Huế”, Tạp chí YHDP, Tập XXIV, số 6(155).

5. Nguyễn Duy Tài (2012), Xác định tuổi vị thành niên có thai và các yếu tố nguy cơ tại ba bệnh viện công tại TP Hồ Chí Minh (gồm Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương, Bệnh viện Từ Dũ và Trung tâm Sức khỏe sinh sản TPHCM).

SUMMARY

SURVEY OF KNOWLEDGE AND ATTITUDE RELATED TO SEXUAL BEHAVIORS OF REGULAR MEDICAL STUDENTS AT THAI NGUYEN UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY IN 2016

Nguyen Ngoc Ha1*, Bui Thi Hoi1, Hoang Huong Ly2

1College of Medicine and Pharmacy - TNU

2College of Technology - TNU

A cross-sectional descriptive study was conducted on 465 3rd year regular medical students at Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy from 2015 to 2016 in order to exam their knowledge and attitudes about premarital safe sexual behavior, and predict some related factors.

The results showed that 23.7% of students misunderstood safe sex; 1.3% of students did not know about pregnancy preventions; more than 42% of students did not know the signs or symptoms of the transmitted sex diseases; 16% of students did not know where to be treated. The results also showed that over 55% of the students agreed with the view of being sexual relation before marriage when the two were in love and wanted that; 63.9% of students agreed with having sex when they are18; 72.5% of students agreed that condoms shows the love’s responsibility, but 35.7% of students felt ashamed to buy condoms. In this study, we also found that the medical specialities and the information health education from university affected the students’ safe sexual knowledge, and their gender were related to their attitudes of premarital sex behavior.

Keywords: Knowledge, attitudes, sexual behaviors, reproductive health, marriage and family

Ngày nhận bài: 14/12/2016; Ngày phản biện: 26/12/2016; Ngày duyệt đăng: 24 /01/2017 Phản biện khoa học: TS. Vi Thị Thanh Thủy - Trường Đại học Y Dược - ĐHTN

*

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong những năm qua, Trường đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên đã triển khai xây dựng bài giảng điện tử theo hình thức e-Learning, khi thực hiện còn nhiều vấn

Tiêu chuẩn lựa chọn: Tất cả các trường hợp bệnh án được chẩn đoán dọa đẻ non từ 22 tuần đến dưới 37 tuần, thai khỏe mạnh, cổ tử cung mở dưới 4 cm, màng ối còn nguyên

Những năm gần đây, trong bối cảnh khó khăn về công tác tuyển sinh của các trường Đại học, cao đẳng trên cả nước, tuy nhiên chỉ tiêu đào tạo và số lượng

Kết quả cho thấy đối tượng tham gia khảo sát nhận thức rõ về thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên nhà trường, bài viết tập trung đánh giá thực trạng

Mô tả thực trạng kết quả học tập của sinh viên diện cử tuyển đang theo học tại Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên.. Cỡ mẫu: chọn toàn bộ SV diện cử

Nghiên cứu mô tả được thực hiện trên 97 bà mẹ có con là sơ sinh điều trị tại khoa Nhi Sơ sinh, bệnh viện Trung ương Thái Nguyên nhằm mô tả thực trạng kiến thức của các

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học trong thể dục thể thao (TDTT) để đánh giá thực trạng hứng thú học tập môn giáo dục thể chất (GDTC) của sinh viên trường Đại

Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thái độ về ung thư cổ tử cung, dự định phòng ngừa của sinh viên điều dưỡng năm thứ nhất tại Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái