• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ, hình thành những tinh thể băng nhỏ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ, hình thành những tinh thể băng nhỏ"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

UBND HUYỆN YÊN LẠC PHÒNG GD & ĐT

---

KỲ THI CHỌN HSG KHTN DÀNH CHO HỌC SINH THCS NĂM HỌC 2015 - 2016

ĐỀ THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN THI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vật nào có trọng lượng khoảng 30N?

A. Một cặp sách B. Một chiếc ô tô

C. Một cây bút chì D. Một chiếc xe đạp Câu 2: Về mùa hạ, khi mở tủ lạnh ra thường thấy sương mù trắng. Đó là do:

A. Bên trong tủ lạnh có sẵn nước ngưng tụ

B. Một phần nước trong các đồ thực phẩm khi gặp khí nóng bên ngoài thì ngưng tụ thành sương.

C. Hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ, hình thành những tinh thể băng nhỏ.

D. Hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ, hình thành những giọt nước nhỏ.

Câu 3: Khi xe ô tô đang đi mà hãm phanh đột ngột thì người đứng trong xe sẽ nghiêng về phía trước. Trong khi giải thích hiện tượng này người ta dùng 4 câu thoại sau:

(1) Khi phanh xe, chân người và xe đã giảm dần tốc độ đi rồi.

(2) Khi xe đang chạy, người và xe có cùng vận tốc hướng về phía trước.

(3) Vì quán tính mà thân người bảo toàn vận tốc khi hãm phanh nên vẫn chuyển động hướng về trước

(4) Người sẽ nghiêng về phía trước

Người ta sắp xếp 4 câu này thành lời giải thích. Lời giải thích rõ ràng nhất là:

A. (1) (2) (3) (4) B. (2) (1) (3) (4) C. (1) (3) (2) (4) D. (2) (3) (1) (4)

Câu 4: Chỉ ra kết luận đúng trong các kết luận sau:

A. Nhiệt độ sôi của nước luôn bằng 100oC.

B. Khi đun nước, thể tích nước tăng và khi để nguội thể tích của nước giảm.

C. Trước khi mưa rào ta cảm thấy oi bức là do không khí thừa hơi nước.

D. Đứng bên bờ hồ, mặc dầu không có gió nhưng ta vẫn thấy mát vì không khí gần hồ chứa nhiều hơi nước.

Câu 5: Thả cục nước đá vào một bình nước muối. Mực nước muối trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết?

A. Tăng lên B. Không đổi C. Giảm đi D. Không so sánh được

Câu 6: Nếu lấy vật mốc là thuyền đang tự trôi theo dòng nước chảy thì vật nào dưới đây được coi là chuyển động?

A. Con thuyền B. Bèo trôi trên sông C. Bến sông D. Người ngồi trên thuyền

Câu 7: Có một bè trôi trên sông. Bên cạnh đó là con thuyền có mái chèo. Hỏi người ngồi trên thuyền phải bơi chèo để vượt trước bè 20m hoặc tụt lại sau bè 20m thì công việc nào dễ hơn?

A. Vượt lên trước B. Như nhau

C. Tụt lại sau D. Chưa đủ cơ sở để so sánh Câu 8: Cách nói nào dưới đây là chính xác:

A. Lực ép là trọng lực B. 1m/s nhỏ hơn 1km/h

C. Có thể dùng lực kế để đo khối lượng

D. Vật chuyển động càng nhanh thì tốc độ của vật càng lớn

(2)

Câu 9: Câu trả lời nào sau đây không đúng về chức năng của lưới nội chất.

A. Tổng hợp protein và các hợp chất hữu cơ.

B. Tham gia vận chuyển các chất trong tế bào.

C. Chỉ huy hoạt động của các bào quan trong tế bào.

D. Đảm bảo mối liên hệ giữa các bào quan.

Câu 10: Khi gặp người bị nạn gãy xương ta phải:

A. Đặt nạn nhân nằm nguyên tại chỗ, dùng nẹp,gạc sơ cứu.

B. Nắn tại chỗ xương bị gãy dùng nẹp cố định.

C. Dùng nẹp và gạc tạm thời sơ cứu, để người bị nạn nằm thẳng trở ngay đến bệnh viện.

D. Khiêng người bị nạn lên xe trở ngay đến bệnh viện.

Câu 11: Chức năng cơ bản của nơron là gì?

A. Cảm ứng và vận động. B. Bài tiết và vận động.

C. Dẫn truyền và bài tiết. D. Cảm ứng và dẫn truyền Câu 12: Hoạt động hô hấp bình thường được điều hòa nhờ:

A. Cơ chế thần kinh, thể dịch. B. Cơ chế tự điều chỉnh C. Ý thức của con người. D. Co dãn của cơ hô hấp.

Câu 13: Tỉ lệ bạch cầu trung tính tăng khi cơ thể bị:

A. Nhiễm kim loại nặng B. Nhiễm khuẩn cấp tính.

C. Nhiễm vi rút. D. Nhiệt độ cơ thể giảm.

Câu 14: Người tập khí công lâu năm sẽ quen với:

A. Thở phần ngực trên nhiều hơn . B. Thở phần ngực dưới nhiều hơn.

C. Thở bằng ngực nhiều hơn D. Thở bằng bụng nhiều hơn.

Câu 15: Enzim amilaza trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện PH:

A. 5,2 B. 6,2 C. 7,2 D. 8,2 Câu 16: Quá trình tiêu hóa và hấp thụ mỡ xảy ra ở:

A. Dạ dày B. Ruột non C. Khoang miệng D. Ruột già

Câu 17: Hai nguyên tử X, kết hợp với một nguyên tử O tạo ra phân tử oxit. Trong phân tử, nguyên tử oxi chiếm 25,8% về khối lượng

A. Na B. Li C. K D. Ca

Câu 18: Lái xe sau khi uống rượu thường gây tai nạn nghiêm trọng. Cảnh sát giao thông có thể phát hiện sự vi phạm này bằng một dụng cụ phân tích hơi thở. Theo em thì dụng cụ phân tích hơi thở được đo là do:

A. Rượu làm hơi thở nóng nên máy đo được.

B. Rượu làm hơi thở gây biến đổi hóa học nên máy ghi nhận được.

C. Rượu làm hơi thở khô hơn nên máy ghi độ ẩm thay đổi.

D. Rượu gây tiết nhiều nước bọt nên máy biết được.

Câu 19. Để tăng năng suất cho cây trồng, một nông dân đến cửa hàng phân bón để mua phân đạm. Cửa hàng có các loại phân đạm sau: NH4NO3 (đạm 2 lá), (NH2)2CO (urê);

(NH4)2SO4 (đạm 1 lá). Theo em, nếu bác nông dân mua 500kg phân đạm thì nên mua loại phân đạm nào là có lợi nhất:

A. NH4NO3 hoặc (NH2)2CO B. (NH2)2CO

C. (NH4)2SO4 D. NH4NO3

Câu 20 Một vật thể bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Hỏi khối lượng của vật thay đổi thế nào so với khối lượng của vật trước khi gỉ?

A. Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Không thể biết Câu 21: Khí CO2 được coi là ảnh hưởng đến môi trường vì:

A. Rất độc B. Tạo bụi cho môi trường C. Làm giảm lượng mưa D. Gây hiệu ứng nhà kính

(3)

Câu 22: Tỉ khối của khí A đối với không khí là dA/KK < 1. Là khí nào trong các khí sau:

A. O2 B. H2S C. CO2 D. N2

Câu 23: Khi làm thí nghiệm, dùng cặp gỗ để kẹp ống nghiệm, người ta thường:

A. Kẹp ở vị trí 1/3 ống từ đáy lên B. Kẹp ở vị trí 1/3 ống từ miệng xuống C. Kẹp ở giữa ống nghiệp D. Kẹp ở bất kì vị trí nào

Câu 24: Những chất nào trong dãy những chất dưới đây chỉ chứa những chất tinh khiết?

A. Nước biển, đường kính, muối ăn B. Nước sông, nước đá, nước chanh C. Vòng bạc, nước cất, đường kính D. Khí tự nhiên, gang, dầu hoả

Câu 25: Khi làm thí nghiệm hóa học, một học sinh đã dùng công tơ hút để lấy dung dịch trong lọ hóa chất. Khi nhấc công tơ hút ra khỏi lọ hóa chất theo phương thẳng đứng thì dung dịch không tự chảy ra khỏi công tơ hút vì:

A. Lượng dung dịch quá ít.

B. Áp suất khí quyển tác dụng lên công tơ hút lớn hơn áp suất do dung dịch trong công tơ hút gây ra.

C. Lượng dung dịch đặc.

D. Lực nhấc quá nhẹ.

Câu 26. Qua cơ quan tiêu hóa ở người, tinh bột được chuyển hóa thành đường đơn có thành phẫn các nguyên tố là: 40% C; 6,67% H còn lại là oxi. Ở điều kiện thích hợp tỉ khối hơi của đường so với khí oxi là 5,625. Công thức hóa học của đường là:

A. CH2O B. C2H4O2 C. C3H6O3 D. C6H12O6

Câu 27. Một quả cầu bằng thép nổi trong một chậu thủy ngân. Đổ nước vào chậu cho ngập hết quả cầu. Phần thể tích của quả cầu chìm trong thủy ngân:

A. Vẫn không đổi B. Tăng lên C. Giảm đi

D. Tăng lên hay giảm đi phụ thuộc vào độ cao cột nước đổ vào.

Câu 28: Nhận xét nào sau đây không đúng:

A. Càng lên cao không khí càng loãng.

B. Khi nhảy từ độ co xuống chân ta bị gập lại vì quán tính.

C. Tiêm vắc xin có tác dụng chữa bệnh.

D. Thành phần hóa học của protein gồm các nguyên tố hóa học là: C, H, O, N, P.

Câu 29. Khi hoạt động mạnh, nhịp hô hấp và nhịp tim tăng vì:

A. Hàm lượng O2 và CO2 tăng lên.

B. Hàm lượng O2 và CO2 giảm đi.

C. Hàm lượng O2 và CO2 không thay đổi.

D. Hàm lượng O2 giảm và CO2 tăng.

Câu 30. Nhận xét nào sau đây đúng:

A. Lực ma sát có hại trong trường hợp: Rắc cát trên đường ray khi tàu lên rốc.

B. Chức năng của động mạch là thu hồi máu từ các mao mạch trở về tim.

C. Quá trình quang hợp của cây xanh là hiện tượng hóa học.

D. Ở khoang miệng, thức ăn chỉ biến đổi về mặt lí học.

---Hết --- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

(4)

UBND HUYỆN YÊN LẠC PHÒNG GD & ĐT

---

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM KỲ THI CHỌN HSG KHTN DÀNH CHO HỌC SINH THCS NĂM HỌC 2015 - 2016

ĐỀ THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Câu hỏi Đáp án

1 A

2 D

3 B

4 C

5 A

6 C

7 B

8 D

9 C

10 C

11 D

12 A

13 B

14 D

15 C

16 B

17 A

18 B

19 B

20 A

21 D

22 D

23 B

24 C

25 B

26 D

27 C

28 C

29 D

30 C

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vì nhóm máu O hồng cầu không có kháng nguyên A và B nên khi truyền máu sẽ không gây kết dính với kháng thể có trong huyết tương của bất kì nhóm

- Phương pháp cô cạn: Dùng để tách chất rắn tan (không hoá hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng.. - Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất

CÁCH SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Câu 52 : Khi để hở lọ đựng dung dịch axit clohiđric đặc trong không khí ẩm thì khối lượng của lọ.. không

Trả lời : Không khí khi đã bão hoà mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước, hơi nước gặp lạnh do bốc lên cao hoặc gặp khối khí lạnh thì lượng hơi nước thừa trong không

Câu 8: Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học trong dung dịch.. Câu 9: Công thức hóa học của

-Năng lực thực hành hóa học: sử dụng dụng cụ, hóa chất khi làm thí nghiệm - Năng lực tính toán lượng chất tan, dung môi để pha chế dung dịch theo nồng

- Không khí khi đã bảo hòa, nếu vẫn được cung cấp them hơi nước hoặc bị hóa lạnh thì không khí sẽ ngưng tụ và đọng lại thành hạt nước, tạo thành mây, mưa, sương.. Mưa